Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 62 đến tiết 72

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 62 đến tiết 72

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức

- Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn thuyết minh: phân tích đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, giải thích trong văn thuyết minh.

2- Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết thành thạo văn thuyết minh, tạo sự lô gich hấp dẫn trong bài văn.

3- Về tư tưởng

- Có ý thức làm bài tự lập.

II- Đề bài

Câu 1: Nêu các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh? Tại sao một văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác?

 

doc 28 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1611Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 62 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 62 + 63 BÀI VIẾT SỐ 5
- Ngày soạn bài: 19.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức
- Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn thuyết minh: phân tích đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, giải thích trong văn thuyết minh.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết thành thạo văn thuyết minh, tạo sự lô gich hấp dẫn trong bài văn.
3- Về tư tưởng
- Có ý thức làm bài tự lập.
II- Đề bài
Câu 1: Nêu các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh? Tại sao một văn bản 	 thuyết minh cần có tính chuẩn xác?
Câu 2: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
III- Đáp án
Câu 1: 
- Về kiến thức: 
	+ HS cần nêu được các kết cấu của bài văn thuyết minh.
	+ Một văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác và hấp dẫn vì nếu không có hai yếu tố đó văn bản thuyết minh sẽ thiếu tính hấp dẫn, không có sức thuyết phục.
- Thang điểm: mỗi ý đúng 1 điểm.
Câu 2:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách trình bày một bài làm văn thuyết minh về một tác giả văn học.
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1- Thuyết minh một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi.
=> Nguyễn Trãi là một nhà văn lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới và cũng là người phải chịu nỗi oan khiên lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc
2- Đưa dẫn chứng một số tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi vào bài viết.
3- Sử dụng kết hợp các hình thức kết cấu, tính chuẩn xác của văn thuyết minh vào bài viết.
* Thang điểm.
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên.
- Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
* HS VIẾT BÀI.
V- Tự rút kinh nghiệm
..
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 64 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
- Ngày soạn bài: 22.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
- Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt .
-Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc.
- Kiến thức trọng tâm: 
	+ Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt.
	+ Sử sụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
	+ Vận dụng làm bài tập.
2- Về kĩ năng
- Vận dụng được những kiến thức đó vào việc nói viết có chuẩn mực và hiệu quả.
3- Về tư tưởng
- Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt - tài sản lâu đời và vô cùng qúy báu của dân tộc.
II- Phương pháp
	Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn bản in giữa mục I và 1.
? Thế nào là tiếng Việt? 
+ HS trả lời.
? Lịch sử dày truyền thống về tiếng Việt ntn?
+ HS trả lời.
? Tiếng Việt trong thời kì dựng nước có đặc điểm như thế nào?
+ HS nêu đặc điểm.
- GV nhấn mạnh.
? Theo em, tiếng Việt có họ hàng với những ngôn ngữ nào??
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
+ Học sinh: So sánh tiếng Việt - Mường.
? Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Tại sao lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán?
+ Học sinh tìm hiểu các phương thức vay mượn tiếng Hán của tiếng Việt.
- GV nhấn mạnh.
? Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Đặc điểm của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc?
- GV nhấn mạnh.
? Chữ Quốc ngữ ra đời có vai trò như thế nào?
- GV nhấn mạnh.
? Tiếng Việt từ sau Cách mạnh tháng Tám đến nay?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Phiên âm thuật ngữ KH chủ yếu?
- GV nhấn mạnh ý.
? Vay mượn thuật ngữ KHKT của tiếng nước nào?
- GV nhấn mạnh ý.
? Từ ngữ ngày nay có tính chất như thế nào?
? Tiếng Việt đã sử dụng những chữ viết nào?
- Chữ Hán?
- Chữ Nôm?
- Chữ Quốc ngữ?
I- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
- Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
- Là ngôn ngữ toàn dân, dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, Tiếng Việt được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội.
1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
a- Nguồn gốc tiếng Việt 
- Có nguồn gốc từ tiếng bản địa (Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
- Nguồn gốc và tiến tình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt.
- Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
- Họ ngôn ngữ Nam Á được phân chia thành các dòng: 
+ Môn- Khmer (Nam Đông Dương và phụ cận Bắc Đông Dương) => là hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy tên cho cách gọi chung vì hai ngôn ngữ này sớm có chữ viết.
+ Môn - Khmer được tách ra thành tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ), và cuối cùng tiếng Việt Mường lại được tách ra thành Tiếng Việt và Tiếng Mường. Ta so sánh:
 Việt Mường
 ngày ngài
 mưa mươ
 trong tlong
2- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái (ngữ âm và ngữ nghĩa)
- Ảnh hưởng sâu rộng nhất phải kể đến tiếng Hán. Có sự vay mượn và Việt hoá ngôn ngữ Hán về âm đọc, ý nghĩa
- Tiếng Việt và tiếng Hán không cùng nguòn gốc và không có quan hệ họ hàng. Nhưng trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay mượn rất từ ngữ Hán.
 + Vay mượn trọn vẹn từ ngữ Hán, chỉ Việt hoá âm đọc: tâm, tài, sắc, mệh, độc lập, tự do,.
+ Vay mượn một yếu tố, đảo vị trí các yếu tố, sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt, biến đổi nghĩa: bao gồm, sống động, thiên thanh -> trời xanh, hồng nhan -> má hồng, thủ đoạn có nghĩa xấu trong tiếng Việt,...
3- Tiếng Việt dưới thời kì dộc lập tự chủ
- Tiếng Việt thời kì này phát triển ngày càng tinh tế uyển chuyển.
- Ngôn ngữ - văn tự Hán được chủ động đẩy mạnh.
- Nhờ quá trình Việt hoá từ chữ Hán, chữ Nôm ra đời trên nền tự chủ, tự cường của dân tộc.
-Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định được những ưu thế trong sáng tác văn chương (âm thanh, màu sắc, hình ảnh).
4- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Chữ Hán mất vị trí độc tôn, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép
- Ngôn ngữ: ngoại giao, giáo dục, hành chính lúc này bằng tiếng Pháp.
- Chữ quốc ngữ ra đời, thông dụng và phát triển đã nhanh chóng tìm được thế đứng. Báo chí chữ quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh mẽ từ những năm 30 thế kỉ XX.
- Ý thức xây dựng tiếng Việt được nâng lên rõ rệt (Danh từ khoa học 1942 -GS. Hoang Xuân Hãn).
- Tiếng Việt góp phần cổ vũ và tuyên truyền cách mạnh, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- Tiếng Việt phong phú hơn về các thể loại, có khả năng đảm đương trách nhiệm trong giai đoạn mới.
5- Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
- Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia có đầy đủ chức năng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phiên âm thuật ngữ KH của phương Tây (chủ yếu qua tiếng Pháp).
- Vay mượn thuật ngữ KH-KT qua tiếng TQ (đọc theo âm Hán-Việt).
- Đặt thuật ngữ thuần Việt
=> Nhìn chung tiếng Việt đã đạt đến tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam .
II- CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT
- Chữ Hán: do ảnh hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc (phong kiến phương Bắc TQ)
- Chữ Nôm: khi ý thức tự chủ tự cường của dân tộc lên cao, đòi hỏi cần có một thứ chữ của dân tộc.
- Chữ quốc ngữ: do giáo sĩ phương Tây dùng con chữ La tinh ghi âm tiếng Việt (1651).
=> Chữ viết tiếng Việt ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân tộc theo chiều dài lịch sử xã hội Việt Nam.
III- LUYỆN TẬP
- Bài tập 1, 2, 3 SGK
Bước 4- Củng cố: (3’) HS cần nắm được nội dung bài giảng.
	- Lịch sử tiếng Việt trải qua các thời kì.
	- Tiếng Việt từ khi ra đời đến nay đã sử dụng những loại chữ nào?
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Làm bài tập phần luyện tập.
-Soạn bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 65 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
NGÔ SĨ LIÊN
- Ngày soạn bài: 22.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
- Kiến thức chung: giúp HS
+ Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của 1 tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử - Trần Quốc Tuấn.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Tài năng và đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và hiểu được những bài học ông để lại cho đời sau.
+ Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật của tác giả.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận nhân vật văn học.
3- Về tư tưởng
- Qua nhân vật Trần Quốc Tuấn hình thành lí tưởng sống đúng đắn, đúng đạo lí truyền thống của dân tộc, rút ra được những bài học quý giá cho bản thân.
II- Phương pháp
	Đọc – hiểu. Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
10’
15’
5’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm.
? Hãy nêu khái quát những nét cơ bản về tác giả Ngô Sĩ Liên?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
? Nêu những hiểu biết của em về cuốn sách Đại Việt sử kí toàn thư?
+ HS nêu câu trả lời.
- GV gọi HS đọc tác phẩm và phần giải thích từ khó cuối chân trang sách.
+ HS đọc văn bản.
? Hãy cho biết văn bản có bố cục ntn?
Hoạt động 2
- GV hướng  ... ũng như trong đời sống.
II- Phương pháp
	Ôn – luyện, đàm thoại, tích hợp. Nêu vấn đề tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (7’)
? Đoạn văn là gì? Một đoạn văn cần phải đạt những yêu cầu nào?
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
20’
15’
10’
35’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn, sự khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh.
? Đoạn văn là gì? Nội dung và hình thức của đoạn văn có kết cấu ntn?
- GV mở rộng: Hiện nay có nhiều cách hiểu về đoạn văn khác nhau, nhưng có thể quy về một số cách hiểu chính như sau: 
- Đoạn văn được dùng để chỉ sự “phân đoạn nội dung” của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan niệm này thường gặp ở câu hỏi, kiểu như: “Bài này được được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?...”. Như vậy đoạn có thể rất dài, bao gồm nhiều phần xuống dòng, nhưng cũng có thể chỉ là một phần xuống dòng. Đoạn trong những trường hợp này được quan niệm như một đơn vị có sự hoàn chỉnh nhất định về mặt nội dung.
- Đoạn văn được hiểu là sự “phân đoạn mang tính chất hình thức” Cách hiểu này thường gặp trong các cách nói như: “Mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng.”
=> Nếu chỉ nhấn mạnh vào hình thức của đoạn văn sẽ phiến diện và rất khó cho việc giải quyết vấn đề “đoạn văn” trong môn Làm văn ở nhà trường.
? Theo em, giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh có những điểm gì giống và khác nhau?
+ HS suy nghĩ, so sánh, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Hãy nêu cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh? Vai trò của từng đoạn?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh ý.
Hoạt động 2
- GV giúp HS tìm hiểu cách viết đoạn văn thuyết minh.
? Giả sử phải viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà văn, một nhà khoa học, em sẽ thực hiện công việc gì?
+ HS tìm hiểu, trả lời.
- GV nhấn mạnh: mỗi đoạn văn được tách đọc lập bao giờ cũng mang 1 nội dung hoàn chỉnh. Nhưng nếu đoạn văn nằm trong một bài văn thì nó có quan hệ với đoạn văn đứng trước và sau nó.
- GV gọi HS đọc to, rõ ràng đoạn văn trong SGK.
+ HS đọc bài.
- GV gọi HS nhận xét HS theo gợi ý (Mục đích của đoạn văn? Đoạn văn sử dụng PPTM nào? Từ đoạn văn em rút ra được bài học gì cho bản thân?)
- GV gọi HS đọc ghi nhớ và yêu cầu HS nhớ ngay tại lớp.
+ HS đọc ghi nhớ và học bài.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS luyện tập các bài tập trong SGK.
- GV định hướng cho HS viết một đoạn văn ngắn về một tác giả trong chương trình học.
+ HS thảo luận làm bài tập. Sau đó cử đại diện nhóm trình bày, cả lớp góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh.
I- ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1- Khái niệm về đoạn văn
* Khái niệm:
- Các nhà nghiên cứu đã thống nhất: “Đoạn văn là một thủ pháp tổ chức văn bản nhằm giúp người đọc tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản một cách thuận lợi nhất. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, liền kề với câu nhưng trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (thực chất là dấu ngắt câu của câu cuối cùng trong đoạn văn)”.
* Về mặt nội dung: 
- Đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh. 
- Tính hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh không quyết định bản chất của việc tổ chức đoạn văn.
- Khi đoạn văn đạt mức hoàn chỉnh về nội dung, nó sẽ trùng với chỉnh thể trên câu (một khái niệm khá phức tạp, không có điều kiện trình bày ở bài này). 
- Đoạn văn trùng với chỉnh thể trên câu có thể được gọi là “đoạn ý” (hay “đoạn nội dung”). 
- Những đoạn văn không hoàn chỉnh về nội dung có thể được gọi là “đoạn lời” (hay “đoạn diễn đạt”).
* Về mặt hình thức: 
- Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. 
- Tính hoàn chỉnh này được thể hiện ra bằng những dấu hiệu tự nhiên của đoạn như: lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu dòng, có dấu kết đoạn. 
- Đây là những dấu hiệu giúp ta có thể dễ dàng nhận ra ranh giới giữa các đoạn văn trong văn bản.
Ví dụ: Anh càng hết sức để hát, để đàn và đểkhông ai nghe. Bởi vìĐường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải. lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng.
	 (Nguyễn Công Hoan)
2- Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
- Giống nhau: đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn.
- Khác nhau:
Đoạn văn tự sự
Đoạn văn thuyết minh
Kể lại câu chuyện, có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất hấp dẫn, xúc động.
Giải thích cho người đọc hiểu thông qua các tri thức được cung cấp, không có yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự.
3- Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh
- Câu mở đoạn: là giới thiệu nội dung toàn đoạn
- Câu tiếp: thuyết minh cụ thể vào vấn đề;
- Câu kết đoạn: khẳng định lại kết quả của việc thuyết minh.
II- VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
1- Các bước để tiến hành một bài văn thuyết minh
- Bước 1: Xác định đối tượng cần thuyết minh.
VD: Thuyết minh về 1 tác giả văn học (một nhà văn, nhà thơ).
+ Truyết minh về một tác phẩm văn học.
+ Thuyết minh về một người tốt, việc tốt
- Bước 2: Xây dựng dàn ý cho bài viết (theo kết cấu 3 phần của đoạn văn).
- Bước 3: Diễn đạt các ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Bước 4: Hoàn thành văn bản và sửa lỗi.
2- Nhận xét đoạn văn nói về Anh-xtanh
- Mục đích: đây là đoạn văn thuyết minh về nghịch lí giữa thời gian và tốc độ.
- Phương pháp thuyết minh: giải thích, nêu số liệu và so sánh.
- Ý nghĩa, bài học: Khuyên ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có năng suất và hiệu quả, nếu cứ lười biếng rong chơi thì sẽ bị “lão hoá” với tốc độ khủng khiếp của ánh sáng.
* Ghi nhớ (SGK – Tr.63)
III- LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Viết một đoạn văn
(HS làm bài)
Bài tập 2 (Về nhà làm)
Bước 4- Củng cố: (1’) HS cần nắm được nội dung bài giảng. 
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Làm bài tập 2 phần luyện tập.
- Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o******
Tên bài soạn
Tiết 72 - TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
	 - RA ĐỀ BÀI SỐ 6 (Văn thuyết minh)
 (Bài làm ở nhà)
- Ngày soạn bài: 25.02.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là kĩ năng chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về nhân vật lịch sử.
- Củng cố và rèn luyện thêm về cách vận dụng các phương pháp thuyết minh và hình thức, kết cấu của văn bản thuyết minh.
2- Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết một bài văn thuyết minh.
3- Về tư tưởng
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh.
II- Phương pháp
	Phân tích. Nêu vấn đề tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
5’
10’
20’
5’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu học sinh phân tích đề bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại mục đích thuyết minh và yêu cầu của đề bài (hình thức, thể loại).
+ HS thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 2
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm trong bài viết của HS.
- GV yêu cầu HS tự nhận xét về bài viết của mình (1 số em đạt điểm khá, trung bình, yếu) để từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm trong bài viết.
+ HS làm việc cá nhân.
Hoạt động 3
- GV trả bài và hướng dẫn HS chữa đề.
- GV cho HS xác định những ý chính cần có trong bài viết để HS định hướng được kiến thức trong bài làm.
+ HS thảo luận nhóm, trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc những bài khá, TB và yếu để rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4
- GV ra đề cho HS về nhà làm.
- GV đưa ra yêu cầu chung đối với bài viết.
I- PHÂN TÍCH ĐỀ
- Thuyết minh, giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: cuộc đời, sự nghiệp, 
- Yêu cầu: cung cấp cho người đọc những hiểu biết đầy đủ, khách quan, chính xác về một tác giả văn học.
- Cách làm: quan sát, ghi chép, tham khảo các tài liệu viết về tác giả Nguyễn Trãi.
- Phương pháp: sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh đã học.
- Viết văn bản: đảm bảo kết cấu 3 phần của bài văn, đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức của văn bản.
II- NHẬN XÉT CHUNG
1- Ưu điểm
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài.
- Bài viết đi đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều em nghiêng về phân tích.
- Đa số các em làm được bài.
2- Nhược điểm
- Nhìn chung các em vẫn chưa nắm vững được phương pháp cũng như mục đích yêu càu của một bài văn thuyết minh.
- Bài viết nghiêng về phân tích nên chưa có sự lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
- Nhiều em diễn đạt chưa lô gich, chưa biết cách sắp xếp giữa các ý.
- Còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ
III- CHỮA ĐỀ; TRẢ BÀI
1- Trả bài 
2- Chữa đề
HS có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý:
- Cuộc đời Nguyễn Trãi: quê quán, hoàn cảnh xuất thân, giai đoạn lịch sử tác giả sống
+ NT trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1380 – 1418).
+ NT trong thời gian khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428).
+ NT sau khởi nghĩa LSơn (1428 – 1442).
- Sự nghiệp văn học của NT: chữ Hán, chữ Nôm, nội dung nghệ thuật
3- Đọc bài mẫu
IV- RA ĐỀ LÀM VĂN SỐ 6
 Giới thiệu một tác phẩm văn học đã để lại cho anh (chị) nhiều ấn tượng sâu sắc..
- Yêu cầu: Vận dụng các phương pháp thuyết minh và hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
+ Giới thiệu một tác phẩm văn học để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
+ Phân tích qua những đặc điểm, hình thức và nội dung của tác phẩm.
+ Từ đó, rút ra ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cho biết tác phẩm để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc nào?
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được những vấn đề đặt ra trong phần trả bài. 
Bước 5- Dặn dò: (2’) 
- Về nhà làm bài, tuần sau nộp. 
- Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o******

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 thang 2 VA.doc