Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 15: Cacbon

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 15: Cacbon

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Nguyên tố cacbon có một số dạng .(1). là kim cương, than chì, fuleren,. Kim cương là .(2). trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Than chì là chất .(3). màu xám đen.

- Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội,. được gọi chung là .(4). vô định hình.

- .(5). được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài.

- .(6). được dùng làm điện cực, làm nồi nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen.

- .(7). được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng.

- .(8). được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo,.

- .(9). có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.

- .(10). được dùng làm chất độn cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giầy,.

- Trong tự nhiên, .(11). và .(12). là cacbon tự do gần như tinh khiết. Ngoài ra, cacbon còn có trong các khoáng vật như canxit (đá vôi, đá phấn, đá hoa đều chứa CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3. MgCO3), Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của tế bào .(13). và .(14)., nên cacbon có vai trò rất lớn đối với sự sống.

 

doc 3 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 15: Cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: 	CACBON
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Nguyên tố cacbon có một số dạng ...(1)....................... là kim cương, than chì, fuleren,... Kim cương là ...(2)..................... trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Than chì là chất ...(3)....................... màu xám đen.
- Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội,... được gọi chung là ...(4)....................... vô định hình.
- ...(5).............................. được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài.
- ...(6)................................ được dùng làm điện cực, làm nồi nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen.
- ...(7)............................ được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng.
- ...(8)............................ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo,...
- ...(9)................................. có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.
- ...(10)............................... được dùng làm chất độn cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giầy,...
- Trong tự nhiên, ...(11)............................... và ...(12)............................... là cacbon tự do gần như tinh khiết. Ngoài ra, cacbon còn có trong các khoáng vật như canxit (đá vôi, đá phấn, đá hoa đều chứa CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3. MgCO3), Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của tế bào ...(13)............................... và ...(14)..............................., nên cacbon có vai trò rất lớn đối với sự sống.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống trong bảng sau:
Bảng 1: Vị trí trong bảng tuần hoàn
KHHH 
SHNT
CẤU HÌNH ELECTRON
VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Ô
CHU KÌ
NHÓM
C (Z=6)
Bảng 2: Số oxi hóa của nitơ
CHẤT
CH4, Al4C3
C
CO
CO2, Na2CO3, KHCO3
SỐ OXI HÓA
Bảng 3: Tính chất hóa học
Câu 3: 
a. Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394 kJ. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 kg than cốc chứa 84% cacbon.
b. Tính thể tích không khí (O2 chiếm 20%) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất. 
c. Tính khối lượng C cần dùng để khử 8 gam CuO tạo thành CO2.
d. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với oxi là 1,25. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố
A. photpho.	B. silic.	C. cacbon.	D. lưu huỳnh.
Câu 2: Trong số các phi kim dưới đây, phi kim có khả năng dẫn điện là
A. oxi.	B. cacbon.	C. lưu huỳnh.	D. photpho.
Câu 3: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?
A. Canxi.	B. Silic.	C. Cacbon.	D. Magie.
Câu 4: Trong thực tế, người ta có thể dùng cacbon để khử oxit kim loại nào trong số các oxit kim loại dưới đây để sản xuất kim loại?
A. Al2O3.	B. Na2O.	C. MgO.	D. Fe3O4.
● Mức độ thông hiểu
Câu 5: Kim cương và than chì được gọi là 2 dạng thù hình của cacbon vì
A. có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.	B. đều là đơn chất của nguyên tố cacbon.
C. có tính chất vật lí tương tự nhau.	D. có tính chất hóa học tương tự nhau.
Câu 6: Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện tính
A. tính khử.	B. tính oxi hóa.
C. vừa khử vừa oxi hóa.	D. không thể hiện tính khử và oxi hóa.
Câu 7: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. C + O2 CO2.	B. C + 2CuO 2Cu + CO2.
C. 3C + 4Al Al4C3.	D. C + H2O CO + H2.
Câu 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. 2C + Ca CaC2.	B. C + 2H2 CH4.
C. C + CO2 2CO.	D. 3C + 4Al Al4C3.
Câu 9: Cho phản ứng: 
Các chất X và Y là
A. CO và NO.	B. CO2 và NO2.	C. CO2 và NO.	D. CO và NO2.
Câu 10: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl.	B. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3.
C. Al, HNO3 đặc, KClO3.	D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 11: Loại than nào dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, sản xuất mực in, xi đánh dày?
A. Than chì.	B. Than cốc.	C. Than gỗ.	D. Than muội.
Câu 12: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Than chì.	B. Than antraxit.	C. Than nâu.	D. Than cốc.
Câu 13: Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây?
A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
C. Fe2O3, MgO, CO, HNO3, H2SO4 đặc.
D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s2 2s2 2p2. 
(3) Cacbon là nguyên tử kim loại.
(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác. Ngoài ra, trong một số hợp chất nguyên tử cacbon còn có cộng hoá trị hai.
(5) Các số oxi hoá của cacbon là -4, 0, +2 và +4.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 15: Khi đốt cháy than, xảy ra phản ứng hoá học sau: C + O2 → CO2. Nếu đốt cháy hết 1 kg than (chứa 90% C) thì thể tích khí CO2 sinh ra là
A. 1680 lít.	B. 1806 lít.	C. 1860 lít.	D. 1980 lít.
Câu 16: Khối lượng khí CO2 sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 200 gam than non chứa 69,5% cacbon là
A. 500,67 gam.	B. 510,67 gam.	C. 512,67 gam.	D. 509,67 gam.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam C thành CO2. Cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là
A. 50 gam.	B. 25 gam.	C. 15 gam.	D. 40 gam.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,2 gam và 0,8 gam.	B. 1,2 gam và 1,6 gam.	C. 1,3 gam và 1,5 gam.	D. 1,0 gam và 1,8 gam.
● Mức độ vận dụng
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi dư (đktc), thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối đối với oxi là 1,25. Thành phần phần trăm theo thể tích của CO2 trong hỗn hợp X là
A. 75,00 %.	B. 66,67 %.	C. 33,33 %.	D. 25,00 %.
Câu 20: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 18,42%.	B. 28,57%.	C. 14,28%.	D. 57,15%.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_15_cacbon.doc