Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 5: Bài tập

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 5: Bài tập

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

-Nhớ được nội dung, biểu thức, điều kiện áp dụng của định luật Cu lông

-Nhớ được các đặc điểm của cường độ điện trường, đường sức điện

 b. Về kĩ năng

-Tính được lực tương tác giữa hai hay nhiều điện tích điểm

-Tính được cường độ điện trường do một hay nhiều điện tích điểm gây ra

 c. Về thái độ

-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

-Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2759Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 5: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/08/2009
Ngày dạy – 11A3, 11A4: 
 11A1, 11A2: 08/09/2009 
Tiết 5: BÀI TẬP
1. Mục tiêu 
 a. Về kiến thức 
-Nhớ được nội dung, biểu thức, điều kiện áp dụng của định luật Cu lông
-Nhớ được các đặc điểm của cường độ điện trường, đường sức điện 
 b. Về kĩ năng
-Tính được lực tương tác giữa hai hay nhiều điện tích điểm
-Tính được cường độ điện trường do một hay nhiều điện tích điểm gây ra
 c. Về thái độ
-Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
-Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV
-Một số bài toán về định luật Cu lông, cường độ điện trường 
 b. Chuẩn bị của HS
-Ôn tập lí thuyết, làm bài tập
3.Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
? Nêu biểu thức tính cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra? cường độ điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra được tính như thế nào?
-Đánh giá, nhắc lại các kiến thức đã học về điện trường, cường độ điện trường 
ĐVĐ: Chúng ta đã được học định luật cu lông, cường độ điện trường. vậy vận dụng chúng để giải bài tập như thế nào?
-Báo cáo tình hình lớp
TL: Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra: E = Fq = kQr2ε
Cường độ điện trường tại một điểm do nhiều điện tích điểm gây ra:
E = E1 + E2 + ....
-Ghi nhớ
- Chú ý lắng nghe, nhận thức vấn đề bài học.
Hoạt động 2 (22 phút): Tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giới thiệu nội dung tiết học
? Đọc và tóm tắt bài toán?
? Nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích?
? Nếu q1 = q2; hãy tính F?
? Tính q1 và q2?
? Đọc và tóm tắt bài toán?
-Phân tích nội dung bài toán
? Điện tích tại C chịu tác dụng của các lực nào?
? Hãy vẽ hình mô tả? biểu diễn các lực do điện tích đặt tại A và B tác dụng lên điện tích tại C?
-Quan sát, hướng dẫn HS
-Chính xác hoá hình vẽ
? Tính lực đẩy F1 và +F2?
? Tính lực đẩy tổng hợp của F1 và F2? 
-Quan sát, hướng dẫn các nhóm HS
? Nêu kết quả?
-Nhận xét, chính xác hoá kết quả
? Tìm điều kiện để điện tích tại C cân bằng?
-Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả?
? Tính khoảng r = QC?
? Nêu kết quả?
? Tính độ lớn của Q?
-Hướng dẫn: tính lực hút F’ = F, từ đó suy ra Q
? Nêu kết quả?
-Theo dõi + ghi nhớ
-Đọc đề và tóm tắt bài toán
TL: F = kq1q2r2 
TL: F = k.q2r2 
TL: 
-Đọc đề và tóm tắt bài toán
-Theo dõi
TL: Chịu tác dụng của các lực do các điện tích đặt tại A, B, và Q gây ra
-Một HS lên bảng vẽ hình, các HS khác tự vẽ
-Ghi nhớ hình vẽ
TL: F1 = F2 = k.q2r2
-Thảo luận theo nhóm làm bài tập
-Đại diện nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
-Ghi nhớ
-Thảo luận theo nhóm tìm điều kiện
TL: Q phải là điện tích âm và phải đặt tại trọng tâm tam giác ABC
-Làm việc cá nhân tính r
TL: r = 3/3a
-Làm việc cá nhân tính r
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: Q = -33q
Bài 8/ Sgk – T10
Cho: r = 10cm = 0,1m; q1 = q2 = q; F = 9.10-3N
Tính: q
Giải
Áp dụng định luật Cu-lông.
Vì q1 = q2 = q nên:
⇒
Bài 1.9/ Sbt – T5
Cho: q1 = q2 = q3 = +q; Q nằn cân bằng; 
Tìm: Q
Giải
Xét sự cân bằng của điện tích q tại C
Lực đẩy do 2 điện tích tại A, B tác dụng lên q tại C: 
F1 = F2 = k.q2r2
Từ hình vẽ ta có:
Để q tại C cân bằng phải có 1 lực F'cùng phương, ngược chiều với F ⇒ Q phải là điện tích (-) và nằm tại trọng tâm của ∆ABC. Đặt khoảng cách từ C đến Q là r:
Lực hút là: 
Vậy: 
Hoạt động 3 (13 phút): Tính cường độ điện trường do các điện tích điểm gây ra
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Đọc và tóm tắt bài toán?
-Phân tích nội dung bài toán
? Tại C có các điện trường nào?
? Hãy vẽ hình mô tả? biểu diễn các véctơ cường độ điện trường tại C?
-Chính xác hoá hình vẽ
? Hãy tính cường độ điện trường E1 và E2?
-Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả?
? Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại C?
-Dùng hình vẽ hướng dẫn HS
? Nêu kết quả?
-Đọc đề và tóm tắt bài toán
-Theo dõi
TL: Tại C có hai thành phần điện trường, do hai điện tích đặt tại A và B gây ra
-Một HS lên bảng vẽ hình, các HS khác tự vẽ
-Ghi nhớ hình vẽ
-Làm bài tập
TL: E1 = E2 = 9.103V/m
-Thảo luận theo nhóm tính EC
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
TL: EC = 12,7.103V/m
Bài 13/Sgk - T21
Cho: AB = r = 5cm; AC = r1 = 4cm = 4.10-2m; BC = r2 = 3cm = 3.10-2m; q1 = 16.10-8C; q2 = -9.10-8C
Tính: EC
Giải
Gọi E1 và E2 là cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra tại C
Ta có: 
Vì nên 
EC làm với các phương AC và BC góc 450 
Hoạt động 4 (3 phút): Củng cố 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Khi giải bài toán tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm, tính cường độ điện trường ta cần lưu ý những gì?
-Đánh giá, nhấn mạnh các kiến thức liên quan đến điện tích, điện trường
TL: ....
-Ghi nhớ 
Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Ôn tập lí thuyết
+Làm các bài tập còn lại trong Sgk + Sbt
+Ôn tập: Công và cách tính công của trọng lực
+Đọc trước bài 4
-Tự ghi nhớ nhiệm vụ học tập
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 5.docx