Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức:

 - Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Thái độ:

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình: 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 SGK

- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

docx 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 15992Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/ 02 /2017
B – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 36 Bài 37. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Thái độ:
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh hình: 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5 SGK
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp học: 
Ngày dạy
Lớp
Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: Phát triển ở thực vật là gì? Cho ví dụ. Trình bày mối quan hẹ giữa sinh trưởng và phát triển.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động
GV: + Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho ví dụ về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
 HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
 Hãy phân biệt các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật?
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển không qua biến thái
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 37.1, 37.2 trả lời câu hỏi
 + Cho biết tên vài loài động vật có phát triển không qua biến thái.
 + Nêu đặc điểm của phát triển không qua biến thái ở người.
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phát triển qua biến thái
+ HS sử dụng phiếu học tập số 1 (theo nhóm) đồng thời nghiên cứu sgk và tranh, cùng nhau thảo luận để hoàn thành phiếu
+ Cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu ghi trên phiếu của nhóm mình, và ý kiến bổ sung các nhóm khác.
+ GV nhận xét, bổ sung và kết luận 
Phiếu học tập
Các kiểu st & pt ở ĐV
Các kiểu Sinh trưởng và phát triển
Ví dụ
Đặc điểm
 Không qua biến thái
 Qua biến thái hoàn toàn
 Qua biến thái không hoàn toàn
HS: Nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận hoàn thành PHT.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
1. Khái niệm.
- Sinh trưởng là quá trình gia tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng, kích thước tế bào động vật.
- Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi.
2. Các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phát triển không qua biến thái.
- Phát triển qua biến thái gồm: Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI.
Phát triển không qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
	Hình thức này gặp ở một số động vật không xương sống và đa số các loài động vật có xương sống.
- VD: Phát triển ở người - gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn phôi thai.
Giai đọan sau khi sinh: 
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI.
 + Phát triển qua biến thái: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
 Phát triển qua biến thái bao gồm:
* Phát triển qua biến thái hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Ví dụ, ở tằm có các giai đoạn: Trứng, tằm (sâu), nhộng (nằm trong kén) và ngài (bướm có cánh).
	* Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: Là kiểu phát triển mà con non chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.
 Ví dụ, các loài chân khớp (châu chấu, tôm, cua), lưỡng cư...
4. Củng cố:
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Học sinh đọc kết luận SGK.
5. Dặn dò:
Ngày soạn: 15/02/2017
Tiết 37 Bài 38. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Kiến thức:
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Kể tên được các hôc môn và nêu được vai trò của các hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Thái độ: Bảo vệ môi trường sống của động vật.
- Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II. CHUẨN BỊ. 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ : 38.1, 38.2, 38.3 SGK
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: 
Ngày dạy
Lớp
Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra cũ. 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
GV: Treo sơ đồ hình 38.1 SGK.
GV: + Nêu tên những hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
+ Các hoocmôn đó do tuyến nội tiết nào tiết ra?
 + Tác dụng sinh lý của từng loại?
GV: treo sơ đồ hình 38.2 SGK.
HS: hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi mục 6, sau đó báo cáo kết quả.
+ HS và nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét, chính xác hoá và tổng hợp.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không có xương sống.
GV: treo sơ đồ hình 38.3 SGK, yêu cầu hcọ sinh nêu các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không có xương sống.
HS: lên bảng chỉ vào sơ đồ 38.3 và trả lời câu hỏi mục 6. HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét, tổng hợp và chính xác hoá.
I. Nhân tố bên trong
Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được điều hòa bởi các hoocmon sinh trưởng và phát triển. 
 1. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
* Hooc môn sinh trưởng:
- Do tuyến yên tiết ra. 
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin 
- Kích thích phát triển xương.
* Tiroxin: 
- Do tuyến giáp tiết ra. 
- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
* Ơstrogen, Testosteron: Buồng trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron: Tinh hoàn
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
2. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống.
- Hai hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin.
 + Ecđison do Tuyến trước ngực tiết ra
Tác dụng sinh lí gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
+ Juvenin doThể allata tiết ra có tác dụng phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.
4. Củng cố:
- Học sinh đọc kết luận SGK trang154.
- Nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không? Tại sao?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 39
*******************************************************
Ngày soạn: 15/02/2017
Tiết 38 Bài 39. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức:
+ Kể tên được một số nhân tố bên ngoàiảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Thái độ: Tích cực học tập, bảo vệ môi trường sống của động vật.
- Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, Hình vẽ SGK.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2 .Kiểm tra bài cũ: Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống như thế nào? Trình bày tác dụng của ecđixơn và Juvenin.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: Ánh sáng có vai trò như thế nào trong sự phát triển của động vật?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường), cải tạo môi trường, cải thiện chất lượng dân số.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận
II-ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI
1. Nhân tố thức ăn. 
- Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
- Ví dụ: SGK
2. Nhiệt độ.
Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.
3. Ánh sáng.
Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SỰ ST VÀ PT Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI:
1. Cải tạo giống:
Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôitạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
2. Cải thiện môi trường
- Mục đích: Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại).
làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
- Biện pháp: thức ăn, chuống trại, phòng bệnh.
3. Cải thiện chất lượng dân số
 Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
4. Củng cố:
- Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và con người
- Nêu các biện pháp phòng tránh thai chủ yếu để đảm bảo kế hoạch hoá gia đình
5. Dặn dò:
- Học nài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 40, chuẩn bị thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxB_Sinh_truong_va_phat_trien_o_dong_vat.docx