Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 40 đến tiết 47

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 40 đến tiết 47

I. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ.

Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm.

2. Kĩ năng: Biết cách đọc và phân tích một bài thơ kết hợp giữa trứ tình và triết lí.

3. Thái độ: Đồng cảm với tấm lòng, tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

II. Chuẩn bị của GV Và HS:

- GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập

- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT.

 

doc 32 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1385Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Tiết 40 đến tiết 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 40
NHÀN
( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ. 
Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm.
2. Kĩ năng: Biết cách đọc và phân tích một bài thơ kết hợp giữa trứ tình và triết lí.
3. Thái độ: Đồng cảm với tấm lòng, tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
II. Chuẩn bị của GV Và HS:
GV: Bài soạn, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT.
III. Tiến trình tiết học:
Kiểm tra bài cũ:5´ Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè và cho biết vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I: 5´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn
Trình bày hiểu biết của em về NBK?
Kể tên những sáng tác lớn của NBK?
Nội dung chính của những sáng tác đó?
* Hoạt động II: 2´ Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
GV: Giải nghĩa từ Nhàn theo từ điển TV.
 Vậy bài thơ có đơn thuần mang nội dung này không? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài thơ.
* Hoạt động III:25´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 Cuuộc sống nhàn của nhà thơ được thể hiện ở những câu thơ nào?
HS: Câu 1,2 và 5,6
Đọc hai câu thơ và gọi học sinh nhận xét cách tác giả sử dụng từ ngữ ở hai câu thơ đầu có gì đặc biệt?
Qua cách sử dụng số từ đếm và từ láy, cho thấy NBK đã chuẩn bị cho cuộc sống ở ấn của mình như nào?
Vậy NBK đã chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo những gì để sống giữa chốn thôn quê?
Một trạng Trình trở về với cuộc sống thôn quê, Vậy tâm trạng của NBK trong hai câu thơ này là gì?
GV: Một trạng Trình danh tiếng, được người đời ngưỡng vọng đã tìm thấy thú vui thanh thản trong công việc lao động, làm bạn với thôn quê
Một Bạch Vân cư sĩ “ Cày mây, cuốc nguyệt , gánh yên hà” ( Thơ Nôm bài 17) đã sống một cuộc sống như nào trong hai câu thơ 5,6?
Để miêu tả một cuộc sống “nhàn” mùa nào thức ấy, câu thơ 5,6 có cách ngăt nhịp như nào? Tác dụng?
Trước cuộc sống đạm mà thanh ấy, tác giả có tâm trạng như nào?
GV: Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về mùa : Có cảnh, có người có mùi vị sắc hương. Trong đó con người sống thảnh thơi tận hưởng niềm vui sống.
Nhận xét về con người NBK?
Gọi học sinh đọc câu 3,4:
 Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ 3,4?
Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đó?
GV: “Nơi vẳng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Chốn lao xao: Nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, nơi “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” bon chen luồn lọt hãm hại nhau
+ Nơi vắng vẻ: Nơi tĩnh tại thư thái của tâm hồn.
GV: Vì vậy cách nói ta dại người khôn thực chất là cách nói ngược nghĩa.
NBK: Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại/ Dại vốn hiến lành ấy dại khôn ( Bài 94)
Em hiểu như nào về hai câu cuối?
GV: Câu thơ mang đậm triết lí giáo huấn mà không khô khan bởi nó được nói lên từ một trái tim chân thành và bằng sự trải nghiệm của chính bản thân nhà thơ.
Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là quan niệm sống, triết lí sống.
* Hoạt động IV: 2´: Gọi học sinh đọc nhi nhớ
I. Tiểu dẫn:
 1. Tác giả: 
- Sinh 1491-1585
- Quê: Làng Trung Am ( Lí Học- Vĩnh Bảo- Hải Phòng)
( NBK đã sống gần trọn vẹn thế kỉ XVI, chứng kiến cảnh Vua Lê chú Trịnh, Trịnh Nguyễn phân tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài nồi da nấu thịt.)
- Ông là người có uy tín và ảnh hưởng lớn tới thời đại, cũng đồng thời là người có nhiều huyền thoại ( sấm kí).
- 1535 đỗ trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm
- Dâng sớ chém 18 tên nịnh thần nhưng vua không chấp nhận ông cáo quan về quê hương dựng am Bạch Vân, quán Trung Tân-> Bạch Vân cư sĩ. 
+ Tuyết Giang phu tử: do người đời suy tôn, gắn với cuộc đời dạy học của ông khi ở ẩn
+ Trạng Trình : Gắn với tước Trình Quốc công ông được nhà Mạc phong khi tham gia dẹp loạn.
2. Tác phẩm:
- Bạch Vân am thi tập ( 700bài)
- Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài = chữ Nôm)
- Nội dung: Mang đậm chất giáo huấn, triết lí, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
 3. Bài thơ : Nhàn
- Bài thơ Nôm số 73 trong Bạc Vân quốc ngữ thi. Nhan đề do người đời sau đặt
II. Đọc văn bản:
Đọc
Nhan đề:
- Nhàn: Có ít hoặc không có việc gì phải làm hoặc lo nghĩ đến
III. Tìm hiểu văn bản:
 1. Vẻ đẹp của cuộc sống “ nhàn”:
* Câu thơ 1,2:
Một mai, một cuốc ,một cần câu.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
- Sử dụng số từ đếm: Một
- Từ láy: Thơ thẩn
- Đại từ phiếm chỉ: Ai
® Chuẩn bị sẵn sàng, kĩ kưỡng, chu đáo( Sự chuẩn bị này không phải mới ngày một ngày hai mà từ lâu rồi)
- Dụng cụ lao động: Mai, cuốc, cần câu (Đây là những dụng cụ của nhà nông không thể thiếu để bắt đầu một cuộc sống tìm vui trong lao động)
® (Điều đó cho thấy NBK đã chuẩn bị cho mình chu đáo kĩ lưỡng một cuộc sống) Thuần hậu của một lão nông với những dụng cụ đơn sơ quen thuộc 
- Tâm trạng: Thơ thẩn ( Gợi trạng thái thanh thản) kết hợp với nhịp thơ đều đặn chậm dãi ( 2/2/3)
® Ung dung thanh thản, bằng lòng và mãn nguyện với cuộc sống “ Tạc tỉnh canh điền” (Đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn) thuần phác nguyên sơ.
* Câu 5,6:
- Sống một cuộc sống “ Nhàn” mùa nào thức ấy (được thể hiện qua) cách ngắt nhịp:
+ 1/3,1/2
® Ngắt nhịp ở từ chỉ mùa có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định: Đó là thời gian sinh hoạt của một năm, và cũng là chuyện sinh hoạt quanh năm của người nhà nông, mùa nào thức ấy, dân dã đạm bạc mà thanh cao.
- Tâm trạng: Thích thú và sảng khoái vì:
+ Được ăn thức ăn quê
+ Được tắm cùng dân quê ( Hoà đồng trong lối sinh hoạt giản dị dân dã, gần gũi của người dân quê)
Þ Con người NBK: Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người không có khoảng cách , mùa nào cũng là môi trường sống thuần khiết, thanh cao.
 2. Vẻ đẹp nhân cách:
* Câu 3,4:
- Thủ pháp nghệ thuật:
+ Điệp : Ta, người
+ Đối: Dại >< Lao xao
® Khẳng định một phương châm sống: Xa lánh chốn quan trường xô bồ bon chen thủ đoạn chọn nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi thư thái trong tâm hồn để sống một cuộc sống “ Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích/ Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao” ( Bài 83)
+ Cách nói ngược nghĩa: Ta dại / Người khôn 
( Ta khôn / Người dại)
® Cái “ dại khôn” của người thanh cao quay lưng lại với lợi danh, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống hoà hợp với tự nhiên.
Þ Triết lí sống nhàn: Trở về với tự nhiên sống hoà hợp với tự nhiên của một con người có trí tuệ uyên thâm nắm vững và thấu hiểu quy luật của sự đời : Bĩ / thái, hối/minh
 3. Vẻ đẹp trí tuệ:
- NBK tìm đến với rượu để tỉnh, tỉnh để nhìn thế sự và cảnh tỉnh người đời : Phú quý chỉ là giấc mơ dưới gốc cây hoè và “ Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa”
® Sáng suốt trong việc lựa chọn lối sống và cách sống
IV. Ghi nhớ : SGK
3. Củng cố, luyện tập:2´
Khái quát bức chân dung tự hoạ:
Vẻ đẹp cuộc sống : Đạm mà thanh
Vẻ đẹp nhân cách:Vượt lên trên danh lợi
Vẻ đẹp trí tuệ: Sáng suốt và tỉnh táo.
4. Hư ng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1´
Soạn bài : Đọc “Tiểu Thanh kí”
_____________________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 41
ĐỌC “TIỂU THANH KÍ”
( Nguyễn Du)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Cảm nhận được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng và thân phận những con người tài hoa bất hạnh nói chung. Hiểu được thành công về nghệ thuật của tác phẩm. 
2. Kĩ năng: Biết cách phân tích và tiếp nhận tác phẩm theo thể loại.
3. Thái độ: Biết cảm thông chia sẻ với những bất hạnh của người khác.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Bài soạn, SGK,SGV, Tài liệu tham khảo
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK, SBT.
III. Tiến trình tiết dạy:
Kiểm tra bài cũ:5´ Đọc thuộc lòng bài thơ Nhàn? Phân tích ý nghĩa từng cặp câu thơ?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I:5´ Hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần tiểu dẫn.
 Phần tiểu dẫn cung cấp cho ta những tri thức nào liên quan đến việc tìm hiểu tác phẩm?
* Hoạt độngII:3´ Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
 Gọi học sinh đọc.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mạch thơ:
* Hoạt động III:25´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ.
Gọi học sinh đọc hai câu đầu ( dich thơ và dịch nghĩa) . Em hãy cho biết nhà thơ đang suy nghĩ về điều gì? Cảm xúc của tác giả khi nghĩ về điều này?
Để diễn tả sự hoàng tan của cảnh đẹp Tây Hồ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở câu đầu?
GV: Cảm xúc thường gặp trong thơ NT, bà huyện Thanh Quan
+ NT than thở trước cảnh thời gian chôn vùi công danh chiến tích của bao anh hùng hào kiệt: Nhớ xưa TTB- ...hoen.
+ Thăng Long thành hoài cổ: Tha thở cho một triều đại rực rỡ đã trôi qua
GV: Vì sao tác giả mượn cảnh để nói người
Khi nhắc đến không gian Tây Hồ là gợi nhắc đến ai?
Tâm trạng của tác giả trước số phận của người tài sắc?
 So sánh dịch thơ với nguyên tác?
Độc: Đọc
Điếu: Viếng ( Buồn đau)
Nhất chỉ thư: Môt tập sách:
® Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Mất đi hành động đọc, mất đi nỗi đau chỉ còn lại tâm trạng, thể hiện không hay vì thơ quan trọng: Ý tại ngôn ngoại.
Hai từ Son phấn và văn chương trong hai câu thơ mang ý nghĩa gì?
Dụng ý của nhà thơ khi gắn cho văn chương, son phấn chữ thần chữ mệnh?
GV: Liên hệ với Kiều: Đau ddớn thay phận đàn bà- Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
GV: Khách giai nhân thường mệnh bạc và những gì liên quan đền họ cũng đều chung số phận nên những bài thơ vốn không có mệnh có số, chặng có tội tình gì mà cũng bị đốt dở, tài năng trí tuệ cũng bị huỷ diệt đến cùng
Từ cuộc đời bất hạnh của người con gái tài sắc ấy , em hiểu gì về tấm lòng của nhà thơ dành cho những người con gái tài hoa bất hạnh?
Đọc hai câu thơ.
 Từ cuộc đời và số phận nàng TT, tác giả khái quát thành một câu : “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Theo em nỗi hờn kim cổ có nghĩa gì?
Vậy theo em người xưa là ai? Người nay là ai và họ cùng chung “ nỗi hờn kim cổ” gì mà không thể hỏi trời ?
Người xưa: TT
Người nay: ND
GV:Bản thân nhà thơ cũng là người tài năng văn chương nhưng cuộc đời long đong lận đận.
Từ quy luật nghiệt ngã ấy, nhà thơ đã nghĩ về mình ra sao.
 Với con số 300 năm lẻ có hai ý kiến:
+ Hơn ba trăm năm tính từ khi TT chết cho đến lúc ND biết và làm thơ khóc nàng.
+ đây chỉ là con số ước lệ chỉ thời gian dài.
Em chọn ý kiến nào? lí giải?
vậy nhà thơ trăn trở điều gì cho 300 năm lẻ sau?
Vây theo các em ND có phải đợi đến ba trăm năm lẻ sau mới có người đồng cảm hay không?
GV: Thi nhân gứi mong mỏi cho hậu thế và hậu thế đã đáp lại mong mỏi ấy nhưng không cần phải chờ đến 300 năm lẻ sau . 200 năm sau nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của thi hào (1965), TH đã thay mặt thế hệ sau gửi đến ND tâm lòng tri âm, tri ân sâu sắc qua bài thơ Kình gửi cụ Nguyễn Du. Bài thơ là sự đánh giá cao vị trí của Nguyễn Du trong lòng hậu thế và dân tộc.
I. Tiểu dẫn:
- Cuộc đời , số phận của nàng Tiểu Thanh: 
- Cảm hứng bao trùm bài thơ nói riêng v ... ùng bày tỏ nỗi nhớ trong tình yêu nhưng câu “ Thôn Đoài.....” dùng hoán dụ và ẩn dụ “ cau ....” còn câu “ Thuyền...” dùng ẩn dụ và sử dụng từ láy chỉ mức đọ khăng khít.
Tiêu chí để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ?
III. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
-Ẩn dụ: Dựa trên sự liên tưởng giống nhau giữa hai đối tượng bằng so sánh ngầm. Thường có sự chuyển trường nghĩa.
- Hoán dụ: Dựa trên sự liên tưởng gần gũi giữa hai đối tượng mà không so sánh. Không chuyển trường nghĩa mà cùng trường
* Hoạt độngIII:10´ Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.
 Nhóm 1,3: Viết đoạn văn ,câu văn có sử dụng phép ẩn dụ.
Nhóm 2,4: Viết một đoạn văn hay câu văn có sử dụng phép tu từ hoán dụ?
IV.Luyện tập
- Thư viện trường tôi có rất nhiều sách báo. Học sinh chúng tôi rất trân trọng va nâng niu kho tàng tri thức này.
- Lớp tôi có bạn A hát rất hay. Đó là cây văn nghệ đáng tự hào của lớp.
3. Củng cố, luyện tập: 3´ Nhắc lại khái niệm ẩn dụ và hoán dụ, tiêu chí phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2´
 Tìm thên ẩn dụ hoán dụ trong các văn bản đã học . Giờ sau :Trả bài viết số 3:
________________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 46
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I. Mục tiêu trả bài:
Giúp học sinh:
1.Kiến thức: Thấy rõ ưu điểm và khuyết điểm trong bài văn số 02.
2.Kĩ năng: Rút ra được những kinh nghiệm để nâng cao khả năng bộc lộc cảm xúc suy nghĩ chân thực trước một sự vật sự việc hiện tượng đời sống hoặc một nhân vật một tác phẩm vănhọc gần gũi quen thuộc.
3. Thái độ: Ý thức làm bài.
II. Chuẩn bị của GV &HS:
- GV: Bài soạn, SGK,SGV,Tài liệu tham khảo
- HS: Vở ghi, vở soạn , Bài kiểm tra
III. Tiến trình tiết trả bài:
1.Kiểm tra bài cũ: Không
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I: 10 ´Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài.
 Xác định yêu cầu về bài làm.
Nhắc lại đề bài của bài làm văn số 2 và xác định yêu cầu của đề bài về kĩ năng?
 Về nội dung, chúng ta cần viết về những vấn đề gì?
 Về hình thức của bài làm, chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đối chiếu những yêu cầu trên với bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho bài văn
I. Yêu cầu của đề
 1. Yêu cầu kiến thức
a. Nội dung cần nghị luận 
- Sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục
b. Thao tác nghị luận
+ Kể
c. Tài liệu
+ Kiến thức thực tế, tham khảo cách kể truyện ở các câu truyện được đọc,học
 2. Hình thức
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Có cảm xúc chân thành sâu sắc.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để diễn đạt những ý nghĩ và tình cảm của mình một cách có sức thuyết phục.
- Đảm bảo sự liền mạch về nội dung.
*Hoạt động II: 10´ Giáo viên nhận xét về bài văn của học sinh.
Nhận xét về ưu điểm của bài văn. 
 Từ những yêu cầu của đề bài, các em hãy cho biết các em đã làm được những gì và những gì chưa làm được trong bài làm của mình?
Nhận xét về khuyết điểm của bài văn. 
II. NHẬN XÉT CHUNG
 1. Ưu điểm:
- Về kĩ năng: đa số biết vận dụng kiểu văn nghị luận
- Về kiến thức: xác định được các luận điểm cần thiết cho bài văn
- Bố cục: rõ rang, đủ 3 phần
- Về diễn đạt: tương đối rõ rang, biết vận dụng các phương tiện để lien kết câu và đoạn.
 2. Khuyết điểm
- Một số em chưa xác định được luận điểm cần trình bày.
- Bài viết thiếu dẫn chứng chưa đủ sức thuyết phục.
- Sai lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng..
 * Hoạt động III: 20´
 GV trả bài và yêu cầu HS:
- Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV.
- Tự sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết.
- Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm
 3. Củng cố, luyện tập:4´
Giáo viên yêu cầu học sinh rút kinh nghiệm cho bài văn của mình.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:1´
Giờ sau học Thu hứng
_________________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn :47
CẢM XÚC MÙA THU
(Đỗ Phủ)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1.Kiến thức: Hiểu được bức tranh thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li.
Củng cố kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường
2. Kĩ năng: Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng, phương pháp đọc hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại. Phân tích cảm hứng, hình ảnh ngôn từ, giọng điệu thơ.
3. Thái độ: Cảm thông với nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi ngận ngùi cho thân phận của Đỗ Phủ trong những tháng ngày lưu lạc, trân trọng tâm lòng cao đẹp của nhà thơ.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Bài soạn, SGK,SGV
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT.
III. Tiến trình tiết dạy:
Kiểm tra bài cũ:5´ Đọc thuộc lòng phần phiên âm, dịch thơ bài Tại lầu HH....? Phân tích hai câu đầu? Cho biết ý nghĩa văn bản?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I:5´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn?
Gọi học sinh đọc tiểu dẫn và cho biết những nét cơ bản về tác giả?
I.Tiểu dẫn
 1. Tác giả
- Đỗ Phủ (712-770), hiệu là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, Tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học và thơ ca lâu đời.
- Cả cuộc đời Đỗ Phủ chủ yếu sống trong nghèo đói, cuối đời chết trong bệnh tật
- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “ thi thánh”
- Thơ ông hiện còn khoảng 1500 bài, được gọi là “thi sử” ( lịch sử bằng thơ) chứa chan tình yêu thương con người, quê hương đất nước.
GV: Bài thơ được sáng tác năm 766- tức là sau khi loạn ALS kết thúc được ba năm.Trong thời gian diễn ra lạon An-Sử (755-763) và kể cả khi loạn An-Sử bị dẹp, TQ vẫn chìm ngập trong cảnh loạn li, cuộc sống của nhân dân điêu đứng. Trong 11 năm cuối đời , Đỗ Phủ phải đưa ra đình đi lánh nạn nhiều vùng thuọcc các tỉnh phí Tây Nam TQ. Đến năm 765 ông đưa gia đình rời Thành Đô theo sông Trường Giang tìm cách về quê hương. Nhưng giữa đường gặp trắc trở, ông Phải ở lại Quỳ Châu. Trong thời gian ở đây ông snág tác nhiều bài thơ, trong đó có chùm Thu hứng gồm 8 bài.
GV: Sở dĩ bài thơ được coi là cương lĩnh vì tứ thơ chủ đạo của bài “ Thân ở Quỳ Châu, lòng tại Trường An” Con ..nhà) đã kết tinh toàn bộ tư tưởng cả chùm thơ: Nỗi lòng nhớ quê cũ (cố viên tâm)
 2. Bài thơ Thu hứng
a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 766, ở Quỳ Châu.
- Chùm thơ gồm 8 bài, bộc lộ tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương
- Thu hứng (1): Bài thơ mở đầu được xem như là cương lĩnh của cả chùm thơ
Nêu chủ đề bài thơ?
 3. Chủ đề
- Bức tranh thu đẹp nhưng buồn qua đó tác giả bộc lộ nỗi niềm tâm sự nhớ quê hương của mình
 * Hoạt động II:5´ Hướng dẫn học sinh đọc
GV: Câu 3,4 đọc giọng mạnh mẽ
 Câu 12,5-8 đọc diọng chậm , trầm lắng da diết
II. Đọc bài thơ
Đọc
Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú luật Đường
- Bố cục: 2 phần
* Hoạt động III:25´ Hướng dẫn học sinh tìm hỉêu bài thơ.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 5-7 phút:
- Nhóm 1,3: Cảnh thu trong hai câu “ Ngọc lộ ....tiêu sâm”?
- Nhóm 2,4: Cảnh thu trong hai câu: “Giang... âm”?
III. Tìm hiểu bài thơ
Bốn câu đầu: Cảnh thu
 Theo em bản dịch thơ đã thể hiện được đúng ý của nguyên tác?
GV: Ở nguyên tác Rừng phong không đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ nơi chốn mà là đối tượng bị sương móc làm cho tiêu điều. Hình ảnh sương móc trắng xoá ở bản dịch không còn thay vào đó là từ lác đác chỉ số ít, ý nhấm mạnh đến sự tiêu điều xơ xác của rừng phong trong sương thu trắng xoá ở câu thơ nguyên tác đến bản dịch thơ không còn.
- Cảnh thu ở vùng rừng núi:
+ Rừng phong tiêu điều bởi sương thu
+ Vu sơn, Vu giáp hơi thu hiu hắt
®Với cách sử dụng từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp đặc biệt tác giả đã cho người đọc thấy được cái nhìn toàn cảnh về mùa thu xứ người: Sương lạnh,gió lạnh, cảnh vật tiêu điều, không gian hiu hắt hoang vắng
Þ Cảnh thu buồn và bao trùm lên nó là cái lạnh lẽo, xác xơ.
GV yêu cầu học sinh xác định thủ pháp nghệ thuật?
Thu cảnh cũng là thu tâm, vậy thông qua bức tranh thu ở bốn câu đầu , em có cảm nhận gì về tâm trạng của nhà thơ?
- Cảnh thu ở lòng sông và miền quan ải:
+ Trên sông những con sóng mạnh đập vào đá vọt tung đến tận lưng trời
+ Vùng quan ải , những đám mây nặng nề xà xuống mặt đất
+ Thủ pháp nghệ thuât: Đối thể hiện sự vận động trái chiều của những hiện tượng tự nhiên kết hợp với những động từ mạnh gợi sự bức bối vây hãm, lấp đầy không gian, dồn nén đến ngạt thở
®Cảnh thu được quét từ lòng sông lên miền quan ải, không gian thu mở rộng ra ba chiều: Rộng ,cao ,xa tạo nên một bức tranh thu hoành tráng, hùng vĩ.
Þ Thu cảnh cũng là thu tâm
- Tâm trạng của nhà thơ: Nỗi buồn lo và sự bất an trước hiện thực tiêu điều , ẩm đạm của đất nước trong cảnh binh biến.
So với 4 câu thơ đầu không gian cảnh thu ở 4 câu sau có gì khác?
GV: 4 câu đầu chỉ có tình người ẩn trong cảnh mà không hề có hình ảnh con người
Vậy nỗi niềm tâm sự lặn trong tim nhân vật trữ tình ở đây là gì?Nó được thể hiện qua từ ngữ hình ảnh nào?
GV: Cúc đã hai lần nở hoa, cũng là hai năm nhà thơ bị kẹt ở Quỳ Châu không thể trở về Trường An. Nhìn cúc nở hoa ra nước mắt cũng chính là nước mắt của nhà thơ ( lệ hoa cũng là lệ người nhớ quê)
Từ ngoại cảnh chuyển vào tâm, theo mach thì hai câu cuối cùng phải bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết ( Lẽ của bài luật thi 8 câu), nhưng ở đây tác giả lại đột ngột chuyển sang ngoại cảnh. Em nào có thể phát biểu suy nghĩ của mình về cách kết bài thơ rất lạ thường ấy?
 2. Bốn câu thơ cuối: Tình thu
- Từ không gian xa rộng lớn rút về không gian cận kề, rồi lặn vào trong tim:
+ Khóm cúc ,con thuyền, không chỉ có cảnh mà có cả âm thanh, hình ảnh sự sống của con người và đặc biệt là hình ảnh nhân vật trữ tình với nỗi niền tâm sự lặn trong tâm.
- Nỗi niềm tâm sự:
+ Khai tha nhật lệ: Nở ra...nước mắt
+ Hệ cố viên tâm: Buộc vào..trái tim
® Nỗi đau của người dân trong cảnh loạn li và tâm sự kín đáo của nhà thơ về tình yêu quê hương đất nước.
( Nỗi nhớ quê nhớ nước ấy như con thuyền kia bị buộc chặt mãi ở nơi đây, không có cách gì giải toả..)
- Cảnh và âm thanh quen thuộc của nhịp sinh hoạt thường ngày:
+ Báo hiệu mùa đông sắp đến, mùa đông của kẻ tha hương
+ Gợi hình ảnh sum vầy
®Mượn cảnh gửi tình: Nỗi buồn, nỗi nhớ quê cũ lặn sâu vào tâm đồng thời gửi gắm một nỗi ngậm ngùi, xót thương cho bản thân tha hương đất khách.
Þ Bài thơ kết thúc với âm thanh của tiếng chày đập áo ở thành Bạch đế lúc chiều tà để lại dư âm trong lòng người đọc. Ngôn tận nhi ý bất tân (Lời hết mà ý không hết). Âm thanh của tiếng chày đập áo kết thúc một bài thơ nhưng lại là nốt nhạc đầu tiên cuả bản nhạc không có kết thúc về nỗi nhớ quê hương đất nước của những người xa xứ
3. Củng cố, luyện tập:4´
- Giá trị nội dung: cảnh thu buồn hiu hắt thấm đượm nỗi lòng nhớ quê yêu nước của tác giả
- Nghệ thuật: Thu cảnh cũng là thu tâm, tứ thơ chặt chẽ, ngônngữ thơ hàm súc, cô động đa nghĩa
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:4´
Bài tập về nhà: Nêu ý ngiã văn bản thơ?
Gợi ý: Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chan chứa lòng yêu thương đời của tác giả
 Giờ sau học ba bài đọc thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 10 Tu tiet 40 den 47.doc