Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuất dương lưu biệt

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuất dương lưu biệt

Năm 1925, trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu viết trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã ngợi ca Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.

Tên thuở nhỏ của Phan Bội Châu là Phan Văn San (1867 - 1940), biệt hiệu chính là Sào Nam.

+ Quê hương của Phan Bội Châu thuộc làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một vùng quê nghèo, hiếu học), vừa là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

+ Thân sinh Phan Bội Châu là một nhà nho nghèo lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày.

+ Từ nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng là một người thông minh, học giỏi (6 tuổi theo cha đi học, ba ngày sau đã thuộc làu cả cuốn Tam tự kinh. 7 tuổi hiểu nghĩa kinh, truyện. 13 tuổi đỗ đầu huyện. 16 tuổi đỗ đầu xứ nên được gọi là đầu xứ San. Năm 1900 đi thi Hương và đỗ thủ khoa trường Nghệ).

+ Điểm nổi bật ở Phan Bội Châu là “bầu máu nóng” nhiệt huyết cứu nước cứu nhà (“Hòn máu nóng chất quanh đầy ruột Anh em ơi xin tuốt gươm ra”). Ông là một trong những ngọn cờ tiêu biểu của phong trào yêu nước trong suốt hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX. (Bầu nhiệt huyết ấy như chính họ Phan từng tự thuật trong Ngục trung thư : “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt đẫm cả giấy. Ông Trương Công Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà hi sinh, chuyện đó tôi thường bàn đến, lại nắm tay đấm ngực xấu hổ phải lùi sau hai ông vì cái bản tính của tôi như thế không thể che giấu được”). Thuở nhỏ Phan Bội Châu đã cùng bạn bè chơi trò đánh Tây, lấy ống tre làm súng, hạt vải làm đạn. 17 tuổi sáng tác hịch Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặc Pháp, khôi phục đất nước) dán ở gốc đa đầu làng. Phan Bội Châu từng hưởng ứng phong trào Cần vương tổ chức một đội quân gồm 60 người chuẩn bị lên đường ứng nghĩa nhưng bị thực dân Pháp phát hiện nên việc lớn không thành. Ông vào Nam, ra Bắc để tìm bạn đồng chí, lập hội Duy tân, lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905). Từ đó trong suốt 20 năm, Phan Bội Châu đã bôn ba khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan) để mưu sự phục quốc. Ông từng bị thực dân Pháp cấu kết với tổng đốc Quảng Đông bắt vào tù trên đất Trung Quốc, từng 3 lần bị toà án Hà Tĩnh, Vinh, Hà Nội kết án tử hình vắng mặt. Tháng 6 năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc Phan Bội Châu tại ga Bắc Thượng Hải, đưa về nước định bí mật thủ tiêu. Nhưng một phong trào đấu tranh công khai rộng rãi của nhân dân, học sinh, sinh viên, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước đã buộc chúng phải đem ông ra xử công khai ở toà án và cuối cùng phải xoá án khổ sai chung thân đã khép tội trước đó một tháng tại phiên toà. Ông bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời. Đây là quãng thời gian “ông già bến Ngự” đã sáng tác, biên khảo nhiều tác phẩm có giá trị và vẫn luôn dõi theo, đặt hi vọng ở đồng bào, đồng chí. Lời di chúc của Phan Bội Châu trước khi qua đời vẫn là mong muốn : “Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa Có vài lời xin ghi nhớ về sau Chúc phường hậu tử tiến mau”, và sự day dứt khôn nguôi : “Lo cứu nước, bảo tồn nòi giống, tôi có chí nhưng không có tài. Nay đã đến lúc từ biệt quốc dân, tôi thật có tội lớn, mong được tha thứ”).

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Xuất dương lưu biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Xuất dương lưu biệt
Năm 1925, trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu viết trên đất Pháp, Nguyễn ái Quốc đã ngợi ca Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
Tên thuở nhỏ của Phan Bội Châu là Phan Văn San (1867 - 1940), biệt hiệu chính là Sào Nam.
+ Quê hương của Phan Bội Châu thuộc làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một vùng quê nghèo, hiếu học), vừa là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.
+ Thân sinh Phan Bội Châu là một nhà nho nghèo lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày.
+ Từ nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng là một người thông minh, học giỏi (6 tuổi theo cha đi học, ba ngày sau đã thuộc làu cả cuốn Tam tự kinh. 7 tuổi hiểu nghĩa kinh, truyện. 13 tuổi đỗ đầu huyện. 16 tuổi đỗ đầu xứ nên được gọi là đầu xứ San. Năm 1900 đi thi Hương và đỗ thủ khoa trường Nghệ).
+ Điểm nổi bật ở Phan Bội Châu là “bầu máu nóng” nhiệt huyết cứu nước cứu nhà (“Hòn máu nóng chất quanh đầy ruột - Anh em ơi xin tuốt gươm ra”). Ông là một trong những ngọn cờ tiêu biểu của phong trào yêu nước trong suốt hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX. (Bầu nhiệt huyết ấy như chính họ Phan từng tự thuật trong Ngục trung thư : “Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt lại đầm đìa nhỏ xuống ướt đẫm cả giấy. Ông Trương Công Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà hi sinh, chuyện đó tôi thường bàn đến, lại nắm tay đấm ngực xấu hổ phải lùi sau hai ông vì cái bản tính của tôi như thế không thể che giấu được”). Thuở nhỏ Phan Bội Châu đã cùng bạn bè chơi trò đánh Tây, lấy ống tre làm súng, hạt vải làm đạn. 17 tuổi sáng tác hịch Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặc Pháp, khôi phục đất nước) dán ở gốc đa đầu làng. Phan Bội Châu từng hưởng ứng phong trào Cần vương tổ chức một đội quân gồm 60 người chuẩn bị lên đường ứng nghĩa nhưng bị thực dân Pháp phát hiện nên việc lớn không thành. Ông vào Nam, ra Bắc để tìm bạn đồng chí, lập hội Duy tân, lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905). Từ đó trong suốt 20 năm, Phan Bội Châu đã bôn ba khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, Xiêm (Thái Lan) để mưu sự phục quốc. Ông từng bị thực dân Pháp cấu kết với tổng đốc Quảng Đông bắt vào tù trên đất Trung Quốc, từng 3 lần bị toà án Hà Tĩnh, Vinh, Hà Nội kết án tử hình vắng mặt. Tháng 6 năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc Phan Bội Châu tại ga Bắc Thượng Hải, đưa về nước định bí mật thủ tiêu. Nhưng một phong trào đấu tranh công khai rộng rãi của nhân dân, học sinh, sinh viên, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước đã buộc chúng phải đem ông ra xử công khai ở toà án và cuối cùng phải xoá án khổ sai chung thân đã khép tội trước đó một tháng tại phiên toà. Ông bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời. Đây là quãng thời gian “ông già bến Ngự” đã sáng tác, biên khảo nhiều tác phẩm có giá trị và vẫn luôn dõi theo, đặt hi vọng ở đồng bào, đồng chí. Lời di chúc của Phan Bội Châu trước khi qua đời vẫn là mong muốn : “Nay đương lúc tử thần chờ trước cửa - Có vài lời xin ghi nhớ về sau - Chúc phường hậu tử tiến mau”, và sự day dứt khôn nguôi : “Lo cứu nước, bảo tồn nòi giống, tôi có chí nhưng không có tài. Nay đã đến lúc từ biệt quốc dân, tôi thật có tội lớn, mong được tha thứ”).
+ Phan Bội Châu là người có ý thức dùng văn thơ như một vũ khí tuyên truyền, thức tỉnh nhân dân, đấu tranh chống lại kẻ thù. Ông đã khơi nguồn cho dòng văn chương trữ tình - chính trị. (Đường lối đánh giặc của ông là não chiến : đánh giặc bằng khối óc, thiệt chiến : đánh giặc bằng lưỡi (ngoại giao), thiết chiến : đánh giặc bằng sắt (vũ khí), bút chiến : đánh giặc bằng ngòi bút (văn thơ). Trong Văn tế Phan Châu Trinh, tác giả từng viết : “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê - Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói”. Tài năng văn chương, tình cảm nồng nhiệt, sôi trào, sự trải nghiệm của con người từng kinh qua nhiều thử thách gập ghềnh trên con đường cách mạng,... tất cả những điều ấy đã tạo nên sức hấp dẫn, hiệu quả đặc biệt của thơ văn tuyên truyền Phan Bội Châu).
+ Những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu : Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài), Phan Bội Châu niên biểu (1929),...
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ :
Năm 1905, sau khi thành lập hội Duy tân, theo chủ trương của Hội, Phan Bội Châu sang Nhật Bản để lãnh đạo phong trào Đông du (đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản hoạt động để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng). Trước lúc lên đường, tác giả đã làm bài thơ để từ giã bạn bè đồng chí.
 Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là một trong những trang đen tối của lịch sử đất nước. Chủ quyền dân tộc đã mất trọn vào tay thực dân Pháp, các phong trào yêu nước chống Pháp lần lượt thất bại và rơi vào bế tắc, biết bao anh hùng nghĩa sĩ đã ngã xuống. Một không khí u ám bao trùm nghẹn ngào trong những tiếng than nức nở “thời cơ đã lỡ rồi”. Tình hình ấy đòi hỏi phải có một con đường cứu nước mới.
 Nhưng tia sáng đầu tiên đã ló rạng qua những cuốn Tân thư bí mật tuyên truyền đường lối cứu nước theo con đường cách mạng tư sản. Người ta say sưa hướng về một nước Nhật Bản duy tân, một nước Trung Hoa cổ kính đang chuyển mình. Viễn cảnh đó hứa hẹn một con đường cứu nước mới cho các chí sĩ cách mạng nhiệt huyết dấn bước, bất chấp mọi nguy hiểm, gian lao.
Một chí làm trai với ý thức về hoài bão, sứ mệnh (4 câu thơ đầu)
+ Điều lạ (hi kì) mà tác giả nói đến trong câu thơ đầu là gì ? (Gợi ý : “Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ” là ý thức và hoài bão của cái tôi trữ tình trong bài thơ. Phan Bội Châu đề cập đến trách nhiệm của kẻ làm trai trong thiên hạ. Điều lạ ấy là những việc khác thường, can dự vào sự chuyển vần của vũ trụ, “lay trời, chuyển đất”, dám làm những việc kinh thiên động địa, mưu cầu những chuyện lớn, không để cho cuộc đời trôi đi trong tẻ nhạt, tầm thường. Hai chữ hi kì (hiếm, lạ, khác thường) đã nói lên tầm vóc lớn lao của những công việc mà kẻ nam nhi gánh vác.)
+ Liệu Phan Bội Châu có phải là người đầu tiên đề cập đến vấn đề đó ? (Gợi ý : Chí nam nhi, khát vọng của kẻ làm trai, bậc đại trượng phu trong thiên hạ là một trong những nội dung quen thuộc của thơ “tỏ chí” trung đại. Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài đã khẳng định : “Nam nhi vị liễu công danh trái” (Công danh nam tử còn vương nợ). Nguyễn Hữu Cầu khao khát “Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán - Phá vòng vây bạn với kim ô“ (Chim trong lồng). Nguyễn Công Trứ từng nhiều lần xác định : “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (Mọi việc trong vũ trụ không có việc nào không phải bổn phận của ta) (Bài ca ngất ngưởng), “Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông” (Đi thi tự vịnh), “Không công danh thà nát với cỏ cây”. Đó là một Chí khí anh hùng : “Chí làm trai nam, bắc, tây, đông - Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”,... Cũng những hình ảnh vũ trụ rộng lớn, cũng chí khí hạo nhiên.)
Điều hấp dẫn, mới mẻ là Phan Bội Châu đã thổi vào “bổn phận” nam nhi muôn thuở ấy hơi thở của thời đại và thái độ nồng nhiệt của cái tôi trữ tình với đất nước. Nó không còn là giấc mộng công danh gắn với hai chữ “hiếu” “trung” như truyền thống của văn học trung đại mà vươn đến một tầm vóc, một lí tưởng sống lớn lao hơn nhiều : lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
+ Với chí nam nhi ấy, cái tôi Phan Bội Châu đã hiện ra ý : Một cái tôi trữ tình đầy ý thức trách nhiệm “Trong khoảng trăm năm cần có tớ - Sau này muôn thuở, há không ai ?”. Phan Bội Châu nói đến ngã - ”ta” với thái độ rất tự tin. Cái tôi cá nhân là sản phẩm của thời đại xã hội mới. Nhưng trong dòng văn học yêu nước cách mạng, đó là một cái tôi mang kích cỡ, tầm vóc thật rộng lớn. Nó chẳng những được đặt trong không gian “càn khôn” vần xoay đắp đổi mà còn hiện lên trong thời gian trăm năm (cuộc nhân sinh của mỗi cá nhân) và “ngàn năm” (lịch sử dân tộc). Tác giả đã xác định rất rõ ràng trách nhiệm của mình, không ỷ lại, dựa dẫm, luôn luôn tin tưởng mình nối mạch lịch sử cha ông, rồi đây trong khoảng “ngàn năm”, sự nghiệp của mình lo gì không có người tiếp bước. Điều cái tôi ấy hướng đến không phải chỉ là sự lưu danh tên tuổi cá nhân vào thiên cổ mà quan trọng hơn là vận mệnh đất nước, số phận giống nòi. Nhiệt tình cảm xúc của tác giả hiển hiện trên bề mặt câu chữ. Giọng thơ khẳng định đan xen với cảm thán, câu hỏi tu từ hàm ý khẳng định thể hiện một thái độ tự tin, khí lực dồi dào của bản thân kẻ nam nhi đang khát khao những việc hi kì trong sự nghiệp cứu nước. Đây chính là sự tiếp nối của cái tôi trữ tình trong Chơi xuân : “Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi - Sinh thời thế phải xoay nên thời thế [...] Nắm địa cầu vừa một tí con con ! - Đạp toang hai cánh càn khôn - Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà !”.
Một quan điểm dứt khoát, táo bạo về lẽ sống - chết và sách vở thánh hiền (câu 5 - 6):
+ Điều gây ngạc nhiên, bất ngờ cho người đọc trong hai câu thơ luận chưa phải là quan điểm về sống - chết, vinh - nhục ở đời. Sống - chết, vinh - nhục của mỗi cá nhân gắn liền với số phận đất nước vốn xuất phát từ quan niệm “chết trong còn hơn sống đục” của triết lí dân gian từng được nhắc đến nhiều lần trong thơ văn yêu nước chống Pháp. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từng quyết liệt : “Sống làm chi theo quân tả đạo [...] sống làm chi ở lính mã tà”, “Thác mà trả nước non rồi nợ [...] thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. ở một đất nước có lịch sử ngàn năm chống ngoại xâm, tư tưởng về lẽ sống - chết, vinh - nhục của mỗi cá nhân dường như mặc nhiên đã được khẳng định. Nhưng với Lưu biệt khi xuất dương, câu thơ giàu sức lay động bởi nhiệt huyết tình cảm của người nói ra điều đó. Nó thấm nỗi đau đớn can tràng bởi hiện thực phơi bày trước mắt “non sông đã chết”. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ nơi nơi, phong trào Cần vương chống Pháp rốt cuộc đều thất bại, rơi vào bế tắc, đất nước đã mất trọn vào tay kẻ thù. “Non sông đã chết”, lẽ nào con người cũng chấp nhận tủi nhục nô lệ đớn hèn mà Phan Bội Châu gọi là “cái vạ chết lòng” ?
+ Tư tưởng mới mẻ, mang tính cách mạng gây bất ngờ cho người đọc là thái độ phủ nhận táo bạo, mạnh mẽ của Phan Bội Châu với sách vở thánh hiền (nền học vấn xưa cũ) : “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”.
 đ Trong truyền thống cả nghìn năm của chế độ phong kiến học hành thi thư theo nếp cũ, một thái độ dứt khoát như vậy quả thực không nhiều và chỉ xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ XIX trở đi, khi nhu cầu canh tân đất nước để thoát hoạ xâm lăng, phát triển cơ đồ đặt ra ngày càng cấp bách. Đó là lí do để Nguyễn Trường Tộ viết Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp) trong đó có việc thứ tư : Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng bởi “các sách nho chỉ nói suông trên giấy”, “bởi vì sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử, nào những tiểu thuyết dã sử của những người hiếu sự đặt bày [...] xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì” (Xin lập khoa luật). Đó cũng là lí do để một vị đại khoa như Nguyễn Khuyến thở dài chua chát, tự chiêm nghiệm, tự trào một cách cay đắng : “Sách vở ích gì cho buổi ấy - áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già” (Ngày xuân dặn các con).
đ Trong Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu thẳng thắn chối bỏ đầy tinh thần cách mạng : “Non sông đã chết, sống chỉ nhục - Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !”. Phan Bội Châu đã nhìn rõ cái vô ích của sự học, kiểu học sách vở từ chương “nhá chữ nhai câu” mà linh hồn của nó đã tiêu vong tự thuở nào. “Non sông đã chết”, chỉ say sưa tụng ca giáo lí thánh hiền liệu có thể thay đổi thực tế hay cũng chỉ là một cách “trốn đời”, “ngoảnh mặt làm ngơ”, “bình chân như vại” trước những đòi hỏi ráo riết của thời đại ? Phan Bội Châu muốn kêu gọi sự thức thời, tinh thần hành động “xúm vai vào gánh vác cựu giang sơn” vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách nói của tác giả là một “kênh” tác động, lay tỉnh, đánh thức đầy ấn tượng đến người nghe : tử hĩ (chết rồi), đồ nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu). Đó là “khẩu khí” Phan Bội Châu, cốt cách Phan Bội Châu, bầu nhiệt huyết cứu nước Phan Bội Châu. Những từ ngữ mạnh bạo ấy dường như lay động, “mở mắt” cho biết bao người đang say sưa giấc nồng trong “văn chương bát cổ”. Bản dịch thơ “học cũng hoài” quả thực chưa nói rõ hết cái khí lực dồi dào ấy.
đ Đặt vào vị trí của một con người từng xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, từng nổi tiếng trong mỗi kì thi, vừa đỗ thủ khoa trường Nghệ 5 năm trước đây mới thấy hết ý nghĩa mạnh mẽ, quyết liệt và tính chất cách mạng của quan điểm về nền học vấn cũ của Phan Bội Châu.
đ Vậy điều gì đã giúp tác giả có được nhận thức mới mẻ, táo bạo và mạnh mẽ ấy ? Chính là từ lòng yêu nước thiết tha, ý thức thường trực nhiệm vụ cứu nước và khát vọng tìm con đường đi mới cho dân tộc. Không thể không kể đến nguồn ảnh hưởng tích cực của luồng tư tưởng mới đang truyền vào trên đất nước ta qua những cuốn Tân thư bằng chữ Hán.
Một khát vọng, tư thế lên đường lãng mạn, kì vĩ (2 câu thơ kết)
+ Đây thực sự là khoảnh khắc “xuất dương” trong tâm tưởng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Khát vọng và tư thế đều vươn đến tầm vóc sánh ngang vũ trụ. Các hình ảnh như : Đông hải (biển Đông), thiên trùng bạch lãng (ngàn đợt sóng bạc), trường phong (ngọn gió dài, ngọn gió lớn), nhất tề phi (cùng bay lên, bay theo) hô ứng với nhau trong trường liên tưởng rộng lớn, hoành tráng. Đây là một dự cảm, một khát vọng, một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm lạc quan tin tưởng mãnh liệt của nhà thơ. Bản dịch đã biến sự “đột khởi” trong cao trào mạch cảm xúc “xuất dương” tìm con đường đi mới cho cơ đồ đất nước thành lời miêu tả, tường thuật, hình ảnh thơ phần nào nhẹ nhàng, tĩnh lặng, âm thầm : “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Nó không nói được cái hăm hở dấn thân, phong độ hào hùng và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Con người ấy như đang lao ngay vào một trường hoạt động mới mẻ, sôi động đang mở ra trước mắt. Biển rộng, ngàn đợt sóng lớn, gió đại dương - gió của viễn cảnh thời đại mới đang nhất tề “cùng bay lên” trên đôi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành tráng. Hay chính khát vọng lớn lao, hoài bão cao cả, khí lực dồi dào, bầu máu nóng sục sôi của cái tôi trữ tình đã cuộn lên những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy động lên những đợt sóng lòng dào dạt sục sôi cho một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ ?
Tổng kết
“Vào khoảng những năm đầu thế kỉ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại” (Đặng Thai Mai).
+ Bài thơ thuyết phục người đọc bằng tình cảm thiết tha, sôi trào, hình ảnh kì vĩ, hoành tráng mang tầm vóc vũ trụ, trí tưởng tượng bay bổng, kì vĩ.
+ Bài thơ thuyết phục người đọc bằng tấm lòng, nhân cách, bầu nhiệt huyết và ý chí lên đường bất chấp thử thách của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài thơ chứa đựng những tư tưởng mới có tính cách mạng, đánh vào nỗi nhục mất nước, đem “giọt máu hồng” mà chữa “cái vạ chết lòng”, kích thích bản tính sôi nổi, ưa hoạt động của thanh niên, mở ra một trường hoạt động rộng rãi, mới mẻ.
+ Bài thơ chứa chan niềm tin tưởng, lạc quan, lãng mạn cách mạng,...
 Bởi vậy từ Lưu biệt khi xuất dương và nhiều sáng tác của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX, “hàng vạn người cắt búi tóc thiên cổ, hàng ngàn người vứt mộng công danh cử tử, hàng trăm người thoát li đi đánh Tây. Ngòi bút quả có gây được những trận lôi đình đáng sợ cho giặc, đáng tự hào cho đất nước” (Trần Văn Giàu).

Tài liệu đính kèm:

  • docXuat duong luu biet(1).doc