Giáo án Sinh học 11 - Phan Thị Thanh Ngọc - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

Giáo án Sinh học 11 - Phan Thị Thanh Ngọc - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật

I. Mục tiêu

Học xong bài này HS cần:

1. Về kiến thức

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật

- Trình bày được đặc điểm các loại mô phân sinh

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện được kỹ năng quan sát

- Rèn luyện được kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, khải quát hóa

- Rèn luyện được kỹ năng hoạt động nhóm

- Rèn luyện được kỹ năng tự học

3. Về thái độ

- Có ý thức chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng tốt

II. Phương pháp dạy học

 

docx 6 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 25526Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Phan Thị Thanh Ngọc - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Phan Thị Thanh Ngọc (K62A)
Ngày soạn: 07/11/2015
Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
Mục tiêu
Học xong bài này HS cần:
Về kiến thức
Phát biểu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật
Trình bày được đặc điểm các loại mô phân sinh
Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
Về kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng quan sát
Rèn luyện được kỹ năng tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, khải quát hóa
Rèn luyện được kỹ năng hoạt động nhóm
Rèn luyện được kỹ năng tự học
Về thái độ
Có ý thức chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng tốt
Phương pháp dạy học
Vấn đáp tìm tòi
Thuyết trình
Trực quan minh họa
Làm việc nhóm: Sử dụng phiếu học tập
Phương tiện dạy học
SGK
Phiếu học tập: Các mô phân sinh
	PHIẾU HỌC TẬP
Lớp: 
Nhóm: ..
Mô phân sinh
Có ở nhóm thực vật
Vị trí
Chức năng
MPS đỉnh
MPS lóng 
MPS bên
Đáp án PHT:
	PHIẾU HỌC TẬP
Lớp: ..
Nhóm: 
Mô phân sinh
Có ở nhóm thực vật
Vị trí
Chức năng
MPS đỉnh
1 lá mầm và 2 lá mầm
Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ
Làm cho thân và rễ dài ra
MPS lóng
1 lá mầm
Tại các mắt của thân cây 1 lá mầm
Làm cho thân dài ra
MPS bên
2 lá mầm
Thân, rễ
Làm dày thân và rễ
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
Đặt vấn đề
	Sinh vật muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành trao đổi chất với môi trường và có khả năng phản ứng đối với các kích thích của môi trường để thích nghi. Điều này làm cho sinh vật lớn lên, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Đó chính là quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy bản chất của quá trình này là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chương III: Sinh trưởng và phát triển, mục A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Để biết được quá trình Sinh trưởng và phát triển của TV được diễn ra như thế nào và nó chịu tác động của những nhân tố nào, chúng ta sẽ học bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Dạy bài mới
Hoạt động GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng
GV: Trong tự nhiên chắc hẳn các em đã được quan sát rất nhiều sự lớn lên của thực vật xung quanh mình. Hiện tượng đó chính là sự sinh trưởng.
(?) Vậy theo các em sinh trưởng ở thực vật là gì?
HS: trả lời
GV: chính xác hóa kiến thức, ghi bảng
- GV: (?) Ngâm một số hạt đậu trong nước một thời gian ta thấy kích thước của hạt đậu tăng lên. Đó có phải là sự sinh trưởng không? Tại sao?
- HS: suy nghĩ, trả lời
- GV: chốt kiến thức: Đó không phải là sự sinh trưởng. Vì sự tăng kích thước của hạt đậu ở đây là do hạt hút nước chứ số lượng TB không tăng lên. Khi đem phơi khô thì hạt đậu lại trở lại trạng thái ban đầu. Đó là 1 quá trình thuận nghịch. Còn sinh trưởng thì không phải là 1 quá trình thuận nghịch.
Khái niệm
Sinh trưởng ở TV là quá trình tăng lên về mặt kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- GV: (dẫn dắt)
Quá trình sinh trưởng được thể hiện ở 2 hình thức là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
GV: Như vừa tìm hiểu ở trên thì sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng về số lượng và kích thước của tế bào. Vậy theo các em, liệu có phải tất cả các TB của cơ thể đều có khả năng phân chia và lớn lên hay không? Câu trả lời là: Không! Trong cơ thể TV chỉ có 1 nhóm TB có khả năng phân chia và được gọi chung là mô phân sinh.
(?) Vậy mô phân sinh là gì? 
- HS: trả lời
- GV: yêu cầu Hs quan sát hình 34.1 SGK và trả lời câu hỏi: Mô phân sinh được chia thành mấy loại? Là những loại nào?
- GV: Để phân biệt được 3 loại mô phân sinh trên, các em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành PHT trong 3 phút.
- HS: thảo luận nhóm, hoàn thành PHT
- GV: Yêu cầu 1 nhóm lên trình bày nội dung PHT
- GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức
- GV: dẫn dắt: Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài. Dựa vào PHT vừa làm, các em hãy cho cô biết:
+ Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh nào? Xảy ra ở nhóm TV nào?
- HS: trả lời
- GV: chốt kiến thức
- GV: Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là làm cho cây dài ra. Còn cây to ra là do sinh trưởng thứ cấp, do hoạt động của mô phân sinh bên.
(?) Sinh trưởng thứ cấp chỉ xảy ra ở cây 2 lá mầm. Vậy thân cây 1 lá mầm như cau, dừa có to ra hay không? Tại sao?
- HS: suy nghĩ, trả lời
- GV: Có, nhưng chỉ to ra có giới hạn. Việc to ra của thân không phải là do các TB phân chia, mà là do các TB lớn lên.
GV: (dẫn dắt) Sinh trưởng thứ cấp làm cho cây to ra. Khi cắt ngang 1 thân cây gỗ, chúng ta sẽ thấy các vòng gỗ với màu sáng và tối khác nhau, hay còn được gọi là vân gỗ. (cho Hs quan sát vân gỗ trên thớt)
(?) Hãy nêu ứng dụng của vòng gỗ? 
- HS: tính tuổi của cây, làm đồ trang trí
- GV: dựa vào vòng gỗ hàng năm, người ta có thể tính được tuổi của cây, tuy nhiên đó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Những cây sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới điển hình, chúng ta mới có thể tính được tuổi của cây 1 cách chính xác.
- Vân gỗ càng uốn lượn, càng ngoằn nghèo, càng có hình thù kì lạ thì càng có giá trị. VD như gỗ sưa, 1 đồ vật làm bằng gỗ sưa có thể có giá trị trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ đồng.
Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các TB chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
- Mô phân sinh bao gồm:
+ Mô phân sinh đỉnh
+ Mô phân sinh bên
+ Mô phân sinh lóng
Các mô phân sinh
Có ở nhóm thực vật
Vị trí
Chức năng
MPS đỉnh
1 lá mầm và 2 lá mầm
Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ
Làm cho thân và rễ dài ra
MPS lóng
1 lá mầm
Tại các mắt của thân cây 1 lá mầm
Làm cho thân dài ra
MPS bên
2 lá mầm
Thân, rễ
Làm dày thân và rễ
2. Sinh trưởng sơ cấp
- Là hình thức sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài
- Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm)
- Xảy ra ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.
3. Sinh trưởng thứ cấp
- Là hình thức sinh trưởng theo chiều ngang của thân và rễ.
- Do hoạt động của mô phân sinh bên.
- Xảy ra ở cây 2 lá mầm
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
GV: (dẫn dắt) Cha ông ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV. Để hiểu rõ hơn về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 
GV: Dựa vào nguồn gốc người ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV làm 2 nhóm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
(?) Hãy kể tên các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV?
- HS: trả lời
- GV: bổ sung: Đặc điểm di truyền của từng loài cây: có cây sinh trưởng nhanh (tre), có cây sinh trưởng chậm (lim). Ngoài ra tùy từng giai đoạn phát triển của cây mà sự sinh trưởng diễn ra khác nhau.
+ Hoocmon TV cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của TV, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở bài sau.
(dẫn dắt) Bên cạnh đó, các nhân tố bên ngoài cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng của TV.
(?) Hãy kể tên các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của TV?
- HS: trả lời 
- GV: Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng ở TV. VD: ngô ở các mức nhiệt độ khác nhau thì cây sẽ sinh trưởng khác khau.
- (?) Đối với mỗi nhân tố trên, phải làm gì để cây sinh trưởng tốt? (Ứng dụng)
- HS: trả lời
- GV: bổ sung, góp ý
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 
Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền
- Hoocmon TV
Nhân tố bên ngoài
Nhân tố
Ứng dụng 
vào thực tiễn
Nhiệt độ
Trồng cây đúng mùa vụ
Hàm lượng nước
Chế độ tưới tiêu hợp lý
Ánh sáng
Cung cấp đủ ánh sáng cho cây quang hợp
Oxi
Sục bùn, phá váng, làm tơi xốp đất,
Dinh dưỡng khoáng 
Chế độ bón phân hợp lý
Củng cố
Trả lời các câu hỏi cuối bài
Đọc phần ghi nhớ SGK – 138
Câu hỏi thêm
+ Vì sao thân cây ngô, lúa thường có thiết diện nhỏ? ( Do là cây một lá mầm => chỉ có sinh trưởng sơ cấp, không có sinh trưởng thứ cấp) 
Dặn dò
Học bài, xem lại bài
Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_34_Sinh_truong_o_thuc_vat.docx