Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 79+80: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 79+80: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

TRÀNG GIANG – Huy Cận

Môn học: Ngữ văn; lớp: 11

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.

- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại, tính chất suy tưởng, triết lí,

2. Về năng lực

- Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.

- Cảm nhận được lòng yêu quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó.

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, mối liên hệ giữa các hình ảnh trong bài thơ.

- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ hiện đại.

- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tràng giang và các phẩm khác của Huy Cận.

- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

Biết trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.

 

doc 11 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 21, Tiết 79+80: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21_Tiết: 79, 80; Ngày soạn: 28/01/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TRÀNG GIANG – Huy Cận 
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại, tính chất suy tưởng, triết lí,
2. Về năng lực
- Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước tạo vật thiên nhiên mênh mông hiu quạnh.
- Cảm nhận được lòng yêu quê hương đất nước thầm kín đượm trong nỗi sầu đó.
- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, mối liên hệ giữa các hình ảnh trong bài thơ.
- Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ hiện đại.
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tràng giang và các phẩm khác của Huy Cận.
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
Biết trân trọng tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Laptop, máy chiếu, bảng, phấn, giấy Ao, bút xanh, bút đỏ, nam châm,
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; 
Tư liệu tham khảo: https://youtu.be/qBKsjf9xOgg
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(5 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả tác giả Huy Cận, văn bản Tràng giang.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(65 phút)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II.Đọc hiểu văn bản.
1. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
2. Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi; Thuyết trình; ...
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
(15 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng
(5 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua trình bày do GV và HS đánh giá. Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Trình chiếu tranh ảnh cho hs xem và yêu cầu hs trình bày cảm nhận của mình về tranh ảnh ấy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ). 
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS trong đội lần lượt nêu tên tác phẩm, tác giả). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi bạn thơ bền chặt hơn nửa thế kỉ mặc dù trong thơ, cái tôi của họ có nhiều khác biệt. Nếu ta bắt gặp trong Thơ thơ...của Xuân Diệu một tâm hồn trẻ trung, rạo rực với những đam mê, thèm khát thì ở Lửa thiêng ta lại bắt gặp một Huy Cận già trước tuổi bởi người thơ này mang trong hồn “nỗi sầu vạn kỉ”. Xuân Diệu nhạy bén với những cảm giác về thời gian. Xuân Diệu nhạy bén với những cảm giác về về thời gian, Huy Cận lại nhạy bén về không gian. Trong tập Lửa thiêng, nhà thơ Huy Cận đã có lần tự họa chân dung tâm hồn mình.
Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu.
Nỗi sầu thiên cổ ấy trùm lên cả tập Lửa thiêng và hội tụ ở Tràng giang, một trong những bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
I. Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Huy Cận (1919- 2005 ), tên khai sinh Cù Huy Cận 
- Quê: Làng Ân Phú – Hương Sơn – HàTĩnh, là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ão não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Đặc trưng hồn thơ :
+Trước CMT8: Thơ Huy Cận mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận.
à Trước CMT8, Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
+ Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm: Xem SGK 
 2. Tác phẩm
a. Xuất xứ (sgk): Viết vào mùa thu 1939, in trong tập thơ “Lửa thiêng”. Cảm xúc từ cảnh sông Hồng
b. Thể loại: Thất ngôn trường thiên
c. Đề tài: Tả cảnh thiên nhiên (cổ điển + hiện đại)
d. Bố cục: (4 khổ) 2 phần
+ Phần 1(3 khổ đầu): Bức tranh tràng giang.
+ Phần 2 (khổ cuối): Tâm trạng nhà thơ.
e. Nhan đề: Tràng giang àGợi hình ảnh con sông dài, rộng ; điệp vần “ang” gợi âm hưởng vang xa, trầm buồn à Âm hưởng chung cho giọng điệu bài thơ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu thực hiện ở nhà
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu những nét chính về nhà văn .. (quê quán, sáng tác, quan niệm về sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác)
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm (trình bày bằng hình thức nào (trình chiếu p.p hoặc video), cách thể hiện sản phẩm ra sao)
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện 2 nhóm HS báo cáo sản phẩm, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ 
a. Khổ 1: Nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm (gv chia theo số thứ tự trong danh sách lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu chi tiết bài thơ).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
a. Khổ 1: Nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên
- Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa;
- Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành 4 nhóm HS theo 4 tổ giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu 
Nhóm 1. Nêu ý nghĩa của các từ gợn, tràng giang, buồn điệp điệp ở dòng thơ 1.
Nhóm 2. Nêu ý nghĩa của hình ảnh con thuyền, động từ xuôi mái và từ láy song song dòng thơ 2.
Nhóm 3. Cảnh con thuyền, ngọn sóng, cành củi khô và nỗi sầu - buồn của nhà thơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Nhóm 4. Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng ở khổ thơ thứ nhất?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
b) Khổ 2. Sự hoang vắng, quạnh quẽ của cảnh vật và nỗi sầu của thi nhân
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ (gv chia mỗi nhóm 4 HS).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
b) Khổ 2. Sự hoang vắng, quạnh quẽ của cảnh vật và nỗi sầu của thi nhân 
- Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ gợi lên cái vắng lặng ,lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.
- Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn tạ,vắng vẻ.
- Hình ảnh: Trời “sâu chót vót” cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn. “Sông dài, trời rộng >< bến cô liêu” Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng nhưng không làm cho cảnh vật sống động mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn hiu quạnh.
[ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. Tâm trạng thi nhân: buồn, lạc lõng cô đơn khát khao giao cảm.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu. 
Các nhóm dãy bàn 1,3. Hai câu thơ đầu khổ hai xuất hiện những hình ảnh, âm thanh nào? Đặc điểm nổi bật của mỗi hình ảnh âm thanh đó là gì? Từ đó khái quát đặc điểm cảnh vật ở hai câu đầu?
Các nhóm dãy bàn 2,4. Hai câu đầu gắn với không gian của cồn nhỏ, hai câu sau có sự thay đổi gì về không gian? Những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đã đặc tả không gian ấy?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
c) Khổ 3. Niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật, thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ (gv chia mỗi nhóm 4 HS).
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
1. Ba khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
c) Khổ 3. Niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật, thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người
- Hình ảnh ước lệ: “bèo” để diễn tả thân phận,kiếp người chìm nổi.
- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.
- Không cầu, không đò: Không có sự giao lưu kết nối đôi bờ.
=> Tô đậm cái mênh mông, cô đơn của cảnh vật, niềm khao khát mong chờ đau đáu những dấu hiệu của sự sống trong tình cảnh cô độc.
=>TIỂU KẾT: Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,mang nặng nỗi buồn bâng khuâng,nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nghiên cứu. 
Các nhóm dãy bàn 1,3. Hình ảnh cánh bèo xuất hiện ở đầu khổ ba, gợi liên tưởng đến những hình ảnh nào ở khổ một? Chỉ ra nét tương đồng của những hình ảnh đó. Đặt trong bối cảnh xã hội nước ta những năm 1930, thì hình ảnh bèo dạt ở câu thơ này gợi ta nghĩ đến những kiếp người nào trong xã hội cũ?
Các nhóm dãy bàn 2,4. Cảnh vật trên sông trôi nổi, vô định, không tìm được điểm tựa, nhà thơ hướng về phía bờ. Khi nhìn về đôi bờ, thi nhân đã phủ định điều gì? Sự phủ định đó đã làm nổi bật đặc trưng nào của cảnh vật ở khổ ba?
Thời gian hoàn thành: 5 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
2. Khổ 4. Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động của HS.
II. Đọc- hiểu văn bản 
2. Khổ 4. Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ
- Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim à Bức tranh chiều tà đẹp kì vĩ, êm ả, thơ mộng được gợi lên bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng , cánh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng tác giả.
- Tâm trạng: Không khói... nhớ nhà à Âm hưởng Đường thi nhưng tình cảm thể hiện mới mẻ. Nỗi buồn nhớ trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra, còn Huy Cận tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết tiềm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng.
=>TIỂU KẾT:Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước kh ông gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Em có nhận xét gì về cảnh tràng giang trong khổ thơ 4? Tại sao tác giả nói “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại các ý
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Mục I
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
 Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.
2. Nghệ thuật 
-Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân).
-Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót,...)
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Qua nội dung đoạn trích, em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi 2 HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho HSnhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các HS,GV đánh giá kết quả.c đánh giá kết quả:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
HƯỚNG DẪN CHUNG
Câu 1. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện bức tranh thiên nhiên kì vĩ và dấu ấn tâm trạng của tác giả Huy Cận.
Câu 2. -Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ : Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa : là tương phản giữa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với cánh chim bé nhỏ ;
-Hiệu quả nghệ thuật: Sự tương phản làm cho cảnh thiên nhiên trở nên hùng vĩ hơn, cánh chim nhỏ lạc loài cô đơn, nhỏ nhoi rất tội nghiệp, cũng là vẻ mong manh của một sinh thể giữa đất trời vô cùng, vô tận. Chính từ đây, con người mới càng thấm thía nỗi cô đơn, càng khao khát tình cảm quê hương, tình đời.
Câu 3. -Phép điệp trong đoạn thơ thể hiện qua từ dợn dợn. 
-Ý nghĩa nghệ thuật của phép điệp từ: vừa diễn tả cảm giác vừa mang tính tạo hình, vẽ lên muôn con sóng nhịp nhàng, đều đặn lan toả. Lòng nhớ quê của nhà thơ hoà vào muôn con nước mà dập dềnh lan tới những miền xa.
Câu 4. Một số câu ca dao, câu thơ viết về tình yêu quê hương:
- Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
- Rủ nhau tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
- Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- BÀI THƠ: BỨC TRANH QUÊ
Thơ: Hà Thu
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lỡ bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao phiếu bài tập:
Đọc đoạn thơ sau:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
	( Trích Tràng giang, Huy Cận, Tr 29, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007) 
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ: 
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3. Xác định phép điệp trong đoạn thơ? Ý nghĩa nghệ thuật của phép điệp.
Câu 4. Tìm một số câu ca dao, câu thơ viết về tình yêu quê hương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung.
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Mục I
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS (nộp về cho giáo viên, trình bày vào tiết học sau)
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
- Hình thức: Đảm bảo về dung lượng khoảng 150 chữ, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành. 
- Nội dung:
 Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Từ nội dung bài thơ đã học, anh/ chị viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu dối với quê hương.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Tìm nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ ?
+ Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu.
+ Nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, 
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
+ Nét hiện đại thể hiện qua tình cảm Củi một cành khô lạc mấy dòng
2. Bài sắp học: Thao tác lập luận bác bỏ 
Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Đọc sgk
- Tập trung vào phần II bài Thao tác lập luận bác bỏ; bài tập 2 bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_21_tiet_7980_trang_giang_huy_can.doc