Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2 - Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2 - Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

I. Giới thiệu chung

1, Tác giả

- Nguyễn Khuyến, được gọi là cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

- Là người tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.

- Về sự nghiệp thơ văn

+ Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc

+ Sự nghiệp sáng tác gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Đóng góp nổi bật cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

+ Nội dung thơ: thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thuần hậu nơi làng quê; châm biếm, đả kích thực dân Pháp, tầng lớp thống trị; bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.

2. Tác phẩm:

- Nguyễn Khuyến có chùm ba bài thơ về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Trong đó, nức danh nhất và điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam nói chung, của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng là bài "Thu điếu".

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh sử dụng bút pháp quen thuộc, hình ảnh ước lệ của thơ ca trung đại, thì trong bài thơ, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo riêng.

 

doc 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 2 - Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu điếu
Nguyễn Khuyến
I. Giới thiệu chung
1, Tác giả
- Nguyễn Khuyến, được gọi là cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
- Là người tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.
- Về sự nghiệp thơ văn
+ Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc
+ Sự nghiệp sáng tác gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Đóng góp nổi bật cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
+ Nội dung thơ: thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống nghèo khổ, thuần hậu nơi làng quê; châm biếm, đả kích thực dân Pháp, tầng lớp thống trị; bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
2. Tác phẩm:
- Nguyễn Khuyến có chùm ba bài thơ về mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Trong đó, nức danh nhất và điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam nói chung, của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng là bài "Thu điếu".
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh sử dụng bút pháp quen thuộc, hình ảnh ước lệ của thơ ca trung đại, thì trong bài thơ, Nguyễn Khuyến đã sáng tạo riêng.
II. Đọc hiểu bài thơ.
1. Hai câu thơ đề
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
- Nếu mở đầu bài "Thu vịnh", không gian mở ra với bầu trời thu cao rộng, xanh ngắt; thì trong bài "Thu điếu", không gian, thời gian nghệ thuật bắt đầu bằng hình ảnh "ao thu". Chiếc ao thu khơi nguồn cảm hứng cho thi nhân
+ "Ao" không phải là hình ảnh ước lệ, mà nó là hình ảnh thân thuộc, bình dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động nơi làng quê Việt Nam nói chung và đặc biệt là vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ nói riêng. Như vậy là, khi chọn ao thu làm nguồn thi hứng, Nguyễn Khuyến cho thấy tình cảm chân thành, gắn bó với quê hương xứ sở.
+ Đặc điểm "ao thu":
. Lạnh lẽo: đây là không khí đặc trưng mỗi độ thu về. Không còn cái oi nồng của mùa hạ, hay những cơn mưa rào xối xả, mà gió thu, gió heo may đã mang cái se lạnh về ban phát cho vạn vật, phả vào không gian, thấm vào làn nước.
Cái lạnh lẽo của ao thu phải chăng còn là điệu tâm hồn của tác giả: nỗi buồn, sự cô đơn và trĩu nặng tâm tư u uẩn về thời thế, cảm giác lạnh lẽo của cõi lòng. Cảnh và tình thống nhất, hòa quyện.
. Nước trong veo: làn nước trong, xanh, sáng như nhìn thấy đáy. Điều đó chứng tỏ, lúc đó, mặt nước phải tĩnh lặng, gió nhẹ khẽ khàng, trời trong sáng, nắng vàng. Tất cả cộng hưởng với nhau tạo nên đặc trưng của nước thu trong xanh dường như được vắt được lọc tận đáy.
-> Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đầy chất thơ. Qua đó, ta thấy tài năng trong nghệ thuật miêu tả cũng như sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hàm súc của tác giả. Chỉ nói nước thu thôi mà thấy được cả nắng thu, gió thu, trời thu.
. Bên trong 2 tiếng "trong veo" đặt cuối dòng thơ là niềm rung cảm, thích thú, trầm trồ của thi nhân trước vẻ đẹp cảnh thu.
- Trong không gian ao thu, xuất hiện hình ảnh "một chiếc thuyền câu bé tẻo teo":
+ Trong thơ ca trung đại, chiếc thuyền là hình ảnh ước lệ, tượng trưng cho kiếp người nổi nênh, lênh đênh, phiêu bạt. Nhưng, ở "Thu điếu", con thuyền lại bắt nguồn từ cuộc sống thực ngoài đời, gắn với sinh hoạt lao động của người dân đồng bằng chiêm trũng. Đó là những chiếc thúng nhỏ, vừa đủ cho một người ngồi để dễ bề di chuyển trên ao, hồ.
-> Bức tranh thu đặc trưng cho làng quê Việt Nam.
+ Bé tẻo teo: chiếc thuyền nhỏ nhắn, xinh xắn, vừa vặn với khuôn ao, rất đáng yêu. Tất cả hiện lên rất hài hòa, tinh tế, đẹp như một tác phẩm mĩ thuật.
+ Con thuyền bé tẻo teo cũng chính là hình ảnh thi nhân như đang cố thu mình lại. và cảm thấy thật bé nhỏ trước cuộc đời.
2. Hai câu thơ thực
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
- Trên không gian ao thu, tác giả đã điểm tô vào đó hình ảnh sóng biếc. Mặt ao trong veo giờ đây gợn sóng. 
+ Đó là sóng biếc: tức là sóng xanh, ánh lên lấp lánh. Sóng gợn phản chiếu sắc màu của trời, của nắng trở nên lung linh. 
-> Cảnh đẹp, nên thơ, trong sáng.
+ Sóng theo làn hơi gợn tí: chuyển động của gió, của sóng rất nhẹ, khẽ khàng. Cụm từ "hơi gợn tí" đã khắc họa, tô đậm thêm đặc trưng tĩnh lặng của mùa thu.
- Trong không gian đậm đặc màu xanh, bằng bút pháp chấm phá điểm xuyết, thi nhân đã điểm vào bức tranh màu vàng của chiếc lá thu rơi. Từ đó,tạo ấn tượng mạnh về thị giác và cảm xúc. Đồng thời, qua đó, cũng làm nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của mùa thu. Bình về câu thơ này, Xuân Diệu có viết: "Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có 1 màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi". 
-> Hồn cốt của mùa thu, và nét đặc sắc của bài thơ.
+ Lá vàng khẽ đưa vèo: chuyển động nhẹ, nhanh. Trong sự chuyển động ấy, ta hình dung được cả hình khối của chiếc lá: nhỏ, mảnh, dài, thon nhọn; nghe được cả âm thanh "vèo"; thấy được cả điệu rơi.
. Bằng bút pháp lấy động tả tĩnh, tác giả còn khắc họa không gian vắng lặng, yên tĩnh của mùa thu. Phải tĩnh lặng gần như tuyệt đối thì mới có thể cảm nhận, nghe được âm thanh của chiếc lá thu rơi. 
+ Từ 'vèo" được xem là nhãn tự của bài thơ. Nó cho thấy chuyển động tinh vi của tạo vật trong thời khắc mùa thu. Đồng thời còn diễn tả sự xao động, thảng thốt trong tâm trạng nhà thơ trước sự xoay vần của thời cuộc.
3. Hai câu thơ luận
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
- Đang quan sát sóng biếc và lá vàng rơi ở tầm gần, thì Nguyễn Khuyến ngước nhìn lên bầu trời thu, với không gian mở ra theo chiều cao, chiều rộng:
+ Đôi mắt, hồn thơ của tác giả bắt gặp vẻ đẹp của mây trời mùa thu: "tầng mây lơ lửng". Lúc này, trên vũ trụ, giữa khoảng không bao la, những đám mây đang lững lờ, chậm chạp trôi đến mức ta cảm nhận dường như nó không di chuyển, đang treo lơ lửng giữa không trung. -> Cảnh thơ mộng trữ tình.
+ Mây cũng là điểm nhìn từ đó để nhà thơ quan sát trời thu. Bằng bút pháp lấy điểm tả diện, qua mây, Nguyễn Khuyến tả trời.
+ Trời xanh ngắt: xanh ngắt là màu xanh đậm, liền một khối, trên diện rộng. Màu xanh ngắt tạo nên không gian thăm thẳm, vời vợi, có chiều sâu, hút cả tầm nhìn
-> Vẻ đẹp đặc trưng của trời thu, mà nó xuất hiện trong cả chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
+ Màu xanh ngắt không đơn thuần là của thiên nhiên, mà đó còn là màu tâm trạng của thi nhân với nỗi buồn thấm đẫm.
- Sau đó, cặp mắt nhà thơ lại hướng tới tầm nhìn gần hơn về đường làng ngõ xóm. Hiện lên trong bức tranh là nét vẽ mềm mại về "ngõ trúc quanh co". Những ngõ tre trúc, con đường làng uốn lượn quanh co là vẻ đẹp thân thuộc, đặc trưng, điển hình cho làng quê Việt Nam ở Bắc Bộ, cũng là cái hồn cốt, không gian văn hóa của dân tộc từ bao đời nay.
+ Khách vắng teo: tuyệt đối không có bóng người, không âm thanh, chuyển động. Hình ảnh" vắng teo" cho thấy không gian hoàn toàn tĩnh lăng, vắng vẻ. 
-> Đặc trưng con đường của mùa thu.
4. Hai câu thơ kết
 Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
- Chủ thể, nhân vật trữ tình trực tiếp xuất hiện. Đó là người đi câu với tư thế "tụa gối buông cần". Đây là dáng ngồi dường như bất động, trầm ngâm, buông xuôi, phó mặc. Hình như, người đi câu không quan tâm đến việc câu cá. Đó chỉ là cái cớ. Còn con người đang mải chìm đắm trong những tâm sự, nỗi niềm trĩu nặng về thời thế, đất nước, cuộc đời.
Đối với các bậc đại trí, danh nho ngày xưa, câu cá không chỉ là việc giải trí tiêu sầu, mà khi buông câu là để đợi người, đợi thời, buông câu là để suy tư về cuộc đời.
- Bài thơ kết lại bằng cái thảng thốt giật mình khi "cá đâu đớp động dưới chân bèo". Câu thơ có hai cách hiểu:
+ Đâu đó nơi mặt ao có tiếng đớp mồi
+ Không hề có tiếng cá đớp mồi
-> Dẫu hiểu theo cách nào thì cũng cho thấy không gian tĩnh lặng, vắng vẻ gần như tuyệt đối.
+ Chữ "đâu" được dùng thần tình: nó như cái giật mình thảng thốt, lại như cái ngơ ngác kiếm tìm trong trầm tư, mặc tưởng.
III. Tổng kết
1. Cảm nhận bức tranh mùa thu
 TB: Cảm nhận bức tranh mùa thu
- Khái quát toàn bộ đặc điểm, vẻ đẹp bức tranh mùa thu: đặc trưng cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam nói chung và mùa thu của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ nói riêng; mang vẻ đẹp trong, xanh, tĩnh lặng, sự vật hiện lên xinh xắn, bé nhỏ, hài hòa với nhau, đẹp nên thơ, thấm đẫm tâm trạng của nhân vật trữ tình...
- Sau đó, đi vào phân tích bức tranh mùa thu trong từng cặp câu.
3. Đánh giá, khái quát về nội dung, nghệ thuật.
2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài "Thu điếu" (Câu cá mùa thu)
 Cảm nhận hình tượng nhân vật trữ tình
2.1. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với quê hương xứ sở.
- Nguyễn Khuyến hay nhân vật trữ tình, trong những ngày ẩn dật nơi quê nhà, mặc dù trong lòng trĩu nặng tâm tư, nỗi niềm về thời thế, nhưng con người ấy vẫn mở rộng tâm hồn và các giác quan để đón nhận, đắm chìm, say mê với vẻ đẹp mùa thu của quê hương xứ sở. Chỉ ở một người rất yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, có sự tinh tế, nhạy cảm thì mới có thể vẽ nên bức bích họa về mùa thu bằng ngôn từ nghệ thuật đẹp đến vậy; mới có thể nắm bắt và khắc họa được cái hồn cốt mùa thu, đặc trưng cho dân tộc, cho mùa thu đồng bằng Bắc Bộ - quê hương của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Bằng tình yêu tha thiết, và bằng sự tinh tế, nhạy cảm đó, thi nhân đã miêu tả bức tranh thu thật đẹp với đặc điểm: trong, xanh, tĩnh lặng, nên thơ, gần gũi, quen thuộc, đặc trưng cho làng cảnh Việt Nam. 
+ (Phân tích vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong các cặp câu. Khi phân tích từng cặp câu, luận điểm phải gắn với ý: tình yêu tha thiết và sự tinh tế nhạy cảm của nhân vật trữ tình). Ví dụ:
+ Mở đầu bài thơ, bằng tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên, với quê hương xứ sở, nhân vật trữ tình đã dẫn ta đến không gian "ao thu", cùng "chiếc thuyền câu" - những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu ở đồng bằng chiêm trũng Bác Bộ, cho làng cảnh Việt Nam. Lấy chiếc ao thu, chiếc thuyền câu để khơi nguồn cảm hứng chứng tỏ điệu tâm hồn của thi nhân: gắn bó, yêu thương quê hương, đất nước. Không còn hình ảnh ước lệ nữa, mà mùa thu trong tình yêu của Nguyễn Khuyến hiện lên với những hình ảnh chân thực, sinh động, mang hồn cốt của quê hương. 
(phân tích hai câu thơ đề)
+ Tiếp tục phân tích các cặp câu thơ khác: thực, luận.
2.2. Nhân vật trữ tình có nỗi buồn, sự suy tư, trĩu nặng nỗi niềm trước thời thế
- Ao thu lạnh lẽo -> lạnh lẽo, cô đơn trong cõi lòng
- Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo -> giật mình thảng thốt trước sự xoay vần quá nhanh của thời cuộc
- Đặc biệt phân tích sâu ở hai câu thơ kết.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_2_bai_cau_ca_mua_thu_thu_dieu.doc