Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VI: Khúc xạ ánh sáng

Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VI: Khúc xạ ánh sáng

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được các khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận ra khi nào có khúc xạ ánh sáng, định nghĩa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối; phát biểu đúng nộidung và viết đúng biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng;

2. Kĩ năng: Giải thích được các hiện tượng thực tế, giải được các bài toán cơ bản về khúc xạ ánh sáng;

3. Giáo dục thái độ: Có cách học đúng đắn về quang hình học, thể hiện đầy đủ dụng cụ học tập như thước kẻ, máy tính cầm tay, biết liên hệ thực tế các hiện tượng đã học.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Chuẩn bị một bể nước nhỏ trong suốt, bản mặt song song trong suốt, bảng gắn có chia độ, đèn laser để thực hiện một số thí nghiệm định tính và định lượng;

2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về phản xạ ánh sáng đã học ở trung học cơ sở.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.

 

doc 7 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4777Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Chương VI: Khúc xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II	 QUANG HÌNH HỌC
CHƯƠNG VI	KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
	Trong chương này tập trung nghiên cứu những những vấn để trọng tâm sau:
	+ Định luật khúc xạ ánh sáng;
	+ Sự phản xạ toàn phần;
	+ Một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
Tiết ppct KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được các khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận ra khi nào có khúc xạ ánh sáng, định nghĩa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối; phát biểu đúng nộidung và viết đúng biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng;
2. Kĩ năng: Giải thích được các hiện tượng thực tế, giải được các bài toán cơ bản về khúc xạ ánh sáng;
3. Giáo dục thái độ: Có cách học đúng đắn về quang hình học, thể hiện đầy đủ dụng cụ học tập như thước kẻ, máy tính cầm tay, biết liên hệ thực tế các hiện tượng đã học........
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị một bể nước nhỏ trong suốt, bản mặt song song trong suốt, bảng gắn có chia độ, đèn laser để thực hiện một số thí nghiệm định tính và định lượng;
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức về phản xạ ánh sáng đã học ở trung học cơ sở.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra câu hỏi về phản xạ ánh sáng, yêu cầu học sinh xem lại
*Trình bày hiện tượng phản xạ ánh sáng và phát biểu, viết biểu thức định luật phản xạ ánh sáng?
*Giáo viên đặt vấn đề giới thiệu nội dung bài học.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học ở trung học cơ sở để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên bố trí thí nghiệm như hình vẽ 26.2/sgk;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét;
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa về hiện tượng khúc xạ đã học ở trung học cơ sở;
*Giáo viên giới thiệu mặt phẳng tới, tia tới, tia phản xạ và tia khúc xạ, góc tới, góc phản xạ và góc khúc xạ trên bảng.
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm 1 với cặp môi trường thuỷ tinh – không khí, thay đổi góc tới để có các góc khúc xạ tương ứng và cho từng học sinh ghi kết quả vào bảng;
*Giáo viên làm tiếp thí nghiệm và cho học sinh so sành hướng của tia khúc xạ so với hướng của tia tới rồi kết luận;
* Giáo viên tiến hành thí nghiệm 2 với cập môi trường trong suốt khác như khong khí – thuy tính (chiếu ánh sáng theo chiều ngược lại, điều chỉnh các góc tương ứng với thí nghiệm với thí nghiệm trên để cho học sinh có điều kiện sóánh để rút ra kết luận;
*Giáo viên trình tự dẫn dắt học sinh nắm được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng:
+Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới;
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi: 
 = const
*Giáo viên yêu cầu học sinh 
* Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để giải thích hiện tượng;
*Học sinh xử lí số liệu để tìm mối quan dệ giữa i và r, sini và sinr đối với hai môi trường trong suốt nhất định;
*Học sinh vẽ đường biểu diễn r theo i;
*Học sinh vẽ đường biểu diễn sini theo sini;
*Học sinh quan sát đường đi của tia sáng và nêu nhận xét;
*Học sinh làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi C1;
*Học sinh rút ra định nghĩa khúc xạ như sách giáo khoa: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
*Học sinh theo dõi và tiếp thu kiến thức;
*Học sinh theo dõi giáo viên tiến hành thí nghiệm và kết luận:
+Kết luận về hướng của tia khúc xạ ánh sáng;
+Học sinh kết luận về mối liên hệ giữa i và r:
- i thay đổi thì r cũng thay đổi theo;
- i tăng thì r tăng và ngược lại nhưng không có quy luật;
+Học sinh kết luận về mối liên liên hệ giữa sini và sinr như sách giáo khoa, đó chính là nội dung định luật khúc xạ ánh sáng:
 = const
*Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi C2;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm về chiết suất của môi trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên thông báo khái niệm, biểu thức của chiết suất tỉ đối.
*Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa vật lí của chiết suất tỉ đối;
*Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích trường hợp n21 và đưa ra các khái niệm về môi trường có chiết quang hơn và môi trường có chiết quang kém hơn;
*Giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra khái niệm về chiết suất tuyệt đối.
*Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
*Giáo viên yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và vận tốc ánh sáng.
*Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm được ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối.
*Giáo viên phân tích và dẫn dắt học sinh giải bài tập ví dụ ở sách giáo khoa;
*Giáo viên hướng dẫn để học sinh vẽ hình vào vở;
*Giáo viên lập luận để học sinh rút ra được biểu thức i + r = 90o;
*Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm kết quả của bài toán;
*Học sinh làm việc theo nhóm và nhận xét về tỷ số của đối với các cặp môi trường trong suốt khác nhau.
* Học sinh khái quát được kết quả thí nghiệm để phát biểu nội dung định luật khúc xạ - nêu được ý nghĩa của chiết suất tỉ đối;
*Học sinh nắm được khái niệm về chiết suất tuyệt đối là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không;
*Học sinh thảo luận và tìm mối liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối:
n21 = 
+Nếu n21 > 1 => n2 > n1;
+ Nếu n21 n2 < n1
*Học sinh làm việc theo nhóm, đưa định luật khúc xạ ánh sáng về dạng đối xứng;
*Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và tìm lời giải cho bài toán ví dụ ở sách giáo khoa;
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí thuận nghịch về chiểu truyền ánh sáng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại định luật về sự truyền thẳng của sáng;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ tính thuận nghịch về chiều truyền ánh sáng;
*Giáo viên phát biểu nguyên lí: Trên một đường truyền ánh sáng AB, ánh sáng có thể đi từ A đến B hoặc từ B đến A.
*Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa của nguyên lí về chiều truyền ánh sáng;
*Học sinh tái hiện lại kiến thức để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên:Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo một đường thẳng;
*Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét;
*Học sinh nắm được nguyên lí về chiều truyền ánh sáng;
*Học sinh chứng minh được công thức: 
*Học sinh nắm được ý nghĩa của nguyên lí về tính thuận nghịch chiều truyền của ánh sáng;
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc nội dung phần tóm tắt ở sách giáo khoa;
*Giáo viên khắc sâu nội dung định luật khúc xạ ánh sáng, biểu thức và ý nghĩa của chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
*Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh trả lời.
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 6 đến 10 ở sách giáo khoa và các bài tập liên quan ở sách bài tập.
*Học sinh đọc nội dung phần tóm tắt ở sách giáo khoa;
*Học sinh nắm vững nội dung định luật khúc xạ ánh sáng và ý nghĩa của chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối;
*Học sinh nắm được mối liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối.
VÀI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỔ BÀI HỌC
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng về góc khúc xạ của tia sáng khi tăng góc tới của tia sáng đến mặt thoáng chất lỏng lên hai lần?
	A.Góc khúc xạ tăng lên hai lần;	
	B. Tăng hơn hai lần;
	C. Tăng ít hơn hai lần;
	D. Tăng nhiều hơn hay ít hơn hai lần là tuỳ thuộc vào chiết suất của chất lỏng đó lớn hay nhỏ.
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
	A.Có góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới.
	B.chỉ xảy ra khi chiếu ánh sáng từ môi trường có chiết quang hơn sang môi trường có chiết quang kém hơn.
	C.Có tia khúc xạ ở bên kia pháp tuyến so với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt tại điểm tới.
	D. Luôn xảy ra khi ánh sáng truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
Tiết 	PHẢN XẠ TOÀN PHẦN.
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Học sinh rút ra được nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần từ việc quan sát các thí nghiệm ở trên lớp, nắm được khái niệm và điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần; Nắm đượccấu tạo và quá trình truyền thông tin trong cáp quang, sợi quang học.
2. Kĩ năng: Học sinh giải thích được các hiện tượng trong thực tế, vận dụng kiến thức về phản xạ toàn phần để giải một số bài tập định tính và định lương cơ bản liên quan;
3. Giáo dục thái độ: Học sinh biết được vai trò của cáp quang trong đời sống, khoa học và kĩ thuật, có ý thức bảo vệ an toàn cho hệ thống cáp quang quốc gia, cung như hệ thống cáp quang quốc tế tại Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số bản mặt trong suốt, bảng gắn chia độ, đèn laser để thực hiện thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. Học sinh: Nắm vững định luật khúc xạ ánh sáng và điều kiện để có tia khúc xạ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Phát biều nội dung định luật khúc xạ ánh sáng, viết biểu thức và điều kiện để có tia khúc xạ ánh sáng?
*Trả lời câu hỏi 6,7/sgk;
*Học sinh nhận xét và cho điểm.
*Giáo viên đặt vấn đề giới thiệu nội dung bài học và ứng dụng quan trọng của hiện tượng trong khoa học, kĩ thuật.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh chú ý lắng nghe và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu;
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm về sự truyền ánh sáng vào môi trường kém chiết quang hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên vừa giới thiệu dụng cụ thí nghiệm vừa bố trí thí nghiệm như hình vẽ ở sách giáo khoa;
* Tia sáng đi từ không khí vào bán trụ dọc theo bán kính;
*Đường đi của tia sáng khi ra khỏi bán trụ?
*Giáo viên cho học sinh nhận xét về góc tới và góc khúc xạ ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt?
*Giáo viên cho học sinh nhận xét về chiết suất của môi trường tới và môi trường khúc xạ?
*Giáo viên tiến hành với 3 thí nghiệm với góc tới nhỏ, có giá trị xác định tăng dần, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét kết quả;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm với góc tới có giá trị igh sao cho tia ló đi là là ở mặt phân cách (góc khúc xạ bằng 90o); vẽ hình 27.2/sgk để minh hoạ hiện tượng;
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát hiện tượng xảy ra khi góc tới i lớn hơn góc giới hạn igh, yêu cầu học sinh nhận xét kết quả.
*Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm và nhận xét kết quả;
*Học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi C1 và C2;
*Học sinh tổng hợp và rút ra nhận xét theo yêu cầu của giáo viên: Khi góc tới i tăng lên thì góc khúc xạ cũng tăng lên, nhưng góc khúc xạ luôn luôn lớn hơn góc tới.
*Học sinh quan sát thí nghiệm và nhận xét kết quả:
 Khi góc tới i tiến đến một góc igh nào đó thì tia khúc xạ nằm là là ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Hoạt động 3: Nghiên cứu hiện tượng phản xạ toàn phần.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên tiến hành thí nghiệm, cho học sinh quan sát và rút ra nhận xét kết quả thí nghiệm;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi C2;
* Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra được kết luận: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết quang kém hơn sang môi trường có chiết quang hơn nếu góc tới i = 90o, góc khúc xạ bằng góc giới hạn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
*Học sinh quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm để rút ra nhận xét về kết quả thí nghiệm;
*Học sinh ghi lại kết quả thí nghiệm: Giá trị góc tới và góc khúc xạ tương ứng;
*Học sinh làm việc theo nhóm, phân tích kết quả của các thí nghiệm, định nghĩa được hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Học sinh theo dõi và tiếp thu đồng thời rút ra khái niệm về hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Học sinh rút ra định nghĩa phản xạ toàn phần;
*Học sinh thảo luận theo nhóm và tìm điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Học sinh so sánh hiện tượng phản xạ toàn phần và phản xạ một phần;
*Học sinh ghi nhận kiến thức;
Hoạt động 4: Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên trình bày sơ lược cấu tạo và công dụng của sợi cáp quang;
*Giáo viên nhấn mạnh đến hiện tượng quang học xảy ra trong sợi cáp quang;
* Giáo viên nêu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trong các dụng cụ quang học hoặc phương pháp nội soi trong Y học;
*Giáo viên giới thiệu sự phát triển của thông tin cáp quang hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam;
*Học sinh tiếp nhận thông tin về sợi quang học;
*Học sinh nắm được hiện tượng quang học xảy ta trong sợi cáp quang;
* Học sinh tiếp nhận thông tin và ghi nhớ kiến thức;
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung tóm tắt ở sách giáo khoa;
*Học sinh nắm vững điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5,6,7,8/sgk;
*Tìm hiểu một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trong thực tế;
*Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu ủa giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên;
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
..
..
..
......
E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG
..
..
..
......
 Tiết 	BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về định luật khúc xạ và hiện tượng phản xạ toàn phần; Học sinh nắm vững điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và phương pháp giải các dạng toán liên quan;
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình và giải các bài tập liên quan đến định luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần;
3. Giáo dục thái độ: 
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ , điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên đưa ra các câu hỏi kiểm tra bài cũ:
+ Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng? Nêu điều kiện để có tia khúc xạ?
+ Xác định điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?
*Giáo viên nhận xét và cho điểm.
*Giáo viên nêu yêu cầu tiết học.
*Học sinh tái hiện kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh nhận thức được nhiệm vụ của tiết học.
Hoạt động 2: Một số lưu ý khi giải bài tập liên quan đến định luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
a. Khi giải các bài toán liên quan đến định luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần cần lưu ý một số vấn đề sau:
* Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết quang kém hơn sang môi trường có chiết quang hơn, với góc tới nhỏ hơn 90o, ta luôn luôn có tia khúc xạ nhưng góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.
* Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết quang hơn sang môi trường có chiết quang kém hơn. Ta cần tính góc giới hạn phản xạ toàn phần igh và nắm được các điều kiện sau:
+ Nếu i < igh: Luôn có tia khúc xạ và góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới;
+ Nếu i = igh: Tia khúc xạ nằm là là ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt: r = 90o.
 + Nếu i > igh: Không có tia khúc xạ, xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
b. Các bước cơ bản khi giải bài tập:
+ Vẽ đường đi của tia sáng qua các môi trường theo yêu cầu của bài toán trên cơ sở áp dụng các định luật khúc xạ và phản xạ ánh sáng, xác định ảnh của vật (nếu có).
+Sử dụng các công thức về chiết suất, mối liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng, các tính chất của ảnh để tìm các đại lượng theo yêu cầu của bài toán;
+ Biện luận kết quả và chọn đáp ứng tuỳ thuộc vào dạng bài toán; 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu và viết biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng, điều kiện để có tia khúc xạ;
* Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và tìm điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần;
+Giáo viên nêu lên những lưu ý khi giải bài tập liên quan đến định luật khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Học sinh tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
+Hiện tượng khúc xạ;
+ Định luật khúc xạ ánh sáng;
+Điều kiện để có tia khúc xạ;
+Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần;
+Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần;
Hoạt động 3: Giải một số bài tập trắc nghiệm
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
 A. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng;
 B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm;
 C. Khi góc tới bằng 90o thì không có tia khúc xạ;
 D. Tia tới và pháp tuyến cùng nămg trong một mặt phằng còn tia khúc xạ thì không nằm trong mặt phẳng tới.
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây quyết định đến giá trị chiết suất tỷ đối tia sáng đối với hai môi trường trong suốt khác nhau?
 A. Khối lượng riêng của hai môi trường;
 B. Tỉ số giữa giá trị hàm sin của góc tới và góc khúc xạ;
 C. Tính chất đàn hồi của hai môi trường trong suốt.
Câu 3: Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa vận tốc ánh sáng với tần số và bước sóng của ánh sáng đối với hai môi trường (1) và (2)?
 A. v1 f1 = f2 và l 1> l2; B. v1 = v2 => f1 l2;
 C. v1 > v2 => f1 f1 = f2 và l 1< l2;
Câu 4: Nếu biết chiết suất tuyệt đối đối với tia sáng đơn sắc bằng n1 cho nước và n2 cho thuỷ tinh thì chiết suất tương đối, khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh có giá trị nào sau đây?
 A. n21 = ; B.n21 = ; C.n21 = - 1; D. n21 = n2 – n1.
Câu 5: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường không khí vào môi trường nước có chiết suất n, sao cho tia sáng khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i trong trường hợp này được xác định bởi công thức nào sau đây?
 A. sini = n; B. tani = n; C. sini = ; D. tani = 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh;
*Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Giáo viên thu phiếu trả lời trắc nghiệm;
*Giáo viên nhận xét và đánh giá khả năng trả lời trắc nghiệm của học sinh;
*Học sinh nhận phiếu câu hỏi trắc nghiệm;
*Học sinh làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức;
Hoạt động 4: Giải một số bài tập định lượng cơ bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh nắm được điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Giáo viên phân tích để học sinh nắm được cách vẽ đường truyền tia sáng khi có hiện tượng phản xạ toàn phần để từ đó viết được công thức của định luật khúc xạ khi có hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng biết vận dụng điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần để giải một số bài toán cơ bản liên quan
*Học sinh biết được điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhận phương pháp;
*Học sinh tiếp thu và ghi nhơ kiến thức.
Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*Giáo viên cho học sinh so sánh hiện tượng phản xạ toàn phần và hiện tượng phản xạ một phần;
*Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập liên quan ở sách bài tập.
*Học sinh tái hiện lại kiến thức để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên;
*Học sinh ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong VI. khuc xa anh sang.doc