Giáo án Sinh học 11 - Tiết 48 đến tiết 78

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 48 đến tiết 78

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐV:

 Cảm ứng là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích đó.

 * Để có C/Ư, động vật cần có:

- bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan ở da

- bộ phận phân tích, tổng hợp th/ tin hệ thần kinh

 - bộ phận thực hiện phản ứng cơ co

 II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh

- ĐV nguyên sinh co rút chất nguyên sinh.

2. cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh

a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

* TK dạng lưới: phản ứng với kích thích

Bằng toàn bộ cơ thể => tiêu tốn nhiều năng lượng

b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch

* TK dạng chuỗi hạch:

 - nằm dọc chiều dài cơ thể

 - mỗi hạch điều khiển một vùng xác định, nên phản ứng chính xác, ít tiêu tốn năng lượng.

 

docx 64 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 48 đến tiết 78", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/2/2016
Ngày dạy:
Tiết 48: CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐV:
 Cảm ứng là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích đó.
 * Để có C/Ư, động vật cần có:
- bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ quan ở da
- bộ phận phân tích, tổng hợp th/ tin hệ thần kinh
 - bộ phận thực hiện phản ứng cơ co 
 II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT 
1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh 
- ĐV nguyên sinh co rút chất nguyên sinh.
2. cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
* TK dạng lưới: phản ứng với kích thích
Bằng toàn bộ cơ thể => tiêu tốn nhiều năng lượng
b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch
* TK dạng chuỗi hạch:
 - nằm dọc chiều dài cơ thể
 - mỗi hạch điều khiển một vùng xác định, nên phản ứng chính xác, ít tiêu tốn năng lượng.
* Ưu điểm dạng TK chuỗi hạch:
- Số lượng TBTK tăng ( nhất là hạch đầu ở côn trùng)
- TBTK hạch nằm gần nhau-> hình thành mối liên hệ => khả năng phối hợp tăng cường.
- Mỗi hạch TK điều khiển 1 vùng => P/Ư chính xác, tiết kiệm năng lượng. * HTK đóng vai trò chủ yếu, quyết định mức độ cảm ứng.
c. Cảm ứng ở ĐV có HTK hình ống:
. Cấu trúc của HTK ống:
 . Hoạt động của HTK ống:
* Theo ng/tắc p/xạ (giúp ĐV th/nghi). 
* Qua cung phản xạ. 
* 2 loại:
- Phản xạ đơn giản (ví dụ? )
- Phản xạ phức tạp ( ví dụ? )
* Phản xạ- Phản xạ không điều kiện
- Phản xạ có điều kiện
B. BÀI TẬP
1 . Hoàn thiện sơ đồ sau:
Kích thích ---> ............---> ............ ----> ............ ---> Cơ quan trả lời
Đáp án:
Kích thích ---> Giun đất---> Cơ quan nhận ----> Cơ quan phân tích, tổng hợp
 ---> Cơ quan trả lời
2. SO SÁNH ĐẶC TÍNH CẢM ỨNG CỦA ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
Đặc điểm so sánh
Thực vật
Động vật
 Tác nhân kích thích
 Môi trường ngoài hoặc trong
Môi trường ngoài hoặc trong
 Bộ phận thu nhận kích thích
Cha có cơ quan chuyên trách do TB các cơ quan sinh dưỡng rễ , thân lá trực tiếp thu nhận
Hình thành cơ quan chuyên trách(...) hoặc TB chuyên trách (...)
 Cơ chế truyền thông tin
 Hoá học
Hoá học và lan truyền điện
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin
Chưa có cơ quan chuyên trách.( rể ,thân . lá . Hoa - đảm nhận)
Có cơ quan chuyên trách
 Cơ quan trả lời kích thích
Chưa có- thân . lá . Hoa đảm nhận)
Có cơ quan chuyên trách
( cơ, tuyến)
Đặc điểm
Chậm, khó thấy
 Nhanh, dễ thấy
Ý nghĩa
SV thích nghi
SV thích nghi
************************************************************************
Ngày soạn: 13/2/2016
Ngày dạy: 
Tiết 49: Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm điện thế nghỉ.
+ Trình bày được khái niệm điện thế nghỉ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí. 
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ : 28.1, 28.2, 28.3 SGK.
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ thế hình thành điện thế nghỉ.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ? 
+ Hoạt động của Hệ TK dạng ống được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào và nhờ yếu tố nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống?
 + Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
 + Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, hãy hệ thống bằng sơ đồ các thành phần của hệ thần kinh dạng ống ở động vật có xương sống.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động của Hệ TK dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 28, hình 28.2 SGK trả lời câu hỏi
 + Cơ chế hình thành điện thế nghỉ?
 + Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn?
 + Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích âm?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. ĐIỆN THẾ NGHỈ
1. Thí nghiệm: Hình 28.1.
2. Khái niệm điện thế nghỉ:
 Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương.
II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ.
 Điện thế nghỉ chủ yếu được hình thành do 3 yếu tố sau:
1. Sự phân bố ion ở 2 bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.
- Nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào → K+ có xu hướng di chuyển ra ngoài tế bào.
- Nồng độ Na+ bên trong tế bào thấp hơn bên ngoài tế bào → Na+ có xu hướng di chuyển vào trong tế bào.
2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
- Cổng K+ mở cho các K+ đi ra và giữ lại các anion(-) lại bên trong màng, tạo lực huát tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
- K+ tạo lớp tích điện dương ngoài màng tế bào.
3. Bơm Na - K 
- Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào làm cho K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài.
- Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài làm cho Na+ ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.
4. Củng cố:
- Điện thế nghỉ là gì? Sự hình thành như thế nào?
- Học sinh đọc mục tóm tắt cuối bài.
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết” và đọc bài 29
Ngày soạn: 17/2/2016
Ngày dạy: 
Tiết 50: Bài 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN 
XUNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
+ Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện điện thế hoạt động.
+ Trình bày được cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ : 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ
+ Nhóm sinh vật nào có Hệ TK dạng ống? Đặc điểm của Hệ TK dạng ống ?
+ Cơ chế hình thành điện thế nghỉ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu điện thế hoạt động
GV: Nhắc lại thế nào là điện thế nghỉ?
 → Từ câu trả lời trên em hãy cho biết thế nào điện thế hoạt động (điện động).
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: + Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
 + Ở giai đoạn tái phân cực loại ion nào đi qua màng tê bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.3 trả lời câu hỏi
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin diễn ra như thế nào?
HS: nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 29.4 trả lời câu hỏi
 + Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mieelin diễn ra như thế nào?
 + Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao mielin theo lối “nhảy cóc”?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm.
 - Khi tế bào thần kinh bị kích thích: Điện thế nghỉ → Điện thế hoạt động.
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh (đạt tới ngưỡng) thì tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi, kênh Na+ mở rộng, nên Na+ khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây nên sự mất phân cực (khử cực) rồi đảo cực. 
- Tiếp sau đó kênh Na+ bị đóng lại và kênh K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài tế bào, gây nên sự tái phân cực. 
II. LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH.
1. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết trên sợi thần kinh.
- Vận tốc lan truyền chậm.
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
- Cấu tạo sợi thần kinh: Bao miêlin bao bọc không liên tục, ngát quãng tạo thành ẻoanviê, bao miêlin có bản chất lah photpholipit, cách điện.
- Trên sợi thần kinh có bao miêlin, sự lan truyền xung thần kinh được thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác, do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
4. Củng cố: Hãy so sánh sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh có và không có bao miêlin.
5. Dặn dò:
- Học bài và Trả lời câu hỏi SGK 
- Đọc mục “Em có biết” và đọc trươc bài 30
Ngày soạn: 17/2/2016
Ngày dạy:
Tiết 51: Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
+ Nêu được cấu tạo của xináp.
+ Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Tích cực trong học tập và yêu khoa học.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, Hình vẽ : 30.1, 30.2, 30.3 SGK
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Quá trình truyền tinh qua xináp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. 
+ Thế nào là điẹn thế hoạt động, điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
+ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có baomiêlin và không có bao miêlin diễn ra như thế nào?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Xináp là gì? Có những kiểu xináp nào.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của xi náp
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.2 trả lời câu hỏi
 + Có mấy loại xináp, là những loại nào?
 + Trình bày cấu tạo xináp hóa học.
 + Nêu đặc điểm của xináp hóa học
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 30.3 trả lời câu hỏi
 + Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra ntn?
 + Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại?
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. KHÁI NIỆM XINÁP
- Xináp là diện tiếp xúc giữa bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa bào th ... ng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính.
GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 SGK để rút ra khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật (đáp án ý đầu tiên)
HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
GV: Cho biết những điểm giống nhau, khác nhau của các hình thức sinh sản vô tính? Vì sao các cá thể trong sinh sản vô tính lại hoàn toàn giống cơ thể bố mẹ ban đầu? Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: SSVT có những ưu điểm, nhược điểm gì?
HS: Thảo luận theo nhóm, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật.
GV: nêu một số hiện tượng nuôi cấy mô trong thực tiễn cuộc sống, rồi đặt câu hỏi:
- Nuôi cấy mô tế bào được thực hiện trong điều kiện nào? Vì sao? 
- Ứng dụng của việc nuôi mô sống?
- Tại sao chưa thể tạo được cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật có tổ chức cao?
- Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức.
I. SINH SẢN VÔ TÍNH LÀ GÌ?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống hệt nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
1. Phân đôi.
- Đại diện: ĐV đơn bào, giun dẹp.
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản TBC và nhân (bằng cách tạo ra eo thắt).
2. Nảy chồi.
- Đại diện: Bọt biển, ruột khoang.
- Đặc điểm: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra một chồi con. 
3. Phân mảnh.
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp 
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới. 
4. Trinh sản
- Đại diện: Ong kiến, rệp...
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ NST đơn bội.
III. ỨNG DỤNG.
1. Nuôi mô sống
- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật và nuôi cấy trong môi trường đủ dinh dưỡng.
- Điều kiện: Vô trùng và nhiệt độ thích hợp
- Ứng dụng trong y học.
2. Nhân bản vô tính
- Cách tiến hành: Chuyển nhân của một tế bào xôma( 2n) vòa tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi Cơ thể mớ.i
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người).
4. Củng cố: Nêu những ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật?
 5. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 174
	- Đọc và chuẩn bị mẩu cho bài thực hành 45
Ngày soạn: 15/4/2016\
Ngày dạy:
Tiết 77: Bài 45. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HV:
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính. 
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
 2. Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
3. Thái độ: Phát triển tư tưởng duy vật biện chứng và tình yêu thiên nhiên, môn học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Giáo án, Sơ đồ phóng to hình 45.1 → 45.4 SGK.
 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: khái niệm sinh sản hữu tính, các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật
IV. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	1. So sánh sinh sản vô tính ở động vật và sinh sản vô tính ở thực vật.
	2. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
	3. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính.
GV: cho học sinh làm bài tập lệnh số 1 SGK để rút ra khái niệm về sinh sản hữu tính ở động vật (Đáp án C)
HS: Nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm SGK và trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về qua trình sinh sản hữu tính ở động vật.
GV: Sinh sản hữu tính sẽ gồm mấy giai đoạn?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời..
GV: treo sơ đồ hình 45.1 SGK.
HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi phần ‚, sau đó lên bảng trình bày và báo cáo kết quả.
GV: Nhận xét và chính xác hoá.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức thụ tinh.
GV: Thụ tinh ngoài gặp ở loài động vật nào? Thụ tinh ngoài diễn ra ở đâu?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.
GV: Hãy cho biết thụ tinh ở ếch( hình 45.3), ở rắn( hình 45.4) là hình thức thụ tinh trong hay thụ tinh ngoài.
Thụ tinh trong có ưu thế gì so với thụ tinh ngoài?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về động vật đẻ trứng và đẻ con
GV: Cho ví dụ về vài loài động vật đẻ trứng và đẻ con. Cho biết ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các động vật khác.
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và hiểu biết thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. SINH SẢN HỮU TÍNH LÀ GÌ?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. 
II. QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).
+ Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.
III. CÁC HÌNH THỨC THỤ TINH.
1. Thụ tinh ngoài
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái
- Đại diện: cá, ếch nhái,...
2. Thụ tinh trong
- Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
- Đại diện: Bò sát, chim và thú.
3. Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. 
- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
IV. ĐẺ TRỨNG VÀ ĐẺ CON.
1. Động vật đẻ trứng và đẻ con
- ĐV đẻ trứng: Cá, lưỡng cư, bò sát, ếch nhái.
- ĐV đẻ con: tất cả thú (trừ thú Mỏ vịt)
2. Ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú.
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.
- Phôi thai được bảo vệ tốt nên tỉ lệ chết thai thấp.
4. Củng cố: Nêu những ưu điểm và nhược điểm thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài, mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.
 5. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 178
Ngày soạn: 18/4/2016
Ngày dạy: 
 Tiết 78: Bài 46. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC:
 1. Kiến thức: 
	- Nêu được cơ chế điều hoà sinh tinh.
	- Nêu được cơ chế điều hoà sinh trứng
 2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá.
 3. Thái độ: Nâng cao tính tự giác, cố gắng vươn lên của HS.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Sơ đồ phóng to hình 46.1 và 46.2 SGK.
 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng.
IV. TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định tổ chức : Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
	1. Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
	2. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
	3. Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong. Thụ tinh trong có ưu điểm gì so với thụ tinh ngoài?
	4. So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
GV: treo sơ đồ hình 46.1 SGK. Yếu tố nào điều hoà sự sinh tinh ?
HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi mục ‚, sau đó lên bảng chỉ vào sơ đồ 
và báo cáo kết quả.
HS: nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và chính xác hoá
GV: Khi nồng độ testostêrôn quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.
GV: Yếu tố nào tham gia điều hoà sinh trứng?
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần ‚, sau đó báo cáo kết quả.
HS: Nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung.
GV: nhận xét và chính xác hoá.
GV: Tại sao trứng có thể rụng theo chu kì kinh nguyệt?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 2: Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. 
GV: Hệ thần kinh và môi trường ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng và quá trình sản sinh trứng?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk và trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên. 
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.
4. Củng Cố
- Cho HS đọc phần đóng khung ở cuối bài trong SGK
- Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo mùa?
5. Dặn dò:
	- Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK trang 181.
	- Đọc trước bài 47

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_48_den_tiet_78.docx