Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 23, Tiết 85+86: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 23, Tiết 85+86: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường,vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.

- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

2. Về năng lực

- Phân tích được hoàn cảnh sáng tác, đề tài, giá trị tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối.

- Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong việc thể hiện nội dung văn bản. Thấy rõ được vẻ đẹp của thơ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

 - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiều tối và các tác phẩm khác trong tập Nhật kí trong tù.

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

- Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để đạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

- Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 23, Tiết 85+86: Chiều tối (Hồ Chí Minh) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23_Tiết: 85, 86; Ngày soạn: 16/02/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
CHIỀU TỐI – Hồ Chí Minh
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường,vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
2. Về năng lực
- Phân tích được hoàn cảnh sáng tác, đề tài, giá trị tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ Chiều tối.
- Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong việc thể hiện nội dung văn bản. Thấy rõ được vẻ đẹp của thơ HCM: sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
 - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiều tối và các tác phẩm khác trong tập Nhật kí trong tù. 
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
- Sống có lí tưởng hoài bão phấn đấu để đạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước; 
- Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu, bảng, phấn, giấy Ao, bút xanh, bút đỏ, nam châm,
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Chiều tối.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(65 phút)
I.Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
2. Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; ...
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Những hình ảnh sau cho em thông tin gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mở đầu tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.”
 Đó chính là những lời tâm sự mộc mạc, khiêm nhường của chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh trong tập “Ngục trung nhật kí”. Song nói như nhà văn Lỗ Tấn: “Bắt nguồn từ mạch nước chảy ra đều là nước, bắt nguồn từ mạch máu chảy ra đều là máu”; bắt nguồn từ một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn thì dù không chủ ý trở thành nhà thơ song những vần thơ của Bác trong tập “Nhật kí trong tù” vẫn ngời sáng vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm của HS.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Hồ Chí Minh một vị lãnh tụ, một nhà thơ, nhà văn lớn, một danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Đây là tập thơ được Hồ Chí Minh sáng tác từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
- Tập thơ gồm 134 bài, được viết bằng chữ Hán.
3. Bài thơ “Chiều tối”
- Đây là bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác trên đường Hồ Chí Minh chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Cho hs xem video : Nhật ký trong tù – sức sống vượt thời gian
https://www.youtube.com/watch?v=12NIkBlm_Bg
- Tìm hiểu những nét chính về tác giả. 
- Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, thể thơ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi và báo cáo sản phẩm.
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu PP hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi 2 HS báo cáo sản phẩm, HS còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 10 nhóm để tìm hiểu chi tiết bài thơ).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
- Hình ảnh thiên nhiên: cánh chim, chòm mây 
+ Quyện điểu (chim mỏi): cánh chim mỏi mệt bay về tổ sau một ngày dài->báo hiệu thời khắc chiều tà
+ Cô vân mạn mạn: áng mây lẻ loi lững lờ trôi giữa bầu trời-> gợi không gian cao rộng, vắng lặng
- Tâm cảnh người tù:
+ Hoàn cảnh: mệt mỏi sau một ngày tù đày vất vả; cô đơn nơi đất khách quê người.
+ Tâm trạng: tâm hồn nhạy cảm, tinh tế; phong thái ung dung, lạc quan và ý chí, nghị lực kiên cường 
-> Bút pháp ước lệ, tượng trưng; tả cảnh ngụ tình: cảnh núi rừng rộng lớn, hoang vu lúc chiều muộn->tâm hồn cao đẹp, nghị lực phi thường của Bác.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Tìm hiểu hai câu thơ đầu: Gọi 1 hs đọc lại hai câu thơ.
Chia lớp thành 10 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi do GV đưa ra.
- Nhóm 1. Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận vào thời gian, địa điểm nào?
- Nhóm 2. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ thuộc đề tài gì? Đề tài đó có quen thuộc không?
 - Nhóm 3. Những hình ảnh nào được lựa chọn ? Những hình ảnh đó được tác giả khắc hoạ như thê nào?
- Nhóm 4. Tác giả lựa chọn bút pháp gì để thể hiện bức tranh thiên nhiên? Bút pháp đó đem lại hiệu quả gì?
- Nhóm 5. Ghi lại các câu thơ ở những bài thơ khác có hình ảnh giống như tác giả đã lựa chọn.
- Nhóm 6. Dựa vào các câu trả lời trên, anh/chị hãy hình dung và vẽ lại bằng ngôn từ bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu theo cách mờ đầu sau (hoặc tựchọn cách diễn đạt khác)
- Nhóm 7. Câu thơ thứ hai trong bản dịch có từ ngữ nào chưa sát với nguyên tác? Các từ ngữ này hé mở tâm trạng gì của cái tôi trữ tình?
- Nhóm 8. Hình dung ánh mắt của cái tôi trữ tình thể hiện qua cảnh.
- Nhóm 9. Đặt câu thơ vào hoàn cảnh ra đời để tìm hiểu phía sau cái nhìn hướng về thiên nhiên là tâm trạng như thế nào của cái tôi trữ tình Hồ Chí Minh.
- Nhóm 10. Hai câu thơ cho thấy tình cảm nhà thơ dành cho thiên nhiên như thế nào?
 Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ (gv chia mỗi nhóm 4 HS).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người
- Cô em xóm núi xay ngô tối: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
- Biện pháp điệp vòng " vòng quay của công việc. Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.
- Sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
- Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu cuộc sống. 
- Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người.
[ Lòng yêu thương cuộc sống, con người của Bác; sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu văn bản.
Tìm hiểu hai câu thơ cuối: Gọi 1 hs đọc 2 câu thơ cuối
- Con người trong bức tranh là ai? Con người được miêu tả trong hoạt động gì?
Hoạt động này có thể gợi liên tưởng gì cho người đang quan sát?
- Cụm từ “ma bao túc – bao túc ma” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chữ “hồng” khép lại bài thơ.
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
 Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
2. Nghệ thuật 
- Từ ngữ cô đọng, hàm súc.
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.
2. Ý nghĩa văn bản
 Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên mọi hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Qua nội dung đoạn trích, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi 2 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HSnhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các HS,GV đánh giá kết quả.c đánh giá kết quả:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao phiếu bài tập và đặt câu hỏi: Qua bài thơ, em học tập được điều gì từ Hồ Chí Minh?
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm/ Tổ/ Tên học sinh
Lớp:
So sánh
Hai câu đầu
Hai câu sau
Hình ảnh
Con người
Bút pháp miêu tả
Tả thực
Thời gian
Chiều
Không gian
Cuộc sống lao động
Tâm trạng chủ thể trữ tình
Buồn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập	
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập 1: Sưu tầm tài liệu, bài nghiên cứu bình luận về tập Nhật kí trong tù
Bài tập 2: Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Bác trog bài thơ: tình yêu thiên nhiên; bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng. Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân về tâm lòng yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Có ý kiến cho rằng: thơ Hồ Chí Minh đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy điều này trong bài thơ Chiều tối như thế nào?
2. Bài sắp học: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn ngữ. 
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_23_tiet_8586_chieu_toi_ho_chi_mi.doc