CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu – NGUYỄN KHUYẾN)
I – Mức độ cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân;
- Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến.
II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả.
- Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại;
- Phân tích, bình giảng thơ.
CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu – NGUYỄN KHUYẾN) I – Mức độ cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân; - Thấy được tài năng thơ Nôm với bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến. II – Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ; tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả. - Sự tinh tế, tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh và trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Khuyến 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại; - Phân tích, bình giảng thơ. III – Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, sưu tầm một số tranh ảnh - Học sinh: SGK, soạn bài. IV – Phương pháp: Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp V – Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a. Tác giả Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc; được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. b. Tác phẩm Đề tài: mùa thu (liên hệ với các bài thơ thu khác và với Thu vịnh, Thu ẩm trong chùm thơ của Nguyễn Khuyến). 2. Đọc – hiểu văn bản a. Nội dung - Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. - Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu. - Hai câu luận: Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ, - Hai câu kết: Hình ảnh ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. b. Nghệ thuật - Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối c. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. 4. Củng cố luyện tập: 5. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ - Theo Xuân Diệu, trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, Thu điếu “điển hình hơn cả”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ.
Tài liệu đính kèm: