I. MỤC TIÊU : Ngày sọan : 20-8-09
* Qua bài học :
- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN : văn học dân gian và văn học viết.
- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
* Phương pháp :
- Phát vấn - Thuyết giảng .
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
* Ổn định – kiểm tra bài cũ: Giới thiệu học tập bộ môn đầu năm học.
* Giới thiệu vào bài học:
* Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu bài
Tiết: 1,2 TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : Ngày sọan : 20-8-09 * Qua bài học : Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của VHVN : văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam. Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học. * Phương pháp : - Phát vấn - Thuyết giảng . II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : * Ổn định – kiểm tra bài cũ: Giới thiệu học tập bộ môn đầu năm học. * Giới thiệu vào bài học: * Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu bài T/gian Hoạt động của thầy và trò Tóm tắt bài học Tiết1 Tiết2 H. Bài học Tổng quan VHVN có mấy vđề lớn ? Mỗi vđề nêu những nội dung chính gì ? - GV.hướng dẫn trên tổng thể toàn bài để học sinh trả lời. H. Các bộ phận hợp thành của VHVN ? - 2 bộ phận : VH dân gian và VH viết. H. Trình bày những hiểu biết cơ bản về VHDG? Em có thể cho một vài dẫn chứng . H. Trình bày những hiểu biết cơ bản về nền VH viết? H. Các loại chữ viết đã được sử dụng chính thức ở nước ta? H. Kể tên từng thể loại, loại hình được sử dụng trong từng bộ phận chữ viết? VH chữ Hán : Văn xuôi như Hịch, Cáo, Phú, Văn tế, Chiếu, Biểu . . . Thơ như Cổ phong, Từ, thơ tứ tuyệt, bát cú luật Đường. VH chữ Nôm : thơ Lục bát, thơ Song thất lục bát. VH chữ Quốc ngữ : trữ tình như thơ, tùy bút, trường ca tự sự như truyện ngắn, tiểu thuyết, các thể kí kịch như kịch nói, kịch thơ - GV minh họa thêm cho từng thể loại, loại hình. H. Có nhận xét gì về quá trình phát triển của VH viết VN? -Hsinh trả lời theo nhận xét của SGK. Có ba thời kỳ : VH từ tkỉ X đến hết tkỉ XIX. VH từ đầu tkỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. VH từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết tkỉ XX. -GV bổ sung. H. Kể tên một số thành tựu lớn của VH chữ Hán? -Về tác giả :Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ -Về tác phẩm :Bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyền kì mạn lục, Thượng kinh ký sự, Hoàng Lê nhất thống chí H. Kể tên một số thành tựu lớn của VH chữ Nôm? -Về tác giả :Những tác giả lớn của VH chữ Hán đều có sang tác chữ Nôm. -Về tác phẩm : Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát . Nổi bật là những truyện thơ Nôm khuyết danh (Phạm Công – Cúc Hoa, Thạch Sanh – Lý Thông, Lưu Bình – Dương Lễ) , và Truyện Kiều của Nguyễn Du; các khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm H. Kể tên một số thành tựu lớn của VH hiện đại? HS có thể kể bất kì, miễn là chứng tỏ được có kiến thức, hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm hiện đại. H. T.kì từ CM 8-1945 đến hết th.kỉ XX, VHVN đã ph.triển ntn? H. Nêu những nét đặc sắc của con người VN qua VH? Phân nhóm chuẩn bị để trình bày 4 vấn đề. Cho học sinh đọc, phát biểu tóm tắt. GV đúc kết, nhận xét. - Trải qua hàng ngàn năm l.sử, nh.dân VN đã stạo nên nhiều gtrị vchất và tthần to lớn, đáng tự hào. - Nền VHVN là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực stạo tthần ấy. I. CÁC B.PHẬN HỢP THÀNH CỦA VHVN : Có hai bộ phận đó là VHDG và VHViết. 1. VHDG: - Là stác tập thể và tr miệng của ndân lđộng. - Gồm nhiều thể loại. - Có những đặc trưng tiêu biểu: tính tr miệng, tính tập thể, gắn bó với các shoạt của đsống cđồng. 2. VH Viết: - Là stác của trí thức PK, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn cá nhân người stác. a/ Chữ viết: viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. b/ Hệ thống thể loại: -VH chữ Hán : vay mượn các thể loại văn chương của chữ Hán như văn xuôi biền ngẫu, các thể thơ cổ phong, Đường luật. -VH chữ Nôm : chủ yếu là các thể thơ dân tộc, bắt nguồn từ ca dao. -VH chữ Quốc ngữ : bao gồm loại hình tự sự, loại hình trữ tình và loại hình kịch. II. Q.TRÌNH PH.TRIỂN CỦA VH VIẾT VN : Qúa trình phtriển của VHVN gắên chặt với lsử chtrị, vhóa, xhội của đất nước. Tổng quát, VHVN đãõ trải qua ba thời kì lớn. -VH X – hết XIX phtriển trong bối cảnh vhóa, vhọc vùng Đông Á, Đông Nam Á; có giao lưu đặc biệt với VH Trung Quốc. -Hai thkì sau phtriển theo xhướng chung của qtrình hiện đại hóa, tiếp nhận thêm nhiều tinh hoa của vhọc thgiới. 1.VH TRUNG ĐẠI ( từ tkỉ X đến hết tkỉ XIX) : Bao gồm hai bộ phận: VH chHán và VH chNôm. -Về VH chữ Hán : từ khi dtộc giành lại chủ quyền, xdựng nhà nước PKVN, mô phỏng theo hthức nhà nước PKTQ. Vay mượn chHán làm văn tự qgia, kéo theo việc vay mượn các thloại vchương của chHán. Lấy ttưởng Nho Phật Lão làm nền tảng. Nhiều tphẩm lớn, đáng tự hào được viết bằng chHán. Có nhiều tgia lớn của bộ phận vhọc này. -Về VH chữ Nôm : ptriển mạnh vào tkỉ XV, đỉnh cao vào cuối tkỉ XVIII đầu XIX. Thành tựu chyếu ở thơ ca. Bắt đầu là thơ Nôm Đường luật rồi các thể thơ dtộc để viết truyện thơ Nôm, các khúc ngâm chịu ahưởng của vhọc dgian toàn diện và sâu sắc, gắn liền với các trthống lớn của vhọc trđại như lòng ynước, tthần nhđạo, tính hthực và pánh qtrình dtộc hóa và dchủ hóa của vhọc trđại. 2.VH HIỆN ĐẠI(đầu tkỉ XX đến CMT8 -1945) : Trải qua gđọan giaothời ngắn đầu tkỉ, VHVN bước vào qđạo của vhọc hđại, chyếu là vhọc pTây. Vhọc hđại được viết bằng chữ Qngữ . Nhờ sự tiện lợi mà chữ Qngữ ptriển nhchóng,kéo theo sự ptriển nhanh của vhọc. VH hđại có một số khác biệt lớn : -Về tgiả : chuyên nghiệp hóa. -Về đsống vhọc : nhanh, sôi nổi, năng động. -Về thloại : thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói -Về thi pháp : lối viết hiện thực, đề cao cá tính stạo, đề cao “cái tôi” cá nhân Từ sau CMT8, nền vhọc mới ra đời ptriển dưới sự lđạo toàn diện của Đảng, phvụ đắc lực cho snghiệp cm của dtộc, theo ppháp stác của CNHT XHCN, có nhiều thành tựu xuất sắc. Sau khi nước nhà tnhất, đbiệt là từ tkì đmới, vhọc pánh sâu sắc công cuộc xdựng CNXH, snghiệp cnghiệp hóa, hđại hóa đnước sôi động và đầy ptạp. III. CON NGƯỜI VN QUA VĂN HỌC : 1. Con người VN trong qhệ với tgiới tự nhiên: 2. Con nguời VN trong qhệ qgia, dtộc: 3. Con nguời VN trong qhệ xã hội: 4. Con nguời VN và ý thức về bản thân : KẾT LUẬN ( Xem phần ghi nhớ của SGK, trang 13 ) CỦNG CỐ Lập sơ đồ hệ thống nền VHVN . – Trình bày lí do phân kì lịch sử của nền VHVN. Những nét đặc sắc của con người VN qua VH HƯỚNG DẪN HỌC - SOẠN BÀI MỚI Xem các câu hỏi trong SGK và trả lời. Soạn bài mới: Họat động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiết: 3 , 5 HỌAT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Ngày soạn : 23-8-08 I. MỤC TIÊU : *Qua bài học : Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về hoạth động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ đó nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp. * Phương pháp : - Phát vấn - Tổng hợp - Làm bài tập ứng dụng. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC : * Ổn định – kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập và các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong sgk tr.14, 15 và 20, 21. * Giới thiệu vào bài học: * Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu bài T/gian Hoạt động của thầy và trò Tóm tắt bài học Tiết1 Tiết2 1.Hsinh đọc văn bản và trả lời theo SGK. YÊU CẦU : Hsinh phải xác định được : Nhân vật giao tiếp : Vua và các bô lão. Hoàn cảnh giao tiếp : Tại hội nghị Diên Hồng, khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta. Nội dung giao tiếp : Bàn về việc chống giặc xâm lược. Mục đích giao tiếp : Thể hiện sự đồng tâm nhất trí của triều đình và nhân dân. 2.Qua bài học Tổng quan văn học Việt Nam, hsinh rút ra được : Họat động giao tiếp diễn ra giữa Thầy và trò. Diễn ra theo kế hoạch, tổ chức của nhà trường. Nội dung có tính tổng hợp, khái quát về VHVN, có 3 vấn đề. Nhằm cung cấp kiến thức cơ bản, chung nhất về VHVN. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản (SGK) giúp Hsinh lĩnh hội vấn đề cụ thể, rõ ràng, khoa học. 3. Hsinh trả lời câu hỏi của từng bài luyện tập trong SGK. Gv hướng dẫn cho hsinh trả lời. Chủ yếu theo phương pháp phát vấn. Uốn nắn, chỉnh sửa nội dung phần trả lời của từng em I.THẾ NÀO LÀ H.ĐỘNG G.TIẾP BẰNG N.NGỮ?: 1.Khái niệm : HĐGT bằng ngngữ là hđộng trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chyếu bằng ptiện ngngữ (dạng nói và viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động 2.Hai quá trình giao tiếp : mỗi hđgt có 2 quá trình : -Tạo lập văn bản (do người nói, viết thực hiện). -Lĩnh hội văn bản (do người nghe, đọc thực hiện). Hai qtrình này diễn ra trong qhệ tương tác. 3.Sự chi phối của các nhân tố : đó là các nhân tố : -nhân vật giao tiếp. -hoàn cảnh giao tiếp. -nội dung giao tiếp. -mục đích giao tiếp. -phương tiện và cách thức giao tiếp. II. LUYỆN TẬP : theo SGK 1. phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao : Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng : -Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ? 2. Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi. 3. Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi. 4. Viết một đoạn thông báo ngắn theo chủ đề. 5. Xác định các nhân tố giao tiếp khi viết một bức thư. Từ đó xác định các nhân tố giao tiếp qua bức thư của Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH, tháng 9 năm 1945. CỦNG CỐ Xác định các quá trình giao tiếp. Nắm vững các nhân tố chi phối của họat động giao tiếp. HƯỚNG DẪN HỌC - SOẠN BÀI MỚI - Học thuộc các nhân tố chi phối của họat động giao tiếp . - Soạn bài mới : sau tiết 1 : Khái quát Văn học dân gian Việt Nam; sau tiết 2 : Văn Bản. Mỗi em sưu tầm một Quyết định, một bài Xã luận trên báo Nhân Dân và một Giấy Khai sinh để làm tài liệu học bài Văn bản. Tiết: 4 KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : Ngày soạn 24-8-08 * Qua bài học : - Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG và khái niệm về các thể loại ... u 1. Hoa quế rất nhỏ, vậy mà nghe thấy tiếng “ hoa quế rụng” " đêm rất tĩnh lặng và tâm hồn con người cũng rất bình yên . 2. Mối quan hệ giữa động – tĩnh, hình – âm - Hoa quế nhỏ vẫn nghe rụng. - Trăng lên không tiếng mà lại làm cho “ chim núi giật mình”. - Sau vài tiếng kêu thưa thớt của “ sơn điểu” đêm càng tĩnh lặng. "Cái tĩnh lặng của đêm cảm nhận qua những âm thanh khẽ khàng. 3. Vương Duy đã lấy cái động khẽ khàng của đêm để thể hiện cái tĩnh lặng trong trẻo của tâm hồn con người. 4. Củng cố, dặn dò - Phải nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ. - Học thuộc lòng các bài thơ – Soạn: Các hình thức kết cấu của VBTM. Tuần 17 Làm văn Tiết 51 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản TM: theo thời gian, không gian, logích của đối tượng và nhận thức của người đọc. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Văn thuyết minh là gì? - Có mấy kiểu thuyết minh? - Cho HS đọc bài tập. - GV phân nhóm cho HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày kết quả, GV nhận xét rút ý chính: + Xác định, mục đích, đối tượng từng văn bản? + Tìm ý chính để tạo thành nội dung thuyết minh? + Cách sắp xếp các ý? - GV hướng HS vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ. - Gợi ý cho HS làm bài tập. - Về nhà làm. * Văn thuyết minh: - Là kiểu văn bản nhằm giới thiệu trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật , hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội con người. - Có 2 kiểu: SGK I. Kết cấu của văn bản thuyết minh Đọc 2 văn bản và trả lời câu hỏi 1. Phân tích kết cấu của văn bản 1: a. Thuyết minh về: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Mục đích; Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần người dân Bắc Bộ. b. Ý chính - Thời gian, địa điểm. - Diễn biến: thi nấu cơm, chấm thi. - Ý nghĩa. c. Các ý được sắp xếp theo: - Trình tự logích: thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa. - Trình tự thời gian: thủ tục, diễn biến, chấm thi. 2. Phân tích kết cấu văn bản 2: a. Thuyết minh: về bưởi Phúc Trạch. Qua đó người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc , hương vị, sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. b. Ý chính - Hình dáng bên ngoài của bưởi PT. - Hương vị đặc sắc. - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng. - Danh tiếng của bưởi. c. Các ý được sắp xếp theo: - Trình tự không gian: từ ngoài vào trong. - Trình tự logích: phương diện khác nhau của quả bưởi, quan hệ nhân quả. 3. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh: là sự tổ chức , sắp xếp các thành tố thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh. II. Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập Bài tập 1 - Giới thiệu chung, tác giả, thể loại, nội dung. -Thuyết minh giá trị nội dung. - Giá trị nghệ thuật. Bài tập 2: HS chọn đối tượng - Thuyết minh về : vị trí , quang cảng, sự tích, sức hấp dẫn, giá trị. - Sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, logích. 4. Củng cố: theo mục tiêu. 5. Dặn dò: - Làm bài tập - Soạn: Làm dàn ý bài văn tuyết minh. ¯ Ngày soạn 20-11-08 Tuần 18 Làm văn Tiết 52 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý. - Củng cố kĩ năng lập dàn ý. - Vận dụng lập dàn ý có đề tài gần gũi với cuộc sống , học tập. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp hình thức thảo luận, thực hành. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết cấu của một văn bản tuyết minh? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Phát vấn câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK? - Muốn lập dàn ý bài văn thuyết minh trước hết phải làm gì? + Mở bài ? + Thân bài ? + Kết bài? -GV chốt lại phần ghi nhớ. - Chia nhóm cho HS thực hành. - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, củng cố. I. Dàn ý bài văn thuyết minh 1, 2: Lập dàn ý là một kĩ năng quan trọng khi tạo lập văn bản gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 3. So sánh bài văn tự sự – thuyết minh - Bài văn tự sự: thuật lại mở đầu câu chuyện, kết thúc. - Thuyết minh: Giới thiệu đối tượng thuyết minh, nhấn mạnh đối tượng, tạo ấn tượng. 4. Cả 4 ý. II.Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1. Xác định đề tài 2. Xây dựng dàn ý: a. Mở bài - Nêu đề tài TM. - Dẫn dắt tạo chú ý cho người đọc về đề tài TM: có thể nêu nhận xét khái quát , nêu một ấn tượng đặc biệt sâu sắc, dẫn một câu nói của danh nhân, một đoạn thơ một câu thơ nói về đối tượng đó. b. Thân bài - Tìm ý, chọn y.ù - Sắp xếp ý: trình bày theo trình tự nào cho phù hợp. * Cụ thể: - Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần giới thiệu các ý sau: Giới thiệu vị trí địa lí, những cảnh quan đặc sắc của đối tượng, cách hưởng ngoạn đối tượng. - Nếu giới thiệu thuyết minh về phong tục tập quán: thì có thể lần lượt nói rõ lịch sử hình thành, những biểu hiện cũng như thái độ tình cảm của con người đối với những phong tục tập quán đó. - Nếu đối tượng là một danh nhân văn hoá: thì có thể giới thiệu hoàn cảnh xã hội, thân thế và sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó . c. Kết bài - Nhấn lại đề tài TM. - Lưu lại suy nghĩ cảm xúc nơi người đọc. III. Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập Bài tập 1 a. Mở bài: Giới thiệu khái quát họ tên, tuổi, quê quán. b. Thân bài - Cuộc đời và sự nghiệp văn học. + Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn. + Các chặng đường sáng tác và tác phẩm chính. - Phong cách nghệ thuật. c. Kết bài - Khẳng định vị trí tác giả. - Suy nghĩ, cảm nhận về tác giả. Bài tập 2: Giới thiệu về một tấm gương học tốt a. Mở bài: Giới thiệu chung là ai ? ở đâu? b. Thân bài - Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập. - Quá trình phấn đấu trong học tập. - Kết quả học tập c. Kết bài - Khẳng định về tấm gương học tập. - Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và mọi người. 4. Củng cố, dặn dò: - Lập dàn ý bài tập 3, 4 trong SGK. - Soạn : Đọc thêm thơ Hai – kư của Ba-sô. ¯ Tuần 18 Đọc thêm Tiết 53 A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu được thơ hai -kư và đặc điểm của no.ù - Hiểu được ý nghĩa và đặc điểm của thơ hai- kư. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích các bài đọc thêm? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? + Tác giả? + Đặc điểm thơ Hai-kư? - Đọc văn bản và giải thích các từ khó. - HS chỉ ra các quí ngữ trong văn bản? - Phát vấn câu hỏi 1? - Liên hệ thơ NK, BHTQ. - Liên hệ CPN,NK. - Phát vấn câu hỏi 3 SGK? - Phát vấn câu hỏi 4 SGK? - Phát vấn câu hỏi 5 SGK? I. Tiểu dẫn 1. Ma-su-ô Ba-sô ( 1644-1694) Là bậc thầy của thơ hai-kư Nhật Bản. 2. Đặc điểm thơ hai-kư - Ngắn nhất thế giới: một bài có 17 âm tiết, 3 câu, không quá 10 chữ - Thường ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định (qua các “ quí ngữ ”chỉ mùa) để gợi cảm xúc, suy tư. II. Đọc –hiểu Bài 1: Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô được “ 10 mùa sương” (mùa thu). Nhưng đi rồi lại nhớ Ê-đô vì thấy Ê-đô thân thiết như quê hương " thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết với nơi mình ở. Bài 2: Ba- sô ở kinh đô Ki-ô-tô thời trẻ. Sau đó lên Ê-đô, 20 năm sau cuối đời ông trở lại. Nghe tiếng chim đỗ quyên hót (mùa hè) mà viết bài này. - Tiếng chim kêu tha thiết chỉ sự thương tiếc thời gian, thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Bài 3: Năm 40 tuổi, Ba-sô làm cuộc du hành đến Kan-sai gần quê nhà. Về đến nhà hay tin mẹ mất.Cầm di vật là mớ tóc bạc đau đớn viết bài thơ này. - Làn sương thu: là giọt lệ như sương hay mái tóc mẹ như sương, hay cuộc đời như sương ngắn ngủi, vô thường " bài thơ mờ ảo, đa nghĩa. Bài 4: Trong “ Du kí phơi thân đồng nội”(1685). Ba-sô kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng bỗng nghe tiếng vượn hú gợi ông nhớ đến tiếng khóc của em bé bị bỏ rơi trong rừng( không phải vì cha mẹ độc ác mà vì mất mùa không nuôi nỗi con ). - Tiếng gió mùa thu: Như than khóc cho nỗi buồn con người. Nỗi buồn ấy nâng giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. Bài 5: Được sáng tác khi Ba-sô đi du hành qua một cáng rừng thấy chú khỉ nhỏ lạnh run tưởng tượng chú khỉ thầm ước có một chiếc áo tơi che mưa che lạnh. - Hình ảnh chú khỉ: gợi hình ảnh người nông dân Nhật Bản, em bé nghèo co ro vì lạnh. " Lòng yêu thương đối với người nghèo khổ. Bài 6: Bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân (hoa đào). Xung quanh hồ Bi-wa trồng nhiều hoa đào. Gió thổi " hoa rụng " làm mặt hồ gợn sóng " triết lí sâu sắc: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ thể hiện bằng hình tượng giản dị, nhẹ nhàng " cảm thức thẩm mĩ. Bài 7: Sáng tác trong một lần Ba-sô leo lên núi đá để thăm chính điện chùa Riu-sa-ku-ji. Tiếng ve là thanh, đá là vật. Trong cảnh u tịch ,vắng lặng nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm vào đá " liên tưởng độc đáo, kì lạ, không khoa trương. Bài 8: Viết ở Ô-sa-ka(1694) là bài thơ từ thế. Trước đó ông thấy mình rất yếu như cánh chim sắp bay khuất vào chân trời vô tận. Nhưng cả cuộc đời Ba-sô là lang thang, phiêu bồng, lãng du nên ông vẫn còn lưu luyến- tiếp tục đi bằng hồn mình. " Ta như thấy hồn Ba-sô lang thang trên khắp cánh đồng hoang vu.
Tài liệu đính kèm: