A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các tính chất chung của kim loại. Bản chất của dòng điện trong kim loại thônng qua nội dung thuyết êlectrôn về tính dẫn điện của kim loại.
- Hiểu được sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ và các hiện tượng điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức vào việc xác định được điện trở trong của nguồn ở các bài toán cụ thể.
- Giải thích được một số hiện tượng điện của môi trường kim loại.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
- Đồ dùng cho thí nghiệm hình 12.4 SGK
Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm được các tính chất chung của kim loại. Bản chất của dòng điện trong kim loại thônng qua nội dung thuyết êlectrôn về tính dẫn điện của kim loại. Hiểu được sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ và các hiện tượng điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ. 2. Kỹ năng - Vận dụng công thức vào việc xác định được điện trở trong của nguồn ở các bài toán cụ thể. - Giải thích được một số hiện tượng điện của môi trường kim loại. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Đồ dùng cho thí nghiệm hình 12.4 SGK - Mô hình tinh thể của kim loại 2.Học sinh C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (phút): Bản chất dòng điện trong kim loại. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho hs cả lớp đọc sách để nêu được ý chính trong lí thuyết. Chú ý nắm các khái niệm: Độ mất trật tự , vận tốc chuyển động nhiệt hỗn loạn, quảng đường tự do trung bình, thời gain bay tự do trung bình. Hướng dẫn học sinh phân tích để rút ra kết luận về bản chất dòng điện trong kim loại. Gv đưa ra tình huống: + Khi đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì sẽ có hiện tượng gì? + Nêu bản chất dòng điện trong kim loại? + Tại sao khi đóng mạch điện thì ngọn dèn dù xa cũng lập tức phát sáng. - Gv kiểm tra kết luận. - Đọc sách giáo khoa và thảo luận các vấn đề gv nêu ra: + Sự hình thành và sắp xếp các ion dương trong kim loại. + các êlectrôn hóa trị trở thành các êlectrôn tự do chuyển động hỗn loạn không gây ra dòng điện. + khi có điện trường ngoài làm cho các êlectrôn chuyển động ngược chiều với kim loại tạo ra dòng điện trong kim loại. + Sự mất trật tự của các ion dương dao động cản trở chuyển động của các êlectrôn dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của gv. + Phân tích và rút ra kết luận về bản chất dòng điện trong kim loại. + Dòng của êlectrôn chuyển động dưới tác dụng của điện trường. + Vận tốc chuyển động có hướng nhỏ nhưng vận tốc lan truyền điện trường rất lớn do đó khi đóng mạch điện thì ngọn dèn dù xa cũng lập tức phát sáng. Trả lời vào phiếu học tập theo nội dung yêu cầu. + Trình bày trước lớp khi gv yêu cầu. Hoạt động 2:( phút): Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Gv hướng dẫn hs áp dụng thuyết để giải thích các tính chất điện của kim loại. + vì sao điện trở của kim loại tăng theo nhiệt độ? + Gv trình bày các biểu thức của sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ + Ý nghĩa của hệ số điện trở hs trả lời các câu hỏi của gv thông qua gợi ý: + Do va chạm giữa các ion với các êlectrôn hay nói cách khác các ion của nút mạng là nguyên nhân gây ra điện trở trong kim loại. + Do độ linh động giảm khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ tăng thì dao động của các ion nút mạng tăng hay nói cách khác biên độ dao động tăng và vì vậy số va chạm nhiều hơn và điện trở tăng. Hoạt động 3:( phút): Điện trở kim loại ở nhiệt độ thấp, hiện tượng siêu dẫn Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Gv trình bày hiện tượng bằng bản minh họa chuẩn bị ở nhà( bảng 12.2) + Gợi ý cho hs nêu nhận xét về điện trở của thủy ngân ở các nhiệt độ gần 4K tù tổng quát hóa lên thành hiện tượng. + Cần nhấn mạnh sự phụ thuộc cảu tính dẫn điện của kim loại vào nhiệt độ à tính chất siêu dẫn của kim loại. - Gv trao đổi có tính chất thông báo về ứng dụng của hiện tượng siêu dẫn và ứng dụng của nó. - Lĩnh hội kiến thức từ Gv - Lưu ý mốc nhiệt độ để xác định siêu dẫn - nhận xét thông qua hình vẽ. - Đọc SGK và rút ra kết luận - nêu các ứng dụng - Trả lời câu C2 Hoạt động 4:( phút): Hiện tượng nhiệt điện Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu thí nghiệm 13.4 + Tăng nhiệt độ đầu A lên theo dõi dòng điện trong mạch. + Rút ra nhận xét. Kết luận. Lí luận để đưa ra biểu thức suất nhiệt điện động như SGK +Khả năng ứng dụng của cặp nhiệt điện. + ưu điểm của cặp nhiệt điện. + Hướng dẫn phân tích các ứng dụng Quan sát thí nghiệm. + Đo độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai mối hàn tạo ra dòng điện trong mạch. + Nhiệt độ đầu A tăng, dòng điện trong mạch tăng. + Dòng êlectrôn khuếch tán từ đầu nóng sang đầu lạnh + Nêu kết luận. + Nêu biểu thức suất điện động nhiệt điện. + Nêu ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện. Hoạt động 3 (phút): Vận dụng, củng cố. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhấn mạnh các khái niệm vận dụng là một số bài tập Hoạt động 4 (phút): Hướng dẫn về nhà. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Những sự chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂT ĐIỆN PHÂN A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được chất điện phân và các hạt tải điện trong chất đó. Nôị dung thuyết điện li. - Nắm được bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Tìm được công thức của dịnh luật Fa-ra- đây. Phát biểu nội dung định luật. 2. Kỹ năng - Giải thích được các kết quả thí nghiệm dựa vào thuyết điện tử. Nêu được hiện tượng dương cực tan và giải thích nó. - hs nêu được tính chất điện của chất điện phân. Giải thích được sự hình thành hiệu điện thế điện hóa - Ứng dụng của hiện tượng điện phân. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chuẩn bị thí nghiệm 14.1 - Mô hình Mạ , đúc điện. 2.Học sinh: ôn tập bài cũ 3. Gợi ý ứng dụng CNTT C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (phút): Hiện tượng điện phân Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu hs nêu các khái niệm: Hiện tượng điện phân, chất điện phân, bính điện phân Đặt vân đề về sự cần thiết tìm bản chất dòng điện trong chất điện phân và tính dẫn điện của môi trường này. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm Tiến hành thí nghiêm Nêu kết luận từ thí nghiệm. Giaỉ thích vì sao cường độ dòng điện tăng. Yêu cầu học sinh nêu nội dung thuyết điện li Hướng dẫn hs giải thích thí nghiệm. + Sự phân li của dung dịch điện phân + Các hạt tải điện tạo ra trong chất điện phân. + Nguyên nhân của sự điện li Nêu hiện tượng điện phân. Nêu khái niện về chất điện phân.Cho ví dụ về chất điện phân Quan sát thí nghiệm à nêu lên nhận xét và kết luận từ đó nêu lên kết quả: + Các loại chất điện phân + Khi nào có dòng điện chạy qua + Các biến đổi háo học xảy ra ở điện cực + Dòng điện tăng chứng tỏ số hạt tải tự do tăng. Quá trình tách thành các ion riêng biệt từ các liên kết lưỡng cực điện. + Các ion dương và các ion âm là sản phẩm của sự phân li. + Nguyên nhân chính của sự phân li là do hằng số điện môi của dung dịch lớn hơn trong không khí, điều đó làm giảm lực liên kết tĩnh điện giữa các ion trong lưỡng cực. Hoạt động 2:( phút): Bản chất dòng điện trong chất điện phân Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Tổ chức cho hs quang sát hình vẽ 14.3 phân tích quá trình xảy ra + chuyển động của các ion sau phân li + khi chưa có điện trường ngoài. + khi có điện trường ngoài - Kết luận về dòng điện trong chất điện phân - Sop sánh mật độ ion trong chất điện phân với mật độ êlectrôn trong kim loại - Hướng dẫn hs trả lời câu C1 Thảo luận theo nhóm tù hình 14.3 và phân tích trả lời theo thứ tụ SGK đã hướng dẫn. + khi chưa có điện trường ngoài. + khi có điện trường ngoài - Kết luận về dòng điện trong chất điện phân - So sánh mật độ ion trong chất điện phân với mật độ êlectrôn trong kim loại - trả lời câu C1 Hoạt động 3 (phút): Hiện tượng diễn ra ở điện cực - hiện tượng cực dương tan Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn học sinh phân tích các hiện tượng xảy ra trong bình điện phân Trình bày thí nghiệm 14.3 Trình bày thí nghiệm 14.3 Chỉ ra cho hs thấy hai hiện tượng + Kim laọi bám và catốt + Cực dương bị ăn mòn - Phân tích hiện tượngà đặt tình huốngd cho hs: trong trường hợp v\nào thì định luật ôm nghiệm đúng cho dòng điện trong chất điện phân. * Trường hợp không có cực dương tan - Nêu Thí nghiệm - Hướng dẫn hs phân tích các phản ứng xảy ra ở điện cực Hoạt động 4 (phút): Hướng dẫn về nhà. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Những sự chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Hoạt động 3 (phút): Vận dụng, củng cố. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 4 (phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên Ghi câu hỏi và bài tập về nhà Những sự chuẩn bị cho bài sau Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂT KHÍ A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hs hiểu được môi trường chất khí không có hạt tải điện và cách đưa các hạt tải điện vào môi trường đó. - Giải thích được đường đặc tuyến V –A của quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường. - Nắm được bản chất dòng điện trong chất khí. - Hs nêu được quá trình dẫn điện tự lực và điều kiện tạo ra quá trình dẫn điện tự lực. Các loại phóng điện tự lực và ứng dụng của nó. - Đặc trưng và cơ chế của hai dạng phóng điện thường gặp trong tự nhiên. 2. Kỹ năng Rèn luyện kĩ năng lắp đặt, bố trí và thao tác thí nghiệm chứng minh trong các bài học. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Chuẩn bị thí nghiệm 15.1 - Hình vẽ 15.2 a,b,c 2.Học sinh: ôn tập bài cũ 3. Gợi ý ứng dụng CNTT C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (phút): Chất khí là môi trường cách điện Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Đưa ra tình huống: Nếu chất khí là môi trường dẫn điện thì sẽ như thế nào khi trong thực tế có nhiều đường dây điện trần. Tại sao chất khí là chất cách điện. Hướng dẫn hs trả lời câu C2 Trả lời các câu hỏi của gv. Bổ sung các câu trả lời sai hoặc thiếu. Ghi lại các kết luận. Hoạt động 2:( phút): Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiến hành thí nghiệm giới thiệu phương pháp đưa hạt tải điện vào trong chất khí Phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận: + Ban dầu chất khí có hạt tải điện tự do không? + Khi có ngọn lửa chiếu vào dòng điện trong chất khí tăng lênà điều đó chứng tỏ điều gì? + Tia tử ngoại có tác dụng như đèn ga không? Hướng dẫn hs trả lời câu C1,C2 Quan sát thí nghiệm giới thiệu phương pháp đưa hạt tải điện vào trong chất khí Phân tích kết quả thí nghiệm và Tả lời các câu hỏi gv đưa ra. trả lời câu C1,C2 Hoạt động 3 (phút): Bản chất dòng điẹn trong chất khí. Sự trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Từ kết quả thí nghiệm ànêu hiện tượng và điều kiện để có sự phóng điện trong chất khí. Điều kiện ban đầu Tác nhân ion hóa. Khi chưa có điện trường. Khi có điện trường Bản chất dòng điện trong chất khí. Hướng dẫn hs xây dựng các dạng phóng điện có thể xảy ra. Từ phóng điện tự lựcà nêu lên điều kiện và định nghĩa của phóng điện không tự lực. Các ... iáo viên. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn. - Chứng minh sự tồn tại của từ trường Trái Đất - Nêu đặc điểm của Trái Đất. Hoạt động 6:(..phút) Vận dụng cũng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho học sinh thảo luận theo phiếu học tập -Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 7:(..phút) Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị bài sau. - Cho bài tập SGK: bài tập 5 đến 8 trang 124. - Dặn dò chuẩn bị bài sau. Bài 20: LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm từ trường đều. - Trình bày được các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn. - Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức tính lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. - Trình bày được khái niệm cảm ứng từ. 2. Kĩ năng - Xác định quan hệ về chiều giữa dòng điện, vectơ cảm ứng từ và véctơ lực từ - Giải các bài tập liên quan đến nội dung của bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ: phấn màu, thước kẻ - Thí nghiệm xác định lực từ. - Chẩn bị phiếu học tập. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu - Từ trường là gì? - Tương tác từ là gì? Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu về từ trường đều. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc sgk mục I.1, trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho hs đọc sgk, và trả lời câu hỏi: Từ trường đều là gì? - Xác nhận kiến thức. Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu về đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện, đặt trong từ trường đều. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi. - Quan sát thí nghiệm, trao đổi nhóm đưa ra nhận xét. - Trả lời câu hỏi C1, C2. - Tiến hành thí nghiệm h-20.2 và nêu câu hỏi: Trình bày các yếu tố của khái niệm cảm ứng từ. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. - Hướng dẫn hs quan sát thí nghiệm và trả lời từng ý của bài. - Nêu câu hỏi C1, C2. - Xác định kiến thức cần ghi nhớ. Hoạt động 4: (phút) Tìm hiểu về cảm ứng từ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu hỏi. - Nêu các đặc điểm của lực từ đặt trong dây dẫn đặt trong từ truờng đều. - Hướng dẫn hs trả lời từng ý. Hoạt động 5: (phút) Vận dụng cũng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu hỏi theo phiếu học tập. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho hs thảo luận theo phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động6: (phút) Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong sgk: bài tập 4 đến 7 trang 128. - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau Bài 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung của từ trường. - Vẽ được hình dạng các đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng khác nhau. - Nêu được công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt. 2. Kĩ năng - Xác định vectơ cảm ứng từ tại mỗi điểm do dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng dặc biệt. - Giải các bài tập liên quan. II. CHUẦN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ: phấn màu, thước kẻ, compa. - Các thí nghiệm về đường sức của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt. - Chuẩn bị phiếu học tập. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Từ trường đều là gì? - Trình bày các yếu tố của khái niệm cảm ứng từ? - Nêu đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường đều. Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu các đặc điểm chung của từ trường. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc sgk để trả lời. - Cho hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra phụ thuộc những yếu tố nào? - Gợi ý hs trả lời Hoạt động 3: (phút) Tìm hiểu đặc điểm từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. - Trả lời các câu hỏi. - Đọc sgk mục I, trả lời câu hỏi. - Làm thí nghiệm về đường sức, trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm đường sức từ của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. - Nêu câu hỏi C1. - Nêu biểu thức xác định độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không? Hoạt động 4: (phút) Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn uấn thành hình tròn. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. -Làm thí nghiệm, hướng dẫn hs quan sát. Trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn. Nêu biểu thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây. - Xác nhận kiến thức trong mục. Hoạt động 5: (phút) Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Quan sát thí nghiệm. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Làm thí nghiệm hướng dẫn hs quan sát. Trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm đường sức tạo bởi dòng điện chạy trong ống dây. Viết biểu thức tính đường cảm ứng từ tại các điểm trong lòng ống dây. Hoạt động 6: (phút) Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi nhiều dòng điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Nêu cách xác định cảm ứng từ tại mỗi điểm sinh bởi nhiều nguồn khác nhau? - Xác nhận kiến thức trong mục. Hoạt động 7: (phút) Vận dụng cũng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho hs thảo luận theo phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 8: (phút) Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong sgk: bài tập 3 đến 7 trang 133. - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau Bài 24: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm suất điện động cảm ứng. - Phát biểu được nội dung định luật Faraday. - Chỉ ra được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Kĩ năng - Giải các bài toán cơ bản về suất điện động cảm ứng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ: Phấn màu, thước kẻ. - Thí nghiệm về tốc độ biến thiên từ thông và cường độ dòng điện cảm ứng. - Phiếu học tập 2. Học sinh - Chận bị bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Định nghĩa từ thông? Đơn vị? - Chiều dòng điện cảm ứng được xác định thế nào? - Dòng Fucô là gì? Giải thích sự tạo thành dòng Fucô và tác dụng của nó? Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu về suất điện động cảm ứng trong mạch kín. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I tìm hiểu và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời câu C2. - Cho hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: Suất điện động cảm ứng là gì? - Nêu câu hỏi C1. - Xác nhận khái niệm. - Tiến hành thí nghiệm về độ biến thiên từ thông và cường độ dòng điện cảm ứng. - Phát biểu định luật Faraday? - Hướng dẫn HS trả lời. - Nêu câu hỏi C2. Hoạt động 3: (phút) Giải thích về dấu trừ trong biểu thức suất điện động cảm ứng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục II, trả lời các câu hỏi. - Giải thích về dấu trừ trong biểu thức suất điện động cảm ứng. - Nêu câu hỏi C3. Hoạt động 4 (phút) Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi. - Lấy thêm vídụ. - Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ sau: Đun nước sôi làm hơi nước thổi quay tua bin máy phát điện và phát ra dòng điện. - Cho hs lấy thêm ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. Hoạt động 5 (phút) Vận dụng cũng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho hs thảo luận theo phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (phút) Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập về nhà - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau Bài25: TỰ CẢM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm từ thông riêng của một mạch kín. - Nêu được khái niệm vêg hiện tượng cảm ứng điện từ. - Lập được biểu thức xác định suất điện động cảm ứng. - Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức tính năng lượng từ trường của cuận dây mang dòng điện. 2. Kĩ năng - Nhận diện cuộn cảm trong các thiết bị điện. - Giải các bài tập cơ bản về hiện tượng tự cảm và năng lượng từ trường. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ: phấn màu, thước kẻ. - Thí nghiệm hình 25.5, 25.3, 25.4. - Chuẩn bị phiếu học tập 2. Học sinh - Chuẩn bị bài mới III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: (phút) Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Suất điện động cảm ứng là gì? - Phát biểu định luật Faraday? - Giải thích về dấu trừ trong biểu thức suất điện động cảm ứng. Hoạt động 2: (phút) Tìm hiểu về từ thông riêng của mạch kín. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc sgk mục I, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi. - Biến đổi để thu được kết quả. - Cho hs đọc sgk, trả lời câu hỏi: Từ thông riêng của một mạch kín là gì? Từ thông riêng phụ thuộc vào yếu tố nào? - Gợi ý hs trả lời. - Thiết lập biểu thức 25.2 - Hướng dẫn hs trả lời Hoạt động 3: (phút) Tìm hiểu về hiện tượng tự cảm Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi C2. - Nhận xét ý kiến của bạn. - Hiện tượng tự cảm là gì? - Nêu câu hỏi C2. - Nhận xét, đánh giá câu trả lời của hs. Hoạt động 4: (phút) Xây dựng công thức xác định suất điện tự cảm và tìm hiểu về năng lượng từ trường. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Tìm hiểu thứ nguyên để trả lời câu hỏi C3. - Làm theo hướng dẫn của giáo viên. - hướng dẫn trả lời. - Nêu câu hỏi C3. - Hướng dẫn học sinh. Hoạt động 5 (phút) Vận dụng cũng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Cho hs thảo luận theo phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 (phút) Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập về nhà - Dặn dò hs chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: