Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - Diệp Thị Lan

Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - Diệp Thị Lan

I – Mục tiêu

1) Kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật

- Trình bày được quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật

- Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật

2) Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp

- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn

3) Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường

II – Phương tiện và phương pháp

1) Phương tiện

- SGK sinh học cơ bản

- SGV sinh học cơ bản

2) Phương pháp

- Vấn đáp – tìm tòi

 

doc 7 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 2027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Tiết 24: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - Diệp Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
 Tiết 24: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
 Giáo sinh: Diệp Thị Lan
 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy
 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 2 năm 2009
 Lớp dạy:10A6 Ngày 6/3/2009
I – Mục tiêu
Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Trình bày được quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Trình bày được quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
Thái độ
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
II – Phương tiện và phương pháp
Phương tiện
SGK sinh học cơ bản
SGV sinh học cơ bản
Phương pháp
Vấn đáp – tìm tòi
III – Tiến trình
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiếu dinh dưỡng của vi sinh vật
Trọng tâm
Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật
Bài mới
 Chúng ta đã dùng rất nhiếu sản phẩm do vi sinh vật tổng hợp và phân giải như: nước mắm,bánh mì,rượuVậy việc tổng hợp các chất của vi sinh vật được thực hiện như thế nào?chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay. Bài 23 Quá trình phân giải và tổng hợp các chất ở vi sinh vật. Các chất được vi sinh vật tổng hợp và phân giải rất đa dạng nhưng trong phạm vi bài học hôm nay chỉ nêu nên một số sơ đồ tổng hợp chung cho các chất sống của tế bào và một số sơ đồ phân giải các chất có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
Hoạt đông 1: Quá trình tổng hợp
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu HS: nêu đặc điểm của VSV?
GV: từ những đặc điểm trên của VSV em nào có thể cho biết
GV hỏi: Tại sao VSV có khả năng tổng hợp các chất với tốc độ nhanh?
GV chính xác lại.
GV: VSV tổng hợp các chất bằng cách nào?
GV: Những chất quan trọng nào mà 1 tế bào sống và VSV cần phải tổng hợp?
GV: Trước tiên ta nghiên cứu quá trình tổng hợp protein
GV hỏi: Prôtêin được cấu trúc từ nguyên liệu gì?
GV giảng giải:
 Quá trình tổng hợp protein từ AND.Từ AND phiên mã ARN dịch mã tổng hợp axit amin liên kết péptít protein.
GV: Tại sao từ 20 loại a.a nhưng lại tạo ra vô số protein đặc trưng cho từng loài,chất lượng protein khác nhau.
GV: Pr VSV có nhiều tác dụng
VD: VK lam là thức ăn cho lúa,cao nấm men là thức ăn cho động vật,thu sinh khối của VSV làm thức ăn cho ngươig (cốm bổ dinh dưỡng khác cốm gạo làng vòng ta ăn).
Nhật bản: 1 tấn nấm men:
Pr=700-800kg thịt
 =1,5 tấn thịt gà
 =15.000 - 36.000 quả trứng.
GV: Vậy quá trình tổng hợp pôlisaccarit ở VSV diễn ra như thế nào?
GV giảng giải: Muốn tổng hợp pôlisaccarit trước tiên phải có năng lượng ATP hoạt hóa glucozo→ G-ADP (chất khởi đầu)→dạng hoạt động.Sự kết hợp G-ADP và (G)n→(G)n+1 giải phóng ADP.
GV: Lipít được cấu tạo từ những nguyên vật liệu nào?
GV: Vậy sự tổng hợp lipít ở VSV diễn ra như thế nào?
GV khẳng định: Vậy quá trình tổng hợp lipít là sự kết hợp glixerol + axit béo
GV giảng giải: Axit béo là do các phân tử AxetylC0A kết hợp liên tục với nhau tạo thành.
Sơ đồ như sau:
 Glucozo
 ↓
Glixeraldehit3-P→Đihiđro
 ↓ Axeton-P
A.Pyruvic ↓
 ↓ Glixerol
 ↓
AxetylC0A→A.béo→Lipít
GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cấu tạo 1 nuclêôtít?
GV: Sự tổng hợp A.nuclêic là sự kết hợp các nuclêôtít
GV: Tại sao đều cấu trúc từ 3 thành phần (đường,bazơnitric,H3PO4) và 4 loại bazơnitric nhưng phân tử AND ở các loài sinh vật là khác nhau?
GV: Con người đã lợi dụng khả năng tổng hợp các chất của VSV để sản xuất 1 số chất như dùng nấm có khả năng tổng hợp penicillin hiệu suất gấp 200 lần bình thường.
-Tổng hợp glutamic (mỳ chính).
HS tái hiện kiến thức trả lời
HS vận dụng kiến thức trả lời:
+ VSV sinh trưởng nhanh
+ Quá trình dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra với tốc độ nhanh.
HS nghiên cứu SGK và trả lời
HS vận dụng kiến thức trả lời
HS kiến thức trả lời
HS tái hiện kiến thức trả lời:
+ Do số lượng,thành phần và trình tự sắp xếp các a.a là khác nhau.
HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
HS vận dụng kiến thức đã có trả lời câu hỏi
Lipít gồm→glixerol
 →A.béo
HS tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi
HS vận dụng kiến thức trả lời
+ Do số lượng,thành phần trình tự sắp xếp các nuclêôtít
I-Quá trình tổng hợp các chất ở VSV 
-VSV có khả năng tổng hợp các chất với tốc độ nhanh.
-VSV sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
*)Tổng hợp protein
(a.a)n liên kết bằng liên kết péptít → prôtêin. Dựa trên khuôn mẫu của AND.
*)Tổng hợp pôlisaccarit
G+ATP→G-ADP (chất khởi đầu)
G-ADP+(G)n→(G)n+1+ADP
*)Tổng hợp lipít
Glixerol+A.béo→Lipít
*)Tổng hợp axit nucleic
-Các bazơnitric
-Đường 5C (pentozơ)
-H3PO4 (A.photphoric)
Hoạt động 2: Quá trình phân giải
GV: Sinh vật phân giải những chất hữu cơ nào?để làm gì?
GV: Phân giải pr gồm phân giải ngoài,phân giải trong
GV: Việc vừa phân giải trong vừa phân giải ngoài có ý nghĩa như thế nào đối với VSV?
GV: Quá trình phân giải pr được ứng dụng như thế nào trong sản xuất?
Gợi ý: -pr của cá ứng dụng làm gì?
 -Pr đậu tương ứng dụng làm gì?
GV: Làm tương nhờ nấm Asperillus niger,phân giải pr đậu tương,làm nước nắm nhờ vi khuẩn kí sinh ở ruột cá.
GV: Cho HS trả lời lệnh trong SGK: Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi giống nhau không?
-Nước thịt mùi thối do khử amin do dư thừa nitơ và thiếu cácbon→NH3
-Nước đường: mùi chua vì thiếu nitơ dư thừa cácbon (lên men tạo axit)
GV: Phân giải pôlisaccarit diễn ra như thế nào?
GV: Ứng dụng của việc phân giải pôlisaccarit?
GV: Vì sao rượu trưng cất bằng phương pháp thủ công ở một số vùng dễ làm người uống đau đầu?
-Vì 1 phần rượu bị ôxi hóa thành anđêhít→gây đau đầu,sản xuất rượu thủ công không khử hết anđêhít.
-Nấu rượu bằng nồi đồng xảy ra phản ứng:
C2H5OH+O2→CH3CHO+H2O
GV: Các chất xenlulôzơ được phân giải như thế nào?vai trò?
GV: Ứng dụng phân giải xenlulôzơ vào sản xuất như thế nào?
GV: Bên cạnh mặt có lợi việc phân giải các chất ở VSV có tác hại gì?
GV yêu cầu HS khái niệm đồng hóa,dị hóa
GV: Quá trình tổng hợp (đồng hóa) phân giải (dị hóa) có mối quan hệ thống nhất tác động qua lại với nhau.
HS: +G,L,pr
 +Giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào
HS vận dụng kiến thức trả lời
HS vận dụng sự hiểu biết trả lời
HS dựa vào hiểu biết trả lời
HS vận dụng lý thuyết vào giải thích
HS vận dụng kiến thức trả lời
+Làm xiro,kẹo
HS vận dụng kiến thức trả lời
HS trả lời:
+Tạo ra chất dinh dưỡng
+Tránh ô nhiễm môi trường
HS vận dụng kiến thức trả lời
HS 
+Lên men thối hỏng thực phẩm
+Gây mốc hỏng đồ dùng,quần áo.
II-Quá trình phân giải
1)Phân giải protein và ứng dụng
*)Phân giải ngoài
Prôtêin protêaza axit amin VSV hấp thụ a.a và phân giải tiếp tạo năng lượng.
-Khi môi trường thiếu C thừa Nitơ,VSV khử amin giải phóng NH3,sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon
*)Phân giải trong
Protein mất hoạt tính,hư hỏng
Pr prôtêaza a.a
*)Ý nghĩa: Vừa thu được a.a để tổng hợp lại pr,vừa bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
*)Ứng dụng:
-Làm nước mắm và các loại nước chấm.
2)Phân giải pôlisaccarit và ứng dụng
*)Phân giải ngoài
Pôlixaccarit (tinh bột) → đường đơn
*)Phân giải trong
VSV phân giải đường đơn (hô hấp hiếu khí.kị khí,lên men)
*)Ứng dụng
-Lên men etylic (rượu)
Tinh bột→Glucozơ→Etanol
+CO2
-Lên men lactic
G→A.lactíc
G→A.lactíc+CO2+Etanol
+A.axetic
-Làm xiro,kẹo.
3)Phân giải xenlulôzơ
-Xenlulôzơ→chất mùn
-Vai trò:
+làm giàu dinh dưỡng
+tránh ô nhiễm môi trường
*ứng dụng
-Cấy VSV để phân giải nhanh xác động vật
-Tận dụng bã thải,nước thải từ xí nghiệp chế biến khoáng sản.
-Nuôi cấy một số nấm men để thu sinh khối nuôi gia súc.
III-Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải
-Là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất với nhau trong hoạt động sống của tế bào.
-Tổng hợp: cung cấp nguyên liệu cho phân giải
-Phân giải các chất cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho dị hóa
IV-Củng cố
Yêu cầu HS đọc kết luận SGK
Tại sao quả vải để quá 3-4 ngày thì có mùi chua
V-Dặn dò
Đọc mục “em có biết”
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN 24.doc