Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 7: Nitơ

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 7: Nitơ

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Ở điều kiện thường, nitơ là chất .(1). không màu, .(2)., .(3)., hơi nhẹ hơn không khí. Khí nitơ rất ít tan trong nước. Nitơ không duy trì sự .(4). và sự .(5).

- Trong công nghiệp, phần lớn nitơ được sản xuất ra dùng để tổng hợp .(6)., từ đó sản xuất ra .(7)., phân đạm,.

- Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử,. sử dụng nitơ là .(8). trơ. Nitơ lỏng dùng để bảo quản .(9). và các mẫu sinh học khác.

- Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn .(10). hóa lỏng.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Bảng 1: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo phân tử

 

doc 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 7: Nitơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: 	NITƠ	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Ở điều kiện thường, nitơ là chất ...(1)........................ không màu, ...(2)................................, ...(3)............................, hơi nhẹ hơn không khí. Khí nitơ rất ít tan trong nước. Nitơ không duy trì sự ...(4).................... và sự ...(5)...........................
- Trong công nghiệp, phần lớn nitơ được sản xuất ra dùng để tổng hợp ...(6)........................, từ đó sản xuất ra ...(7)............................, phân đạm,...
- Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử,... sử dụng nitơ là ...(8)........................... trơ. Nitơ lỏng dùng để bảo quản ...(9)........................ và các mẫu sinh học khác.
- Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn ...(10)...................... hóa lỏng.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo phân tử
KHHH SHNT
CẤU HÌNH ELECTRON
VỊ TRÍ TRONG 
BẢNG TUẦN HOÀN
CÔNG THỨC PHÂN TỬ
CÔNG THỨC CẤU TẠO
Ô
CHU KÌ
NHÓM
Bảng 2: Số oxi hóa của nitơ
CHẤT
NH3
NH4Cl
N2
N2O
NO
HNO2
KNO2
NO2
HNO3
KNO3
SỐ OXI HÓA
Bảng 3: Tính chất hóa học
Câu 3: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình kín rồi nung nóng với xúc tác thích hợp để phản ứng xảy ra, sau phản ứng thu được 16,4 lít hỗn hợp khí (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a. Tính thể tích khí amoniac thu được.
Đáp số: 1,6 lít.
b. Tính hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3.
Đáp số: 20%.
Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
	A. 50%.	B. 36%.	C. 40%.	D. 25%.
Đáp số: 25%.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường
A. Mg.	B. O2.	C. Na.	D. Li.
Câu 2: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí
A. CO	B. NO.	C. SO2.	D. CO2.
Câu 3: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al.	B. H2, O2.	C. Li, H2, Al.	D. O2, Ca, Mg.
Câu 4: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2.	B. O2.	C. Li.	D. Mg.
Câu 5: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2.	B. Mg, O2.	C. H2, O2.	D. Ca, O2.
Câu 6: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. amoniac.	B. axit nitric.	C. không khí.	D. amoni nitrat.
● Mức độ thông hiểu
Câu 7: Cho các phản ứng sau: 
Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.	B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa.	D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì
A. N2 nhẹ hơn không khí.	B. N2 rất ít tan trong nước.
C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.	D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.
Câu 9: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Phân hủy NH3.
D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 10: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,...	B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.	D. tổng hợp amoniac.
Câu 11: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitơ không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.
Câu 12: Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?
(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);
(b) Cấu tạo phân tử nitơ là 
(c) Tan nhiều trong nước;
(d) Nặng hơn oxi; 
(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.
A. (a), (c), (d).	B. (a), (b).	C. (c), (d), (e).	D. (b), (c), (e).
Câu 13: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm: 
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và He.	B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.
C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3.	D. Hình 1: Thu khí H2, He và HCl.
Câu 14: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. O2, N2, H2, CO2.	B. NH3, O2, N2, HCl, CO2.
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2.	D. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S.
Câu 15: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: 
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là
A. 3 và 6.	B. 2 và 3.	C. 4 và 8.	D. 2 và 4.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 16: Cho 13,44 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH3 tạo thành là
A. 5,58 gam.	B. 6,12 gam.	C. 7,8 gam.	D. 8,2 gam.
Câu 17: Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đktc) để thu được 51 gam NH3 (hiệu suất phản ứng là 25%)?
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 18: Cho 11,2 gam N2 tác dụng 3 gam H2, thu được 38,08 lít hỗn hợp khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng là
A. 20%.	B. 30%.	C. 40%.	D. 25%.
● Mức độ vận dụng
Câu 19: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là
A. 10 atm.	B. 8 atm.	C. 9 atm.	D. 8,5 atm.
Câu 20: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3). Tỉ khối của hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là
A. 75%.	B. 60%.	C. 70%.	D. 80%.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_7_nito.doc