A. YÊU CẦU:
- Học sinh phải nắm được thế nào là chất điểm, hệ qui chiếu, thế nào là chuyển động tịnh tiến.
B. LÊN LỚP:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
PHẦN I: ĐỘNG HỌC Chương 1: Chuyển Động Thẳng Đều § 1 Mở đầu § 2 Chuyển động thẳng đều – Vận tốc § 3 Phương trình vận tốc § 4 Bài tập § 5 Công thức công vận tốc § 6 Bài tập Bài 1: Mở đầu YÊU CẦU: Học sinh phải nắm được thế nào là chất điểm, hệ qui chiếu, thế nào là chuyển động tịnh tiến. LÊN LỚP: Ổn định: Bài mới: Để nghiên cứu chuyển động cũng như xác định vị trí của vật là việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì vậy để đơn giản người ta đưa ra mô hình chất điểm. Ví dụ: đoàn tàu hỏa chạy từ HCM ra Hà nội, đoàn tàu được xem là chất điểm. Khi nào thì xe đạp được xem là chất điểm, khi nào không được xem là chất điểm? Với vật chuyển động tịnh tiến chỉ cần khảo sát chuyển động của 1 điểm là đủ. Để xác định vị trí của một vật trong không gian ta phải đối chiếu vị trí của nó với vị trí của một vật chọn trước làm mốc gọi là hệ qui chiếu (hệ tọa độ) Đối tượng của cơ học: Cơ học là một ngành của Vật lý học nghiên cứu chuyển động của các vật thể dưới tác dụng tương hỗ giữa chúng. Nhiệm vụ của cơ học là tìm các phương pháp xác định vị trí của một vật ở một thời điểm bất kỳ dựa trên việc nghiên cứu tác dụng tương hỗ của vật ấy với các vật khác. Chất điểm: Vật có kích thước nhỏ như một điểm gọi là chất điểm Một vật được gọi là chất điểm khi kích thước của vật rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo vật chuyển động. Chuyển động tịnh tiến: Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó một đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ của vật chuyển động luôn luôn song song với chính nó. Trong chuyển động tịnh tiến, quỹ đạo của tất cả các điểm trên vật đều giống nhau. Hệ tọa độ Vật làm mốc: là vật được chọn trước để xác định vị trí của một chất điểm trong không gian. Hệ tọa độ: là 1 hệ gắn với vật làm mốc, gồm 1 điểm gốc tọa độ và các trục tọa độ. Nếu vật chuyển động trên đường thẳng thì hệ qui chiếu là trục x’Ox: O: gốc tọa độ X’Ox: trục tọa độ X=OA: tọa độ điểm A - Nếu vật chuyển động trong mặt phẳng thì hệ tọa độ được chọn là trục Oxy: O: gốc tọa độ Ox, Oy: trục tọa độ Ox vuông góc Oy Tọa độ điểm A: x=OP y=OQ y O x P Q M Tính tương đối của chuyển động Tính chất chuyển động của vật (nhanh, chậm, đứng yên, cong, thẳng) sẽ khác nhau khi đặt vật ấy trong các hệ tọa độ khác nhau, đó là tính tương đối của chuyển động. Ví dụ: ngồi trên chiếc xe đang chuyển động thì ta chuyển động so với mặt đất nhưng đứng yên so với người tài xế. Mốc thời gian Là thời điểm được chọn là gốc để xác định các thời điểm khác ứng với mỗi vị trí của vật. Củng cố: Dặn dò: Câu hỏi SGK, trang 6, 7, 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều – Vận tốc YÊU CẦU: Định nghĩa chuyển động thẳng đều, nắm được các đặc trưng của vectơ vận tốc. Phải lập được phương trình chuyển động và vẽ được đồ thị. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Một ôtô trong 10s đầu tiên đi được 200m, 10s tiếp theo đi được 200m nữa, và 20s sau cùng đi được 400m. Chuyển động của ôtô là chuyển động thẳng biến đổi đều. Một ôtô trong 10s đi được quãng đường 200m và một xe đạp trong một phút đi được quãng đường là 300m. Xe nào chuyển động nhanh hơn? Làm thế nào để xác định được điều đó? Đại lượng vật lý nào đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của xe? Các chuyển động có thể khác nhau về sự nhanh hay chậm và cũng có thể khác nhau về hướng. Vì vật vận tốc là đại lượng vectơ. Định nghĩa Chuyển động thẳng đều là chuyển động của vật trên đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. Vận tốc Vận tốc của chuyển động thẳng đều là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động, được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó. s: quãng đường vật đi được (m) : khoảng thời gian (s) v: vận tốc (m/s) Trong chuyển động thẳng đều, độ lớn của vận tốc v không thay đổi Vectơ vận tốc: Gốc: vị trí của vật Hướng (phương, chiều): trùng với hướng của chuyển động Độ lớn: mô tả tỉ số theo tỉ lệ xích Vectơ vận tốc đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh chậm và về hướng của chuyển động. * Quy ước: v > 0 nếu vectơ vận tốc cùng chiều chuyển dương của hệ quy chiếu. v < 0 nếu vectơ vận tốc ngược chiều chuyển dương của hệ quy chiếu. Ví dụ về vận tốc SGK Củng cố: Dặn dò: Bài 3: Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng đều YÊU CẦU: Nắm được công thức đường đi. Hiểu được các phương pháp xác định vị trí của vật. Phải lập được phương trình chuyển động và vẽ được đồ thị. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Gọi HS hỏi công thức vận tốc? Để khảo sát chuyển động của vật ta phải xác định tọa độ của vật theo một hệ tọa độ chọn trước Giả sử vật 1 xuất phát tại M, chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn hệ quy chiếu như hình vẽ: O M x s x0 sau khoảng thời gian t vật đến N. Toạ độ của vật là đoạn x = ON = OM + MN = x0 + s x = x0 + v(t - t0) Vẽ đồ thị của phương trình toạ độ x = 2 + 4t t (s) v(m/s)) O 1 6 2 Đường đi của vật trong chuyển động thẳng đều s = v . t v: vận tốc (m/s) t: thời gian để đi quãng đường (s) Phương trình chuyển động thẳng đều x = xo + v(t – to) Trong đó: x0=OM: tọa độ ban đầu lúc t0 của vật x = ON: tọa độ ở thời điểm t của vật v: vận tốc của vật Phương trình trên cho phép xác định tọa độ, do đó xác định được vị trí của vật ở mọi thời điểm. vd: Nếu vật có vận tốc là 4m/s, chuyển động cùng chiều dương, toạ độ ban đầu là 2m, t0 =0 thì phương trình toạ độ: x = 2 + 4t (m;s) Đồ thị của chuyển động thẳng đều Phương trình toạ độ x = xo + v.t cho thấy x biến thiên theo hàm bậc 1 với thời gian t x = f(t) nên đồ thị là một đường thẳng. - đồ thị hướng lên: chuyển động cùng chiều dương. - đồ thị hướng xuống: chuyển động ngược chiều dương. - đồ thị đi qua gốc toạ độ: vị trí khởi hành của vật trùng với gốc toạ độ. - đồ thị song song với trục Ot: vật đứng yên. - Hai đồ thị song song: 2 vật chuyển động với cùng vận tốc. Củng cố: Dặn dò: BT trang 14 – SGK; 1.1 – 1.9 - SBT Bài 4: Công thức cộng vận tốc YÊU CẦU: Hiểu được tính tương đối của chuyển động, vận dụng được công thức cộng vận tốc. Giải được các bài tập trong SGK. Rèn kỹ năng giải toán. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giả sử hai vật 1, 2 cùng nằm trên đường thẳng. Nếu chọn gốc toạ độ tại vật 1 thì toạ độ của vật 1 là x1 = 0, toạ độ của vật 2 là x2 = x1x2. Nếu chọn gốc toạ độ tại điểm O cách vật 1 một đoạn là Ox1 thì toạ độ của vật 1 là Ox1, toạ độ của vật 2 là x2 = Ox1 + x1x2. Vậy toạ độ của vật đối với từng hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Đây chính là tính tương đối của toạ độ. Ta cũng có thể nói vận tốc có tính tương đối vì vận tốc phụ thuộc vào quãng đường vật đi được. A C B Tính tương đối của tọa độ Vậy tọa độ của vật phụ thuộc hệ tọa độ đã chọn, ta nói rằng tọa độ có tính tương đối. Tính tương đối của vận tốc Vận tốc của cùng một vật đối với những hệ tọa độ khác nhau thì khác nhau, nghĩa là vận tốc có tính tương đối. Công thức cộng vận tốc Bài toán ví dụ: Một chiếc thuyền đứng tại A trên bờ này của sông, nhắm hướng AB vuông góc với bờ sông để chèo đến B. Nhưng do dòng nước chảy nên thực tế thuyền chuyển động theo hướng AC và đến bờ bên kia tại C. Hướng dẫn: Vận tốc của thuyền có 2 thành phần: bơi ngang và trôi theo dòng nước. : vận tốc của thuyền đối với dòng nước : vận tốc của dòng nước đối với bờ sông : vận tốc của thuyền đối với bờ sông Vậy: Các trường hợp: Hai chuyển động theo phương vuông góc nhau: Hai chuyển động cùng phương cùng chiều: v13 = v12 + v23 Hai chuyển động cùng phương ngược chiều: v13 = v23 – v12 (trong đó v23 > v12 ) Củng cố: Dặn dò: Bài tập 2 – 5 SGK Chương 2: Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều ù § 7 Vận tốc trung bình – Vận tốc tức thời § 8 Gia tốc § 9 Bài tập § 10 Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều § 11 Đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều § 12 Bài tập § 13 Phương trình đường của chuyển động biến đổi đều – Bài tập § 14 Liên hệ giữa gia tốc – vận tốc – đường đi § 15 Sự rơi tự do của các vật § 16 Bài tập § 17 Kiểm tra 1 tiết Bài 5 Vận tốc trung bình – vận tốc tức thời YÊU CẦU: Học sinh nắm được định nghĩa vận tốc trung bình, vận tốc tức thời và ý nghĩa của các đại lượng. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Với chuyển động thẳng biến đổi, ta không thể có một vận tốc xác định như chuyển động thẳng đều mà chỉ có thể tính ước chừng vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định. Trong chuyển động biến đổi, vận tốc của vật thay đổi liên tục từ điểm này sang điểm khác trên quỹ đạo, điều đó có nghĩa là tại mỗi điểm trên quỹ đạo, vật có một vận tốc riêng mà ta gọi là vận tốc tức thời. Để đo vận tốc tức thời người ta dùng gia tốc kế gắn trên ôtô hay xe gắn máy Vận tốc trung bình Vận tốc trung bình của một chuyển động thẳng biến đổi đều trên một quãng đường nhất định là một đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó. à Đặc điểm: Vận tốc trung bình là một đại lượng vectơ Vận tốc trung bình không cho phép xác định chính xác vị trí của vật mà chỉ có thể tính ước chừng. Vận tốc trung bình trên những quãng đường khác nhau thì có giá trị khác nhau. Vận tốc tức thời Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi là đại lượng đo bằng thương số giữa quãng đường đi rất nhỏ s tính từ điểm đã cho và khoảng thời gian rất nhỏ t để vật đi hết quãng đường đó. Ký hiệu vt - Vận tốc tức thời cũng là một đại lượng vectơ. Củng cố: Dặn dò: Bài tập 1.14 và 1.15 trang 19 – SBT Bài 6: Gia tốc YÊU CẦU: - Học sinh phải nắm được khái niệm gia to ... ật chuyển động thẳng đều thì các lực tác dụng vào vật cũng cân bằng nhau? Quan sát một viên bi lăn trên một mặt phẳng nằm ngang. Lực tác dụng vào viên bi gồm lực hút của trái đất, lực đỡ của mặt sàn và lực ma sát. Hai lực: lực hút trái đất và lực đỡ của mặt sàn cân bằng nhau. Thực nghiệm cho thấy khi càng giảm bớt lực ma sát thì chuyển động của viên bi càng gần giống chuyển động thẳng đều. Vậy giả sử không còn lực ma sát tác dụng nữa thì viên bi sẽ chuyển động thẳng đều và lúc đó viên bi chỉ chịu tác dụng của 2 lực cân bằng nhau là lực hút của trái đất và lực đỡ của mặt sàn. Vì sao một vật đứng yên? Một quả cầu được treo bởi một sợi dây, quả cầu đứng yên thì hai lực tác dụng vào quả cầu phải cân bằng nhau. Hai lực cân bằng là: - Cùng tác dụng vào vật, - Cùng giá - Ngược chiều - Cùng độ lớn. Vậy: Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. Vì sao một vật chuyển động thẳng đều? Vậy: Một vật chuyển động thẳng đều là vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. KẾT LUẬN CHUNG: Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều là vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. Đứng yên hay chuyển động thẳng đều được gọi là trạng thái cân bằng của vật. Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động. Củng cố: Dặn dò: Bài 16: Định luật 1 Newton – Quán tính YÊU CẦU: Học sinh hiểu được nội dung của định luật I Newton và quán tính của mọi vật. Biết vận dụng định luật để giải thích được một số hiện tượng vật lý. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Từ nhiều thế kỷ người ta không tìm ra được thí nghiệm kiểm chứng định luật I. Ngày nay người ta đã chế tạo được một loại dụng cụ chính là đệm không khí. Khi vật chuyển động trên đệm không khí thì ma sát được hoàn toàn loại bỏ, khi đó vật chuyển động thẳng đều mãi mãi Nguyên nhân nào làm cho các vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào vật mất đi? Nguyên nhân đó chính là do tính chất của bản thân của vật gọi là quán tính. Khi vật đang chuyển động (có vận tốc) mà không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của những lực cân bằng thì do quán tính nó sẽ chuyển động với vận tốc ấy, nghĩa là chuyển động thẳng đều. Định luật I newton “Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không chịu một lực nào tác dụng, hoặc nếu các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau” Quán tính: “Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau”. Do vậy định luật I Newton còn gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều gọi là chuyển động do quán tính. Ví dụ: đang đạp xe, ngừng đạp, xe vẫn tiếp tục chuyển động. Củng cố: Dặn dò: Bài 17: Định luật 2 Newton – Đơn vị lực YÊU CẦU: Học sinh hiểu được nội dung của định luật I Newton và quán tính của mọi vật. Biết vận dụng định luật để giải thích được một số hiện tượng vật lý. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Ta hãy đi tìm mối liên hệ giữa lực và gia tốc. - Tác dụng 2 lực F1 = 2F2 lần lượt vào vật có khối lượng m. Quan sát ta nhận thấy gia tốc mà vật nhận được khi chịu tác dụng của F1 bằng 2 lần khi chị tác dụng của F2. Vậy gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật. - Sử dụng một lực F tác dụng vào 2 vật có khối lượng m1 = 2m2 ta thấy gia tốc mà m2 thu được gấp 2 lần gia tốc m1 thu được. Vậy gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Tổng quát hoá từ nhiều thí nghiệm và quan sát, Newton đã phát biểu định luật thành định luật. Định luật II Newton: - Phát biểu: Gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó” - Biểu thức: hay - Nếu có nhiều lực tác dụng lên vật: O với : được xác định bằng quy tắc tổng hợp vectơ. Thí nghiệm minh hoạ: (SGK) Đơn vị lực: Nếu a=1m/s2, m=1kg thì F=1N. newton là lực truyền cho một khối lượng 1kg một gia tốc 1m/s2. Củng cố: Dặn dò: Bài 18: Định luật 3 Newton – Đơn vị lực YÊU CẦU: Học sinh hiểu và nắm vững được nội dung của định luật 3 Newton, nắm được đặc điểm của lực và phản lực Vận dụng được định luật để giải thích một số hiện tượng tự nhiên. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới Khi 2 vật tương tác, vật này tác dụng lực lên vật kia, kết quả là hai vật đều thu gia tốc. Nhưng gia tốc thu được lại liên quan đến khối lượng của mỗi vật theo định luật 2 Newton. Bằng thực nghiệm chính xác, người ta đã kết luận về sự liên quan giữa khối lượng và gia tốc. Dùng 2 xe A và B có khối lượng lần lượt là m1 và m2. Gắn chặt vào xe A một chiếc lò xo. Cột 2 xe lại với nhau sau cho lò xo bị nén chặt. Đốt dây. Ta thấy 2 xe tương tác với nhau trong khoảng thời gian rất ngắn là cho 2 xe thu gia tốc a1 và a2. Với: và Nếu bỏ qua ma sát: vận chuyển động thẳng đều khi đó Thực nghiệm cho thấy Vậy Phân biệt 2 lực trực đối và 2 lực cân bằng? Thí nghiệm: Trong tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được bao giờ cũng ngược chiều nhau và có độ lớn thỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng. và ngược chiều: (1) Định luật III newton Từ (1) ta có: m1.a1 = m2.a2 Vì a1 và a2 ngược chiều nên: Đặt :lực do vật thứ 2 tác dụng vào vật thứ nhất :lực do vật thứ nhất tác dụng vào vật thứ 2 Thì : biểu thức của định luật 3 Newton Phát biểu: “ Những lực tương tác giữa 2 vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều” Lực và phản lực - Trong hai lực và , nếu gọi là lực, thì gọi là phản lực. - Đặc điểm của lực và phản lực: Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại. Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Củng cố: Dặn dò: Bài 5: Khối lượng và khối lượng riêng YÊU CẦU: Hiểu được ý nghĩa vật lý của khối lượng. Nắm được 2 phép đo khối lượng, giải thích được câu hỏi làm sao cân được các vật có khối lượng thật lớn. Nắm được ý nghĩa và biểu thức của khối lượng riêng, hiểu được ý nghỉa thực tiển của khái niệm này. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới Tác dụng một lực vào 2 vật khác nhau. Vật nào có khối lượng lớn thì thay đổi vận tốc càng ít. Vật nào có khối lượng nhỏ thì thay đổi vận tốc càng nhiều. Khối lượng: Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Tính chất của khối lượng: - Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương, bất biến với mỗi vật. - Có tính chất cộng – khối lượng của 1 hệ nhiều vật bằng tổng khối lượng của mỗi vật trong hệ. - Trong kỹ thuật: sự thay đổi vận tốc của các thiết bị, máy móc phải phù hợp với khối lượng của chúng để tránh hư hỏng. 3. Đo khối lượng Đo khối lượng bằng tương tác: m là khối lượng vật muốn đo mo là khối lượng vật chuẩn Cho hai vật tương tác, thu được gia tốc a và ao, ta đã biết: Dùng để đo khối lượng của những hạt vi mô, hoặc những vật siêu vĩ mô. Đo khối lượng bằng phép cân: Dùng cân với các quả cân hoặc lò xo đàn hồi để xác định khối lượng muốn đo. Định nghĩa đơn vị khối lượng: Kg Trong hệ SI khối lượng đo bằng kilogam – Kg gam (g): 1g = 10-3 kg tạ : 1 tạ = 100 kg tấn (T) : 1 T = 1000 kg Củng cố: Dặn dò: Chương 5: các lực cơ học § 28 Lực hấp dẫn § 29 Lực đàn hồi – Đo lực bằng lực kế § 30 Bài tập § 31 Lực ma sát trượt § 32 Lực ma sát nghỉ và lực ma sát lăn § 33 Bài tập § 34 Kiểm tra Bài 20: Lực hấp dẫn YÊU CẦU: Học sinh nắm được những đặc điểm của trọng lực và lực hấp dẫn, hiểu được trọng lực chỉ làtrường hợp riêng của lực hấp dẫn Vận dụng được những đặc điểm của trọng lực và của lực hấp dẫn để giải thích một số hiện tượng vật lý. LÊN LỚP: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Trong tự nhiên, chuyển động rất phong phú và đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Vậy phải chăng có rất nhiều loại lực làm cho vật chuyển động như vậy? Trong thực tế không có nhiều loại lực như vậy mà chỉ có 4 loại lực chủ yếu. Trong cơ học ta chỉ giới hạn khảo sát: lực hấp dẫn, lực đàn hồi và lực ma sát. Khi vật rơi từ trên cao xuống thì chứng tỏ đã có một lực tác dụng lên vật có chiều hướng vào trái đất. Đó chính là lực hút của trái đất, người ta gọi lực này là trọng lực. Dưới tác dụng của trọng lực, ta luôn cảm giác mọi vật đều có sức nặng. Đó chính là trọng lượng của vật. Trái đất đã tác dụng lên vật một lực hút, vậy vật có tác dụng lực hút lên trái đất hay không? Trọng lực Định nghĩa: Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật ở gần mặt đất. Ở cùng một nơi trên trái đất, trọng lực truyền cho mọi vật gia tốc rơi tự do như nhau. Ký hiệu: P Biểu thức trọng lực: P = m.g hay Đặc điểm của trọng lực: Điểm đặt tại trọng tâm của vật Có phương thẳng đứng, Chiều từ trên xuống (hướng vào tâm trái đất) Độ lớn: P = mg Vì g thay đổi theo vị trí trên trái đất nên trọng lực cũng thay đổi theo. Trọng lượng của vật: Là lực tác dụng lên giá đỡ dây treo. Ký hiệu: P Trọng lượng được đo bằng lực kế. Trong điều kiện bình thường, trong hệ qui chiếu gắn liền với mặt đất thì trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật. P = m.g Phép cân: Tại cùng một nơi trên trái đất ta có: P1 = m.g P1 m1 P2 = m.g P2 m2 Do đó, nguyên tắc của phép cân là so sánh khối lượng của một vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng lên chúng. Lực hấp dẫn: - Trong tự nhiên mọi vật đều hút nhau, lực hút giữa các vật gọi là lực hấp dẫn. - Định luật vạn vật hấp dẫn: Hai chất điểm bất kỳ hút nhau với một lực tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. với G = 6,68.10-11 N.m2/kg2 Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn:
Tài liệu đính kèm: