I. MỤC TIÊU: Qua bài học này nhằm giúp HS:
*/ Về kiến thức: Nắm được hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ đã biểu lộ tinh thần phên phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa về sau của ông vào năm 1854. Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức NT của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh, các yếu tố này có giá trị phục vụ cho việc chuyển tải nội dung.
*/ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thể hành chữ Hán.
*/ Về thái độ: Giáo dục tư tưởng tiến bộ, không mưu cầu danh lợi tầm thường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, chân dung Cao Bá Quát.
III. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, diễn giảng.
IV. TIẾN HÀNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích sự ngất ngưởng của NCT trong bài “Bài ca ngất ngưởng” và cho biết ý nghĩa của lối sống ngất ngưởng đó trong XHPK?
3. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài mới:
b/Tiến trình bài mới:
BÀI ĐỌC VĂN: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát I. MỤC TIÊU: Qua bài học này nhằm giúp HS: */ Về kiến thức: Nắm được hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ đã biểu lộ tinh thần phên phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa về sau của ông vào năm 1854. Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức NT của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh, các yếu tố này có giá trị phục vụ cho việc chuyển tải nội dung. */ Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thể hành chữ Hán. */ Về thái độ: Giáo dục tư tưởng tiến bộ, không mưu cầu danh lợi tầm thường. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, thiết kế bài dạy, chân dung Cao Bá Quát. III. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, diễn giảng. IV. TIẾN HÀNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích sự ngất ngưởng của NCT trong bài “Bài ca ngất ngưởng” và cho biết ý nghĩa của lối sống ngất ngưởng đó trong XHPK? 3. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài mới: b/Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt */ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài nét về tác giả CBQ: - GV: xem SGK và trình bày ngắn gọn về tiểu sử, cuộc đời, con người và sáng tác của CBQ? - GV: chỉ định HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung thêm vài nét về cuộc đời, con người và sáng tác của CBQ (Dương phụ hình,), giới thiệu chân dung CBQ. */ Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản: - GV chỉ định HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ về thể loại, hoàn cảnh sáng tác của TP. GV thuyết giảng bổ sung vài nét về thể loại hành (đặc điểm về bố cục, thi luật,), về 2 cách hiểu hoàn cảnh sáng tác của TP. - GV hướng dẫn HS tập đọc: giọng điệu chán nản, băn khoăn, day dứt, phê phán. - 2 HS đọc diễn cảm. GV nhận xét và đọc lại. - GV: chia bố cục và nêu đại ý từng phần của bài thơ? - HS lần lượt trình bày. GV bổ sung nếu cần - GV: cảnh bãi cát được miêu tả trong 4 câu đầu như thế nào? Bằng những hình ảnh nào? Biện pháp NT nào? - HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần. - GV: người đi trên bãi cát được miêu tả qua hình ảnh nào? Đi trong hoàn cảnh không gian như thế nào, thời gian nào? Tác giả dùng những biện pháp NT gì? Nhận xét việc đi trên bãi cát và tâm trạng của người đi trên bãi cát? - HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần, liên hệ hình ảnh bãi cát trong TK – ND. - GV: vậy tác giả đã tả bãi cát dài và người đi trên bãi cát dài bằng bút pháp gì? - HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần. - GV; người đi trên bãi cát còn có tâm trạng gì nữa? được biểu hiện qua hình ảnh nào? Từ suy nghĩ đó cho biết tác giả nói việc đi trên bãi cát khó khăn để ngụ ý gì? Biểu hiện qua hình ảnh nào? - HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần. - GV: những câu thơ tiếp theo ta thấy tác giả nói về ai? “Danh lợi” là gì? Những người ham danh lợi thì như thế nào? Tác giả dùng hình ảnh gì để diễn tả danh lợi, người ham danh lợi, sức cám dỗ của danh lợi? Qua đó nhận tác giả bày tỏ suy nghĩ gì về sức cám dỗ của danh lợi? - HS lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần, liên hệ sức cám dỗ của danh lợi trong các bài thơ của NCT, CBQ, - GV: nhận ra thực tế đó, theo em tác giả có tâm trạng gì? Biểu hiện qua hình thức NT nào? - HS lần lượt trả lời cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần, liên hệ sự chán nản danh lợi trong thơ TX, CBQ, NBK,, giáo dục HS không chạy theo danh lợi mù quáng. - GV: những câu thơ cuối em thấy có hình thức NT gì đặc biệt? Chỉ ra các câu hỏi tu từ, câu cảm thán, hình ảnh lặp lại, đối lập? Tất cả gợi lên hình ảnh gì về con đường danh lợi? Vậy tác giả dùng từ “cùng đồ” trong bài thơ với nghĩa gì? - HS lần lượt trả lời cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần, liên hệ hình ảnh “đường cùng” trong thơ Lí Bạch, N.Du. - GV: với những biện pháp NT như thế, tác giả thể hiện tâm sự gì? Từ đó nhận xét tầm tư tưởng của CBQ. - HS lần lượt trả lời cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung nếu cần, liên hệ mở rộng tư tưởng tiến bộ, cao rộng của CBQ ở những bài thơ khác, hành động khác của ông, ở một số tác giả đương thời (Nguyễn Trường Tộ,) - GV: Nhận xét khái quát NT bài thơ? Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình? (GV gợi ý: số lượng chữ trong câu, ngắt nhịp, tác dụng của ngắt nhịp?...) - HS lần lượt trả lời cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung vài nét về nhịp thơ trong thể hành, liên hệ “tì bà hành” – BCD, Sở kiến hành – N. Du,, nói thêm về điệp ngữ trong bài. */ Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS củng cố: - GV: nhận xét khái quát nội dung bài hành? NT bài hành có gì đặc sắc? - HS lần lượt trả lời cho đến khi đầy đủ. GV chốt nhấn mạnh lại ở phần ghi nhớ và yêu cầu 2 HS đọc to phần ghi nhớ/ SGK 42. - GV hướng dẫn HS luyện tập: HS đọc yêu cầu câu hỏi, thảo luận nhanh và lần lượt trình bày cho đến khi đầy đủ. GV thuyết giảng bổ sung lí giải nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn vào năm 1854, liên hệ nhân vật Huấn Cao – “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân. - Cuối giờ, GV củng cố cả bài, giải đáp thắc mắc, nếu có, hướng dẫn HS học bài cũ ở nhà, chuẩn bị bài mới. I. Vài nét về tác giả: - Tiểu sử: SGK/ 40. - Cuộc đời: khởi nghĩa chống nhà Nguyễn năm 1854. - Con người: tài năng, yêu nước, thương dân, phóng khoáng, tư tưởng tiến bộ, khí phách hiên ngang, hoài bão lớn, - Sáng tác: + Ngôn ngữ: chữ Hán. + Số lượng: 1353 bài thơ, 21 bài văn. + Nội dung: tình yêu quê hương, người thân, người lao khổ, tự hào về lịch sử DT, phên phán triều chính đương thời II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Thể loại: hành. 2. Hoàn cảnh sáng tác: - Hình thành từ những lần đi thi hội ở Huế qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng. - Khi ông đã làm quan cho nhà Nguyễn thấy thất vọng vì những lí tưởng mà mình theo đuổi. 3. Tập đọc: 4. Bố cục: 3phần. 5. Phân tích: a/ Cảnh bãi cát và người đi trên bãi cát: - Không gian: lặp “bãi cát dài”: bãi cát mênh mông vô tận, đường xa >< nguời đi cô độc, nhỏ nhoi. - Hình ảnh: đi một bước: những bước chân nặng nhọc đi trên bãi cát. - Thời gian: trời về chiều cân nghỉ ngơi vẫn chưa thể dùng bước vì bãi cát còn dài. -> Thể xác mỏi mệt, tâm trạng chán nản NT tả thực. b/ Suy nghĩ về con đường danh lợi: - Không học được tiên ông khôn vơi: chán nản vì tự mình hành hạ thân xác mình. - Chuyện đi trên bãi cát dài -> chuyện đi đường gian truân, mờ mịt (trèo non lội suối). - Danh lợi: học hành, đi thi đỗ đạt ra làm quan là con đường tiến thân duy nhất của trí thức PK. - “Xưa nay bao người”: + Người ham công danh phải chạy ngược chạy xuôi nhọc nhằn = người đời thấy quán rượu ngon đổ xô đến. + Danh lợi = rượu ngon dễ làm say người. + Mưu cầu danh lợi = quán rượu, người say vô số, người tỉnh ít. -> Hình ảnh chọn lọc NT: bả danh lợi có sức cám dỗ lớn với người đời: tâm trạng băn khoăn buồn, chán nản trước sự đời (câu cảm thán), chán ghét danh lợi. c/ Tâm sự của người đi trên bãi cát – tác giả: - Câu hỏi tu từ liên tiếp, câu cảm thán: ám ảnh. - Lặp: núi Bắc, núi Nam dào dạt: núi bao vây trùng điệp quanh người đi đường. - Đường bằng - mờ mịt >< đường ghê sợ nhiều. - Hình ảnh “đường cùng” = sự bế tắc của người trí thức PK đương thời. -> Nhận thấy con đường danh lợi nhọc nhằn, chông gai, lối học khoa cử vô nghĩa nên chán ghét nhưng bế tắc: tỉnh táo, trăn trở, thúc giục bản thân tìm con đường khác cho người trí thức, tuy chưa thể tìm ra con đường nào khác nhưng không thể đi mãi trên bãi cát danh lợi đó: tư tưởng tiến bộ, cao rộng. d/ Đặc sắc NT: - Từng cặp câu đối xứng số lượng chữ không đều: cặp 5, 7, 8 chữ. - Nhịp: + 2/3: mô phỏng những bước đi khó nhọc trên bãi cát. + 3/5, 4/3: mô phỏng những lúc dừng lại suy nghĩ. -> Sự gập ghềnh, trúc trắc của người đi trên bãi cát dài – con đường danh lợi. - Điệp ngữ: III. Củng cố: 1. Tổng kết: - Nội dung: tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời hiểm trở, mù mịt, bế tắc, phê phán XH đen tối, đầy hiểm hoạ đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tĩnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. - NT: thể hành có nhiều nét mới. - Ghi nhớ: SGK 42. 2. Luyện tập: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa chống nhà Nguyễn năm 1854: tư tưởng tiến bộ nên nhận rõ sự trì trệ, bảo thủ, lạc hậu của triều đình nhà Nguyễn, cần lật đổ để thay đổi. 3. Bài mới: Luyện tập thao tác lập luận phân tích: bài tập: SGK/ 43, 44.- danh nguaia
Tài liệu đính kèm: