Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 18: Bài tập

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 18: Bài tập

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nhớ được công thức của định luật Ôm và công thức tính hiệu suất của nguồn điện

 - Nhớ được thế nào là hiện tượng đoản mạch và tác hại của nó

b. Về kĩ năng

 - Vận dụng công thức của định luật Ôm và công thức tính hiệu suất của nguồn điện để giải các bài tập đơn giản

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 18: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2009
Ngày dạy : 31/10/2009 
Ngày dạy : 31/10/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 18: BÀI TẬP
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nhớ được công thức của định luật Ôm và công thức tính hiệu suất của nguồn điện 
	- Nhớ được thế nào là hiện tượng đoản mạch và tác hại của nó
b. Về kĩ năng
	- Vận dụng công thức của định luật Ôm và công thức tính hiệu suất của nguồn điện để giải các bài tập đơn giản
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS
- Một số bài toán định luật Ôm đối với toàn mạch 
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập định luật Ôm đối với toàn mạch 
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6 phút)
	- Câu hỏi: Nêu nội dung của định luật Ôm cho toàn mạch? hiệu suất của nguồn điện được tính như thế nào?
	- Đáp án: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
I = ξRN + r
	Hiệu suất của nguồn điện: 	
- Đặt vấn đề: Vận dụng công thức của định luật Ôm như thế nào 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (28 Phút): Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập Sgk
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
- Theo dõi + ghi nhớ
Bài 5/ Sgk – T54
? Đọc và tóm tắt bài toán
- Phân tích nội dung bài toán
? Tính I
? Tính ξ 
? Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn
- Làm việc theo yêu cầu của GV
- Theo dõi
TL: 
TL: ξ = 9V
TL: 𝒫 = UI = 5,04W
𝒫ng = ξI = 5,4W
Tóm tắt: R = 14Ω; r = 1Ω; UN = 8,4V.
Tính: I; ξ; 𝒫; 𝒫ng
Giải
a. Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
- Suất điện động của nguồn điện:
b. Công suất mạch ngoài:
𝒫 = UI = 8,4.0,6 = 5,04W
Công suất của nguồn:
𝒫ng = ξI = 9.0,6 = 5,4W
? Đọc và tóm tắt bài toán
- Phân tích nội dung bài toán
? Tính điện trở của đèn
? Làm thế nào để có thể kết luận đèn sáng bình thường
? Tính I
? Tính Idm
? So sánh I và Idm từ đó nêu kết luận
- Làm việc theo yêu cầu của GV
- Theo dõi
TL: RD = 28,8 Ω 
TL: Ta chứng minh cường độ dòng điện qua đèn bằng cường độ dòng điện định mức
TL: I = 0,4158A
TL: Idm = 0,4166A
TL: I ≈ Idm nên đèn gần như sáng bình thường
Bài 6 trang 54.
Tóm tắt: r = 0,06Ω; ξ = 12V; UD = 12V; PD = 5W
a. CM đèn sáng bình thường 
b. Tính H
GIải 
a. Điện trở của đèn là:
RD = UD2PD = 1225 = 28,8 Ω
- Cường độ dòng điện chạy qua đèn là:
- Cường độ dòng điện định mức của đèn:
Idm = PDUD = 512 ≈ 0,4166A
Ta thấy I ≈ Idm nên đèn 
? Tính công suất tiêu thụ thực tế của đèn
? Hiệu suất của đèn được tính như thế nào 
? Tính H
TL: 𝒫 = RDI2 ≈ 4,979W 
TL: H = UNξ
TL: H = 99,75%
gần như sáng bình thường.
- Công suất tiêu thụ thực tế của đèn:
𝒫 = RDI2 = 28,8.0,41582
𝒫 ≈ 4,979W 
b. Hiệu suất của nguồn
UN = I.RD = 0,4158.28,8
UN ≈ 11,97 V
H = UNξ = 11,9712 = 99,75%
Bài 7/ Sgk – T54
? Đọc và tóm tắt bài toán
- Phân tích nội dung bài toán
- Làm việc theo yêu cầu của GV
- Theo dõi
Tóm tắt: r = 2Ω; ξ = 3V; R1 = R2 = RD = 6Ω.
a. Tính: 𝒫1; 𝒫2
b. Bỏ Đ1; đèn hai sáng như thế nào 
Giải
- Vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng
? Tính điện trở tương đương mạch ngoài
- Vẽ hình
TL: 1R = 1R1 + 1R2 ⇒ R = 3Ω
a. Sơ đồ mạch điện
- Điện trở trương 
đương mạch ngoài:
? Tính cường độ dòng điện mạch ngoài và qua mỗi bóng
- Làm bài tập
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: 
? Nêu kết quả
TL: I = 0,6A và ID = 0,3 A
- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn:
? Tính công suất tiêu thụ
TL: 𝒫D = RD.I2 = 6.0,32 = 0,54W
- Công suất tiêu thụ của mỗi đèn là: 𝒫D = RD.I2 
𝒫D = 6.0,32 = 0,54W
? Khi tháo bỏ một bóng, tính cường độ dòng điện qua đèn và so sánh độ sáng của đèn
? Nêu kết quả
- Làm bài tập
TL: I’ = 0,375A > I đèn 
b. Điện trở mạch ngoài:
 R’ = 6Ω
- Cường độ dòng điện chạy qua đèn là:
I’ = ξR'+ r = 36 + 2 = 0,375A
sáng hơn trước
I’ > I ⇒ đèn sáng hơn trước
Hoạt động 2 (7 Phút): Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập Sbt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bài 9.3/ Sbt – T23
? Đọc và tóm tắt bài toán
- Phân tích nội dung bài toán
- Làm việc theo yêu cầu của GV
- Theo dõi
Tóm tắt: ξ = 12V; r = 0; R1 = 3Ω; R2 = 4Ω; R3 = 5Ω; t = 10 phút = 600s.
 Tính I; U2; A; 𝒫3
Giải
- Vẽ hình mô tả bài toán
- Tự vẽ hình
- Do R1 nt R2 nt R3 nên điện trở
? Tính điện trở tổng cộng 
TL: R = R1 + R2+ R3 = 12Ω
tổng cộng mạch ngoài:
R = R1 + R2+ R3 = 12Ω
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: 
? Tính I
TL: I = ξR = 1212 = 1A 
I = ξR = 1212 = 1A
? Tính U2
TL: U2 = IR2 = 4V 
- Hiệu điện thế giữa hai đầu R2: U2 = I2R2 = IR2
U2 = 1.4 = 4V
? Tính Ang và 𝒫3
TL: Ang = ξIt = 7200J 
𝒫3 = R3.I2 = 5W
- Công của nguồn điện:
Ang = ξIt = 12.1.600 = 7200J
- Công suất toả nhiệt trên R3: 𝒫3 = R3.I2 = 5.12 = 5W
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	? Khi vận dụng định luật Ôm đối với toàn mạch để giải bài toán em cần lưu ý điều gì?
	GV: Đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết
	- Làm bài tập còn lại
	- Đọc trước bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 18.docx