Giáo án Tự chọn lớp 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi

A. Mục tiêu bài học:

- Củng cố những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng tiếng việt, chỉ ra những lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi

B. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định tổ chức

2. Bài mới.

 1. Lỗi về phát âm.

VD: Lẫn lộn phụ âm: /l/v/n/n/với /d/

Người viết thường phát âm TV theo chuẩn phát âm của một phong ngữ nhất định. Tuy vậy trong ý niệm của chúng ta vẫn có một chuẩn phát âm chung đó là: phát phát âm được phổ biến trong chữ quốc ngữ hiện nay.

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1901Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt thực hành sửa lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt 
thực hành sửa lỗi
(4 tiết)
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng tiếng việt, chỉ ra những lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi
B. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới. 
 1. Lỗi về phát âm.
VD: Lẫn lộn phụ âm: /l/v/n/n/với /d/
Người viết thường phát âm TV theo chuẩn phát âm của một phong ngữ nhất định. Tuy vậy trong ý niệm của chúng ta vẫn có một chuẩn phát âm chung đó là: phát phát âm được phổ biến trong chữ quốc ngữ hiện nay.
 2. lỗi về chính tả.
VD: lỗi về dấu thanh : “bổ sung” - “Bổ xung”
 “ Một sợi dây – Một sơi giây”
Có những qui tắc về chính tả được hiện hành khá thống nhất khi viết mọi người cần phải tuân thủ những qui tắc chung ấy.
- Việc phát âm theo giọng địa phương là điều không thể tránh được nhưng khi viết thì b2 phải viết đúng chính tả.
 3. Lỗi về dùng từ.
VD1: NĐC lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác
( câu vừa mức lỗi về dùng từ vừa mắc lỗi về p/c p2 thay “ lang thang bằng “phiêu bạt”.
VD2: tôi kể cho bạn nghe một chuyện hi hữu mới xảy ra ở quê tôi (“hi hữu là 1 từ Hán Việt co nghiã là hiếm có, hiện nay ít dung nên thay bằng 1 từ khác như “lạ”
- Khi dùng từ ngữ đòi hỏi khi nói hoặc viết ta phải biết dùng từ đúng nghĩa của nó trong TV.
 4. lỗi về ngữ pháp.
VD1: Nguyễn Trãi, nhà thơ yêu nước của dân tộc Việt Nam.
(câu sai ngữ pháp: thiếu VN , cần phải thêm VN. VD:..đã hết lòng giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh).
VD2: Qua / nhân vật chị Dậu/ cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó
 TN VN
 (Qua nhân vật chị Dậu không thể là CN được bởi vì từ “qua” không thuộc thành phần câu nào cả. Vậy câu này chưa phải là một câu đúng bởi vì không có CNg câu saig từ “qua” ở đàu câu đã biến cả VD này thành thành phần phụ TN. 
- Có thể tạo ra CN = cách : Bỏ từ “Qua” ở đầu câu cũng tức là bỏ thành phần phụ trong câu, có thể thêm từ “Tg” vào vị trí “cho” để tạo ra CN.
 5. Lỗi về phong cách.
VD: Hãy bóp cổ những nương cần bãi cọc
Bắt nhả ra nghìn triệu tấn lương vàng.
(Câu mắc lỗi về phong cách : Hình ảnh bị cường điệu quá mức, làm cho người đọc phải nghi ngờ, lời thơ trở nên miễn cưỡng, hiệu quả NT không còn nữa).
* Như vậy : nhiệm vụ phát triển TV không chỉ là nhiệm vụ chung cho mọi người mà còn là nhiệm vụ cho mỗi người. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó. Việc rèn luyện sử dụg trong sinh hoạt, học tập phải là việc làm thường xuyên của mỗi học sinh.
 b, Lỗi về câu. 
 * Lỗi về thành phần câu.
Từ ngữ trong câu thường nhiều chức vụ NP xác định và phân biệt về nhau làm thành những thành phần trong câu. trong những câu sai thông thường người viết hoặc không làm rõ ranh giới g iưa thành phần câu này với thành phần câu kia, hoà nhập chung 1 trong 1 tổ hợp .
và phân biệt với nhau hoàn thành các thành phần trong câu. Trong những câu sai thông thường người viết hoặc không làm rõ ranh giới giữa thành phần câu này với thành phần câu kia, hòa nhập chung làm một trong một tổ hợp từ hoặc làm chúng lẫn lộn do suy nghĩ chưa rành mạnh.
 Cần tránh đánh đồng những câu viết sai với những câu viết theo lối không bình thường nhằm tạo ra những sắc tháI ý nghĩa bổ sung( ý nghĩa TT) và tạo ra những câu sai không bình thường và phải có dụng ý rõ rệt & phải được nhiều người đọc chấp nhận là có mang nặng những sắc thái, những sắc thái ý nghĩa bổ sung còn câu sai chỉ tạo ra cái vô nghĩa hoặc bối rối khó đoán nhận.
Lỗi không phân định rõ thành phần TN và CN
VD: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy đức tính cao đẹp đó.
 - Từ” “ nhân vật chị Dậu thành phần TN. Vậy câu này chưa phải là câu đúng bởi vì không có CN-> câu sai.
- Cách chữa: Có thể bỏ từ” Qua” hoặc bổ sung thêm CN(” tác giả”).
- Nguyên nhân: 
 CN: + Vị trí: Đầu câu
 + Từ loại: Danh từ
 TN:+ Vị trí: Đầu, cuối
 + Cấu tạo: Kết từ + DT( cụm DT)
-> Người ta hay nhầm lẫn vì chúng có nhiều điểm tương đồng
Cách chữa: + Biến đổi TN thành CN( bỏ kết từ)
 + Giữa thêm thành ngữ và cộng thêm một CN
Lỗi không phân định rõ yếu tố phụ miêu tả cụm DT, phần phụ Chủ và VN
VD: Cặp mắt lonh lanh của thái văn/ A mà xuân 
 CN ĐN
miễn gọi là mắt thần canh biển.
 - Vd này không có VN bởi vì từ “ mà” cho đến hết là ĐN -> Câu sai.
-> Người viết nhầm lần giữa yếu tố phụ miêu tả của DT với CN( Vị trí chính của câu chỉ ra tính chất, trạng thái hoạt động của CN)
 Cách chữa: + Thêm VN thích hợp:” đã trở thành nói tác giả”
 + Có thể bỏ từ” mà” để biến cặp mắt  Đổi thành đề ngữ của câu.
 - VN: + Vai trò: Thành phần chính chỉ( Tính chất, trạng thái, hoạt động...)
 + Vị trí: Sau
 + Từ loại: ĐT, TT
 - Yếu tố phụ miêu tả của DT: + Đứng sau DT
 + Miêu tả tính chất, trạng thái
->Lỗi: không yếu tố rõ về định ngừ và VN
 - Cách phân biệt: 
 + Yếu tố phụ miêu tả DT gắn chặt với DT bằng từ quan hệ” mà”
 + Trong khi đó CN với VN thì phân định rất rõ ràng với nhau-> không có quan hệ từ nt này.
Lỗi không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu
VD: Sau những ngày tháng chìm nổi khổ đau, bằng 
 Cho thời gian
sự thể hiện của chính bản thân mình với trái tim 
 TN chỉ cách thức phương tiện 
nhân hậu& ngọn bút tài hoa- bút đã đưa ông lên hàng thi hành
 - Câu này chỉ là phần TN liên tiếp chỉ cách thức phương tiện, thời gian phần sau chỉ để giải thích cho phần trước.
 - Chú ý: Đôi khi trong viết văn người viết đưa ra quá nhiều thành phần phụ cho nên nhầm lẫn nó với thành phần chính( C-V)
 - Cách chữa: Thêm cụm C-V. Ngoài ra còn thiếu 1 lỗi nữa là thiếu cả CN và VN của thành phần phụ.
 VD: Tôi/ nói với anh rằng. Quyển sách ấy 
 C V Thiếu VN
Mặc dù câu có cụm C-V, song vẫn chấp nhận được do thiếu VN ở thành phần phụ.
 - Trong một số trường hợp câu đã đủ C-V nòng cốt vẫn bị coi là câu sai do thiếu thành phần phụ
-> Chữa: Bổ xunca
* Lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu:
a) Không phân định rõ những BN có cách chi phối khác nhau 
VD: PBC là một người đầu tiên hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với CM
 - Câu này không sai về cấu trúc nhưng xem trật tự 
-> thiếu quan hệ từ
 - Cách chữa: Bỏ từ “1” thì PBC bản thân nó là 1 rồi hoặc nói “PBC” là 1 “trong số nhiều” người đầu tiên 
 b) Không phân định rõ mối quan hệ giữa các vế câu& giữa câu với câu
VD: Vì phong trào” ba đảm đang” đang phát triển sôi nổi khắp nơi nên chị em phụ nữ của chúng ta đã đóng góp rất nhiều thành tích to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng tổ quốc giàu mạnh 
 - Câu này lồi về mặt ý nghĩa 
 - Người ta đóng góp là vì: + Lòng yêu nước chứ không phải vì phong trào
Mà phong trào ấy chỉ được làm nên bởi lòng yêu nước mà thôi cho nên giữa các vế trong câu chưa thống nhất nên phải đổi “ Hưởng ứng phong trào”
* Luyện tập
1) Những câu nói của Lan/ mà ú Đức thì thật là ngọt ngào -> Câu thiếu VN
- Cách chữa:
 + Bỏ” mà” những câu nói của Đức với Lan 
 + Hoặc giữ nguyên và thêm vị ngữ thích hợp 
Còn với Tôi thì chua chát biết bao
2) Qua mỗi lần như vậy, người ta tích lũy được kinh nghiệm và thành công nhất định về sau
-> Đây là câu có đủ cả CN& VN
Liên hệ cách hỏi:” Thành công bao giờ?( hỏi về quá khứ) trong yếu tố thường đứng sau ĐT và” bao giờ thành công”( hỏi về tương lai) trong đó chỉ thường đứng trước ĐT, chúng ta thấy trong câu này nên viết:” Về sau nhất định thành công” 
-> Cho nên VD trên chưa hợp lí
Chú ý cách hỏi: Bạn làm bài xong lúc nào?
 ĐT TG(về quá khứ)
-> ĐT đứng trước TG
Lúc nào bạn làm bài xong?
 TG (tương lai)
-> TG đứng trước ĐT
Lỗi: Không giải thích rõ về trật tự cần có của thành phần câu.
II. Thực hành sửa lỗi 
1) Văn thơ yêu nước của NĐC bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm li khi tha thiết, NĐC đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả 1 phong trào chống pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bào nam kì
 - Người viết nhầm:” Văn thơ NĐC” là CN- nó giống CN thôi vì nó là cụm DT nhưng không phải là CN 
-> Nó là TN nhưng nó chưa có dấu hiệu gì là TN cả nên phải thêm từ” trong” ở đầu câu để biến đoạn câu nêu trên thành 1 TN của câu 
Hoặc: Bỏ từ” NĐC” thứ 2 để cho đoạn câu” văn thơ tha thiết” giữ vai trò CN của câu
2) Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những điều hành trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến 
-> Người viết nhầm thành phần phụ TN& CN
 - Cách chữa: + Thêm từ”m” vào sau từ” của”
 + Hoặc bỏ từ” của” và thay vào đó dấu phẩy, để tách thành phần phụ TN ra khỏi CN(người lao động)
-> Không phân định rõ thành phần CN với VN
3) NĐC, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam 
-> Đoạn từ “ nhàcho đến hết”: Chỉ là phần phụ chủ
 - Cách chữa: + Thêm từ” là” vào trước nó để tạo ra 1 VN 
 + Giữ nguyên và coi toàn bộ” phần” đã chỉ là CN và thêm vào đó 1 VN thích hợp( VD: Đã từng đau nỗi đau của DT chẳng hạn)
4) Cùng với các nhà văn khác ưu tú,NC Hoan đã mạnh dạn bóc trần các hiện thực đen tối của xã hội thực dân phong kiến thời bấy giờ
 - Câu này chưa hợp lí:” cùng vớiưu tú” có thể nhiều người ưu tú& NC Hoan không phải nhân vật ưu tú hoặc: NC Hoan ưu tú hơn nhiều nhân vật khác 
-> Dẫn đến nhiều cách nên ta phải đổi lại” khác với” 
5) Thực tế kết quả cho thấy: Thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bạ bước đầu 
 - “ Rút kinh nghiệm” cần phải có quan hệ từ kết hợp -> Thì không có
 - “ Khắc phục” không đòi hỏi phải có quan hệ từ
-> Thì lại có ,ngược lại
Ta thường nói” Rút kinh nghiệm từ( ở) những thất bại bước đầu”, còn với từ” Khắc phục” thì không được dùng quan hệ từ” từ” hoặc” ở” -> Hai ĐT này có cách chi phối khác nhau:
 + Một bên thường sử dụng quan hệ từ
 + Một bên không được dùng quan hệ từ
 - Cách chữa: 
 + Có thể tách ra thành” những lần rút kinh nghiệm từ những thất bại bước đầu và khắc phục chúng”
 + Hoặc giữ nguyên và rút bỏ từ” Từ” coi như nói gọn” Rút kinh nghiệm của thất bại bước đầu” 
6) Đức tính của người phụ nữ trong phong trào” Ba đảm đang” đã được phát huy cao độ từ đức tính sẵn có mà chị Dậu đã mang lấy đến nay hai mươi bảy năm chẵn là bài học quý báu. Tuy đối với nay thì đức tính đó chưa đầy đủ và hoàn chỉnh
 - ở VD này có hiện tượng chập phần cuối của ý này vào phần đầu của ý tiếp theo, tạo nen cái gọi là” Dây cà ra dây muống”. Có thể xác định lại mối quan hệ giữa các ý chứa trong đó như sau: “ Đức tính của người phụ nữ trong phong trào“ ba đảm đang” là sự phát huy cao độ đức tính sẵn có ở chị Dậu về 27 năm về trước. Đức tính đó là một bài học quý tuy chưa phải là đầy đủ, hoàn chỉnh đối với 
Những lỗi về diễn đạt trong
việc viết bài văn
I. Khái niệm về kĩ năng diễn đạt trong bài văn 
1) Khái niệm về kĩ năng diễn đạt 
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện NT, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc, người nghe lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó 
Kĩ năng diễn đạt( giới hạn trong kĩ năng diễn đạt ở dạng ngôn ngữ viết của bài văn( có thể gồm nhiều phương diện)
 + Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết, cần viết đúng các quy định về chữ viết: 
 . Chính tả
 . Viết hoa
 . Viết từ nc/ ng về  ...  phạm vi hoạt động, giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
a) Các phạm vi hoạt động giao tiếp và giao tiếp hàng ngày 
 - Phạm vi đời sống sinh hoạt hàng ngày 
 - Phạm vi đời sống chính trị xã hội
 - Phạm vi hoạt động hành chính công vụ 
 - Phạm vi hoạt đông khoa học 
 - Phạm vi thông tấn báo chí.
Các phạm vi giao tiếp trên đều sử dụng vốn ngôn ngữ chung nhưng do tính chất của nội dung thông báo và tư cách của người tham gia giao tiếp, lựa chọn sử dụng ngôn ngữ có những đặc trưng riêng.
b) Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
- Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hàng ngày nhằm mục đích trao đổi thông tin, biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong đời sống 
2> Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
a) Dạng lời nói :Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở cả hai dạng :
 - Dạng nói: Đây là dạng chủ yếu của ngôn ngữ sinh hoạt. Dạng nói bao gồm 2 kiểu : Đối thoại (rất phổ biến ) và độc thoại (ít phổ biến )
 - Dạng viết: Dạng viết được dùng khi những người tham gia giao tiếp không có điều kiện vận dụng dạng nói hoặc vì một lí do gì đó mà không thích, không thể sử dụng lời nói trực tiếp. Vì thế, trong lời nói hàng ngày dạng viết ít phổ biến hơn (thư từ, nhật kí, lưu bút )
b) Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
- Chức năng thông báo => trao đổi thông tin
- Chức năng cá nhân => giao tiếp hàng ngày 
- chức năng chính xác 
VD: SGV – tr 53
3> Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
Có 3 đặc trưng chủ yếu 
* Tính cụ thể:
- Người tham gia giao tiếp cụ thể với những tư cách, quan hệ xác định 
 + Ai nói (viết)
 + Nói (viết) với ai
 + Nói (viết) cái gì
 +Nói(viết) trong quan hệ nào (gia đình, xã hội, nghề nghiệp)
- Thời gian, không gian cụ thể (nói hoặc viết thời điểm nào? ở đâu?)
- Mục đích giao tiếp cụ thể (gắn với những hoạt động, quan hệ trong sinh hoạt hàng ngày)
- Các yếu tố ngôn từ (từ ngữ ,mang tính cụ thể sinh động )
* Tính cảm xúc rõ rệt : ( biểu hiện qua giọng điệu, cách dùng từ ngữ sinh động biểu cảm )
(..)
* Tính cá thể 
Thể hiện dấu ấn cá nhân của ngưòi nói trong ngôn từ 
- Cách nói 
- Cách lựa chọn ngôn ngữ 
- Giọng nói 
=>qua đó người nghe có thể nhận ra giới tính ,tuổi tác và cả cá tính của người nói 
Chú ý :Tính cá thể hoá của lời nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với tính cá thể hoá của ngôn ngữ nghệ thuật (sinh hoạt:manh tính tự phát,phản ánh cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực của người nói .còn ngôn ngữ nghệ thuật :luôn là phẩm chất nghệ thuật tích cực, tạo nên sự phong phú ,hấp dẫn ,biểu hiện tài năng của tác giả .
4> Thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
BT1,2,3,4_SGK_tr56
III) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
1> Ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật, mối quan hệ giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và các phong cách ngôn ngữ khác. 
- Ngôn ngữ nghệ thuật (theo nghĩa hẹp) là ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương, thực hiện chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: xây dựng hình tượng nghệ thuật tác dụng chính xác nhận thức thẩm mĩ của người đọc.
Ngôn ngữ sử dụng trong các phong cách ngôn ngữ khác :
 + Sinh hoạt 
 + Chính luận 
 + Báo chí 
=> Có thể có tính nghệ thuật(trong sáng,gợi hình ảnh, truyền cảm) nhưng không phải là ngôn ngữ nghệ thuật thực sự
- Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp chính trị xã hội, giao tiếp hành chính, khoa học, báo chí chủ yếu ở chức năng cơ bản của nó 
- Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thẩm mĩ (xây dựng hình tượng nghệ thuật)
- Trong tác phẩm văn chương, nhà văn, nhà thơ không sáng tạo ra một hệ thống các kí hiệu. Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ thông thường mà sử dụng lại những yếu tố của hệ thống kí hiệu ngôn ngữ chung.
 + Ngôn ngữ trực tiếp 
 + Ngôn ngữ hình tượng thẩm mĩ 
2> Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật 
 3 Đặc trưng cơ bản :
 + Tính hình tượng 
 + Tính truyền cảm
 + Tính cá thể hoá 
a) Tính hình tượng 
- Đây là thuộc tính quan trọng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật 
- Biểu hiện 
 + Thông tin về hình tượng nghệ thuật 
 + Về phong cách 
 + Về tư tưởng
 + Về quan niệm 
 + Cảm xúc của tác giả 
- Tính hình tượng của các từ ngữ trong tác phẩm văn chương chính là từ trong tác phẩm chứa đựng 2 bình diện ngôn ngữ 
 + Ngôn ngữ cơ sở
 + Ngôn ngữ hình tượng ,thẩm mĩ 
VD: Trước sau nào thấy bóng người 
 Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông 
Từ “Hoa đào : 
 + Hoa đào thực – hoa của mùa xuân=>ngôn ngữ cơ sở
 +Tâm trạng khắc khoải của Kim Trọng khi trở lại vườn thuý , nơi chàng đã từng dõi
Theo hình bóng người yêu=> ngôn ngữ hình tượng thẩm mĩ. Vườn đào đã chứng kiến nỗi niềm đau đáu ,mong nghóng và cả mừng hụt của chàng kim đa tình 
VD: “Bánh trôi nước”- Hồ xuân hương
b) Tính truyền cảm 
- Qua hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương tác động tới tình cảm của người đọc và qua đó nâng cao năng lực nghệ thuật thẩm mĩ -> thấu hiểu bản chất của tâm hồn con người, của đời sống, vũ trụ ->nâng cao những giá trị tinh thần tốt đẹp trong mỗi cá nhân.
VD: Từ nỗi đau của Thuý Kiều , chúng ta thấm thía bi kịch của con người ->trân trọng cái đẹp và phẩm giá của con người , biết phẫn nộ trước cái xấu cái ác 
Hay tg kêu của chí phèo “ai cho ta lương thiện “đánh thức nỗi day dứt về k/v hoàn lương một xã hội mà cái xấu và cái ác đang thống trị 
c) Tính cá thể hoá 
- Mỗi tác giả cảm xúc, nghệ thuật các hiện tượng đời sống một cách khác nhau->hình thành những quan niệm , tư tượng khác nhau 
(xem thêm)
3, Thực hành 
BT1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu của bài tập 
 Thân em..
 Bảy nổi .
 Rắn nát ..
 Mà em ..
BT2: Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện trong bài thơ “Mời Trầu “của Hồ Xuân Hương như thế nào?
 Quả cau
 Này của ..
 Có phảỉ .
 Đừng........
Luyện tập về các phương thức biểu đạt & vận dụng
 tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn
I- Khái quát về biểu đạt và phương thức biểu đạt
1) Khái niệm
- Con người không thể sống mà không trao đổi những ý nghĩ, những cảm xúc của mình với những người xung quanh bằng lời nói hoặc chữ viết. Và không ai không muốn những tư tưởng và tình cảm đó được hưởng một cách thật đúng đắn và đầy đủ. Việc tỏ rõ ra ngoài cho mọi người thấy được những tư tưởng và tình cảm của mình như thế gọi là tình đạt
 + Muốn biểu đạt, trước hết, chúng ta cần phải có ý nghĩ, tình cảm của chính mình và có niềm mong muốn, khát khao được bày tỏ ý nghĩ, tình cảm ấy với một ( hoặc nhiều) người nào đó.
VD: Lời tỏ tình của chàng trai trong bài ca dao:” Tát nước Hôm qua tát nước đầu đình
 Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
Nội dung bày tỏ phải chân thực, phong phú, đẹp đẽ, mạnh mẽ, thiết tha nếu không thì sự biểu đạt không thể thành công
 - Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng biểu đạt được hết những điều mà mình thấy là lí thú cho người khác nghe
 - Vì vậy đòi hỏi người biểu đạt phải nắm vững và sử dụng những phương pháp, cách thức biểu đạt thích hợp -> gọi là phương thức biểu đạt
2) Các phương thức biểu đạt
 - Tự sự, mtả, biểu cảm, NL, thuyết minh
II. Một số phương thức biểu đạt
1) Tự sự
 - Là thuật lại, kể lại diễn biến của một sự việc nào đó. Hoặc khác họa tính cách nhân vật và nêu lên nhưng NT sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống
Trong thực tế không ai chưa một lần tự sự
VD: Kể về một câu chuyện đã trải hoặc tư tưởng tg ra nhằm mong muốn người đọc, người nghe thích thú như mình
 - Muốn thế thì người kể chuyện, trước hết phải xây dựng cho câu chuyện của mình một cốt truyện chân thực, hợp lí, hấp dẫn, tổ chức các sự kiện sao cho thu hút được sự chú ý của người đọc( người nghe)
* Các thành phần của cốt truyện:
 + Trình bày( mở đầu): Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện( thời gian, địa điểm, h/c, lai lịch& mối quan hệ của các nhân vật Trước khi xảy ra MT, xác định hoặc những đột biến khác)
 VD: Nhân vật CP( đoạn đầu)
 + Khai đoạn( thắt nút): Nêu SK mở ra MT, KĐ hay những đột biến khác
 VD: Trước và sau khi Chí ra tù
 + Phát triển: Các MT, XĐ được triển khai theo thời gian và trên bề rộng để ngày càng trở nên căng thẳng, ngày càng có sức cuốn thút người đọc( người nghe)
 VD: MT và XĐ giữa cq và BK
 + Đỉnh điểm( cao trào): Các MT, XĐđược đẩy lên tới mức cao nhất, chuẩn bị cho kết thúc
 VD: CP giết BK
- Chú ý: Đây không phải là mô hình duy nhất. Không phải cốt truyện của tác phẩm tự sự nào cũng bắt buộc phải có đầy đủ 5 thành phần này và các thành phần ấy không phải lúc nào cũng được sắp xếp theo đúng thứ tự
 VD: Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng
- Con người tìm đến hoạt động tự sự để khắc họa các tính cách và làm cho các tính cách được khắc họa tạo ra những ấn tượng, cảm xúc& suy nghĩ sâu sắc trong người đọc, người nghe
 + Vì vậy phải chú trọng khâu xây dựng nhân vật
- Tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện phải tải tới người nghe 1 tư tưởng về cuộc sống 
- Tự sự còn đòi hỏi người thuật chuyện biến câu chuyện của mình theo một ngôi kể thích hợp
2) Miêu tả
 - Là dùng ngôn ngữ hoặc phương tiện NT nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người
 - Miêu tả đem lại những hình ảnh có thể khiến người nghe ( người xem) cảm thấy như gặp con người, nghe thấy âm thanh, nhìn ra cảnh sắc, và có khi còn tg như chạm được tay vào nhân vật.
 VD: - Tiếng hát trong như tiếng hát xa
 - Năm gian nhà cỏ thấp le te
 - Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt 
+ Chính xác 
 + Làm nổi bật những nét riêng của đối tượng
 VD: SGV
 - Phải quan sát kĩ con người và sự vật
3) Biểu cảm
 - Biểu cảm là một nhu cầu của con ngừơi trong cuộc sống. Bởi vì trong thực tế sống luôn luôn có những điều khiến tâm hồn ta dung động và muốn bộc lộ với người khác 
 - Cảm xúc của người viết phải chân thành, xuất phát từ hiện thực
- Khi vận dụng phải tìm ra cách nhìn, cách cảm xúc độc đáo, để thu hút người nghe và ngừơi đọc
4) Thuyết minh 
 - Là một hoạt động mà con người thường xuyên tiến hành trong đời sống. Người ta tìm đến phương thức thuyết minh khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó.
 - Tính chuẩn xác-> Vô ích và có hại cho NT của con người
 - Tính khoa học, kết quả và còn phải hay, hấp dẫn
 + Tìm đến những đề tài đặc sắc hoặc những chi tiết bất ngờ, đặc sắc của ND
 VD: SGV
 + Làm giảm bớt sự khô khan, trìu tượng bằng những câu chuyện, những chi tiết cụ thể hoặc những so sánh thú vị bất ngờ
 VD: SGV
 + Lời văn sinh động, gợi những cảm xúc như hùng tráng, trang nghiêm thơ mộng hay hóm hỉnh
 VD: 
 - Phải có khả năng phát hiện và sự kéo léo trong diễn đạt, nắm được các hình thức kết cấu và các phương pháp thuyết minh
 - Có 5 dạng:
 + Kết cấu theo trình tự tháng : Năm tháng
 + Kết cấu theo trình tự
 + Kết cấu theo trình tự NT
 + Kết cấu theo trình tự tổng hợp – phân tích
 + Kết cấu theo trình tự chủ yếu- thứ yếu
5) Nghị luận
- Xem SGV
III. Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docChu de tu chon 10(1).doc