Giáo án Tự chọn - Tiết 8 đến tiết 11

Giáo án Tự chọn - Tiết 8 đến tiết 11

I. Mục tiêu bài học

 1/ Kiến thức - Giúp HS:

- Nắm được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.

- Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.

- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.

- Tích hợp với kiến thức môi trường.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại; phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm.

3/ Thái độ: HS luôn có thái độ trân trọng ước mơ, niềm tin của những con ngời nghèo khổ.

 II. Chuẩn bị của GV- HS

+ GV: Bài soạn, SGK ngữ văn 11 chuẩn.

+ HS : Vở ghi, SGK ngữ văn 11 chuẩn, vở soạn.

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1788Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn - Tiết 8 đến tiết 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: tại lớp 11B7 - Sĩ số:
 Tiết 8: Thạch Lam và Hai đứa trẻ 
I. Mục tiêu bài học 
 1/ Kiến thức - Giúp HS:
- Nắm được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ.
- Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
- Tích hợp với kiến thức môi trường.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại; phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm.
3/ Thái độ: HS luôn có thái độ trân trọng ước mơ, niềm tin của những con ngời nghèo khổ.
 II. Chuẩn bị của GV- HS
+ GV: Bài soạn, SGK ngữ văn 11 chuẩn.
+ HS : Vở ghi, SGK ngữ văn 11 chuẩn, vở soạn.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1.
Học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về Thạch Lam 
H/s làm việc cá nhân => giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
- Trong chương trình ngữ văn THCS em đã được học những tác phẩm nào của Thạch Lam? 
CH : Cho biết những nét cơ bản về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam ? 
Hoạt động 2 : Tóm tắt t/p Hai đứa trẻ của Thạch Lam ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản
CH bức tranh đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối và đêm xuống được miêu tả như thế nào ? 
- màu sắc
- âm thanh 
- cảnh vật
CH : Cảnh đêm tối được miêu tả như thế nào ? 
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- Thạch lam: 1910-1942. Tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Bút danh Việt Sinh.
- Tuy là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn
( em ruột của Nhất Linh - Hoàng Đạo), nhưng văn chương của Thạch Lam lại hướng về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, tri thức nghèo và người lao động.
- Sở trường viết truyện ngắn: Loại truyện tâm tình, truyện không có truyện. Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
- Thế giới nhân vật thường là tầng lớp tiểu tư sản nghèo tầng lớp nông dân với cuộc sống vất vả, cực nhọc, bế tắc. Vì vậy nhân vật thường mang tâm trạng cảm xúc, cảm giác nhiều hơn là tư duy.
- Thạch Lam là người đem chất thơ vào văn xuôi. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết với tấm lòng đôn hậu, nhậy cảm , tinh tế với mọi biến thái tâm trạng của lòng người.
2. Các tác phẩm chính: 
+ Gió lạnh đầu mùa: Truyện ngắn 1937
+ Nắng trong vườn: Truyện ngắn 1938
+ Ngày mới: Tiểu thuyết 1939
+ Theo dòng: Bình luận văn học 1941
+ Sợi tóc: Tập truyện ngắn 1942
+ Hà Nội băm sáu phố phường: Bút ký 1943
+ Hà Nội ban đêm: Phóng sự 1936
+ Một tháng ở nhà thương: Phóng sự 1937
3. Giới thiệu tác phẩm: Hai đứa trẻ.
- Xuất xứ: In trong tập Nắng trong vườn 1938 
- Bút pháp: Hiện thực và lãng mạn trữ tình
- ND : Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống của những người dân nghèo ở một phố huyên nhỏ. Mổc dù sống trong nghèo đói tăm tối, bế tắc nhưng họ vẫn luôn ước mơ về cuộc sống tốt đẹp,tươi sáng hơn. 
II. Đọc- hiểu văn bản
 Thể loại. Truyện ngắn trữ tình. 
III. Tìm hiểu văn bản
1.Bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo.
a) Cảnh vật lúc chiều tối và đêm xuống.
* Cảnh ngày tàn
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không 
+ Tiếng ếch nhái.
+ Tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh: Phương tây đỏ rực
- Một chiều êm ả như ru và thoảng qua gió mát..
-> Cảnh vật đẹp và buồn, rất quen thuộc ở mỗi miền quê Việt Nam.
* Cảnh chợ tàn
- Chợ đã vãn từ lâu, 
- Trên đất chỉ còn rác rởi, vỏ bởi, vỏ thị và lá nhãn
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, ...
-> Cảnh chợ tàn ở phố huyện Cẩm Giàng và cũng là của nhiều phố huyện nghèo ngày xa
* Cảnh đêm tối
 Bóng tối
 ánh sáng
- Trời nhá nhem tối
 -Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối
- Tối hết cả con 
đường 
=> Bóng tối bao trùm tất cả (cảnh thiên nhiên và con người).
- ánh sáng chỉ hé ở khe cửa; chấm lửa nhỏ ở bếp lửa bác phở Siêu; tha thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa; 
=> ánh sáng thì yếu ớt, le lói
=> Bóng tối át cả ánh sáng, một vài ánh sáng nhỏ nhoi khiến bóng tối càng thêm dày đặc. Tóm lại: Cảnh vật lúc chiều tối và đêm xuống gần gũi, thân thiết, bình dị và nên thơ, gợi nỗi buồn man.
 3/ Củng cố 
	- Nắm được nội dung bài học
	- Vài nét về tác giả - tác phẩm
 4/ Hướng dẫn học bài ở nhà.
	- HS học bài, 
	- Chuẩn bị bài giờ sau học tiếp 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tu chon 11 tu tiet 8 den tiet 11.doc