Giáo án Ngữ văn lớp 10 cả năm

Giáo án Ngữ văn lớp 10 cả năm

Tổng quan về văn học Việt Nam

 Người soạn:

 Ngày soạn: ngày tháng .năm

A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

 1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học

 2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.

B.Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 169 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2362Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 
Tổng quan về văn học Việt Nam
 Người soạn: 
 Ngày soạn: ngàytháng.năm
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
 1. Nắm được các bộ phận lớn và sự vận động phát triển của văn học
 2. Nắm được nét lớn về nội dung và nghệ thuật.
B.Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam?
- Yêu cầu học sinh đọc mấy dòng đầu của SGK: “Trải qua hàngtinh thần ấy”.
- Nội dung của phần này? Theo em đó là phần gì của bài tổng quan văn học.
 I. Các bộ phận hợp thành của văn học Viêt Nam.
- Yêu cầu h/s đọc phầnI (SGK)
Từ: “Văn học Việt Nam bao gồm “Văn học viết”
 +Văn học VN gồm mấy bộ phận lớn?
1.Văn học dân gian (HS đọc từ Vhdg-> cộng đồng)
Trình bày những nét lớn của Vhdg(Tóm tắt những nét lớn của SGK)
2.Văn học viết
HS đọc SGK từ Vh viết đến kịch nói
SGK trình bày nội dung gì?hãy trình bày KQ từng nội dung đó?
II. Tiến trình lịch sử Vh VN
Lần lượt gọi từng hs đọc rõ từng phần
Nhìn tổng quát Vh VN có mấy thời kì phát triển?
Nét lớn của Vh VN là gì?
1.Thời kì Vh trung đại
-Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX nền văn học VN có gì đáng chú ý?
(H/s đọc tài liệu tham khảo)
-Vì sao văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có sự ảnh hưởng của văn học TQ?
(H/s đọc SGK)
-Hãy chỉ ra những tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học trung đại.
-Hãy kể tên những tác phẩm của văn học trung đại viết bằng chữ Nôm.
Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của thơ Nôm văn học trung đại?
2.Thời kì văn học hiện đại(từ đầu thế kỉ XX đến nay)
-Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì?
-Gọi học sinh thay nhau đọc SGK.
 +Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.
 +Từ 1930 đến 1945
 +Từ 1945 đến 1975
 +Từ 1975 đến nay.
Mỗi phần cho h/s trả lời:
-Nêu đặc điểm văn học của thời kì vừa đọc (những nét lớn)
-Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt?
Về thể loại văn học VN từ đầu thế kỉ XX đến nay có gì khác đáng chú ý?
Từ đầu thế kỉ XX đến 1975
Từ 1975 đến nay về thể loại của văn học có gì đáng chú ý?
Nhìn một cách khái quát ta rút ra những quy luật gì về văn học VN
III.Một số nội dung chủ yếu của văn học VN
-Gọi học sinh đọc phần mở đầuvà 1 SGK
+Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được con người thể hiện như thế nào?
2.Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
+Mối quan hệ giữa con gnười với quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?
3.Phản ánh quan hệ xã hội.
- Cách nhìn nhận, đánh goá một cách tổng quát những nét lớn của văn học Việt Nam
 + Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấy xây dựng bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần. Văn học Việt Nam là băng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. Đây là phần đặt vấn đề của bài tổng quan văn học Việt Nam.
Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
*Văn học dân gian
*Văn học viết
 +Khái niệm văn học dân gian: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân.
 +Các thể loại của văn học dân gian: truyện cổ dân gian bao gồm: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thơ ca dân gian bao gồm tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, sân khấu dân gian bao gồm: chèo , tuồng, cải lương.
 +Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng
- Khái niệm về văn học viết: Là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả.
- Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng 3 thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ TK XX trở lạiđây văn học Việt Nam chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ. 
Hệ thống thể loại: phát triển theo từng thời kì:
* Từ thế kỉ X đén thế kỉ XIX gồm văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi). Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật, từ khúc. Văn biền ngẫu gồm phú,cáo, văn tế.
* Chữ Nôm: có thơ Nôm đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
* Từ thế kỉ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn tiểu thuyết, kí (Bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự). Trữ tình có: Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói.
 + Văn học Việt Nam có hai thời kì phát triển. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học trung đại. Nền văn học này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á, có mối quan hệ với văn học Trung Quốc
 + Văn học hiện đại hình thành từ thế kỉ XX và vận động phát triển tới ngày nay. Nó phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế. Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Âu- Mĩ.
 + Truyền thống văn học Việt Nam thể hiện hai nét lớn: đó là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước.
- Từ thế kỉ X đến thể kỉ XIX văn học VN có điểm đáng chú ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Nó ảnh hưởng của nền văn học trung đại tương ứng. Đó là văn học trung đại Trung Quốc.
- Vì các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán.
- “Thánh Tông di thảo” của Lê Thánh Tông
- “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ
- “Việt điện u linh tập” của Lí Tế Xuyên.
- “Thượng kinh kí sự” của Hải Thượng Lãn Ông
- “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ (kí)
- “Nam triều công nghiệp” của Nguyễn Khoa Chiêm.
- “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái: tiểu thuyết chương hồi.
- Về thơ chữ Hán:
 +Nguyễn Trãi với “ức trai thi tập”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân thi tập”
- Nguyễn Du với “Bắc hành tạp lục”
- “Nam trung tạp ngâm”
- Về thơ chữ Hán của Cao Bá Quát.
- Nguyễn Trãi với “Quốc âm thi tập”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”
- Lê Thánh Tông với “Hông Đức quốc âm thi tập”.
- Thơ Nôm đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- “Sơ kính tân trang” của Phạm Thái.
- Nhiều truyện Nôm khuyết danh như: “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa”, “Phạm Công Cúc Hoa”
*Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao.
-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay được gọi là nền văn học hiện đại. Sở dĩ có tên như vậy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luông tư tưởng tiến bộ như những luồng gió mới thổi vào Việt Nam làm thay đổi nhận thức,cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người Vịêt Nam. Nó chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây.
- Văn học thời kì này được chia làm 4 giai đoạn:
 +Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930.
 +Từ 1930 đến 1945
 +Từ 1945 đến 1975
 +Từ 1975 đến nay.
-Đặc điểm của văn học Việt Nam ở từng thời kì có khác nhau.
 * Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, văn học Việt Nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể tiếp xúc với văn học châu Âu. Đó là nền văn học tiếng Việt viết bằng chữ quốc ngữ. Do đó nó có nhiều công chúng bạn đọc. Những tác giả tiêu biểu là: Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn
*Từ 1930-1945 xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như TL,XD
NTVăn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống vừa tiếp nhận hiện đại hoá 
*Từ 1945-1975 lịch sử vĩ đại đã mở ra nhiều triển vọng cho văn học nhiều nhà văn nhà thơ c/m đi theo kháng chiến thành tựu chủ yếu giành cho dòng văn học y/n &c/m gắn liền với tên tuổi của các nhà văn nhà thơ chiến sĩ
- Từ 75 -> nay phản ánh công cuộc xd CNXH những vấn đề mới của thời mở cửa hội nhập quốc tế
- Văn học VN đặt được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
*Với thế giới tự nhiên
- Kể lại qt nhận thức chinh phục thiên nhiên 
- Thiên nhiên là người bạn thân thiết nhất với con người
tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của vh VN
- Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng của từng vùng miền 
- Trong sáng tác của dòng vh trung đại thiên nhiên gắn với những lí tưởng đạo đức thẩm mĩ
*Với quốc gia dân tộc
 -Vh y/n có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lsử VN
- Trong XH có G/c đối kháng Vh VN đã lên án các thế lực chuyên quyền đồng cảm chia sẻ với người bị áp bức
- Ghi lại qt đấu tranh trong chính tâm hồn con người để vươn tới cái thiện .
Củng cố:
-Các bộ phận hợp thành vh VN
- Tiến trình lịch sử vh VN
-Nội dung
-Những thành tưụ và tác giả tiêu biểu trong từng thời kì
E.Tham khảo:
*Nguyễn khánh Toàn- Lời tựa tổng tập vh VN tập1 NXBKHXH,H,1980
*Huỳnh Lí- Lịch sử Vh VN Tập 1 NXBKHXH,H 1980
Tiết: 
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 Người soạn: 
 Ngày soạn: ngàytháng.năm
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh: nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp nâng cao kĩ năng tạo lập, phân tích lĩnh hội trong giao tiếp.
B.Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu ngữ liệu
 1.Gọi học sinh đọc và nhắc cả lớp theo dõi phần văn bản SGK
 a. Các nhân vật giao tiếp nào tham gia trong hoạt động giao tiếp? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó? Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào?
c.Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu?vào lúc nào?khi đó ở nước ta sự kiện l/s, x/h gì?).
d. Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập tới vấn đề gì?
e. Mục đích của giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp đó đạt được mục đích đó không?
2. Qua bài “Tổng quan về văn học Việt Nam”, hãy cho biết:
 a. Các nhân vật giao tiếp qua bài này?
 b. Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
 c.Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
d. Mục đích của giao tiếp?
- Phương tiện giao tiếp được thể hiện như thế nào?
II. Củng cố
- Vua và các bô lão trong hội nghị là nhân vật tham gia giao tiếp. Mỗi bên có cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, chăn dắt trăm họ. Các bô lão là người có tuổi đã từng giữ trọng trách nay về nghỉ, hoặc được vua mời đến tham dự hội nghị.
- Người tham gia giao tiếp ở đây phải đọc hoặc nghe xem người nói, nói những gì để lĩnh hội nội dung mà người nói phát ra.Các bô lão nghe vua Nhân Tông hỏi, nội dung hỏi: Liệu tính như thế nào khi quân Mông Cổ tràn đến. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói. Lúc ấy vua lại là người nghe.
-Hoạt động giao tiếp diễn ra ở Điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sa ... dụng câu ngắn, câu dài tạo ra nhịp điệu trong mục đích nhất định.
+ Kết hợp giữa chính luận (lí lẽ) với văn chương (xem ở phần luyện tập)
- Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK)
Tiết:
Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
 Người soạn: 
 Ngày soạn:.
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh: hiểu rõ và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn.
B. Phương thức thực hiện
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
 GV tổ chức giờ học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh (học sinh đọc SGK)
- Thế nào là tính chuẩn xác
- Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
- Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
2. Luyện tập
Bài tập a (SGK)
Bài tập bài thơ (SGK)
Bài tập c (SGK)
2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Học sinh đọc SGK)
- Em hiểu thế nào là hấp dẫn?
- Thế nào là tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh
- Biện pháp gì làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn?
Luyện tập
- Đọc đoạn trích và phân tích sự hấp dẫn của nó.
- Chuẩn xác: là rất đúng, rất trúng. Nó là chuẩn được chọn làm mốc để nói, làm cho đúng.
- Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh là trình bày về vấn đề gì phải đúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận thì văn bản thuyết minh mới có giá trị. Chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh.
- Tìm hiểu thấu đáo, phải quan sát tỉ mỉ, kĩ càng, nếu là một cuốn sách phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
- Thu thập tài liệu tham khảo. Chú ý tài liệu tham khảo phải có tên tuổi nghĩa là của các nhà khoa học đầu ngành hoặc các cơ quan có thẩm quyền quyết định về vấn đề thuyết minh.
- Luôn luôn nhận thông tin mới, những thay đổi thường xuyên để vấn đề thuyết minh có tính thời sự như thuyết minh về dân số, về sản lượng hàng năm.
- Đối chiếu với SGK Ngữ văn lớp 10, ta thấy người nào đó viết như vậy là không chuẩn xác. Vì:
+ Chương trình ngữ văn 10 không phải chỉ có học văn học dân gian.
+ Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ mà còn có truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười.
+ Chương trình văn học dân gian lớp 10 không có câu đố.
- “Thiên cổ hùng văn” là áng văn của nghìn đời. Vì vậy nếu một người nào đó viết “ Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn vì đó là văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước” là không chuẩn xác. Nghìn đời khác với nghìn năm.
- Cả văn bản không hề thuyết minh, làm rõ Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, ta không thể dùng để thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ.
- Hấp dẫn là sự lôi cuốn, thu hút.
- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
Người viết hoặc người trình bày đã tạo ra sự lôi cuốn hấp dẫn người nghe người đọc về một vấn đề nào đó. Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh vô cùng quan trọng. Bởi lẽ không hấp dẫn thì người ta không đọc, không nghe. Khi người ta không đọc, không nghe thì văn bản thuyết minh sẽ không có tác dụng gì.
- Một số biện pháp sau làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn:
+ Đưa ra những chi tiết cụ thể,sinh động,những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt để tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe.
+ Kết hợp,sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh không đơn điệu.
+ Phối hợp nhiều hiểu biết về tự nhiên xã hội, các ngành, nghềđể bài viết hoặc nói phong phú về nhiều mặt.
Đoạn văn của Vũ Bằng là văn bản thuyết minh về phở ở Việt Nam. Cách viết của nhà văn rất hẫp dẫn. Bởi người viết sử dụng linh hoạt các câu. Đó là câu đơn.
+ Người bán hàngvào bát
Đó là câu ghép:
+ Một bó hành hoacũng có.
Câu nghi vấn:
+Qua lần cửa kính ta thấy gì?
Câu cảm thán:
+ Trông mà thèm quá
Ngoài ra đoạn văn của Vũ Bằng còn sử dụng từ ngữ giàu hình tượng.
+Xanh như lá mạ
“Dăm quả ớt đỏ”
“Thịt bò tươi, chắm cỏ, tai có, mỡ gầu có”
Đặc biệt huy động nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát: Mắt nhìn, mũi phát hiện mùi phở, vị giác cảm nhanạ sự ngon lành. Tác giả so sánh những người ăn phở trong quán “như những ông tiên đánh cờ trong rừng mùa thu”. Đoạn văn của Vũ Bằng rất hấp dẫn.
Tiết:
Tựa “Trích Diễm thi tập”
(Trích)
 _Hoàng Đức Lương_
 Người soạn: 
 Ngày soạn:.
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh: 
1. Thấy được tấm lòng trân trọng tự hào của tác giả về di sản văn hoá do cha ông để lại và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn học dân tộc.
2. Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của văn tựa.
B. Phương thức thực hiện
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học
C. Cách thức tiến hành
 GV tổ chức giờ học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn 
(HS đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn cần nắm được nội dung gì?
2. Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.
3. Vì sao Hoàng Đức Lương phải sưu tầm tuyển chọn thơ ca dân tộc. Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?
Điều gì đã thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này?
4. Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa.
5. Anh (chị) cho biết trước “Trích diễm thi tập” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.
II. Củng cố
- Tác giả Hoàng Đức Lương
+ Quê gốc: Cửu Cao – Văn Giang – Hưng Yên. Sau chuyển đến làng Ngọ Kiều – Gia Lâm – Hà Nội. Chưa rõ năm sinh năm mất. Đỗ tiến sĩ 1478 và hoàn thành “Trích diễm thi tập” năm 1497.
“Trích diễm thi tập” (trích: tuyển, diễm thi: thơ hay) tập tuyển chọn những bài thơ hay, gồm 6 quyển của Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn từ đời Trần đến đầu đời Lê. Bài tựa này trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của “Trích diễm thi tập”.
- Hoàng Đức Lương đưa ra 4 lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Thử đặt tên cho mỗi lí do. 
+ Nhà thơ mới thấy hết cái hay, cái đẹp của thơ.
+ Bận rộn công việc, người có điều kiện ít để ý tới thơ.
+ Có người thích thơ nhưng không có đủ tài năng tuyển chọn.
+ Kiểm duyệt của nhà vua khắt khe.
- Lập luận rõ ràng chặt chẽ (Luận điểm)
Vì sao thơ văn không lưu truyền hết ở đời
+ Chỉ có nhà thơ mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của thơ
+ Mọi người có năng lực bận rộn công việc
+ Có người thích nhưng không đủ năng lực tuyển chọn
+ Kiểm duyệt của nhà vua quá khắt khe
- Vì một đất nước văn hiến (văn là trước tác, bài thơ hiến là người hiền) chẳng lẽ không có quyển sách tiêu biểu nào.
- Chẳng lẽ ta cứ đi xa xôi để học thơ thời Đường
Như vậy tác giả căn cứ vào thực trạng di sản thơ ca Việt Nam thời mình sống và nhu cầu bức thiết phải biên soạn cuốn sách “trích diễm thi tập”
- Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Các thư tịch không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”, “Hỏi quanh khắp nơi”, “Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đương làm quan trong triều”, cuối cùng là phân loại chia quyển.
- Thái độ của tác giả rất khiêm nhường trong cách xưng hô và nói về mình: “Tôi không tự lượngtrách nhiệm nặng nề mà tài hènmạn phép phụ thêmtránh được lời chê trách”.
- Lí lẽ đưa ra để khẳng định những lí do làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời, tác giả xen vào những cảm nghĩ của mình: “Than ôi! Một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm cho căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!”
- Quá trình sưu tầm, tác giả thuyết minh những khó khăn, xen vào đó là giọng văn đầy cảm xúc. “Trách nhiệm nặng nề mà tài hèn, đức mọnmạn phép phụ thêmmay tránh được lời chê trách của người đời sau”.
- Đó là tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
Văn hiến văn là trước tác, là tác phẩm, văn bản. Hiến là hiền tài, là tác giả, là người sáng tác. Sở dĩ Nguyễn Trãi cũng như Hoàng Đức Lương khẳng định nền văn hiến của dân tộc ta vì cả hai đều chứng kiến những giờ phút tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng giặc Minh, tư tưởng độc lập dân tộc đang ở cao trào. Niềm tự hào về văn hiến của nhân dân đã được khẳng định.
Tham khảo phần ghi nhớ SGK.
Tiết:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
 _Thân Nhân Trung_
 Người soạn: 
 Ngày soạn:.
Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
1. Tiểu dẫn
(Học sinh đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn cần nắm vững nội dung gì?
2. Đại ý
Xác định đại ý đoạn trích
3. Hiền tài quan hệ như thế nào đối với vận mệnh nước nhà?
4. ý nghĩa,tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và thế hệ sau?
5. Theo anh (chị) bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì?
Hiền tài có vai trò quan trọng
Nguyên khí quốc gia
Quyết định thịnh suy của đất nước
Khuyến khích hiền tài
Triều đình
Việc cần làm:khắc bia tiến sĩ
 ý nghĩa
- Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ, đỗ tiến sĩ 1469, là thành viên Hội tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Bài viết có tên là “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niêm hiệu Đại Bảo thứ ba” (Niên hieuẹ vua Lê Thánh Tông 1440 – 1442). Đây là bài văn khắc ở một trong 82 bia đá tại Văn Miếu – Thăng Long – Hà Nội.
- Khẳng định vai trò của hiền tài đối với vận mệnh đất nước. Đồng thời thể hiện sự chăm lo, bồi dưỡng, đề cao của nhà vua với hiền tài.
- Hiền tài là người tài cao, học rộng có đạo đức. Tạo sao hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
+ Nguyên khí: Chất làm nên sự sống còn của đất nước xã hội.
+ Nguyễn khí thịnh thì nước mạnh, lên cao.
Nguyên khí yếu thì nước yếu và xuống thấp.
+ Kẻ sĩ (người có học) làm nên nguyên khí ấy
- Mỗi quan hệ giữa hiền tài với vận mệnh nước:
+ Người có tài cao học rộng là chất làm nên sự sống còn của đất nước xã hội.
+ Nhiều người đã mang chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng.
- Khắc bia có ý nghĩa.
+ Để lưu vẻ sáng lâu dài nên dựng đá đặt trước cửa hiền quan (Quốc Tử Giám) để kích thích, động viên: “kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
+Ngăn chặn ý xấu, làm răn kẻ ác
+ Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai
+Rèn giũa sĩ phu củng cố vận mệnh đất nước.
Bài học lịch sử rút ra:
- ở bất cứ thời đại nào, hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia, phải biết quý trọng nhân tài.
- Hiền tài có mối quan hệ sống còn “là mệnh mạng của quốc gia”. Đối với sự thịnh suy của đất nước. Triều đại nào, thời nào biết chăm lo bồi dưỡng cho hiền tài là thời đại thịnh vượng nhất. Thời vua Thánh Tông biế chú ý tới hiền tài đã trở thành triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
- Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra: “giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài”.
6. Lập sơ đồ: Kết cấu bài văn bia củaThân Nhân Trung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 10 ca nam.doc