Giáo án Sinh học 11 - Tiết học 26: Hướng động

Giáo án Sinh học 11 - Tiết học 26: Hướng động

I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần phải:

1.Về kiến thức :

- Trình bày được khái niệm chung về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật.

- Nêu được khái niệm chung về hướng động.

- Phân biệt được hai loại hướng động âm và hướng động dương.

- Phân biệt được các kiểu hướng động về khái niệm, tác nhân kích thích và biểu hiện và vai trò.

- Giải thích được nguyên nhân, cơ chế chung gây ra tính hướng động ở thực vật.

-Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic

- Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh h

pdf 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết học 26: Hướng động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
CHƯƠNG II. CẢM ỨNG 
 A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 
TIẾT 26 : HƯỚNG ĐỘNG 
I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 
1.Về kiến thức : 
 - Trình bày được khái niệm chung về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật. 
- Nêu được khái niệm chung về hướng động. 
- Phân biệt được hai loại hướng động âm và hướng động dương. 
- Phân biệt được các kiểu hướng động về khái niệm, tác nhân kích thích và biểu hiện và vai trò. 
- Giải thích được nguyên nhân, cơ chế chung gây ra tính hướng động ở thực vật. 
-Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây 
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức 
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic 
- Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm 
3. Thái độ 
- Yêu thích môn học 
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học 
II. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC : 
1. Giáo viên : 
- Trọng tâm: khái niệm, Nguyên nhân - cơ chế gây ra hướng động và vai trò của hướng động đối với 
thực vật 
- Chuẩn bị : 
+ Tranh ảnh : 
• Tranh vẽ các hình: 23.1→23.4 SGK 
• Tranh sưu tầm trên internet về hướng hoá, hướng nước, hướng sáng, hướng trọng lực, hướng 
tiếp xúc 
• Ảnh động về hướng nước, hướng sáng, hướng trọng lực 
+ Video : Cơ chế gây ra hướng động 
+ Phiếu học tập: Phân biệt các kiểu hướng động 
Các kiểu 
hướng động 
Khái niệm Tác nhân 
Biểu hiện hướng 
động 
Cơ chế 
1. Hướng sáng 
2. Hướng 
nước 
3. Hướng hoá 
4. Hướng 
trọng lực 
5. Hướng tiếp 
xúc 
2.Học Sinh: 
- Chuẩn bị mẫu vật thí nghiệm về hướng động ở thực vật. 
• Tổ 1: TN về hướng sáng ( trồng cây trong điều kiện có ánh sang chiếu từ 1 phía). 
• Tổ 2: TN về hướng nước. 
• Tổ 3: TN về hướng trọng lực. 
• Tổ 4 TN về hướng tiếp xúc. 
- Nghiên cứu bài mới: đọc trước bài 23 SGK và hoàn thành phiếu học tập phân biệt các kiểu hướng 
động. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm: các hình ảnh liên quan đến hướng động và các phiếu cá nhân, thí 
nghiệm tính hướng động ở thực vật. 
(1) Mục tiêu: 
- Taọ hứng thú cho học sinh với nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học. 
- Giới thiệu cho học sinh nội dung kiến thức sẽ tìm hiểu trong tiết học: cảm ứng , tính cảm ứng. 
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: vấn đáp tìm tòi bộ phận 
(3) Phương tiện dạy học: tranh ảnh , video 
(4) Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Gv đưa ra 5 hình ảnh ví dụ về cảm ứng ở Sinh vật, 
hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra khi có tác 
nhân kích thích 
• VD1: phản ứng của chim sẻ khi trời rét. 
• VD2: phản ứng của con Báo đốm khi nhìn 
thấy con Nai đứng một mình. 
• VD3: Phản ứng của cây đậu non khi trồng ở 
cạnh cửa sổ có ánh sáng chiều từ một phía. 
• VD4: Phản ứng của cây trinh nữ khi có va 
chạm cơ học. 
- GV Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
• Phát biểu khái niệm cảm ứng? 
• Cảm ứng ở TV có gì khác so với ở ĐV? 
• Quan sát VD3 và 4 em thấy có gì giống và 
khác nhau? 
• Cảm ứng ở TV có mấy hình thức biểu hiện? 
- Hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV từ câu trả lời của HS khái quát lại kiến thức và 
vào bài mới: Bài 23- Hướng động 
- Quan sát hình ảnh ví dụ theo định hướng 
của giáo viên. 
- Nghe, phân tích và tìm ý để trả lời câu hỏi 
- Trình bày khái niệm về cảm ứng 
- Phân biệt cảm ứng ở thực vật so với động 
vật về tốc độ phản ứng. 
- HS phân tích và trả lời. 
- Bổ sung kiến thức để hoàn thiện kiến thức. 
- Hoàn thiện kiến thức. 
(5) Sản phẩm: 
* Khái niệm cảm ứng: 
- Khái niệm: cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường. 
- Ở Thực vật khả năng này được gọi là tính cảm ứng, được biểu hiện dưới 2 hình thức: 
• Hướng động (vận động định hướng) 
• Ứng động (vận động cảm ứng) 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI : 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG (10’): 
(1) Mục tiêu: 
- Hình thành khái niệm hướng động 
- Phân biệt được 2 kiểu hướng động: hướng động âm và hướng động dương ở một số cơ quan như 
cuống lá, than, tua cuốn trước tác nhân kích thích có hướng. 
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: vấn đáp tìm tòi bộ phận. 
(3) Phương tiện dạy học: mẫu vật thí nghiệm HS tự làm; tranh ảnh, video do GV sưu tầm về Hướng 
động và cơ chế gây ra hướng động. 
(4) Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Sử dụng một số mẫu vật đã chuẩn bị của các 
nhóm đồng thời với hình 23.1, hướng dẫn HS 
quan sát hiện tượng phản ứng khác nhau của thực 
vật khi được chiếu sáng khác nhau → Yêu cầu HS 
trả lời: 
? Thực vật phản ứng như thế nào trước các điều 
kiện chiếu sáng khác nhau? 
? nhận xét về phản ứng của Thực vật ở mỗi TN có 
đặc điểm gì giống nhau? 
- Yêu cầu HS thực hiện câu lệnh  trang 97 SGK 
- Phân tích đặc điểm sinh trưởng của thân, rễ cây 
khi có kích thích của ánh sáng → Nêu khái niệm 
hướng động? 
- Y/cầu HS quan sát tiếp H. 23.2 và nghiên cứu 
tiếp mục I SGK tr. 98 trả lời: 
? cho biết khi as chiếu theo phương nằm ngang thì 
thân, rễ của TV có mấy hướng phản ứng ? 
? phân biệt hướng động âm và hướng động dương 
về khái niệm và cơ chế? 
- Hoàn thiện kiến thức cho HS 
- Phân tích các mẫu vật và trình bày nhận xét về 
phản ứng chung của TV trong mỗi TN: 
- Y/c nêu được: 
+ TV phản ứng khác nhau trước các đk chiếu sang 
khác nhau. 
+ Giống nhau: đều là phản ứng sinh trưởng của 
TV đối với tác nhân kích thích là ánh sang. 
- Thực hiện câu lệnh  trang 97 SGK 
- Bổ sung kiến thức để hoàn thiện kiến thức. 
- Trình bày khái niệm về hướng động. 
- Quan sát hình, đọc SGK theo hướng dẫn của GV 
tư duy để trả lời. 
- Hoàn thiện kiến thức vào vở. 
(5) Sản phẩm: 
I.Khái niệm về hướng động: 
1. Khái niệm: 
- Hướng động (vận động định hướng): là hình thức phản ứng của một số cơ quan TV (như cuống lá, 
thân, tua cuốn) đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. 
- Phân loại (Dựa vào hướng của tác nhân kích thích) → 2 loại: Hướng động dương và Hướng động âm. 
2. Phân biệt hướng động dương và hướng động âm. 
Các loại Hướng 
động 
Khái niệm Cơ chế 
1. Hướng động 
dương 
Là sự vận động của các cơ quan 
hướng tới nguồn kích thích 
Tế bào phía không được kích thích sinh trưởng 
nhanh hơn tế bào phía được kích thích → sự vận 
động của cơ quan thực vật hướng tới nguồn kích 
thích 
2. Hướng động âm Là sự vận động của các cơ quan thực 
vật theo hướng tránh xa nguồn kích 
thích 
Tế bào phía không được kích thích sinh trưởng 
chậm hơn tế bào phía được kích thích→ sự vận 
động của cơ quan tránh xa nguồn kích thích 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG: 
(1) Mục tiêu: 
- Phân biệt được các kiểu hướng động về khái niệm, tác nhân kích thích và biểu hiện và vai trò. 
- Giải thích được cơ chế chung gây ra hướng động ở thực vật 
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, vấn đáp tìm tòi. 
(3) Phương tiện dạy học: mẫu vật TN của HS; hình ảnh, video do GV sưu tầm về các kiểu hướng 
dộng và cơ chế gây ra hướng động. 
(4) Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Yêu cầu Các nhóm mang mẫu vật thí nghiệm 
được giao trước đặt lên trên bàn, 1 nhóm bất kì 
báo cáo kết quả PHT đã chuẩn bị trước về các 
kiểu hưởng động trong vòng 2’, các nhóm khác 
nhận xét bổ sung. 
- Các nhóm mang mẫu vật lên theo y/cầu cảu GV. 
- Nhóm được yêu cầu cử đại diện báo cáo kết quả 
PHT của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS bổ sung kiến thức vào PHT của mình. 
- GV phân tích các mẫu vật, hoàn thiện kiến 
thức của PHT cho HS. 
- Yêu cầu HS thực hiện câu lệnh  trong mục II 
SGK trang 98. 
- Chiếu 1 số video về hướng động để củng cố 
kiến thức cho HS. 
- Chiếu video mô tả cơ chế gây ra hướng động ở 
TV, yêu cầu học sinh quan sát và mô tả lại 
nguyên nhân và cơ chế gây ra hướng động? 
- Nhận xét, hoàn thiện và chốt kiến thức. 
- Thực hiện các câu lệnh  trong mục II SGK 
trang 98. 
- Quan sát. 
- Quan sát video mô tả lại cơ chế chung gây ra 
hướng động ở TV. 
- Hoàn thiện kiến thức. 
(5) Sản phẩm: 
1. PHÂN BIỆT CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG 
Các kiểu 
hướng 
động 
Khái niệm Tác nhân 
kích thích 
Hiện tượng Cơ chế 
1. Hướng 
sáng 
Là phản ứng sinh 
trưởng của TV đối 
với ánh sáng theo 
một hướng xác định 
Ánh sáng - Thân, ngọn hướng 
sáng dương 
- Rễ hướng sáng âm 
Tốc độ sinh trưởng phía 
chiếu sang chậm hơn 
phía không được chiếu 
sang. 
2. Hướng 
nước 
Là phản ứng sinh 
trưởng của TV đối 
với nguồn nước theo 
một hướng xác định. 
Nước - Rễ luôn luôn hướng 
nước dương 
Tốc độ sinh trưởng ở 
chóp rễ nhanh. 
3. Hướng 
hoá 
Là phản ứng sinh 
trưởng của TV đối 
với các hợp chất hoá 
học theo một hướng 
xác định 
Hoá chất - Rễ hướng chất dinh 
dưỡng dương 
- Rễ hướng chất độc 
hại âm. 
Phía có hoá chất tác 
động có tốc độ sinh 
trưởng nhanh hay chậm 
hơn so với phía đối diện. 
4. Hướng 
trọng lực 
Là phản ứng sinh 
trưởng của TV đối 
với trọng lực theo 
một hướng xác định 
Trọng lực - Rễ hướng trọng lực 
dương. 
- Ngọn hướng trọng 
lực âm. 
Tốc độ sinh trưởng của 
chóp rễ ở phía có nước 
nhanh hơn. 
5. Hướng 
tiếp xúc 
Là phản ứng sinh 
trưởng của TV đối 
với sự tiếp xúc theo 
một hướng xác định 
Giá thể 
tiếp xúc 
- Thân leo và tua cuốn 
hướng tiếp xúc dương. 
Tốc độ sinh trưởng ở 
phía không tiếp xúc 
nhanh hơn phía tiếp xúc. 
2. CƠ CHẾ CHUNG: 
- Do có sự tái phân bố lại hoocmon sinh trưởng Auxin khi có tác nhân kích thích (phía không có tác 
nhân kt có nồng độ cao hơn) ➔ dẫn tới Tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở hai phía của cơ quan bị 
kích thích không đều nhau → Phản ứng hướng tới (hướng động dương) hoặc tránh xa (hướng động 
âm) phía có tác nhân kích thích. 
- Tác dụng của Hoocmon Auxin: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào 
(Thân: với nồng độ cao A có tác dụng kích thích còn ở Rễ lại có tác dụng ức chế). 
Hoạt động 3 - TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT (8’): 
(1) Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò chung của hướng động đối với đời sống của Thực vật. 
 (2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: vấn đáp tìm tòi bộ phận. 
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Thí nghiệm mô phỏng tính hướng của học sinh 
(4) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- GV hướng dẫn HS thực hiện câu lệnh  mục III, 
trang 100 SGK, từ đó yêu cầu HS nêu được vai trò 
của hướng động đối với đời sống của Thực vật. 
-Thực hiện câu lệnh và hoàn thiện kiến thức. 
(5) Sản phẩm: 
-Vai trò: Hướng động là phản ứng thích nghi của thực vật đối với sự bién đổi của môi trường ( ánh 
sang, nhiệt độ) để phát triển và tồn tại. 
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ (5’): 
(1) Mục tiêu: củng cố lại một số kiến thức đã học trong bài. 
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: trò chơi “ ô chữ” 
(3) Phương tiện dạy học: hệ thống câu hỏi 
(4) Tổ chức hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Phổ biến luật chơi, cách chơi, và tổ chức chơi 
- Chiếu lần lượt từng câu hỏi từ số 1 cho đến hết 
và gọi HS nhanh tay nhất trả lời. 
- Lắng nghe và thực hiện. 
(5) Sản phẩm: 
Câu 1: Những phản ứng của sinh vật đối với kích thích gọi là gì? → Cảm ứng 
Câu 2: Lực sinh ra do sức hút của trái đất là: → Trọng lực 
Câu 3: Đối với chất độc hại thì rễ cây sinh trưởng theo hướngnguồn kích thích?--> tránh xa 
Câu 4: Kiểu hướng động này giúp cây than leo vươn được lên cao →. Hướng tiếp xúc. 
Câu 5: Kiểu hướng động này giúp cho cây tươi tốt → hướng nước 
Từ chìa khoá: Auxin 
 Kiểu hướng động này giúp cây than 
leo vươn được lên cao 
Câu 4: 12 chữ cái Những phản ứng của sinh vật 
đối với kích thích gọi là gì? 
Câu 1: 6 c cái 
C A M U N G 
 T R O N G L U C 
H U O N G T I E P X U C 
H U O N G N U O C 
T R A N H X A 
2 
3 
4 
5 
1 
Đối với chất độc hại thì rễ cây sinh trưởng 
theo hướngnguồn kích thích? 
Câu 3: 7 Lực sinh ra do sức hút của trái đất là: 2 8 chữ cái 
Kiểu hướng động này giúp c o cây 
tươi tốt 
5 9 i
Giải đáp trò chơi ô chữ 
? Đáp án hàng dọc 
D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO (2’): 
(1) Mục tiêu: mở rộng và nâng cao tính hướng của TV vào trong thực tiễn cuộc sống. 
 (2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: thuyết trình 
(3) Phương tiện dạy học: hệ thống câu hỏi 
(4) Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
- Nêu một số ứng dụng của hướng động vào sản 
xuất nông nghiệp giúp nâng cao hiệu quả trong 
trồng trọt, tăng năng suất cây trồng? 
- Tại sao cây mọc ở sát các bức tường cao 
luôn hướng ra phía xa tường? 
- HS suy nghĩ trả lời, yêu cầu nêu được: 
- Suy nghĩ, trả lời 
IV.RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: 
. 
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_hoc_26_huong_dong.pdf