Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính.

- Nêu được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.

- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.

2. Kỹ năng

- Học sinh rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm.

- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

3. Thái độ

- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.

4. Định hướng năng lực hình thành

- Học sinh hình thành được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp, quản lý.

 

doc 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 3149Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT 	
Ngày soạn: 25/2/2019
Tiết theo phân phối chương trình: 48
Tuần dạy: 27
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính.
- Nêu được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
2. Kỹ năng
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Học sinh hình thành được năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, giao tiếp, quản lý.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật hoa dâm bụt, các đoạn clip về thụ phấn cho bầu bí, clip tách các thành phần cấu tạo của hoa dâm bụt, clip về quá trình chín của trái mãn cầu rừng.
- Học liệu: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, bảng nhóm, bút viết.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Có những hình thức sinh sản vô tính nào?
- Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và đối với con người.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Phương thức: Giáo viên chiếu một đoạn phim ngắn về quá trình thụ phấn nhân tạo trên bầu và bí. Và đặt vấn đề vì sao ta phải tiến hành thụ phấn cho bầu, bí?
- Dự kiến sản phẩm: Dựa vào kiến thức thực tiễn, học sinh sẽ đưa ra được đáp án là phải làm như vậy thì bấu, bí mới đạu trái được.
- Giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Giáo viên đặt vấn đề vì sao thực hiện các thao tác như vậy lại giúp cây bầu, bí đậu trải? Để từ đó đi vào tìm hiểu về sinh sản hữu tính.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh sản hữu tính
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Nêu được khái niệm về sinh sản hữu tính. Nêu được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.
+ Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm
- Phương thức: Trực quan, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Yêu cầu HS quan sát hình 42.1 SGKNC, và cho biết thế nào là sinh sản hữu tính?
Sinh sản hữu tính có những đặc trưng nào?
Hãy nêu những ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?
GV giới thiệu: quá trình sinh sản hữu tính đã tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống
GV cung cấp: sinh sản hữu tính có cả ở thực vật có hoa và không có hoa.
Sau đó Gv giới thiệu về sinh sản hữu tính ở rêu và dương xỉ.
Quan sát hình và nghiên cứu thông tin SGK trả lời.
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
HS quan sát nghe giáo viên giới thiệu
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm: là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính
- Luôn có sự hình thành và hợp nhất giao tử đực với giao tử cái.
- Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
* Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
- Tăng khả năng thích nghị của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho CLTN và tiến hóa.
Hoạt động 2: Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
+ Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm
- Phương thức: Trực quan, thảo luận nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
GV cho HS xem đoạn phim về các thành của hoa dâm bụt và yêu cầu học sinh quan sát hình và mô tả cấu tạo của hoa.
Yêu cầu HS quan sát hình 42.1 SGK và thực hiện lệnh SGK
Sau đó GV gọi 2 HS hoàn thành lệnh.
GV nhận xét, bổ sung
Thế nào là thụ phấn?
Có những hình thức thụ phấn nào?
Tác nhân nào tham gia thực hiện quá trình thụ phấn chéo?
GV liên hệ về quá trình thụ phấn ở bí đỏ.
Thụ tinh là gì?
Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép?
Nguồn gốc của hạt?
Có những loại hạt nào?
Đối với hạt không nội nhũ thì chất dinh dưỡng thường được chứa ở đâu?
Quả được hình thành từ đâu?
Thế nào là quả giả? Có phải các loại quả không hạt đều là quả giả ?
GV cho HS xem đoạn phim về quá trình chín của quả mãn cầu rừng, và yêu cầu HS nhận xét những thay đổi khi quả chín ?
Quan sát và liên hệ kiến thức cũ để trả lời.
Quan sát và hoạt động nhóm để trả lời
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Quan sát, hoạt động nhóm và mô tả
Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Chứa trong hai lá mầm
Nghiên cứu thông tin SGK trả lời
Liên hệ thực tế để trả lời
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA
1. Cấu tạo của hoa
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
GP
a. Hình thành hạt phấn:
NP
- Tb mẹ (2n) 4tb con (n), mỗi tb con (n) hạt phấn (gồm tb sinh sản và tb ống phấn)
GP
b. Hình thành túi phôi:
NP
- Tb mẹ (2n) 4tb con (n) xếp chồng lên nhau (3 tb tiêu biến đi), tb còn lại (n) túi phôi (gồm 3 tb đối cực, nhân cực 2n, 2 tb kèm, 1 tb trứng)
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh:
a. Thụ phấn: là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy.
- Có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
b. Thụ tinh: là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
* Thụ tinh kép
- nhân gt đực 1 x trứngàhợp tử (2n)
- nhân giao tử đực thứ hai x nhân lưỡng bội (2n)ànhân tam bội (3n)ànội nhũ
4. Quá trình hình thành hạt, quả
a. Hình thành hạt
Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tb tam bội) phát triển thành hạt.
+ Hợp tử à phôi.
+ Tb tam bội ànôị nhũ (mô dinh dưỡng nuôi phôi)
* Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
b. Hình thành quả: 
- Bầu nhụy àquả (bảo vệ và giúp phát tán hạt).
- Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) à quả đơn tính.
- Quá trình chín của quả: gồm những biến đổi về sinh lí, sinh hóa làm cho quả chin có màu sắc, độ cứng, mùi vị hấp dẫn, thuận lợi cho sự phát tán hạt.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng.
- Phương thức: Xây dựng hệ thống câu hỏi
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp
B. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần
C. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
D. Thụ tinh kép có ở tất cả các loài thực vật
Câu 2: Thế nào là sự thụ tinh?
A. Sự hòa làm một của hai giao tử
B. Sự hòa làm một của hai giao tử đực và cái
C. Sự lớn lên của hợp tử
D. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để tạo thành hợp tử
Câu 3: Liên hệ nội dung kiến thức bài 41, cho biết những đặc điểm ưu việt của sinh sản hữu tính.
Câu 4: Mô tả quá trình hình hạt phấn và túi phôi.
Câu 5: Giải thích vì sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa gọi là quá trình thụ tinh kép.
3.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích được một số hiện tượng tương tự trong thực tế.
+ Kỹ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Phương thức: Các tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Câu 1: Học sinh tự trả lời vì sao khi trồng Bầu, Bí khi cây ra hoa, người nông dân phải lấy hoa này úp vào hoa kia?
Câu 2: Trong nhân giống cây phi điệp (một loại phong lan thân thòng), cây con có thể được ta bằng cách ươm kie, nảy mầm từ gốc và gieo hạt. Hãy cho biết các hình thức nhân giống trên thuộc các dạng sinh sản nào?
- Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Dự vào sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật để giải thích.
Câu 2: Xác định được hình thức ươm kie và nảy mầm từ gốc là sinh sản vô tính, còn hình thức gieo hạt là sinh sản hữu tính.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm và giải thích các trường hợp tương tự trong thực tiễn.
+ Kỹ năng: giải quyết vấn đề.
- Phương thức: Giao việc về nhà, Hoạt động nhóm, liên hệ thực tiễn để tìm các ví dụ tương tự.
- Dự kiến sản phẩm: Các nhóm cho được ít nhất 02 ví dụ về các trường hợp tương tự trong thực tiễn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động: Dựa vào các sản phẩm của các nhóm, giáo viên đưa ra từng đánh giá, nhận xét cụ thể.
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Trang Bá Thiện
Người soạn
Lý Thanh Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_bai_42_sinh_san_huu_tinh_o_thuc_vat.doc