Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuý vân giả dại

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuý vân giả dại

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Hiểu được ND và ý nghĩa của vở chèo Kim Nham qua đoạn trích.

2/. Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của vai Xuý Vân trong đoạn trích.

3/. Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc - hiểu bài “ Xuý Vân giả dại”

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.

2/.Kiểm tra bài cũ :

 Đề tài, mục đích, nội dung, chức năng chủ yếu của TN? ( I )

 Kiểm tra BT về nhà.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 10565Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuý vân giả dại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 43,44
Ngày dạy: 
( TRÍCH CHÈO KIM NHAM )
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/. Hiểu được ND và ý nghĩa của vở chèo Kim Nham qua đoạn trích.
2/. Thấy được nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của vai Xuý Vân trong đoạn trích.
3/. Có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc - hiểu bài “ Xuý Vân giả dại”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Đề tài, mục đích, nội dung, chức năng chủ yếu của TN? ( I )
? Kiểm tra BT về nhà.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc tiểu dẫn ở SGK trang 128
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Cho biết tiểu dẫn tr/bày nội dung gì? Em hiểu thế nào là chèo?
- Nghệ thuật chèo có đặc điểm gì nổi bật? Có thể kể tên một số vở chèo mà em biết?
- Dựa vào tiểu dẫn ở SGK/128 hãy tóm tắt vở chèo Kim Nham?
G đọc kịch bản và gọi H gi/nghĩa các từ .
- Ý nghĩa đoạn trích?
- Đoạn trích là lời hát của ai? Có phải những lời hát của Xuý Vân đều là những lời điên dại? Lời nào là những lời nói thật?
- Qua câu hát của XV, em thấy n/vật này có tâm trạng gì? Tâm trạng ấy thể hiện qua những câu hát nào?
 H th/luận và cử đại diện tr/ bày.
+ Tôi càng chờ ch/ đò.
+ Chả nênCh/bạn chê cười
à XV muốn gởi gắm gì?
+ XV còn bày tỏ nỗi lòng ntn qua tiếng hát ? DC?
- Qua tiếng hát đó, em hiểu XV muốn trần tình với mọi người điều gì?
+ XV còn bày tỏ gì nữa trong tiếng hát điên dại của mình? DC?
+ Hình ảnh đó ẩn chứa điều gì?
+ Chính nỗi uất ức đã đưa XV đến tâm trạng nào?DC?
- Nói chung toàn lời hát của XV đã thể hiện điều gì? Cách thể ra sao?
- Qua tìm hiểu ở trên , em thấy XV có đáng thương không? Điều đó được thể qua chi tiết nào của đoạn trích?
- Quan niệm ngày xưa của các cô gái về tình nghĩa vợ chồng ntn? 
Cách lựa chọn của XV theo quan niệm nào? Cách lựa chọn đó có ảnh hưởng đến cuộc đời của XV? Aûnh hưởng đó ntn hãy làm rõ?
- T/trạng XV ntn? Cách thể hiện ra sao?
- Ngoài vở chèo Kim Nham , em 
còn biết những vở chèo nào nữa?
4/. Củng cố và luyện tập:
- Theo em n/vật XV là cô gái ntn?
- Qua đoạn trích, có thể cho biết đặc trưng của chèo?
Bài tập nâng cao SGK/ 133
H đọc BT, xác định yêu cầu của BT?
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Chèo: 
- Chèo cổ còn gọi là chèo truyền thống hay chèo sân đình là một thể loại sân khấu dân gian đặc sắc. Đây là sản phẩm ng/thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
- Nghệ thuật chèo là Nghệ thuật tổng hợp giữa kịch bản, lời hát, âm nhạc và vũ điệu ( múa) người ta gọi nghệ thuật của chèo là nghệ thuật tổng hợp của dân ca, dân nhạc, dân vũ.
TD: Quan âm Thị Kính, Kim Nham
2/. Tóm tắt vở chèo Kim Nham:
 SGK/ 128
II/. ĐỌC HIỂU:
1/. Ý nghĩađoạn trích: 
Xuý Vân giả dại, buộc K/Nham phải trả mình về nhà để đi theo Trần Phương. 
2/. Phân tích:
a) Lời hát:
- Tất cả đều là những lời hát của Xuý Vân.
- Song tất cả những lời hát có tính điên dại ấy vẫn có những lời rất tỉnh táo, có lúc bóng gió bộc lộ tâm trạng tâm trạng thự c của Xuý Vân:
+ Nên 
..cô bán hàng.
+ Chả nên gia thất..
.chớ quên.
+ Láng giềng. 
ức bởi xuân huyên.
b) Tâm trạng của Xuý Vân: 
Tâm trạng của Xuý Vân bộc lộ rất phong phú
* Tự thấy mình lỡ làng, dở dang. 
+ Tôi càng chờ chuyến đò.
+ Chẳng nên. Chúng bạn chê cười.
à Cô nàng chờ đợi, con đò ( Aån dụ ) càng không tớiè sự lỡ làng dang dở XV.
* Tự thấy mình lạc lõng, vô nghĩa trong gia đình KN
 Con gà rừng.
 chẳng có chịu được, ức!
* Tâm trạng thất vọng giữa khát vọng và thực tế:
 Bao giờ bông lúa.
 nàng mang cơm.
èThực tế KN vẫn mãi mê với đèn sách. KN và XV phải gắn bó với nhau trong tình cảm vợ chồng nhưng mỗi người một suy nghĩ, ước mơ khác nhau: KN công danh thành đạt còn XV vợ chồng đầm ấm==> Họ không thể chia sẻ cùng nhau. Chính vì vậy mà XV đã cất lên tiếng hát:
 Bông bông dắt 
 xa xa líu.
* Tâm trạng uất ức, bế tắc, cô đơn
 Con cá rô..
 cần câu châu vào!
è Hình ảnh gợi ra không gian sống cạn hẹp và đầy bất trắc nàng chỉ có thể chia sẻ cùng láng giềng nhưng “ láng giềng ai hay” và sự đồng cảm của cha mẹ cũng không có “ ức bởi xuân huyên” ==> Càng thấy được tâm trạng cô đơn của XV.
* Tâm trạng bế tắc mất phương hướng được thể hiện rõ qua những câu hát ngược:
Chuột đậu cành rào,
. đi đánh giặc.
è Những hình ảnh ngược đời, trớ trêu, điên đảo, đúng sai, thực giả lẫn lộn. Đó cũng là sự mất phương hướng của XV
TL: Tâm trạng của XV được thể hiện đặc sắc qua h/ảnh ẩn dụ khi thì kín đáo, khi bóng bẩy.Tất cả làm thành một nội tâm p/phú, đầy tính bi kịch. 
c) Nhân vật XV đáng thương:
+ Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.
+ XV là một cô gái đảm đang( qua các điệu múa quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá)
+ Là một cô gái l/động. Mơ ước của XV không gì cao sang. Nó giản dị bình thường như bao cô gái nông thôn khác “ Chờ cho bông lúamang cơm”. Cô buộc phải lấy KN, anh học trò chỉ biết “ dài lưng.lại nằm”
+ Các cô gái ngày xưa chọn cho mình bạn trăm năm:
 Một bên chữ nghĩa văn chương
 Một bên chèo đẩy em thương bên nào
 Chữ nghĩa em vứt xuống ao 
 Còn bên chèo đẩy chân sào em thương
Cách lựa chọn của XV theo tâm lý “ăn chắc mặc bền” mơ ước của XV không phù hợp với lý tưởng công danh của KN và gia đình chàng à Bi kịch của cuộc đời nàng xuất hiện
+ Gặp Trần Phương, XV tưởng gặp người tri kỷ. Cô không có tình yêu với chồng nhưng có tình yêu với Trần Phương. Điều đó chứng tỏ XV chạy theo tình yêu tự do, vượt qua lễ giáo. Nếu TP có tình yêu thực sự với XV thì nàng có hạnh phúc. Nhưng “không trăng gió lại gặp người gió trăng”. Vì thế cô “đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Cuối cùng XV phải chết một cách đáng thương. Kết cục này hoàn toàn do XHPK bảo thủ gây nên, khát vọng tình yêu hạnh phúc của XV là chính đáng. Nhưng khát vọng ấy không thể thực hiện được trong XH “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
è Chính điều này để ta cảm thông và thanh minh cho XV. Đây cũng thể hiện cách nhìn mang tính nhân đạo sâu sắc
d)Nghệ thuật diễn tả tâm trạng XV:
- Đoạn trích diễn tả thành công tâm trạng của XV. Đó là tâm trạng rối bời, đầy bi kịch.
+ Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, mượn lời gọi đò diễn tả lời tự than thân: 
 - Đau thiết thiệt van
Và:
 - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa
 Tôi càng chờ càng đợi càng trưa chuyến đò
Lời than ấy diễn tả hoàn cảnh lỡ làng, bẽ bàng của XV.
+ Những câu hát theo điệu gà rừng:
 Con gà rừng.ức bởi xuân huyên.
bộc lộ hoàn cảnh sống o ép trong gia đình KN. Cô muốn vượt ra không được, muốn chia sẻ cùng láng giềng nhưng không ai hay.
+ Những câu hát khác
Nàng bỏ KN, say đắm TP, nàng đã làm theo tiếng gọi của tình yêu tự do nhưng lại sợ “chúng chê bạn cười”. XV khuyên người ta giữ lấy “đạo hằng” nhưng nàng tự ý thức được mình là người “ trăng gió”. Khát vọng tình yêu và đạo đức đã tạo thành mâu thuẫn trong tâm trạng của XV được thể hiện qua lời hát.
+ Sự đan cài giữa câu hát dại điên và tỉnh táo cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của XV, vừa đau khổ, vừa bi kịch
e)Kể tên các vở chèo:
- Lưu Bình – Dương Lễ
- Quan âm Thị Kính
- Phạm Công – Cúc Hoa
- Thạch Sanh.
III/. TỔNG KẾT:
- XV – một cô gái đáng thương. Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời XV là do chế độ PK gây ra. 
- Chèo cổ kết hợp giữa 3 hình thức: 
+ Dân ca lời hát giản dị của dân gian
+ Dân nhạc: mang âm điệu dân gian
+ Dân vũ: động tác lao động hay sinh hoạt của nhân dân
Bài tập nâng cao:
Cải lương, tuồng cổ, chèo cùng với múa rối đều là sân khấu dân gian. Song chèo khác các loại hình cải lương, tuồng, ca kịch hiện đại ở:
a) Xuất xứ nguồn gốc:
Cải lương, tuồng cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ca kịch hiện đại từ Phương Tây. Chèo có nguồn gốc bản địa VN
b) Phong cách biểu diễn:
Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc đều khác. Chèo rất giản dị, sân khấu hoá trang, đạo cụ. Một cái trống con, nhị, phách, sáo, đàn tranh, đàn bầu là đủ. Phong cách biểu diễn của chèo thường ước lệ. Nhân vật hề chèo mang tính trí tuệ dân gian mà tuồng, cải lương, ca kịch không thể có. 
c) Vị trí: 
Chèo cổ là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Tuồng của Trung bộ, cải lương của Nam bộ 
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài - Chuẩn bị bài: Đọc – hiểu VBVH
+ Sự cần thiết của việc học đọc – hiểu VBVH ntn ?
+ Mục đích, yêu cầu đọc – hiểu VBVH ?
+ Muốn đạt được mục đích ấy, người đọc phải tuân thủ yêu cầu nào ? 
+ Nêu các bước đọc – hiểu VBVH ?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:
H chưa biết thể loại chèo nhiều nên tìm hiểu nghệ thuật chèo còn lúng túng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxuy Van gia dai.doc