Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp + Bài 15: Thao tác với tệp

Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp + Bài 15: Thao tác với tệp

I/ Mục đích yêu cầu

KT:

- Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp;

- Biết hai cách phân loại tệp: theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập;

- Hiểu bản chất của tệp văn bản;

- Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp;

- Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản;

- Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.

KN:

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: phương pháp thuyết trình minh họa;

- HS: Tìm hiểu trước kiểu dữ liệu tệp và một số thao tác với tệp;

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 25534Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp + Bài 15: Thao tác với tệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết37:
Bài 14: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
Bài 15: THAO TÁC VỚI TỆP
I/ Mục đích yêu cầu
KT:
- Biết khái niệm và vai trò của kiểu tệp;
- Biết hai cách phân loại tệp: theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập;
- Hiểu bản chất của tệp văn bản;
- Biết các bước làm việc với tệp: gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp;
- Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản;
- Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.
KN:
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: phương pháp thuyết trình minh họa;
- HS: Tìm hiểu trước kiểu dữ liệu tệp và một số thao tác với tệp;
III/ Nội dung và tiến trình bài giảng
1/ Ổn định tổ chức lớp (1’);
2/ Kiểm tra bài cũ;
3/ Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài giảng
- HS ghi bài và theo dõi.
Bài 14: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
-GV: giới thiệu bài: các kiểu dữ liệu đã học lưu trữ dữ liệu trong giới hạn nhất định. Với bài toán có khối lượng dữ liệu lớn không giải quyết được bằng các kiểu dl đã biết. Ngôn ngữ lập trình cung cấp kiểu dữ liệu tệp, cho phép lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, sử dụng nhiều lần đáp ứng yêu cầu một số bài toán.
1/ Vai trò kiểu dữ liệu tệp.
- Kiểu tệp là kiểu dữ liệu có thể lưu trữ lại trên máy tính.
- Vai trò: Lưu trữ dung lượng dữ liệu lớn, lưu trữ lại để xử lý nhiều lần.
- Đặc điểm: 
+ Lưu trữ trên bộ nhớ ngoài;
+ Dung lượng lưu trữ chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa;
- HS theo dõi và ghi bài.
- GV phân loại tệp theo dạng thông tin đưa vào máy đã biết lớp 10. Thông tin dạng số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- GV: giải thích truy cập tuần tự: để đến được phần tử thứ N trong tệp phải truy cập lần lượt qua N-1 phần tử trước đấy. Truy cập trực tiếp đến phần tử bất kỳ.
2/ Phân loại và thao tác với tệp
a/ Phân loại
- Theo cách tổ chức dữ liệu:
+ Tệp văn bản: Các kí tự được tổ chức và quản lí theo từng dòng.
VD: sách báo, bài học, tài liệu,
+ Tệp có cấu trúc: các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định (VD các phần tử cùng kiểu,)
VD: hình ảnh, âm thanh,
- Theo cách truy cập:
+ Truy cập tuần tự. VD tệp văn bản.
+Truy cập trực tiếp. VD tệp có cấu trúc.
b/ Thao tác ghi và đọc dữ liệu.
- Đọc dữ liệu từ tệp;
- Ghi dữ liệu vào tệp;
Bài 15: THAO TÁC VỚI TỆP 
- GV giới thiệu một số thao tác cơ bản với tệp văn bản trong Pascal
Giới thiệu cách khai báo và thao tác trên tệp văn bản
1/ Gắn tên tệp với biến tệp
Var : Text ;
VD: Var f1, f2 : text ;
- HS ghi bài và theo dõi hình ảnh biến tệp, tên tệp và tệp lưu trữ cụ thể trên đĩa. H15tr84
2/ Thao tác với tệp văn bản
a/ Gắn tên tệp với biến tệp
Thủ tục: Assign (, ) ;
VD1: Gắn biến tep1 với tên dulieu.dat
Assign (tep1, ‘dulieu.dat’) ;
VD2: Gắn biến tep2 với tên inp.dat trên ổ C
Assign (tep2, ‘C:\inp.dat’) ;
* Chú ý: đường dẫn có dạng:
:\\\....\\
- GV giải thích mở tệp trong 2 trường hợp. Tệp đã tồn tại thì mở để lấy hay đọc dữ liệu, tệp cần đưa dữ liệu vào thì mở để ghi dữ liệu.
b/ Mở tệp
- Mở để ghi dữ liệu vào: 
Rewrite () ;
- Mở để đọc dữ liệu ra:
Reset () ;
Ví dụ1:
---
Assign (tep1, ‘dl.inp’) ;
Reset (tep1) ;
----
Ví dụ 2:
----
Assign (tep3, ‘C:\KQ.dat’) ;
Rewrite (tep3) ;
----
- GV giới thiệu VD
VD tệp thu.txt có 1 dòng abcdefghik1234
Chương trình:
c/ Đọc/ ghi tệp văn bản
- Đọc tệp văn bản
Read (, ) ;
Hoặc
Readln (, ) ;
* kiểu dữ liệu đọc từ tệp phải có kiểu tương ứng với danh sách trong biến tệp
- Ghi tệp văn bản
Write (, ) ;
Hoặc 
Writeln (, ) ;
- HS dựa trên thao tác đã giới thiệu đoán nhận giá trị biến x, s
*Chú ý: trước khi gọi thủ tục này thì tệp tương ứng với biến tệp phải đang mở
- GV: nếu thực hiện ghi dữ liệu vào tệp mà không đóng tệp thì không có dữ liệu nào được ghi hoặc chỉ một phần vào tệp, nguyên nhân do các dữ liệu chứa trong bộ nhớ đệm chưa chuyển kịp vào đĩa thì chương trình đã bị ngắt.
d/ Đóng tệp
Thủ tục
Close () ;
4/ Củng cố bài học và ra bài tập về nhà
HS quan sát hình 16 SGK tổng quát lại các thao tác với tệp văn bản
Close () ;
Write (, ) ;
Read (, ) ;
Reset () ;
Rewrite () ;
Assign (, ) ;

Tài liệu đính kèm:

  • docga_11_t37.doc