Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ôn tập học kì II

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ôn tập học kì II

A/. MỤC TIÊU: Giúp H:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học về đọc văn, tiếng Việt và làm văn.

- Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng việt.

- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ , từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm văn học, từ ngôn từ đến hình tượng nghệ thuật.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK, k/thức về các TP đọc văn HKII và kiến thức tiếng Việt.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy

3.Giảng bài mới:

 * Giới thiệu

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19,20
Ngày dạy: 
CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN HKII
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A/. MỤC TIÊU: Giúp H:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học về đọc văn, tiếng Việt và làm văn.
- Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng việt. 
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ , từ sự kiện văn học đến tác giả, tác phẩm văn học, từ ngôn từ đến hình tượng nghệ thuật.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức về các TP đọc văn HKII và kiến thức tiếng Việt.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức VH ở HKII
- Văn học trung đại có đặc điểm chung riêng ntn?
- Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ? Cho TD?
* Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức TV ở HKII
- Các đặc trưng cơ bản của p/cách ngôn ngữ nghệ thuật?
- Bài tập:
+ Phân tích tính hình tượng trong các trường hợp sau:
* Tiếng gà le te lần lượt tự nhà nọ truyền đến nhà kia dưới lớp lá lụp xụp của túp lều tranh. Chị Dậu và vằng trăng trần thơ thẩn nhìn nhau, dường như đôi bên đều có riêng 1 tâm sự.
* Phân tích ý nghĩa các hình ảnh văn học:
Ôi! những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
- Chỉ ra phép điệp, đối và nêu tác dung?
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương, 
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
- Thử tìm TD về 2 phép trên và nêu tác dụng của chúng?
- Trình bày cách phân tích một đoạn thơ?
- Hãy phân tích 12 câu đầu của đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ H xây dựng các ý ở phần TB và cử đại diện trình bày.
I/. Văn học:
1/. Đặc điểm chung: Phản ánh 2 nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo; thể hiện tư tưởng tình cảm của con người Việt Nam trong những mối quan hệ đa dạng như quan hệ về thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.
2/. Đặc điểm riêng:
a/. Chữ viết: Gồm Chữ Hán và chữ Nôm.
b/. Thể loại:
- Thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi
- Thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm
- Các thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói
3/. Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật
a/. Về nội dung: 2 nội dung chủ đạo, xuyên suốt là yêu nước và nhân đạo.
+ Nội dung yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng, vừa phản ánh truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, vừa chịu tác động của tư tưởng “ trung quân ái quốc” ( tỏ lòng, phú sông Bạch Đằng, Đại cáo bình Ngô).
+ Nền tảng của nội dung nhân đạo là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta + ảnh hưởng tư tưởng tích cực của Nho, Phật , Đạo ( Truyện Kiều, chinh phụ ngâm, đọc Tiểu Thanh kí).
b/. Về nghệ thuật: Tinh qui phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mang bản sắc dân tộc.
II/. Tiếng Việt:
1/. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
a/.- Tính hình tượng.
 - Tính truyền cảm.
 - Tính cá thể hoá.
b/. Thực hành:
 Tính hình tượng.
* - Âm thanh chuyển động.
 - ánh sáng yếu ớt.
 - Thiên nhiên và con người.
=> Tâm sự của chị Dậu khi đêm sắp tàn, giây phút phải bán con đang đến gần, đồng thời thể hiện sự cảm thông của tác giả.
* - Hình ảnh hoán dụ -> sự đau thương mà kẻ thù mang đến.
 - Hoán dụ để chỉ bầu trời VN bị vẩn đục.
=> Nỗi đau của tác giả trước cảnh quê hương bị tàn phá.
2/. Các phép điệp và đối:
a/. Xác định các phép điệp và đối và nêu tác dụng:
* Phép điệp: mình(3), sao (4) 
* Phép đối: 
 - Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh (động/tĩnh)
 - C3 >< C4,5,6 (quá khứ/hiện tại)
=> + Trạng thái hốt hoảng khi nhận ra sự nhơ nhớp của bản thân.
 + Nỗi đau khổ, nhục nhã khi thân xác bị đoạ đày trong chốn lầu xanh.
=> Ý thức về phẩm giá
3/. Thử tìm TD về 2 phép trên và nêu tác dụng của chúng
III/. Làm văn:
1/ Cách làm bài:
a/. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cành sáng tác (nếu có)
- Gi.thiệu ND của đoạn thơ, ND đề đã cho, hoặc chủ đề (nếu là TP)
- Chép đề : chép đoạn thơ, bài thơ
b/. Thân bài:
- Chia vấn đề (ND) thành các ý nhỏ.
- Tìm các chi tiết, hình ảnh NT, giọng thơ, nhịp điệu
- Phân tích làm rõ các chi tiết, nghệ thuật, đã tìm
c/. Kết bài:
- Chốt lại các chi tiết đã phân tích.
- Nêu cảm nghĩ hoặc bài học bản thân.
2/ Thực hành:
b/. Thân bài:
* Lời cầu cạnh tha thiết:
- Giọng bi thương.
- Từ ngữ chọn lọc: cậy, chịu lời
- Hình ảnh trang trọng: lạy thưa
=> không gian trang trọng để chuẩn bị trình bày 1 sự việc vô cùng trọng đại để mong Vân chấp nhận.
* Lời tâm sự bi thương:
- Tình yêu đang nồng thắm, hạnh phúc cùng K.Trọng.
- Tai hoạ đến với gia đình.
- Là con phải hiếu nên đành dứt tình cùng K.Trọng.
* Lời khẩn cầu bi thiết:
- Nhắc đến tuổi trẻ của Vân. (đau đớn ở K)
- Nhắc đến tình huyết thống.
- Ngầm nhắc đến sự hy sinh – coi đó là hành động đi vào cỏi chết
=> Ràng buộc Vân phải kết duyên cùng K.Trọng
4/. Củng cố và luyện tập:
 Đối với PT TP trữ tình cần chú ý Vần, nhịp, BPTT.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
 Hãy tiếp tục phân tích các đoạn thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10(18).doc