I- MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu.
- Biết cách xác định vị trí của một chất điểm bằng toạ độ
- Xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc chọn hệ quy chiếu khi giải các bài toán về chuyển động của chất điểm.
- Nắm vững các xác định hệ toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục toạ độ.
2. Về kĩ năng
- Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán về hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Một số ví dụ về cách xác định vị trí của một chất điểm nào đó (có thể vẽ phóng to hình 1.4 SGK)
- Một số tranh ảnh minh hoạ cho chuyển động tương đối.
- Một số loại đồng hồ đo thời gian.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Phần một: Cơ học Chương I: Động học chất điểm Bài 1: Chuyển động cơ Ngày soạn: Tiết thứ: 1 I- mục tiêu 1. Về kiến thức - Hiểu được khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu. - Biết cách xác định vị trí của một chất điểm bằng toạ độ - Xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm. - Hiểu rõ tầm quan trọng của việc chọn hệ quy chiếu khi giải các bài toán về chuyển động của chất điểm. - Nắm vững các xác định hệ toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục toạ độ. 2. Về kĩ năng - Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán về hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian. II. chuẩn bị Giáo viên - Một số ví dụ về cách xác định vị trí của một chất điểm nào đó (có thể vẽ phóng to hình 1.4 SGK) - Một số tranh ảnh minh hoạ cho chuyển động tương đối. - Một số loại đồng hồ đo thời gian. III. thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động1: Kiểm tra, chuẩn bị điều kiện xuất phát Cá nhân trả lời câu hỏi của GV. Tuỳ học sinh. Có thể là: - Một đoàn tàu đang đi từ Hà Nội đến Tp Hồ Chí Minh. - Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ, ... Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm chuyển động cơ học (đã được học ở lớp 8) và nêu một vài ví dụ về chuyển động cơ học. GV chính xác hoá khái niệm: chuyển động cơ và khái niệm vật mốc. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chất điểm và cách xác định vị trí của một chất điểm, cách xác định thời gian chuyển động. Cá nhân trả lời: - Khi kích thước vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó thì vật được coi là một chất điểm. - Những đường mà chất điểm vạch ra trong không gian trong quá trình chuyển động gọi là quỹ đạo chuyển động. Làm việc cá nhân, trả lời: (rất nhỏ) ị Có thể coi Trái đất là một chất điểm trong chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Cá nhân nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu. Dự đoán câu trả lời của HS: - HS1: Thời gian xe chạy là 7h. - HS2: Thời gian xe chạy là 2h. Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ. Phân biệt hai khái niệm thời gian và thời điểm. GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2 để tìm hiểu khái niệm chất điểm, quỹ đạo và trả lời câu hỏi: - Khi nào vật được coi là một chất điểm? - Quỹ đạo chuyển động là gì? Yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C1 SGK Thông báo: Chất điểm là một khái niệm trừu tượng không có trong thực tế nhưng rất thuận tiện trong việc nghiên cứu chuyển động của các vật. Trên quỹ đạo chuyển động, làm thế nào có thể xác định được vị trí của một chất điểm: GV sử dụng hình vẽ 1.4 để hướng dẫn HS cách xác định toạ độ điểm M trên trục toạ độ. - Một chiếc xe xuất phát từ Hà nội lục 7h, đến Hải phòng lúc 9h, hãy xác định thời gian xe chạy: Thông báo: Trong câu hỏi trên cần xác định thời gian hay chính là xác định khoảng thời gian, và do đó câu trả lời được gọi là gốc thời gian, chính là thời điểm xe bắt đầu đi, và 9h là thời điểm mà xe đến Hải phòng. - Dụng cụ đo thời gian? Đơn vị đo thời gian chuẩn? GV chính xác hoá câu trả lời của HS Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hệ quy chiếu và chuyển động tịnh tiến Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ làm việc cá nhân. Cá nhân quan sát và thống nhất câu trả lời: - Các điểm trên khung xe có quỹ đạo là những đường thẳng song song với mặt đường. - HS1: Các điểm của khoang ngồi có quỹ đạo là một vòng tròn. - HS2: Các điểm của khoang ngồi có quỹ đạo là những vòng tròn có độ dài bằng nhau. HS có thể không trả lời được hoặc trả lời “không” vì thông thường HS nghĩ rằng cứ chuyển động tịnh tiến là phải chuyển động thẳng. Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ. Cá nhân nêu ví dụ về chuyển động tịnh tiến tròn: - Chuyển động của một điểm ở đầu kim đồng hồ. - Chuyển động của một điểm ở đầu cánh quạt khi quay ổn định. Thông báo: một vật mốc gắn với một hệ toạ độ và một gốc thời gian cùng với một đồng hồ hợp thành một hệ quy chiếu. Tức là: Hệ quy chiếu = Hệ toạ độ gắn với vật mộc + Đồng hồ và gốc thời gian GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C3: trong SGK và đọc phần thông tin về phương trình chuyển động. GV dùng một chiếc xe lăn trên mặt bàn và cho HS quan sát quỹ đạo cảu các điểm bất kỳ trên khung xe (chú ý: mỗi học sinh có thể cho quan sát các điểm khác nhau) - Hãy nhận xét về quỹ đạo của các điểm trên khung xe khi xe chuyển động trên đường thẳng: - Hãy quan sát hình vẽ ở H4 và cho biết quỹ đạo các điểm của khoang ngồi A khi đu quay hoạt động? - Chuyển động của khung xe ô tô đang được coi là một dạng của chuyển động tịnh tiến. Vậy chuyển động của khoang ngòi trên đu quay có phải là chuyển động tịnh tiến không? GV chính xác hoá câu trả lời của HS và giới thiệu hai loại chuyển động tịnh tiến: Chuyển động tịnh tiến thẳng (là chuyển động của khung xe ôtô) và chuyển động tịnh tiến tròn (là chuyển động cảu khoang ngồi của đu quay) Nhấn mạnh: Khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm trên nó có quỹ đạo giống hệt nhau, thậm chí có thể chồng khít lên nhau được. Vì thế khi khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật, ta chỉ cần xét chuyển động cảu một điểm bất kì trên nó. Để hiểu rõ hơn về chuyển động tịnh tiến, GV có thể cho HS nêu thêm ví dụ về chuyển động tịnh tiến, đặc biệt là chuyển động tịnh tiến tròn. Thông báo: Quỹ đạo của một vật chuyển động tịnh tiến có thể coi là một đường cong chứ không nhất thiết phải là thẳng hay tròn (GV có thể dùng hình ảnh trục của bánh xe lăn trên một đoạn đường cong để minh hoạ) Hoạt động 4: Tổng kết bài học. Định hướng nhiệm vụ tiếp theo Cá nhân tính được: t = 33h HS nhận nhiệm vụ học tập GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 tại lớp. Gợi ý: Có thể tính thời gian tàu chạy từ Hà nội đến Vinh và thời gian tàu chạy từ Vinh đến Sài gòn. Khi tính tổng thời gian tàu chạy từ Hà nội đến Sài gòn cần tính thêm thời gian tàu nghỉ tại Vinh. Bài tập về nhà: - Làm bài tập cuối bài. - Ôn lại kiến thức về chuyển động đều và các yếu tố của lực đã học ở bài 3, bài 4 – Vật lý 8. - Các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu. Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng Chuyển động thẳng đều Ngày soạn: Tiết thứ: 2 I- mục tiêu 1. Về kiến thức - Hiểu rõ hơn về khái niệm vận tốc trung bình. Phân biệt các khái niệm: độ dời và quang đường đi, tốc độ và vận tốc. - Hiểu được các khái niệm về véc tơ độ dời (trong chuyển động thẳng và chuyển động cong), véc tơ vận tốc tức thời. Nêu được định nghĩa đầy đủ về chuyển động thẳng đều. - Hiểu rằng khi thay thế các véc tơ độ dời, véc tơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời (của chuyển động thẳng) bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng véc tơ của chúng. - Nêu được các đặc điểm của chuyển động thẳng đều như: tốc độ, phương trình chuyển động, đồ thị toạ độ, đồ thị vận tốc. 2. Về kĩ năng - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng đều trong thực tế. Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế gặp phải. - Vận dụng linh hoạt các công thức trong các bài toán khác nhau. - Biết cách phân tích đồ thị để thu thập thông tin, xử lý thông tin về chuyển động. ví dụ như từ đồ thị có thể xác định được: vị trí và thời điểm xuất phát, thời gian đi, II. chuẩn bị Giáo viên - Một ống thuỷ tinh dài đựng nước với một bọt không khí. - Hình vẽ 2.2, 2.4, 2.6 phóng to (nếu có điều kiện) - Một số bài tập về chuyển động thẳng đều. Học sinh - Ôn lại kiến thức về chuyển động đều, các yếu tố của véc tơ đã học ở bài 3, 4 Vật lý 8. - Các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu. - Ôn lại các kiến thức về đồ thị của hàm bậc nhất trong toán học. III. thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức cũ. Đặt vấn đề Cá nhân trả lời câu hỏi của GV - Chuyển động thẳng đều là chuyển động có tốc độ không đổi. - Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng có vận tốc không đổi. - Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng có vận tốc trung bình không đổi không đổi - Một đại lượng có hướng và độ lớn thì gọi là đại lượng véctơ. ví dụ: lực, vận tốc. Nhận thức được các vấn đề của bài học. GV có thể kiểm tra kiến thức của HS như sau: - Chuyển động thẳng đều là gì? Thế nào là chuyển động thẳng đều? Biểu thức tính vận tốc của chuyển động thẳng đều? - Một đại lượng như thế nào thì gọi là đại lượng véc tơ? nêu ví dụ về đại lượng véc tơ. GV chính xác hoá câu trả lời của học sinh. Lưu ý các sử dụng thuật ngữ: tốc độ và vận tốc. Tốc độ là giá trị đại số của vận tốc. Đặt vấn đề: Trong chương trình VL THCS chúng ta đã được tìm hiểu sơ lược về chuyển động thẳng đều. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở lại đó thì chưa đủ. Xung quanh khái niệm chuyển động đều còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn chi tiết hơn về dạng chuyển động này. Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm vectơ độ dời. Phân biệt khái niệm độ dời và quãng đường đi được Cá nhân trả lời: - Độ dời có hướng và độ dời lớn nên gọi là đại lượng vectơ. - Giống nhau: đều là vectơ có điểm đầu là vị trí của vật ở thời điểm t1 và điểm cuối là vị trí của vật ở thời điểm t2 - Khác nhau: chỉ trong chuyển động thẳng, vectơ độ dời mới nằm trên đường quỹ đạo. Dự kiến câu trả lời của HS : HS1: Giá trị đại số của vectơ độ dời chỉ cho biết độ lớn của nó. HS2: Giá trị đại số của véc tơ độ dời chỉ cho biết độ lớn và chiều của nó (thông qua xác định dấu). HS3: Chỉ cần xác định giá trị đại số của véctơ độ dời là biết độ lớn và chiều của nó còn phương thì đã biết. Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ. Cá nhân suy nghĩ, trả lời. Tiếp thu, ghi nhớ. GV dùng hình vẽ 2.1 để giới thiệu khái niệm vectơ độ dời. - Tại sao nói độ dời là một đại lượng vectơ? Nêu sự giống và khác nhau giữa độ dời trong chuyển động cong và độ dời trong chuyển động thẳng? GV thông báo: là đại lượng vectơ nên độ dời có giá trị đại số, trong chuểyn động thẳng, giá trị này được xác định bằng biểu thức: Dx – x2 – x1 Trong đó x1, x2 lần lượt là toạ độ các điểm M1, M2 trên trục Ox. - Giá trị đại số Dx của vectơ độ dời có nói lên đầy đủ các yếu tố của vectơ độ dời không? GV nhận xét câu trả lời của HS, có thể dùng hình 2.2 để minh hoạ. Thông báo: Độ dời = Độ biến thiên toạ độ = Toạ độ cuối – Toạ độ đâu - Độ lớn của độ dời có bằng quãng đường đi được của chất điểm không? Hãy dùng ví dụ ở hình 2.2 để minh hoạ cho câu trả lời. Thông báo: Chỉ trong trường hợp chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ thì độ dời trùng với quãng đường đi được. Hoạt động 3: Xây dựng khái niệm đầy đủ về vận tốc trung bình Cá nhân trả lời: C4: Liên quan đến đại lượng vận tốc. Vận tốc trung bình: Trong đó là vectơ độ dời. Nhận xét: véctơ vận tốc trung bình cơ phương và chiều trùng với vectơ độ dời. Giá trị đại số của vận tốc trung bình: Trong đó x1, x2 là toạ độ của chất điểm tại các thời điểm t1, t2. - Nhìn vào giá trị trên có thể biết được độ lớn của vận tốc và biết được chất điểm đang chuyển động cùng chiều hay ngược chiều với chiều dương của trục toạ độ đã chọn. - ý nghĩa: nếu chất điểm giữ nguyên vận tốc bằng vận tốc trung bình thì trong khoảng thời gian Dt đó nó sẽ đi được đoạn thẳng từ M1 đến M2. - Biểu thức ... hi nung hai thanh tới 100oC thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5 mm. Tính độ dài lo . Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1 và của thép là 12.10-6 K-1 . 81. Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm có trọng lượng P = 68.10-3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, biết hệ số căng mặt ngoài của nước là 72.10-3 N/m . 82. Một thanh thép dài 5 m có tiết diện ngang 1,5 cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa. Để thanh dài thêm 2,5 mm thì phải tác dụng vào đầu còn lại một lực có độ lớn bằng bao nhiêu ? A. 15.107 N B. 1,5.104 N C. 3.105 N D. 6.1010 N 84. Trường hợp nào sau đây ta cảm thấy ẩm nhất ? A. Trong 1 m3 không khí chứa 10 g hơi nước ở 25oC B. Trong 1 m3 không khí chứa 4 g hơi nước ở 5oC C. Trong 1 m3 không khí chứa 28 g hơi nước ở 30oC D Trong 1 m3 không khí chứa 7 g hơi nước ở 10oC 85. Khi một vật chuyển dđộng có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của ngoại lực tác dụng được tính bằng biểu thức nào? A. B. C. D. 86. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật tại độ cao 50 m so với mặt đất bằng bao nhiêu ? A. 250 J B. 1000 J C. 50000 J D. 500 J 86. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o . Lấy g = 10 m/s2 A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s 87. Một chiếc thuyền nhỏ nằm yên trên mặt nước, khi có người nhảy từ bờ lên thuyền thì a. Thuyền chỉ lắc lư tại chỗ b. Thuyền trôi về phía bờ c. Thuyền trôi ra xa bờ d. Không xác định rõ được 88. Câu nào sau đây đúng? Lực là đại lượng véctơ, do đó công cũng là một đại lượng véctơ. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời điểm đặt của lực Công của lực là đại lượng vô hướng có giá trị đại số Khi một vật chuyển động thẳng đều, công của tổng hợp lực là khác 0 vì có độ dời của vật 89. Câu nào sau đây đúng? Công suất được xác định bằng a. giá trị công có khả năng thực hiện b. công thực hiện trong đơn vị thời gian c. công thực hiện trên một đơn vị độ dài d. tích của công và thời gian thực hiện công 90. Chọn câu đúng Độ biến thiên cơ năng bằng công của ngoại lực Cơ năng của vật luôn được bảo toàn Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của các lực không thế luôn được bảo toàn Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của các lực thế luôn được bảo toàn 91. Theo định luật III Kêple, chu kì chuyển động một vòng quỹ đạo của một hành tinh a. Phụ thuộc khối lượng của hành tinh b. Phụ thuộc bán kính trung bình của quỹ đạo c. Phụ thuộc vận tốc chuyển động của hành tinh d. Giống nhau với mọi hành tinh 92. Một prôtôn có khối lượng mp = 1,67.10 -27 kg chuyển động với vận tốc v = 1.107 m/s tới va chạm vào hạt nhân hêli đang nằm yên. Sau va chạm, prôtôn giật lùi với vận tốc v1 = 6.106m/s còn hạt hêli bay về phía trước với vận tốc v2=4.106m/s. Khối lượng của hạt hêli là bao nhiêu? 93. Một ôtô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 72km/h. Công suất của động cơ bằng 60kW. Tìm lực phát động của động cơ và công của lực phát động khi ôtô chạy được quãng đường 6km. 94. Một khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 10cm, lúc bị nén chỉ còn dài 4cm thì có thể bắn thẳng đứng một viên đạn có khối lượng có khối lượng 30g lên cao 6cm; lấy g = 9,8m/s2. Độ cứng của lò xo là a. 900N/m b. 980N/m c. 880N/m d. 980N/cm 95. Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới khi chạm đất, vật nảy lên tới độ cao h=(3/2)h. Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất. Vận tốc ném ban đầu phải có giá trị bao nhiêu? 96. Một vệ tinh nhân tạo của trái đất được đặt vào quỹ đạo tròn có bán kính bằng 1/2 bán kính quỹ đạo của mặt trăng. Biết chu kì quay của mặt trăng quanh trái đất là T, tính chu kì quay của vệ tinh theo T? B A’ C A 97. Chọn câu đúng. Đặt một ống thẳng, hai đầu hở, theo phương thẳng trên một dòng nước chảy. áp suất khí quyển là pa. Mực nước trong ống dâng lên đển điểm C. Điểm A’ nằm trên cùng mặt ngang với điểm A và có cùng vận tốc v của dòng chảy. áp suất tĩnh tại A bằng a. rg( AC) + pa b. pa c. rg( AC - BC) + pa d. rg( BC) + pa 98. Cho khối lượng riêng của nước biển là 1000kg/m3, g = 9,8m/s2 và áp suất khí quyển là 1.01.105N/m2. áp suất tính ở độ sâu 1000m dưới mực nước biển là bao nhiêu? 99. Chọn câu sai Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có vận tốc chảy lớn thì áp suất tĩnh nhỏ, nơi nào có vận tốc chảy nhỏ thì áp suất tĩnh lớn Định luật Béc-nu-li áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có các đường dòng càng nằm xít nhau thì áp suất tĩnh càng nhỏ 100. Lưu lượng nước trong một ống nằm ngang là 2m3/phút. Tính tốc độ chảy của chất lỏng tại một điểm của ống có bán kính 10cm? Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Về làm bài tập và đọc bài sau. - Làm các bài tập trong SGK. SBT: - Ôn tập chuẩn bị các kỳ thi. Kiểm tra học kì Ngày soạn: Tiết thứ: 111 A. Mục tiêu bài học Kiến thức - Khắc sâu kiến thức chương trình chương trình học kì II Kỹ năng - Rèn kĩ năng giải bài tập trong chươngỉtình học kì II B. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Đề kiểm tra 2. Học sinh - Ôn các kiến thức, các công thức trong chương trình học kì II C. Tổ chức các hoạt động dạy học Đề kiểm tra Họ và tên:.. ...............................................Lớp. ............... Mã đề 1 I. Trắc nghiệm. (5 điểm) Câu 1: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây: A. kgm/s B. kgm.s C. kgm/s2 D. kgm2/s Câu 2: Công có thể biểu thị bằng tích của: A. Lực và quãng đường đi được B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian C. Lực và vận tốc D. Năng lượng và khoảng thời gian Câu 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động thẳng đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là: A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s Câu 4: Chọn câu đúng A. Độ biến thiên cơ năng bằng công của ngoại lực B. Cơ năng của vật luôn được bảo toàn C. Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của các lực không thế luôn được bảo toàn D. Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của các lực thế luôn được bảo toàn Câu 5: Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị: A. 25,92.105 J B. 105 J C. 51,84.105 J D. 2.105 J Câu 6: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi: A. Thế năng tăng B. Động năng giảm C. Cơ năng không đổi D. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất Câu 7: Một vật rơi tự do từ độ cao 120m. Lấy g =10m/s2. Bỏ qua sức cản. Độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng là: A. 10m B. 30m C. 20m D. 40 m Câu 8: Chọn câu sai A. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có vận tốc chảy lớn thì áp suất tĩnh nhỏ, nơi nào có vận tốc chảy nhỏ thì áp suất tĩnh lớn. B. Định luật Béc-nu-li áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định. C. áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang tỉ lệ bậc nhất với vận tốc chảy. D. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có các đường dòng càng nằm xít nhau thì áp suất tĩnh càng nhỏ. Câu 9: Lưu lượng nước trong một ống nằm ngang là 2m3/phút. Tốc độ chảy của chất lỏng tại một điểm của ống có bán kính 10cm là A. 106m/phút B. 106m/s C. 106cm/s D. 106cm/phút Câu 10: Công thức áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ? A. Quá trình bất kì B. Quá trình đẳng nhiệt C. Quá trình đẳng tích D. Quá trình đẳng áp Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40cm3 khí H2 ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 27oC. Tính thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC ? A. 32cm3 B. 34cm3 C. 36cm3 D. 30cm3 Câu 12: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ? A. Hạt muối B. Viên kim cương C. Miếng thạch anh D. Cốc thủy tinh Câu 13: Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện ngang S, độ dài ban đầu lo, làm bằng chất có suất đàn hồi E, hệ số đàn hồi của thanh rắn là : A. B. C. D. Câu 14: Một thanh thép dài 5 m có tiết diện ngang 1,5cm2 được giữ chặt một đầu. Cho biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011Pa. Để thanh dài thêm 2,5mm thì phải tác dụng vào đầu còn lại một lực có độ lớn bằng bao nhiêu ? A. 15.107 N B. 1,5.104 N C. 3.105 N D. 6.1010 N Câu 15: Một xà beng bằng thép tròn đường kính tiết diện 4 cm, hai đầu được chôn chặt vào tường. Lực mà xà tác dụng vào tường là bao nhiêu khi nhiệt độ của xà beng tăng thêm 40oC? Biết hệ số nở dài và suất đàn hồi của thép lần lượt là 1,2.10-5K-1 và 20.1010 N/m2. A. 152 000 N B. 142 450 N C. 120 637 N D. 135 780N Câu 16: Trong trường hợp nào, độ dâng của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng ? A. Tăng nhiệt độ của chất lỏng B. Tăng trọng lượng riêng của chất lỏng B. Tăng đường kính ống mao dẫn D. Giảm đường kính ống mao dẫn Câu 17: Để xác định hệ số căng mặt ngoài của nước, người ta dùng một ống nhỏ giọt mà đầu dưới của ống có đường kính trong 2mm. Khối lượng của 40 giọt nước giỏ xuống là 1,9g. Coi trọng lượng của mỗi giọt nước rơi xuống vừa đúng bằng lực căng bề mặt đặt lên vòng tròn trong ở đầu dưới của mỗi ống nhỏ giọt. Hệ số căng mặt ngoài của nước là (g = 9,8m/s2 ) A. 0, 064 N/m B. 0.074N/m C. 0,029N/m D. 0,022N/m Câu 18: Điểm sương là A. Nơi có sương B. Lúc khí bị hoá lỏng C. Nhiệt độ không khí bị hoá lỏng D. Nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí ngưng tụ thành sương Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nội năng? A. Nội năng là một dạng của năng lượng nên có thể chuyển hoá thành các dạng năng lương khác B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật C. Nội năng chính là nhiệt lượng của vật D. Nội năng của vật có thể tăng lên hay giảm xuống Câu 20: Khi cung cấp nhiệt lượng 2J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đẩy pittông di chuyển 5cm. Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10N. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 0,5 J B. 0,5J C. 1,5J D. -1,5J II. Tự luận. (5 điểm) Câu 1(3 điểm): Một quả cầu có khối lượng 500g được treo ở đầu một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 1m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng để cho dây treo nằm ngang rồi buông tay. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g=10 m/s2. a. Tính vận tốc của quả cầu tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc = 450. b. Tính lực căng của sợi dây khi dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc = 450. Câu 2(2 điểm): Một bình dung tích 10 lít chứa 2g khí hiđrô, áp suất 2,5.105 Pa. a. Xác định nhiệt độ của khí trong. b. Người ta nén đẳng nhiệt khí để cho thể tích của khí giảm xuống đến 2,5 lít. Do bình bị hở nên có một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Xác định áp suất của lượng khí còn lại trong bình?
Tài liệu đính kèm: