Giáo án Sinh học lớp 11 (nâng cao)

Giáo án Sinh học lớp 11 (nâng cao)

I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.Trình bày các con đường vận chuyển nước và ion khoáng.

- Trình bày được tác nhân ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.

- Trình bày vai trò của nước ở thực vật.

2/ Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng – suy nghĩ, tìm kiếm và xử lí thông tin về quang hợp.

3/ Thái độ: Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.

 4/ Năng lực hướng tới:

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Thiết bị dạy học

Tranh vẽ phóng to1.1,2,3 (theo SGK) , Rễ cây.

2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.

III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

- Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

- Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

- Thuyết trình ơrictic- Hỏi đáp tìm tòi- Kĩ thuật đặt câu hỏi.- Quan sát tranh tìm tòi - Kĩ thuật phân tích hình ảnh

 

docx 41 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1434Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 11 (nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 1 	 Ngày soạn: 26/8
Phần 4 - Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
BÀI 1. 
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬTSỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.Trình bày các con đường vận chuyển nước và ion khoáng.
- Trình bày được tác nhân ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.
- Trình bày vai trò của nước ở thực vật.
2/ Kĩ năng: 
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng – suy nghĩ, tìm kiếm và xử lí thông tin về quang hợp.
3/ Thái độ: Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
 4/ Năng lực hướng tới: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
Tranh vẽ phóng to1.1,2,3 (theo SGK) , Rễ cây.
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học 
- Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
- Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
- Thuyết trình ơrictic- Hỏi đáp tìm tòi- Kĩ thuật đặt câu hỏi.- Quan sát tranh tìm tòi	 - Kĩ thuật phân tích hình ảnh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Tại sao trong tự nhiên nước chảy từ cao xuống thấp nhưng trong cây nước chảy từ thấp lên cao ? Vai trò của nước đối với thực vật? Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào? Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
GV treo tranh H1.1 và 2, hs quan sát, thảo luận và trả lời:
? Hình thái rễ trên cạn có cấu tạo thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào?
HS: trả lời
? Mối quan hệ giữa nguồn nước trong đất và sự phát triển của hệ rễ?
? Nêu đặc điểm của lông hút và ảnh hưởng của môi trường đến tế bào lông hút?
HS: thảo luận và trả lời.
Vai trò của nước : làm dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia các qúa trình sinh lí trong tế bào... 
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng
1. Hình thái của hệ rễ
- Đâm sâu, lan rộng
- Hệ rễ do nhiều loại rễ hợp thành
- Bề mặt rễ có tế bào biểu bì kéo dài tạo thành lông hút.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Tăng chiều sâu, rộng, số lượng tế bào lông hút.
- Cấu tạo tế bào lông hút:
 + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
 + Chỉ có 1 không bào trọng tâm.
 + Áp suất thẩm thấu cao.
- Lông hút tồn tại nhất thời, dễ gãy, dễ tiêu biến.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
? So sánh nồng độ dịch tế bào lông hút và nồng độ dung dịch đất?
Từ đó hãy trình bày cơ chế hấp thụ nước?
HS: so sánh để rút ra câu trả lời.
GV: nhận xét – chuẩn hóa.
? Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng?
HS: phân biệt
GV: nhận xét - chuẩn hóa.
Treo tranh H1.3. hs quan sát, thảo luận và trả lời:
? Mô tả các con đường để dòng nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ?
? Vai trò của đai Caspari?
HS: thảo luận và trả lời.
GV: nhận xét - chuẩn hóa.
II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước
- Đặc điểm dịch tế bào lông hút: dịch tế bào ưu trương hơn so với dung dịch đất vì:
 + Quá trình thoát hơi nước ở lá làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
 + Nồng độ chất tan cao.
- Cơ chế hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
b. Hấp thụ ion khoáng
- Thụ động: [ion khoáng cao] -> [ion khoáng] thấp.
- Chủ động: [nồng độ thấp] -> [ion khoáng cao] có sự tham gia của ATP.
2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Con đường tế bào chất: xuyên qua tế bào chất của tế bào.
- Con đường gian bào: 
 + Đi qua không gian giữa các tế bào và không gian bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào.
 + Khi đến gặp đai Caspari bị chặn lại -> theo con đường tế bào chất.
- Vai trò của đai Caspari: điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường...
? Hãy kể những tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
? Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
HS: giải thích
GV: nhận xét – chuẩn hóa
III. Ảnh hưởng của các rác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
- pH.
- Độ thoáng của đất.
Hoạt động luyện tập :
4. Hoạt động vận dụng : 
Câu 1. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Câu 2. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Câu 3. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
- Đặc điểm thích nghi của rễ cây trên cạn với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng?
- Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng?
5. Hoạt động mở rộng : 
Câu 1. Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?
Câu 2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Câu 3. Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật?
Câu 4. Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari trong cơ chế hấp thu nước?
Câu 5. Trình bày những đặc điểm cơ bản của bộ rễ thích nghi với chức năng trao đổi nước và khoáng?
Câu 6. Làm thế nào để những cây gỗ lâu năm có thể  vận chuyển được nước từ rễ lên lá?
Câu 7. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
Câu 8. Trình bày những đặc điểm cơ bản của bộ rễ thích nghi với chức năng trao đổi nước và khoáng?
Câu 9. Trình bày cách hấp thu thụ động và chủ động các chất khoáng từ đất vào rễ cây? Hai cách hấp thu đó có những điểm nào khác nhau?
Câu 10. Nêu thí nghiệm minh họa cơ chế hút bám trao đổi ở thực vật, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và giải thích.
Câu 11. Vì sao nhiều cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì bị chết? Vì sao một số cây thường xuyên sống trong nước như cây đước lại có rễ mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất?
Câu 12. Phân biệt hai cơ chế hấp thụ ion khoáng?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Học bài, làm bài tập 1, 2,3 SGK.
- Tìm hiểu bài mới: “Vận chuyển các chất trong cây”.
Giao nhiệm vụ: Nhóm 1- Tìm hiểu tại sao trong tự nhiên nước chảy từ cao xuống thấp trong cây nước lại chảy từ thấp lên cao?
	 Nhóm 2- Tìm hiểu tại sao chặt ngang cây chuối có hiện tượng nước trào ra?	
	 Nhóm 3- Tìm hiểu tại sao chất hữu cơ , tinh bột được tạo thành ở lá mà có thể di chuyển đến rễ cây để hinh thành củ?
Tiết thứ: 2	Ngày soạn:	01/09
Phần 4: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
BÀI 2 : TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
- Trình bày được các dòng vận chuyển vật chất trong cây: con đường vận chuyển, thành phần dịch vận chuyển, động lực dẩy dòng vật chất.
- Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước ở lá. Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Nêu được cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Trình bày các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
2/ Kĩ năng: 
- Khái quát hóa.
- Xác định cây trồng thiếu nước tưới tiêu hợp lí
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng – suy nghĩ, tìm kiếm và xử lí thông tin về quang hợp, quản lí thời gian đảm nhiệm trách nhiệm và hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Biết cách chứng minh khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu.
3/ Thái độ: Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố.
 4/ Năng lực hướng tới: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị dạy học
Tranh vẽ phóng to 2.1,2,3 (theo SGK) Tranh vẽ phóng to 3.1,2,3 (theo SGK) 
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học 
- Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
- Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
- Thuyết trình ơrictic- Hỏi đáp tìm tòi- Kĩ thuật đặt câu hỏi.- Quan sát tranh tìm tòi	 - Kĩ thuật phân tích hình ảnh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Tại sao trong tự nhiên nước chảy từ cao xuống thấp nhưng trong cây nước chảy từ thấp lên cao ? Động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá .Sau khi hấp thụ nước và ion khoáng vào rễ, chúng tiếp tục được vận chuyển như thế nào? Và dòng vận chuyển các chất từ lá đến các bộ phận khác của cây được thực hiện như thế nào. Chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ
Treo tranh H2.1,2, hs quan sát , thảo luận và trả lời:
? So sánh quản bào và mạch gỗ?
Từ đó kết luận gì về cấu tạo của mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng?
HS: so sánh và rút ra kết luận.
GV: nhận xét – chuẩn hóa.
? Thành phần dịch mạch gỗ?
HS: trả lời
? Nhận xét chiều di chuyển của dòng mạch gỗ và chiều trọng lực?
HS: 
? Cơ sở để dòng mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực?
HS: thoát hơi nước ở lá...
GV: treo tranh H2.3, hs quan sát, thảo luận và trả lời:
? Vì sao có sự chệnh lệch của ngấn Hg trước và sau thí nghiệm?
HS: có p rễ.
GV: nhận xét – chuẩn hóa.
? Giải thích vì sao có hiện tượng ứ giọt ở những cây thân thảo lức sáng sớm?
HS: giải thích.
GV: đưa ra số liệu: lượng nước mà cây hút vào chỉ sử dụng 2% còn 98% bị thóat hơi nước?
? Lượng nước mà cây hút vào được sử dụng như thế nào?
? Ý nghĩa của thoát hơi nước ở lá với dòng mạch gỗ?
HS: trả lời.
GV: nhận xét- chuẩn hóa.
? Lực liên kết giữa phân tử nước và với thành mạch gỗ có ý nghĩa gì với dòng mạch gỗ?
I. Dòng mạc ... o lông hút à tế bào biểu bì -> vỏ à nội bì à mạch gỗ.
b, Vai trò của đai Caspari
 Điều chỉnh dòng vật chất chảy vào mạch gỗ. Đai caspari không thấm nước -> dòng vật chất phải di chuyển qua con đường tế bào chất: chọn lọc các chất cần thiết ngăn cản chất độc nói cách khác nó là cơ "quan kiểm dịch" các chất thấm vào mạch dẫn
(HS nêu được tên con đường nước và ion khoáng xâm nhập cho ½ số điểm)
1,0
1,0
1,0
2
(3 điểm)
a, Bón phân hợp lý là:
+ Theo nhu cầu của cây, đặc điểm di truyền giống, loài cây
+ Theo pha sinh trưởng và phát triển của cây
+ Theo đặc điểm lí, hóa của đất
+ Theo điều kiện khí hậu
-> Bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng hợp lý.
b, Bón phân không hợp lí sẽ gây hậu quả:
Bón phân thừa:
+ Sinh trưởng và phát triển của cây trồng không bình thường, bón phân thừa -> gây độc cho cây
+ Ô nhiếm môi trường đất, nước. Làm xấu tính chất lí hóa của đất, giết chết các VSV đất có lợi
+ Ô nhiễm nông phẩm.
+ Lãng phí
Bón phân quá ít:
+ Không cung cấp đủ nhu cầu của cây trồng -> năng suất thấp.
1,5
1,5
3
(2 điểm)
Động lực dòng mạch gỗ:
- Lực hút đầu trên của quá trình thoát hơi nước ở lá
- Lực đẩy của áp suất rễ
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
1,0
0,5
0,5
4
(2 điểm)
a, Hiện tượng
- Cành 1: sinh trưởng và phát triển bình thường, mép vỏ phía trên phần bóc khoanh vỏ phình to ra.
- Cành 2: bị héo -> chết.
b, Giải thích
 Thân cây gồm có mạch rây mà mạch gỗ. Trong đó mạch rây ở sát lớp vỏ cây nhất, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ từ lá cây xuống rễ cây. Phần mạch gỗ bên trong vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá. 
- Cành 1: khi bóc khoanh vỏ -> cắt đứt phần mạch rây. Chất hữu cơ từ lá cây chuyển xuống thân bị tích tụ lại ở phần mép vỏ trên. Cứ thế mép vỏ trên bị phình to ra. Cành vẫn nhận được nước và ion khoáng từ rễ lên (mạch gỗ giữ nguyên) -> sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cành 2: mạch gỗ bị cắt đứt -> cành không nhận được nước và ion khoáng -> cành héo, chết.
0.5
0.5
0,5
0,5
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
(3 điểm)
a, Tên các VSV tham gia quá trình chuyển hóa nio trong đất:
1 – VK cố định nito
2 - VK nitrat hóa
3 - VK phản nitrat hóa
4 – VK amon hóa
b, Cơ sở khoa học của việc sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất trồng:
+ Hầu hết các loài cây họ Đậu đều có khả năng cố định đạm nhờ vi khuẩn Ri-zô-bium (vi khuẩn cố định đạm) có trong đất không bị ngập và thoáng khí. Vi khuẩn này giúp tạo nốt sần trưởng thành (có màu nâu đỏ lúc cắt ngang), nó sẽ cung cấp chất đạm cho cây sử dụng.
+ Xác bả cây họ đậu còn lại là nguồn phân hữu cơ quý giá giúp cải tạo và tăng độ phì nhiêu của đất.
 N2 + H2 à NH3 à NH4+
 (VK cố định đạm) (+ H2O)
1,0
1,0
1,0
2
(3 điểm)
a, Bón phân hợp lý là:
+ Theo nhu cầu của cây, đặc điểm di truyền giống, loài cây
+ Theo pha sinh trưởng và phát triển của cây
+ Theo đặc điểm lí, hóa của đất
+ Theo điều kiện khí hậu
-> Bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng hợp lý.
b, Bón phân không hợp lí sẽ gây hậu quả:
Bón phân thừa:
+ Sinh trưởng và phát triển của cây trồng không bình thường, bón phân thừa -> gây độc cho cây
+ Ô nhiếm môi trường đất, nước. Làm xấu tính chất lí hóa của đất, giết chết các VSV đất có lợi
+ Ô nhiễm nông phẩm.
+ Lãng phí
Bón phân quá ít:
+ Không cung cấp đủ nhu cầu của cây trồng -> năng suất thấp.
1,5
1,5
3
(2 điểm)
Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của thực vật vì:
- TV chỉ sử dụng được 2% lượng nước cây hấp thụ được, 98% TV THN qua lá.
Tuy nhiên THN có vai trò quan trọng đối với thực vật:
- THN tạo lực hút đầu trên để rễ cây hút nước.
- THN giúp hạ nhiệt bề mặt lá trong những ngày nắng nóng.
- Khi khí khổng mở ra để THN, CO2 khuếch tán vào lá tham gia vào quá trình quang hợp.
- THN tạo dòng mạch gỗ liên tục -> tạo độ cứng cho cây thân thảo.
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(2 điểm)
a, Hiện tượng
- Cành 1: sinh trưởng và phát triển bình thường, mép vỏ phía trên phần bóc khoanh vỏ phình to ra.
- Cành 2: bị héo -> chết.
b, Giải thích
 Thân cây gồm có mạch rây mà mạch gỗ. Trong đó mạch rây ở sát lớp vỏ cây nhất, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ từ lá cây xuống rễ cây. Phần mạch gỗ bên trong vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá. 
- Cành 1: khi bóc khoanh vỏ -> cắt đứt phần mạch rây. Chất hữu cơ từ lá cây chuyển xuống thân bị tích tụ lại ở phần mép vỏ trên. Cứ thế mép vỏ trên bị phình to ra. Cành vẫn nhận được nước và ion khoáng từ rễ lên (mạch gỗ giữ nguyên) -> sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cành 2: mạch gỗ bị cắt đứt -> cành không nhận được nước và ion khoáng -> cành héo, chết.
0.5
0.5
0,5
0,5
Tiết : 9.	Ngày soạn: 
TÊN BÀI : QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 và CAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Phân biệt được các phản ứng sáng, với các phản ứng tối của quang hợp.
- Liệt kê được các sản phẩm của pha sáng và các sản phẩm của pha sáng được sử dụng trong pha tối.
- Trình bày được điểm giống và khác giữa các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Nguyên nhân. 
- Giải thích phả ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM đối với môi trường sống.
-Kể tên các sản phẩm của quá trình quang hợp.
-Tích hợp môn Địa lý: Trồng cây theo vùng địa lý
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực hướng tới:
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
 - Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Soạn giáo án, tranh H9.1; 9.2; 9.3; 9.4 SGK 
2. Học sinh: -Phần tự học GV dã hướng dẫn từ tiết trước.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Quan sát - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi
- Hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật dạy học:
-Kĩ thuật đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động/ Tạo tình huống :
- Bản chất của các quá trình quang hợp như thế nào ? Các nhóm thực vật khác nhau (Thực vật C3, C4, CAM) có đặc điểm quang hợp như thế nào ?
- Ở cây xương rồng quá trình quang hợp diễn ra có điểm gì khác biệt những nhóm cây khác ?
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức hình thành
Hoạt động 1: Tìm hiểu pha sáng quang hợp.
GV tổ chức HS hoạt động cá nhân.
GV : Cho học sinh nghiên cứu mục I.1, sơ đồ 9.1, phát phiếu số 1
Phiếu học tập số 1
Khái niệm
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
PTPƯ
Pha sáng diễn ra ở đâu, những biến đổi nào xảy ra trong pha sáng ?
HS : trả lời bằng cách điền các nội dung trên vào phiếu.
GV: cho 1 học sinh trình bày phiếu của mình, các em khác nhận xét bổ sung
GV: nhận xét -> chốt kiến thức.
GV lưu ý: Pha sáng giống nhau ở 3 nhóm TV.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu pha tối quang hợp.
GV tổ chức HS hoạt động nhóm 2 HS 
GV : cho học sinh nghiên cứu mục I.2, sơ đồ 9.2,
-Cho biết pha tối ở thực vật C3 diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên liệu, sản phẩm của pha tối ?
-Trình bày các giai đoạn của chu trình Canvin.
HS trả lời.
GV nhận xét -> chốt KT.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu quang hợp ở thực vật C4, CAM.
GV tổ chức HS hoạt động nhóm 2 HS 
 Hãy nghiên cứu SGK trình bày sự khác nhau giữa thực vật C3 và thực vật C4 và thực vật CAM?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
GV Pha tối ở thực vật C4, CAM diễn ra như thế nào ? chu trình CAM có ý nghĩa gì đối với thực vật ở vùng sa mạc ?
-Pha tối ở thực vật C3, C4 và thực vật CAM có điểm nào giống và khác nhau
HS thảo luận -> trả ời.
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
I. THỰC VẬT C3
1.Pha sáng 
Quang phân li nước lấy H+, và thải O2, chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH 
Nơi diễn ra: Màng Tilacoit
Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng.
 Quang phân li nước: 2 H2O →4H+ + 4 e-+ O2
Photphorin hóa tạo ATP, tổng hợp NADPH.
PTPƯ: 12H2O + 18ADP + 18P + 12NADP+ → 18ATP + 12NADPH + 6O2
2.Pha tối (pha cố định CO2)
-Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp
-Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH
-Pha tối được thực hiện qua chu trình canvin
+giai đoạn cacboxi hóa: CO2 + ribulôzơ 1-5 điP → APG
+Pha khử APG AlPG ( 1AlPG tham gia tạo C6H12O6)
+Tái sinh chất nhận là : Rib -1,5-diP
II.THỰC VẬT C4
+Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (TB nhu mô) và tái cố định CO2 (TB bao bó mạch)
+Chất nhận CO2 là PEP
+Sản phẩm đầu tiên là : AOA
III.THỰC VẬT CAM
Giống pha tối thực vật C4 chỉ khác về thời gian.
Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (vào ban đêm) và tái cố định CO2 (ban ngày) trong cùng loại tế bào nhu mô.
3. Hoạt động luyện tập
- Lập sơ đồ tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối ?
- Nguồn gốc ôxi trong quang hợp ?
-So sánh quang hợp ở 3 nhóm thực vật: Phiếu học tập số 2.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Một số đặc điểm phân biệt thực vật C3, C4, CAM
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Điều kiện sống
Sống chủ yếu ở vùng ôn đới á nhiệt đới.
Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới.
Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài.
Hình thái giải phẫu lá
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu. 
- Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô dậu và tế bào bao bó mạch.
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô dậu.
Cường độ quang hợp
Trung bình
Cao
Thấp
Nhu cầu nước
Cao
Thấp, bằng 1/2 thực vật C3
Thấp
Hô hấp sáng
Có
Không
Không
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
Pha sáng của quá trình quang hợp
Khái niệm
Là pha chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH
Nơi diễn ra
Màng Tilacoit
Nguyên liệu
H2O, NADP+, ADP
Sản phẩm
O2, ATP, NADPH
PTP Ư
12H2O +18ADP+18P+12NADP+ → 18ATP+ 12NADPH + 6 O2
	Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM
Điểm so sánh
C3
C4
CAM
Chất nhận CO2 đầu tiên
RiDP (Ribulôzơ 1,5 diphôtphat).
PEP (phôtpho enol pyruvat).
PEP.
Enzim cố định CO2
Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
PEP-cacboxilaza
và Rubisco.
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
APG (axit 
phôtpho glixeric)
AOA (axit oxalo axetic).
AOA ® AM
Chu trình Canvin
Có.
Có.
Có.
Không gian thực hiện
Lục lạp tế bào mô giậu.
Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch.
Lục lạp tế bào mô dậu.
Thời gian
Ban ngày.
Ban ngày.
Cả ngày và đêm
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1.Hướng dẫn bài cũ:
-Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Nghiên cứu bài 10, 11 trả lời các câu hỏi:
-Cường độ ánh sáng, quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào? Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ?
-Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ CO2, nước đến quang hợp.
-Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên điều khiển quang hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_nang_cao.docx