1. Kiến thức,kĩ năng: Sau khi học xong tiết này,HS :
a. Kiến thức :
-Hình biểu diễn của một hình,khối
- Nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật
b. Kĩ năng:
-Đọc được thông tin từ một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản.
- Vẽ được bản vẽ kĩ thuật đơn giản gắn với phép chiếu song song,vuông góc
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: Tính tích cực hoạt động, rèn luyện tư duy, biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
b. Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
c. Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tư duy logic,công nghệ
CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN: MỘT SỐ YẾU TỐ VẼ KĨ THUẬT I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức,kĩ năng: Sau khi học xong tiết này,HS : a. Kiến thức : -Hình biểu diễn của một hình,khối - Nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật b. Kĩ năng: -Đọc được thông tin từ một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản. - Vẽ được bản vẽ kĩ thuật đơn giản gắn với phép chiếu song song,vuông góc 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất: Tính tích cực hoạt động, rèn luyện tư duy, biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen. b. Các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. c. Các năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tư duy logic,công nghệ II . CHUẨN BỊ 1.Giáo viên:Giáo án, phấn màu,thước, giáo án điện tử về 1 số bản vẽ kĩ thuật 2.Học sinh: Chuẩn bị bài đã được giao, chuẩn bị đồ dùng học tập . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận khái niệm. Học sinh tìm hiểu vềlăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương; hình chóp đều và hình chóp cụt đều và hình ảnh của chúng trong thực tế. - Nội dung, phương thức tổ chức: + Chuyển giao: Nhiệm vụ: Chia lớp học thành 3 nhóm: Nhóm 1 Sưu tầm hình ảnh về góc giữa 2 mặt phẳng và 2 mặt phẳng vuông góc Nhóm 2 Sưu tầm hình ảnh về lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương Nhóm 3 Sưu tầm hình ảnh về hình chóp đều và hình chóp cụt đều Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về vấn đề mà nhóm mình đã được giao chuẩn bị. Ứng dụng trong thực tế: thiết kế, xây dựng, gia dụng, điện tử, + Thực hiện: Các nhóm hoàn thành trước ở nhà, làm thành file trình chiếu, cử đại diện lên thuyết trình. + Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày file trình chiếu trước lớp, các nhóm khác qua việc tìm hiểu trước phản biện và góp ý kiến. Giáo viên đánh giá chung và giải thích các vấn đề học sinh chưa giải quyết được. - Sản phẩm: Các file trình chiếu của 3 nhóm(có file đính kèm) B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1:Phép chiếu song song,vuông góc - Mục tiêu: Nhắc lại phép chiếu song song,phép chiếu vuông góc - Nội dung, phương thức tổ chức: +Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nêu lại phép chiếu song song,phép chiếu vuông góc và các tính chất của chúng ? +Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,viết lời giải ra bảng phụ.Nhóm 1,2: Phép chiếu song song.Nhóm 3,4 phép chiếu vuông góc. +Báo cáo, thảo luận:Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, GV thu lại các báo cáo của các nhóm HS và kiểm tra nhanh kết quả. HS khác theo dõi bạn trình bày và tranh luận. +Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức:GV nhận xét và khắc sâu phép chiếu song song,phép chiếu vuông góc - Sản phẩm: 1. Phép chiếu song song a) Khái niệm: Cho mặt phẳng (P) và đường thẳng d cắt (P). với mỗi điểm M, đường thẳng đi qua M và song song hoặc trùng với d sẽ cắt (P) tại điểm M’ xác định. Khi đó M’: hình chiếu song song của M lên mặt phẳng chiếu (P). d: phương chiếu; (P) : mặt phẳng chiếu. b) Tính chất. Định lí. a) Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ ba điểm đó. b) Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng. c) Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau. d) Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song. * Hình biểu diễn của một hình không gian. - Một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tùy ý cho trước (có thể là tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông...) - Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước (có thể là hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi...) - Người ta thường dùng hinhd elip để biểu diễn cho hình tròn 2.Phép chiếu vuông góc Định nghĩa: Cho đường thẳng . Phép chiếu song song theo phương lên mặt phẳng được gọi là phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng . Định lí ba đường vuông góc: Cho đường thẳng nằm trong mặt phẳng và là đường thẳng không thuộc đồng thời không vuông góc với . Gọi là hình chiếu của trên . Khi đó . Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng: Cho đường thẳng và mặt phẳng . + Nếu vuông góc với mặt phẳng thì ta nói góc giữa đường thẳng và mặt phẳng bằng . + Nếu không vuông góc với mặt phẳng thì góc giữa với hình chiếu của nó trên được gọi là góc giữa đường thẳng và mặt phẳng . Hoạt động 2: Bản vẽ kĩ thuật - Mục tiêu:Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật. - Nội dung, phương thức tổ chức: +Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nêu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất,nêu ví dụ +Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,viết lời giải ra bảng phụ. +Báo cáo, thảo luận:Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, GV thu lại các báo cáo của các nhóm HS và kiểm tra nhanh kết quả. HS khác theo dõi bạn trình bày và tranh luận. +Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức:GV nhận xét và khắc sâu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất - Sản phẩm: - Bản vẽ kỹ thuật rất quan trọng trong sản xuất. - Bản vẽ diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm và đầy đủ thông tin cần thiết như: kích thước, vật liệu - Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong kỹ thuật. - Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm để người sử dụng có thể khai thác hết tính năng và sử dụng sản phẩm một cách an toàn. Các lĩnh vực kỹ thuật đều gắn liền với bản vẽ kỹ thuật và mỗi lĩnh vực đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. VD: Nhà ở Sơ đồ mạch điện Mạch điện c,Maët baèng nhaø ôû Giao thông Hoạt động 3: Đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà - Mục tiêu:Tìm hiểu các đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà - Nội dung, phương thức tổ chức: +Chuyển giao nhiệm vụ học tập Đặc điểm của các loại hình biểu diễn ngôi nhà? +Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,viết lời giải ra bảng phụ. +Báo cáo, thảo luận:Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, GV thu lại các báo cáo của các nhóm HS và kiểm tra nhanh kết quả. HS khác theo dõi bạn trình bày và tranh luận. +Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức:GV nhận xét và khắc sâu - Sản phẩm: C.Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Đọc bản vẽ kĩ thuật. - Nội dung, phương thức tổ chức: +Chuyển giao nhiệm vụ học tập Đọc thông số các bản vẽ kĩ thuật? +Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,viết lời giải ra bảng phụ. +Báo cáo, thảo luận:Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, GV thu lại các báo cáo của các nhóm HS và kiểm tra nhanh kết quả. HS khác theo dõi bạn trình bày và tranh luận. +Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức:GV nhận xét và khắc sâu - Sản phẩm: Học sinh đọc các thông số trên bản vẽ D.Hoạt động vận dụng - Mục tiêu:Vẽ được bản vẽ kĩ thuật đơn giản gắn với phép chiếu song song,vuông góc - Nội dung, phương thức tổ chức: +Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy vẽ bản vẽ kĩ thuật đơn giản gắn với phép chiếu song song,vuông góc với chủ thể là dãy nhà C trường THPT Quảng Thanh? +Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trao đổi theo nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao,vẽ bản vẽ ra giấy A3. +Báo cáo, thảo luận:Các nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác theo dõi bạn trình bày và tranh luận. +Kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức:GV nhận xét và khắc sâu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất - Sản phẩm: Học sinh đọc các thông số trên bản vẽ E.Hoạt động tìm tòi mở rộng Gv trình chiếu một số bản vẽ kĩ thuật Học sinh sưu tầm thêm những bản vẽ gắn với các lĩnh vực khác nhau Cầu Hoàng Văn Thụ Cổng chào Vsip Hải Phòng IV.Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: