Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 17: Silic và hợp chất của silic

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 17: Silic và hợp chất của silic

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Silic tồn tại ở hai dạng: Silic .(1). và silic .(2). Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai, sau .(3). Trong tự nhiên không có silic tự do, mà chỉ gặp ở dạng hợp chất.

- Silic .(4). là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, để chế tạo tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời,.

- Silic đioxit (SiO2) là chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước. Silic đioxit .(5). trong axit flohiđric. Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để .(6). và .(7). lên thủy tinh.

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là .(8).

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau:

Bảng 1: Vị trí trong bảng tuần hoàn

 

doc 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 17: Silic và hợp chất của silic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17: 	SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Silic tồn tại ở hai dạng: Silic ...(1)............................ và silic ...(2)...................................... Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai, sau ...(3)......................... Trong tự nhiên không có silic tự do, mà chỉ gặp ở dạng hợp chất.
- Silic ...(4).............................. là chất bán dẫn, được dùng trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử, để chế tạo tế bào quang điện, bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời,...
- Silic đioxit (SiO2) là chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước. Silic đioxit ...(5)........................... trong axit flohiđric. Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để ...(6)............................ và ...(7)............................. lên thủy tinh.
- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là ...(8)...................................
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau:
Bảng 1: Vị trí trong bảng tuần hoàn
KHHH 
SHNT
CẤU HÌNH ELECTRON
VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Ô
CHU KÌ
NHÓM
Si (Z=14)
Bảng 2: Số oxi hóa của nitơ
CHẤT
SiH4, Mg2Si
Si
SiO2, Na2SiO3, 
SỐ OXI HÓA
Bảng 3: Tính chất hóa học và điều chế
Câu 3: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng 13,44 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết hiệu suất phản ứng là 100%. 
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí SiH4 và CH4 thu được 6 gam chất rắn, hỗn hợp khí và hơi X. Dẫn toàn bộ X vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa. Hỏi khối lượng dung dịch còn lại sau phản ứng chênh lệch với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu bao nhiêu gam?
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là 
 A. oxi.	 	B. cacbon. 	C. silic. 	D. sắt.
Câu 2: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?
A. SiO. 	B. SiO2. 	C. SiH4. 	D. Mg2Si.
Câu 3: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?
	A. HF.	B. HCl.	C. HBr	.	D. HI.
Câu 4: Có hỗn hợp gồm Si và Al. Hỗn hợp này phản ứng được với dãy các dung dịch nào sau đây?
A. HCl và HF. 	B. NaOH và KOH. 	C. Na2CO3 và KHCO3. 	D. BaCl2 và AgNO3. 
● Mức độ thông hiểu
Câu 5: Cho các axit sau H2CO3 (1), H2SiO3 (2) và HCl (3), dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
A. (1) < (2) < (3). 	B. (2) < (1) < (3). 	C. (3) < (2) < (1). 	D. (2) < (1) < (3).
Câu 6: Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây?
A. CuSO4, SiO2 H2SO4 (loãng). 	B. F2, Mg, NaOH. 
C. HCl, Fe(NO3)2, CH3COOH. 	D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
Câu 7: Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
 	A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH.	 	C. O2, F2, Mg, HCl, KOH.
 	B. O2, F2, Mg, NaOH.	 	D. O2, Mg, HCl, NaOH.
Câu 8: Cacbon và silic đều có tính chất nào sau đây?
A. Đều phản ứng được với NaOH.	B. Có tính khử và tính oxi hóa.
C. Có tính khử mạnh.	D. Có tính oxi hóa mạnh.
Câu 9: Cacbon và silic cùng phản ứng với nhóm chất nào?
 	A. HNO3 đặc nóng, HCl, NaOH.	C. O2, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng.
 	B. NaOH, Al, Cl2.	D. Al2O3, CaO, H2.
Câu 10: Silic đioxit tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat, vậy SiO2 là
	A. oxit axit.	B. oxit bazơ.	C. oxit trung tính.	D. oxit lưỡng tính.
Câu 11: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. 	B. Dung dịch HF. 
C. Dung dịch NaOH loãng. 	D. Dung dịch H2SO4.
Câu 12: Để khắc chử lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào sau đây?
A. SiO2 + Mg ® 2MgO + Si. 	B. SiO2 + 2NaOH ® Na2SiO3 + CO2. 
C. SiO2 + HF ® SiF4 + 2H2O.	D. SiO2 + Na2CO3 ® Na2SiO3 + CO2.
Câu 13: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
 A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. 	B. SiO2 + 4HCl ® SiCl4 + 2H2O.
 C. SiO2 + 2C Si + 2CO. 	D. SiO2 + 2Mg 2MgO + Si.
Câu 14: Phương trình ion rút gọn : 2H+ + SiO32- H2SiO3 ứng với phản ứng của chất nào sau đây?
 	A. Axit cacboxylic và canxi silicat.	B. Axit cacbonic và natri silicat.
 	C. Axit clohiđric và canxi silicat.	D. Axit clohiđric và natri silicat.
Câu 15: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào sau đây?
A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. 	B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng. 
C. Cho K2SiO3 tác dụng với NaHCO3. 	D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.
Câu 16: Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp?
A. SiO2 + 2Mg ® Si + 2MgO. 	B. SiO2 + 2C ® Si + 2CO. 	
C. SiCl4 + 2Zn ® 2ZnCl2 + Si.	D. SiH4 ® Si + 2H2. 
Câu 17: Cho các chất (1) CaO, (2) C, (3) KOH, (4) axit HF, (5) axit HCl. Với các điều kiện phản ứng đầy đủ, silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
 	A. (1), (2), (3), (4), (5). 	B. (1), (2), (3), (5).	 	
C. (1), (3), (4), (5). 	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 18: Cho các chất sau:
(1) Magie oxit;	(2) Cacbon;	(3) Axit flohiđric;	 
(4) Natricacbonat;	(5) Magie cacbonat;	(6) Natrihiđroxit;
 (7) Magie.
Silic phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm
A. (1), (2), (3), (4), (5).	B. (2), (6), (7).	C. (2), (3), (6), (7).	D. (1), (2), (4), (6).
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ vận dụng
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí SiH4 và CH4 thu được 6 gam chất rắn, hỗn hợp khí và hơi X. Dẫn toàn bộ X vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có 30 gam kết tủa. Hỏi khối lượng dung dịch còn lại sau phản ứng chênh lệch với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu bao nhiêu gam?
	A. 2,4.	B. 0.	C. 4,4.	D. 9.
Câu 20: Trộn 6 gam Mg bột với 4,5 gam SiO2 rồi đun nóng ở nhiệt độ cao cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy hỗn hợp thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Thể tích khí hiđro bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn là 
A. 1,12 lít. 	B. 5,60 lít.	C. 0,56 lít.	D. 3,92 lít.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_17_silic_va_hop_chat_cua_s.doc