Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 55 đến tiết 61

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 55 đến tiết 61

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức: Giúp HS

- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

2- Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh.

3- Về tư tưởng

- Biết nhận diện một bài văn thuyết minh theo các kiểu kết cấu, để từ đó vận dụng vào thực tiễn viết văn thuyết minh trong nhà trường và trong cuộc sống.

II- Phương pháp

 - Phát vấn, đàm thoại, đọc hiểu.

 - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.

 

doc 25 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1470Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 55 đến tiết 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 55 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA
 VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Ngày soạn bài:03.01.2010
- Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh.
3- Về tư tưởng
- Biết nhận diện một bài văn thuyết minh theo các kiểu kết cấu, để từ đó vận dụng vào thực tiễn viết văn thuyết minh trong nhà trường và trong cuộc sống.
II- Phương pháp
	- Phát vấn, đàm thoại, đọc hiểu.
	- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ:
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
7’
10’
10’
5’
10’
Hoạt động 1
- GV giúp HS nhận diện khái niệm về văn bản thuyết minh và các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
+ HS đọc SGK.
? Thế nào là văn bản thuyết minh?
+ HS suy nghĩ, trả lời theo sự hiểu biết của bản thân.
? Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản viết như thế nào?
? Có bao nhiêu kiểu văn bản thuyết minh?
+ HS trả lời dựa vào SGK.
Hoạt động 2
- GV giúp HS tìm hiểu các ví dụ trong SGK theo yêu cầu.
* Ví dụ 1: SGK-Tr.166.
? Mục đích đối tượng của văn bản này là gì?
+ HS trả lời.
? Các ý chính của văn bản này? Giới thiệu vấn đề gì?
+ HS trả lời.
? Cuộc thi thường được diễn ra như thế nào và ở đâu?
- Thể lệ và hình thức?
- Nội dung?
- Ý nghĩa?
+ HS trả lời. 
? Các ý đó được sắp xếp như thế nào?
+ HS suy nghĩ, trả lời.
* Ví dụ 2: SGK-Tr.167
? Mục đích đối tượng của văn bản này là gì?
? Nội dung chính?
? Quả bưởi nơi đây được miêu tả như thế nào.
+ HS trả lời dựa vào SGK.
? Công dụng của bưởi Phúc Trạch.
+ HS trả lời dựa vào SGK.
? Ý nghĩa, danh tiếng.
+ HS trả lời.
? Các ý trong văn bản được sắp xếp như thế nào.
+ Học sinh nêu kết cấu của văn bản thuyết minh.
- GV nhấn mạnh lại kết cấu của văn bản thuyết minh.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
+ HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS luyện tập bài tập trong SGK.
- GV gợi ý
+ Bài thơ có thể lựa chọn 1 trong các hình thức kết cấu: theo trình tự lô gich, theo trình tự tổng hợp.
+ Không thể chọn hình thức kết cấu theo trình tự thời gian, vì nội dung và hình thức bài thơ không thể hiện kết cấu này.
+ HS tìm hiểu bài tập và viết bài.
I- KHÁI NIỆM 
1- Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.
- Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
+ Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp.
+ Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng.
2- Kết cấu của văn bản thuyết minh
a- Văn bản 1: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”.
a- Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây 
b- Các ý chính:
+ Giới thiệu sơ lược về làng Đồng Vân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây 
+ Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng riêng.
+ Luật lệ và hình thức thi.
+ Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi).
+ Đánh giá kết quả.
+ Ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn
c- Cơ sở của cách sắp sếp: sự việc có mở đàu, kết thúc. Tôn trọng sự thật và cốt là để người đọc hình dung được cuộc thi.
d- Các ý được sắp xếp theo trật tự thời gian và diễn biến sự việc lô gích.
b- Văn bản 2: “Bưởi Phúc Trạch”.
a- Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh.
b- Các ý chính:
+ Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh).
+ Miêu tả hình dáng quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng).
+ Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đậm mà ngọt thanh).
+ Ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi.
+ Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên.
+ Bưởi đến các trạm quân y.
+ Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng.
+ Trước CM có bán ở Hồng Kông, theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp.
+ Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương”
c,d- Cách sắp xếp là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Được giới thiệu theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong), hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. Trình tự hỗn hợp.
* Tóm lại: kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.
* Ghi nhớ: (SGK – Tr.168)
II- LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp 
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là rể Trần Quốc Tuấn.
- Đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão.
- Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh.
- So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước.
Bài tập 2: HS tự làm.
(Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Trùng Khánh – Thác Bản Giốc).
Bước 4- Củng cố: (2’) Theo nội dung từng phần.
Bước 5- Dặn dò: (1’) Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
V- Tự rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 56 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUYẾT MINH
- Ngày soạn bài:03.01.2010
- Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng lập dàn ý về văn thuyết minh để lập được dàn ý cho một văn bản thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc.
- Kiến thức trọng tâm: biết cách sắp sếp dàn ý cho bài văn thuyết minh.
2- Về kĩ năng
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
3- Về tư tưởng
- Vận dụng một cách khoa học, để sắp xếp thời gian và xác định đề tài trong văn thuyết minh và trong đời sống.
II- Phương pháp
	- Phát vấn, đàm thoại, đọc - hiểu.
	- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ (5’):
? Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào?
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
5’
20’
10’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.
? Hãy nêu bố cục của một bài văn nghị luận?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh ý: một bài văn nghị luận thường có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu vấn đề.
+ Thân bài: nội dung chính của vấn đề.
+ Kết bài: nêu cảm nhận, suy nghĩ của người viết.
=> Bố cục 3 phần là phù hợp với bài văn thuyết minh bởi văn thuyết minh là kết quả của làm văn, cũng có lúc người viết phải miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK.
VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.
-Nêu sở thích của cá nhân.
-Vì sao lại thích?
-Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?..
- Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào?
? Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào?
+ HS trả lời.
? Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện?
? Tìm ý, chọn ý phải như thế nào?
? Thế nào là “Sắp xếp ý”?
+ HS trả lời.
? Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào?
(Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau)
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và nhớ ngay tại lớp.
+ HS đọc thuộc lòng ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS làm một đề bài theo yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý theo gợi dẫn.
? Cần có cách thưa gửi như thế nào?
? Công việc em yêu thích là gì?
? Tại sao lại yêu thích?
+ Học sinh thảo luận, làm bài tập.
I- DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
- Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới.
- Trình tự sắp xếp phần thân bài: 
+ Trình tự thời gian.
+ Trình tự không gian (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong...).
II- LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1- Xác định đề tài
- Đề tài viết về vấn đề gì?
- Đề tài đó như thế nào?
- Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân...
- Cần lựa chọn kiểu kết cấu nào cho phù hợp với nội dung đề tài?
2- Lập dàn ý: Thường gồm 3 phần:
a- Mở bài:
- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào)
- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).
b- Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không?
- Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy.
c- Kết bài:
- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
* Ghi nhớ: (SGK – Tr.171).
III- LUYỆN TẬP
Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích.
* Mở bài:
- Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe.
- Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn.
* Thân bài:
- Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon.
- Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm.
- Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em...
* Kết bài:
- Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân.
- Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,...
- Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc...
Bước 4- Củng cố: (2’) Theo nội dung từng phần.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Hoàn thành bài tập đã cho trên lớp.
- Soạn bài: Lập d ... p kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
10’
10’
1’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn.
? Phần Tiểu dẫn nêu những nội dung gì?
- Lời tựa: sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá tinh thần của tổ tiên ông cha là một công việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn, đặc biệt là những thời kì xa xưa, hoặc sau chiến tranh. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những trí thức thời Lê ở thế kỉ XV đã không tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó. Sau khi hoàn thành Trích diễm thi tập, ông lại tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách với người đọc.
- GV gọi HS đọc văn bản, yêu cầu: đọc chậm rãi, rõ ràng.
+ Gọi 1 HS khác đọc phần chú thích để HS hiểu rõ hơn nội dung văn bản.
- GV nhận xét.
? Văn bản có kết cấu mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Luận điểm ở đoạn 1 tác giả nêu là gì? Tác giả chọn cách lập luận nào để luận chứng? Tại sao tác giả không bắt đầu bài tựa bằng cách trình bày nhưng công việc sưu tầm của mình mà lại giải quyết trước hết luận điểm?
+ HS lần lượt trả lời, thảo luận và phân tích theo định hướng.
? Phát hiện và phân loại các luận cứ của tác giả về các nguyên nhân thơ văn thất truyền hay là những khó khăn của việc sưu tầm. Trong từng nguyên nhân, người viết đã sử dụng phương pháp lập luận nào? Tác dụng?
+ HS lần lượt tìm các nguyên nhân chính và thảo luận, nêu vấn đề.
? Bên cạnh luận điểm, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, đọc đoạn văn trên, ta còn thấy hé mở thêm điều gì?
+ HS suy luận, trả lời.
? Qua việc phân tích, cho thấy tâm trạng gì của Hoàng Đức Lương? Qua đó cho thấy ông là người ntn?
+ HS suy luận, trả lời.
? Quá trình hình thành Trích diễm thi tập được tác giả thuật lại ntn?
+ HS tìm hiểu, trả lời.
? So với các đoạn trên, về giọng điệu, đoạn văn vừa đọc có gì khác?
? Đọc đoạn văn, hiểu được tâm sự của Hoàng Đức Lương, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
- Dự kiến trả lời: Bài tựa vừa mang giá trị văn hóa, vừa mang ý nghĩa lịch sử, tác phẩm chính là đường dẫn cho chúng ta đến với thơ văn xưa. Qua bài tựa, người đọc cảm nhận được niềm tự hào, lòng trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.
- GV hướng dẫn HS tổng kết.
? Em hãy nhận xét nội dung và nghệ thuật tác phẩm?
- Tham khảo phần ghi nhớ SGK.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tiểu dẫn
a- Tác giả
- Hoàng Đức Lương quê Văn Giang, Hưng Yên, ngụ ở gia Lâm (Hà Nội). Đỗ tiến sĩ năm 1478 và viết bài tựa năm 1479.
b- Thể loại “Tựa”
- Nhan đề: Tựa là bài viết thường đặt ở đầu sách như: Lời nói đầu, Lời giới thiệu... do chính tác giả hoặc người khác viết nhằm mục đích giới thiệu rõ thêm với độc giả về cuốn sách, động cơ, mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội dung hoặc tâm tư của tác giả hay những nhận xét đánh giá, phê bình, cảm nhận của người đọc.
- Tựa thường được viết bằng thể văn xuôi nghị luận hoặc thuyết trình, biểu cảm, nghị luận kết hợp với nhau.
2- Tác phẩm
a- Đọc và giải thích từ khó
b- Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu ... rách nát tan tành.): những nguyên nhân khiến thơ văn bị thất truyền.
- Phần 2 (Đoạn còn lại): Thái độ, suy nghĩ của tác giả đối với công việc sưu tầm thơ văn.
- Phần 3 (Phần chữ nhỏ): Lạc khoản - họ tên, chức tước của người viết, ngày tháng, địa điểm làm bài tựa.
II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1- Nguyên nhân khiến cho thơ ca không được lưu truyền hết ở trên đời
* Phương pháp lập luận: phân tích bằng những luận cứ cụ thể về các mặt khác nhau để lí giải bản chất của hiện tượng, vấn đề.
- Sở dĩ tác giả mở đầu bằng luận điểm trên - và đó chính là luận điểm quan trọng nhất của bài tựa, là bởi ông muốn nhấn mạnh việc làm sưu tầm, biên soạn cuốn sách là xuất phát từ yêu cấp thiết của thực tế chứ không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là một công việc khó khăn vất vả nhưng nhất định phải làm.
- Liên hệ đến hậu quả của chính sách cai trị đồng hoá thâm hiểm của nhà Minh: tìm mọi biện pháp để huỷ diệt nền văn hoá, văn học Đại Việt: thu đốt mọi sách vở, trừ kinh phật; đập, xoá các văn biaBởi vậy, trong các triều vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông công việc sưu tầm, thu thập, ghi chép, phục dựng các di sản hoá tinh thần của người Việt bị tản mát, sau chiến tranh được khuyến khích tiến hành.
* Theo tác giả, có 4 nguyên nhân chính:
+ Chỉ có thi nhân (nhà thơ- người có học vấn) mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca. Cách lập luận: Liên tưởng so sánh thơ văn như khoái chá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon (vì trừu tượng, khó cảm nhận cụ thể). Từ đó, dấn tới kết luận => Dùng lối quy nạp.
+ Người có học, người làm quan thì bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn (còn mải học thi).
+ Người yêu thích sưu tầm thơ văn lại không đủ năng lực, trình độ, tính kiên trì.
+ Nhà nước (triều đình nhà vua) không khuyến khích in ấn (khắc ván), chỉ in kinh Phật.
=> Đó là 4 nguyên nhân chủ quan và chủ yếu dẫn đến tình hình rất nhiều thơ văn bị thất truyền.
- Cách lập luận chung là phương pháp quy nạp.
* Ngoài ra, còn 2 nguyên nhân khách quan:
+ Đó là sức phá huỷ của thời gian đối với sách vở.
+ Đó là chiến tranh, hoả hoạn cũng góp phần thiêu huỷ văn thơ trong sách vở.
- Cách lập luận: dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ “tan nát trôi chìm, làm sao giữ mãi  được mà không rách nát tan tành...
2- Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương
- Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của ông cha, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, huỷ hoại đắm chìm trong quên lãngcủa người viết.
- Đức Lương này đau xót lắm sao.
- Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng, tâm sự của tác giả trước thực trạng đau lòng. Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí- Trần làm tác giả thường thở than, có ý trách lỗi các trí thức đương thời; lại cảm thấy tự thương xót, tiếc nuối cho nền văn hoá nước mình, dân tộc mình khi sánh với văn hoá Trung Hoa.
=> Rõ ràng yếu tố biểu cảm - trữ tình đã tham gia vào bài nghị luận làm cho người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục.
- Tác giả kể lại những việc mình đã làm để hình thành cuốn sách, sửa lại lỗi cũ với giọng kể giản dị, khiêm nhường: không tự lượng sức mình, tài hèn sức mọn, trách nhiệm nặng nề, tìm quanh hỏi khắp, lại thu lượm thêm Giới thiệu qua nội dung và bố cục của sách
* Tổng kết
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ.
- Thể hiện lòng tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn hoá, văn học của tác giả.
Bước 4- Củng cố: (1’) HS nắm được nội dung bài giảng.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Soạn bài: Đọc thêm: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – Thân Nhân Trung.
V- Tự rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 61 HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
	THÂN NHÂN TRUNG
- Ngày soạn bài: 16.01.2010
- Giảng ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm bia trong Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
- Hiểu việc khắc bia có ý nghĩa như thế nào?
2- Về kĩ năng
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu, phân văn bản thuộc thể loại kí.
3- Về tư tưởng
- Giáo dục học sinh hiểu được bài học quý báu về văn hóa, giáo dục cho ngày nay.
II- Phương pháp
	- Đọc -hiểu, phân tích, phát vấn, thảo luận, tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
Hoạt động 1
- GV yêu cầu HS nêu những nội dung chính của phần tiểu dẫn và tự học trong SGK.
- GV nhấn mạnh ý:
+ Thân Nhân Trung -phó nguyên soái trong Tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập.
+ Bài kí được khắc trên bia năm 1484 và giữ vai trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội.
- Đọc giải thích từ khó.
Hoạt động 2
- GV hướng dãn HS nắm nội dung chính của bài học.
? Hãy nêu những luận điểm chính của văn bản?
+ HS tìm hiểu, trả lời.
? Em hiểu như thế nào là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
+ HS trả lời theo định hướng.
- Gợi mở: Hiền tài là gì? Nguyên khí là gì?
? Thánh đế minh vương đã làm gì để khuyến khích hiền tài? Tại sao nói làm thế vẫn chưa đủ?
 + HS trả lời theo định hướng.
- GV cho HS liên hệ với tình hình nước ta từ sau cách mạng tháng 8 đến nay hiền tài đóng vai trò quan trọng ntn?
I- TIỂU DẪN ( SGK – Tr. 31)
II- HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1- Hệ thống luận điểm
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước.
- Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài.
- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.
2- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”
+ Hiền tài: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn.
+ Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
à Mqhệ giữa hiền tài với sự thịnh suy của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao và ngược lại: nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Cách lập luận kiểu diễn dịch bằng cách so sánh đối lập để thấy chân lí rõ ràng hiển nhiên.
3- Tác dụng của việc bia đá đề danh
- Các nhà nước pk VN - các triều đại Lí -Trần - Lê đã thể hiện sự quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết thế nào là cùng, ban ân lớn mà vẫn không cho là đủ: đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc (trạng nguyên, thái học sinh, tiến sĩ), ban yến tiệc, mũ áo, vinh quy bái tổ về làng (Võng anh đi trước võng nàng đi sau)
-Khuyến khích kẻ hiền tài, ngăn ngừa điều ác, kẻ ác
Bước 4- Củng cố: HS nắm được nội dung bài giảng.
Bước 5- Dặn dò: 
- Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt
V- Tự rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 thang 1 VA.doc