I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
- Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
2. Kỉ năng:
Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sđk hoặc liệt kê các bước.
3. Thái độ:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Nội dung bài mới:
Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. § 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán. - Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước. 2. Kỉ năng: Xây dựng thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sđk hoặc liệt kê các bước. 3. Thái độ: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Không Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS 1. Bài toán - Khái niệm: Bài toán là những việc mà con người muốn máy tính thực hiện. Vi dụ: Giải phương trình, quản lý thông tin về HS,... là bài toán. Khi máy tính giải bài toán cần quan tâm đến 2 yếu tố: - Input( thông tin đưa vào máy) - Output( thông tin muốn lấy từ máy) Ví dụ 1: Tìm UCLN của hai số M, N. Input: M, N là 2 số nguyên dương. Output: UCLN(M, N). Ví dụ 2: Bài toán giải phương trình bặc hai ax2+bx+c=0 Input: a, b, c là các số thực. Output: nghiệm x của phương trình. Ví dụ 3: Ví dụ 4: 2. Thuật toán. - Khái niệm thuật toán: Là một dãy hữu hạn các thao tác được xắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ input của bài toán này ta nhận được output cân tìm. - Tác dụng của thuật toán: Dùng để giải một bài toán. Ví dụ: Thuật toán tìm UCLN của hai số M, N. Input: M, N Output: UCLN(M, N) . B1: Nhập M, N. . B2: Nếu M=N thì UCLN=M . B3: Nếu M>N thì thay M=M-N quay lài bước 2. . B4: Thay N=N-M quay lại B2. . B5: Gán UCLN là M. Kết thúc. Ngoài ra thuật toán còn được diễn tả bằng sơ đồ khối với các quy định. Elip: Các thao tác nhập xuất dữ liệu. Hình thoi: Thao tác so sánh. Hình chữ nhật: Các phép toán Mũi tên: quy đình trình tự các thao tác. Nhập M, N M=N N= N-M Kết thúc M>N M= N-M Đ S Đ S Trong toán học ta nhắc nhiều đến khái niệm “ bài toán” và hiểu đó là những việc mà con người cần phải thực hiện sao cho từ những dữ kiện ban đầu phải tìm hay chứng minh một kết quả nào đó. Vậy khái niệm “ Bài toán” trong tin học có khác gì không? Đứng trước bài toán công việc đầu tiên là gì? HS: Trả lời câu hỏi. Ta cần đi xác định Input và Output của bài toán. Lớp mở SGK trang 30 ( với mỗi ví dụ) Ghi ví dụ lên bảng Input? Output? HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi Ghi câu trả lời lên bảng và giải thích thêm. Muốn máy tính đưa ra được Output từ Input đã cho thì cần phải có chương trình, mà muốn viết được chương trình thì cần phải có thuật toán. Vậy thuật toán là gì? Giải thích thêm về các khái niệm như: dãy hữu hạn các lệnh, sắp xếp theo một trình tự nhất định. Đưa ra bài toán UCLN Ghi thuật toán lên bảng Lấy ví dụ cụ thể với 2 số(12, 8). Giải thích thuật toán theo từng bước. Cách viết thuật toán theo từng bước như trên gọi là cách liệt kê, còn có cách làm khác đó là dùng sơ đồ khối. Lấy ví dụ tìm UCLN của hai số M, N. Vẽ sơ đồ thuật toán lên bảng. Chỉ cho HS thấy các bước thực hiện thuật toán được mô tả trong sơ đồ. Xoá các ghi chú Đ và S trên sơ đồ, yêu cầu 1 HS viết lại và giải thích vì sao? HS: HS ghi lại sơ đồ thuật toán và hình dung ra các bước giải của thuật toán Lên bảng điền lại các ghi chú và giải thích vì sao lại điền thế? IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ Củng cố: Nắm được các khái niệm mới, xác định được input và output. Giải bài toán bằng cách liệt kê và sơ đồ khối. Dặn dò: - Về nhà học bài và xem kỉ phần 3 bài 4. Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. § 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và thực hiện được thuật toán trong sgk như kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương 2. Kỉ năng: Hiểu cách xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sđk hoặc liệt kê các bước. 3. Thái độ: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày khái niệm thuật toán? Tính chất. GV gọi 1 hs lên bảng trình bày. Gọi hs khác nhận xét. GV nhận xét và đánh giá. Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên. * Xác định bài toán: - Input: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,...,aN. - Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số. * Ý tưởng: - Khởi tạo giá trị Max = a1. - Lần lượt i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai>Max thì Max nhận giá trị mới là ai. * Thuật toán: - Liệt kê: B1: Nhập N và dãy a1,...,aN; B2: Max a1, i 2; B3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc; B4: 4.1. Nếu ai>Max thì Max ai; 4.2. i i + 1 rồi quay lại bước 3; Nhập N và dãy a1,...,aN Max ! a1, i ! 2; i ! i + 1 i > N? ai>Max? Đ Đ S S - Sơ đồ khối: Mô phỏng thuật toán với N=11 và dãy số: 5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4, 9, 12. * Các tính chất của thuật toán: - Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau hữu hạn lần thực hiện các thao tác; - Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là xác định đúng một thao tác cần thực hiện tiếp theo. - Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm. Hãy xác định I/O của bài toán? HS: Lên bảng viết. HS: Có 5 phút nghiên cứu SGK, sau đó lên bảng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê. Hướng dẫn HS hoàn thành thuật toán. HS: Một HS khác lên bảng dựa vào thuật toán băng phương pháp liệt kê vẽ sơ đồ khối và trình bày trước lớp. IV. Củng cố. Tính xác định của thuật toán có nghĩa là: Mục đích của thuật toán được xác định; Sau khi hoàn thành 1 bước, bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định; Không thể thực hiện thuật toán 2 lần với cùng 1 Input mà nhận được Output khác nhau; Số các bước thực hiện là xác định. Hãy chọn phương án đúng nhất? V. Dặn dò. Làm các bài tập trong SBT, chuẩn bị phần bài học tiết sau. Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. § 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và thực hiện được thuật toán trong sgk như bài toán Kiểm tra tính 2. Kỉ năng: - Hiểu cách xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sđk hoặc liệt kê các bước. 3. Thái độ: - Các kiến thức trên góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS 3. Một số ví dụ về thuật toán. Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương. * Xác định bài toán - Input: N là một số nguyên dương; - Output: “ N là số nguyên tố” hoặc “ N không là số nguyên tố”; * Ý tưởng: - Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố; - Nếu 1 < N < 4 thì N là nguyên tố; - Nếu N ≥ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố. * Thuật toán a) Cách liệt kê B1: Nhập số nguyên dương N; B2: Nếu N = 1 thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B3: Nếu N < 4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc; B4: i 2; B5: Nếu i > [ ] thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc; B6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B7: i i + 1 rồi quay lại bước 5. b) Sơ đồ khối: ( SGK trang 37) Mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với N = 29 ( [ ] = 5) Hãy xác định I/O của bài toán? HS: Lên bảng viết. HS: Có 5 phút nghiên cứu SGK, sau đó lên bảng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê. Hướng dẫn HS hoàn thành thuật toán. HS: Một HS khác lên bảng dựa vào thuật toán bằng phương pháp liệt kê vẽ sơ đồ khối và trình bày trước lớp. III. Củng cố. Mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với N = 31 và N = 45. IV. Dặn dò: Đọc kỹ ví dụ 2 “Bài toán sắp xếp ”. Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. § 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và thực hiện được thuật toán trong sgk như bài toán sắp xếp 2. Kỉ năng: - Hiểu cách xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sgk hoặc liệt kê các bước. 3. Thái độ: - Các kiến thức trên góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định tổ chức:Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp Ta chỉ xét bài toán dạng đơn giản: Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2,...,aN Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm. Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort) * Xác định bài toán - Input: Dãy A gồm N số nguyên a1,a2,...,aN. - Output: Dãy A được sắp xếp thành một dãy không giảm. * Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Lặp lại quá trình này cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. * Thuật toán a) Liệt kê B1. Nhập N, các số hạng a1, a2,...,aN; B2. M N; B3. Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A được sắp xếp rồi kết thúc; B4. M M – 1, i 0; B5. i i + 1; B6. Nếu i > M thì quay lại bước 3; B7. Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau; B8. Quay lại bước 5. b) Sơ đồ khối ( SGK trang 39) Trong cuộc sống ta thường gặp những việc liên quan đến sắp xếp như xếp các học sinh theo thứ tự từ thấp đến cao, xếp điểm trung bình của hs trong lớp theo thứ tự từ cao đến thấp,... Nói một cách tổng quát, cho một dãy đối tượng, cần sắp xếp lại các vị trí theo một tiêu chí nào đó. Hãy xác định I/O của bài toán? HS: Lên bảng viết. Quá trình so sánh và đổi chỗ sau mỗi lượt chỉ thực hiện với dãy đã bỏ bớt số hạng cuối dãy. Để thực hiện điều đó trong thuật toán sử dụng biến nguyên M có giá trị khởi tạo là N, sau mỗi lượt M giảm đi 1 cho đến khi M < 2. HS: Có 5 phút nghiên cứu SGK, sau đó lên bảng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê. Hướng dẫn HS hoàn thành thuật toán. HS: Một HS khác lên bảng dựa vào thuật toán bằng phương pháp liệt kê vẽ sơ đồ khối và trình bày trước lớp. III. Củng cố. Mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với dãy A như sau: 6 1 5 3 7 8 10 7 12 4 IV. Dặn dò: Đọc kỹ ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm. § 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và thực hiện được thuật toán trong sgk như bài toán tìm kiếm và bài toán tìm kiếm nhị phân. 2. Kỉ năng: - Hiểu cách xây dựng được thuật toán giải 1 số bài toán đơn giản bằng sgk hoặc liệt kê các bước. 3. Thái độ: - Các kiến thức trên góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sgk. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ... b đơn giản bằng cách sử dung chương trình notepad 2. Kỉ năng: - HS nắm vững và thực hiện đúng các thao tác lưu file đang soạn thảo thành một file web đúng yêu cầu. - HS biết vận dụng các thẻ để tạo nền, màu chữ, - HS nắm vững cấu trúc của một trang web viết bằng HTML đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án. Phòng máy, các trang web mẫu 2.Chuẩn bị của học sinh: Kiến thức, vở ghi III. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1.Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. 2.Kiểm tra bài củ: 3.Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY NỘI DUNG Hoạt động 1. - GV giới thiệu chương trình thực hành thiết kế trang WEB - Khởi động chương trình Notepad GV:- Yêu cầu HS tạo thư mục tên lớp của HS, tạo thư mục MYWEB trong thư mục lớp của HS vừa tạo và thư mục HINH ANH trong thu mục MYWEB. Yêu cầu HS khởi động chương trình Notepad. HS:Tạo các thư mục theo yêu cầu của giáo viên D:\MYWEB\HINHANH D:\MYWEB\Trang Web của mình Hoạt động 2: Bài tập 1. Soạn thảo nội dung trang web GV:Chiếu ví dụ mẫu lên bảng HS:Quan sát và soạn thảo nội dung trang web trên bảng vào máy tính và thực hiện theo yêu cầu của GV Thực hiện lưu bài đã soạn thảo, dùng IE mở trang web vừa tạo để xem kết quả Yêu cầu HS lưu vào thư mục myweb rồi mở trang web bằng trình duyệt Bài tập 1. Khởi động Notepad, soạn thảo nội dung sau: Ban muon viet mot trang Web? Chao cac ban ! Chuc mung cac ban den voi trang Web cua toi ! Hoạt động 3 : GV giới thiệu nội dung tiết thực hành Hoạt động 4. Bài tập 2. Tạo trang web theo một kết quả có sẵn GV:Chiếu trang web chuẩn bị sẵn bằng cách mở trang web đó trong IE HS:Theo dõi, quan sát Yêu cầu HS tạo trang web để khi mở trình duyệt IE sẽ có được kết quả như bài tập mẫu HS:- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài GV:Yêu cầu HS lưu trang web vừa tạo vào thu mục MYWEB với tên thuc hanh 1. html. HS:Lưu file theo yêu cầu Mở file vừa tạo trong trình duyệt IE, xem KQ và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu Yêu cầu học sinh mở trình duyệt IE để mở trang web vừa tạo xem kết qủa Hoạt động 3. Bài tập 3. Thêm màu nền cho trang web GV:Yêu cầu HS trở lại phần soạn thảo trang web, thêm màu nền cho trang web, thay đổi màu chữ cho phù hợp. HS:Lắng nghe GV:Yêu cầu HS lưu file đã đổi màu thành file mới có tên là trang 2.html HS:Thực hiện bài tập theo đúng yêu cầu Cách lưu trang Web: File\Save as Đặt tên thuc hanh 1.html Chọn D:\MYWEB (Enter) < BODY BGCOLOR = “mã màu” Màu chữ ta dùng Tag IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Về ôn tập các kiến thức trong chương III-IV để chuẩn bị ôn tập KTHK Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức tin học trong cả học kì I, gồm chương III và chương IV. 2. Kỉ năng: 3. Thái độ: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án. 2.Chuẩn bị của học sinh: Ôn trước các chương III và IV. III. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Ổn định tổ chức: ổn định lớp, kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cu: Nội dung ôn tập: Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung - Hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức đã học của các chương III và chương IV. - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm của hệ soạn thảo văn bản và kể tên các chức năng của hệ soạn thảo văn bản? - Hãy kể tên các chức năng của Microsoft Word? - Kể tên các đơn vị xử lí trong văn bản? - Hãy cho biết các bộ mã trong hệ soạn thảo văn bản mà em biết? - Yêu cầu học sinh kể tên các công cụ trợ giúp soạn thảo mà các em đã được học? - Phân tích và nhận xét qua đó giúp cho học sinh nhớ lại các câu lệnh sử dụng trong soạn thảo văn bản. - Hãy kể tên các thiết bị mạng mà em biết? - Yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm mạng máy tính, giao thức và internet? - Hãy cho biết cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử? - Yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau giữa kết nối có dây và kết nối không dây? - Hãy nêu những đặc điểm chính của mạng cục bộ và mạng diện rộng? - Phân tích và nhận xét - Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: các chức năng: Nhập và lưu trữ văn bản; Sửa đổi trình bày văn bản; tìm kiếm và thay thế, tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng. - Tính toán và lập bảng, soạn thảo văn bản, tạo các tệp đồ hoạ, chạy các chương trình ứng dụng khác. - Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang và trang màn hình. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Tìm kiếm và thay thê, gõ tắt và sửa lỗi. - Chú ý nghe giảng. - Hub, môđem, Vỉ mạng, giắc cắm, cáp, - Suy nghĩ và trả lời theo yêu cầu của giáo viên. - @ . - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Nghe giảng. Chương III: - Hệ soạn thảo văn bản và các chức năng chính của nó. - Các chức năng của Microsoft Word. - Các đơn vị xử lí trong văn bản. - Các bộ mã trong hệ soạn thảo văn bản. - Các công cụ trợ giúp soạn thảo văn bản. - Các câu lệnh dùng trong soạn thảo văn bản. Chương IV - Các thiết bị của mạng máy tính. - Khái niệm mạng máy tính, Internet, giao thức. - Internet được thiết lập năm nào và Việt Nam chính thức kết nối mạng năm nào? - Địa chỉ thư điện tử, website. - Kết nối mạng có dây và kết nối không dây. - Mạng diện rộng (Wan) và mạng cục bộ (Lan) IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Về ôn kỉ đề cương và xem lại các bài tập đã làm trong sgk và sbt. Tuần : Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết :. ÐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 -2009 1. Mục đích – yêu cầu: - Kiểm tra kiến thức các chương III và IV đã học. - Có thái độ nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra. 2. Ma trận đề: Nhận biết Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Tự luận Câu 12 Vận dụng Câu 11. 3. Nội dung đề: Yêu cầu: Hãy chọn phương án trả lời đúng và gạch chéo vào ô tương ứng trong bảng. ®Ò sè 02: C©u 1 : Địa chỉ thư điên tử (E_mail) nào sau đây hợp lệ? ( 0,5 điểm) A. Vinh@ftp.vn@ B. Dantruong.yahoo@com Dantruong@yahoo.com D. Hoangminh.fpt.vn@ C©u 2 : Chức năng chính của Microsoft Word là gì? A. Tạo các tệp đồ hoạ. B. Soạn thảo văn bản. C. Tính toán và lập bản D. Chạy các chương trình ứng dụng khác. C©u 3 : Câu nào trong các câu sau là phát biểu chính xác nhất về mạng Internet? ( 0,5 điểm) A. Là mạng của các mạng, có qui mô toàn cầu. B. Là môi trường truyền thông toàn cầu dựa trên kĩ thuật máy tính C. Là mạng có qui mô toàn cầu hoạt động dựa trên giao thức TCP/IP. D. Là mạng sử dụng chung cho mọi người, có rất nhiều dữ liệu phong phú. C©u 4 : Hãy chọn phương án đúng nhất: Mạng cục bộ là mạng: ( 0,5 điểm) A. Có từ 10 máy trở xuống. B. Của một một gia đình hay của một phòng ban trong một cơ quan. C. Kết nối các máy tính trong một phạm vi địa lí rộng lớn. D. Kết nối một số lượng nhỏ máy tính ở gần nhau C©u 5 : Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? ( 0,5 điểm) A. Mạng có dây có thể đặt cáp đến bất cứ địa điểm và không gian nào. B. Mạng có dây kết nối các máy tính bằng cáp. C. Mạng không dây kết nối các máy tính bằng song rađiô, bức xạ hồng ngoại, song truyền qua vệ tinh. D. Mạng không dây không chỉ kết nối các máy tính mà còn cho phép kết nối các điện thoại di động. C©u 6 : Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện: ( 0,5 điểm) A. Các ý trên đều đúng. B. Sửa đổi, trình bày văn bản, kết hợp với các văn bản khác. C. Lưu trữ và in văn bản. D. Nhập văn bản. C©u 7 : Trong các cách sắp xếp trình tự công việc dưới đây, trình tự nào là hợp lí nhất khi soạn thảo một văn bản? ( 0,5 điểm) A. Chỉnh sửa – trình bày – gõ văn bản – in ấn. B. Gõ văn bản - chỉnh sửa – trình bày – in ấn. C. Gõ văn bản – trình bày - chỉnh sửa – in ấn. D. Gõ văn bản – trình bày – in ấn - chỉnh sửa. C©u 8 : Các công cụ trợ giúp soạn thảo, đó là: ( 0,5 điểm) A. Tìm kiếm và thay thế. B. Gõ tắt và sữa lỗi. C. Cả a và b đều sai. D. Cả a và b đều đúng. C©u 9 : Ai là chủ sở hữu của Internet? ( 0,5 điểm) A. Không ai là chủ sở hữu của Internet B. Các cơ quan khoa học C. Bộ quốc phòng Mỹ. D. Các tổ chức chính phủ. C©u 10 : Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng? ( 0,5 điểm) A. Hub. B. Vỉ mạng. C. Webcam D. Modem Câu 11. Nêu tính năng tương ứng của 1 số nút lệnh trong bảng dưới đây: ( 2 điểm) Nút lệnh Tên nút lệnh Tính năng New Open Save Print Print Preview Spelling Cut Copy Paste Undo Redo Câu 12. Có mấy cách bố trí mạng cơ bản? Vẽ hình minh hoạ ( 2,5 điểm) 4. ĐÁP ÁN 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 §Ò sè 01: C©u 1 : Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện: ( 0,5 điểm) A. Các ý trên đều đúng. B. Sửa đổi, trình bày văn bản, kết hợp với các văn bản khác. C. Lưu trữ và in văn bản. D. Nhập văn bản. C©u 2 : Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? ( 0,5 điểm) A. Mạng có dây kết nối các máy tính bằng cáp. B. Mạng không dây kết nối các máy tính bằng song rađiô, bức xạ hồng ngoại, song truyền qua vệ tinh. C. Mạng không dây không chỉ kết nối các máy tính mà còn cho phép kết nối các điện thoại di động. D. Mạng có dây có thể đặt cáp đến bất cứ địa điểm và không gian nào. C©u 3 : Ai là chủ sở hữu của Internet? ( 0,5 điểm) A. Các cơ quan khoa học B. Bộ quốc phòng Mỹ. C. Không ai là chủ sở hữu của Internet D. Các tổ chức chính phủ. C©u 4 : Địa chỉ thư điên tử (E_mail) nào sau đây hợp lệ? ( 0,5 điểm) A. Dantruong@yahoo.com B. Vinh@ftp.vn@ C. Dantruong.yahoo@com D. Hoangminh.fpt.vn@ C©u 5 : Chức năng chính của Microsoft Word là gì? ( 0,5 điểm) A. Soạn thảo văn bản. B. Tạo các tệp đồ hoạ. C. Tính toán và lập bản D. Chạy các chương trình ứng dụng khác. C©u 6 : Trong các cách sắp xếp trình tự công việc dưới đây, trình tự nào là hợp lí nhất khi soạn thảo một văn bản? ( 0,5 điểm) A. Gõ văn bản - chỉnh sửa – trình bày – in ấn. B. Chỉnh sửa – trình bày – gõ văn bản – in ấn. C. Gõ văn bản – trình bày – in ấn - chỉnh sửa. D. Gõ văn bản – trình bày - chỉnh sửa – in ấn. C©u 7 : Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng? ( 0,5 điểm) A. Vỉ mạng. B. Webcam C. Modem D. Hub. C©u 8 : Câu nào trong các câu sau là phát biểu chính xác nhất về mạng Internet? ( 0,5 điểm) A. Là mạng của các mạng, có qui mô toàn cầu. B. Là mạng có qui mô toàn cầu hoạt động dựa trên giao thức TCP/IP. C. Là mạng sử dụng chung cho mọi người, có rất nhiều dữ liệu phong phú. D. Là môi trường truyền thông toàn cầu dựa trên kĩ thuật máy tính C©u 9 : Các công cụ trợ giúp soạn thảo, đó là: ( 0,5 điểm) A. Tìm kiếm và thay thế. B. Cả a và b đều đúng. C. Gõ tắt và sữa lỗi. D. Cả a và b đều sai. C©u 10 : Hãy chọn phương án đúng nhất: Mạng cục bộ là mạng: ( 0,5 điểm) A. Có từ 10 máy trở xuống. B. Của một một gia đình hay của một phòng ban trong một cơ quan. C. Kết nối các máy tính trong một phạm vi địa lí rộng lớn. D. Kết nối một số lượng nhỏ máy tính ở gần nhau Câu 11. Nêu tính năng của các nút lệnh trên hình vẽ khi định dạng đoạn văn bản. ( 2 điểm) f a d e c đ b ĐÁP ÁN Câu 12. Có mấy cách bố trí mạng cơ bản? Vẽ hình minh hoạ. ( 2,5 điểm) 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
Tài liệu đính kèm: