Giáo án Ngữ văn khối 11 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

A. Mục tiêu bài học

Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN trung đại về người nông dân_ nghĩa sĩ.

- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.

- Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

- Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 21 - 22 - 23
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
Ngày soạn: 21.09.09
Ngày giảng:
Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
Sí số:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp HS: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức bức tượng đài có một không hai trong lịch sử VHVN trung đại về người nông dân_ nghĩa sĩ.
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật , sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.
- Bước đầu hiểu những nét cơ bản về văn tế.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV Ngữ văn 11
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn -> những điểm đáng chú ý về cuộc đời NĐC?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: cha của NĐC là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại lấy bà trương Thị Thiệt
GV: 1854 một học trò đã gả em gái cho thầy, NĐC lấy cô gái tên Lê Thị Điền
GV: năm 1888 NĐC mất cánh đồng Ba Tri trắng màu khăn tang đưa tiến người tri thức yêu nước
GV: nét nổi bật của con người NĐC?
HS trả lời Gv chốt lại
GV: mặc dù bị mù nhưng ông vẫn vượt qua để mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân, đứng về phía những người yêu nước đấu tranh bảo vệ cuộc sống nhân dân.
GV: Hãy kể tên những tác phẩm chính của NĐC theo giai đoạn sáng tác?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Đặc điểm của lí tưởng nhân nghĩa trong thơ văn NĐC?
HS trình bày Gv ghi bảng
GV: nhân vật thường là những con người như thế nào?
HS trả lời Gv ghi bảng
GV: giá trị nội dung này được thể hiện như thế nào trong sáng tác của NĐC?
HS trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS về nhà lấy dẫn chứng CM cho giá trị nội dung này
GV: nêu những điểm đặc sắc về nghệ thuật của thơ văn NĐC?
HS trả lời GV ghi bảng
A. Tác giả
I. Cuộc đời và con người
1. Cuộc đời
- (1822 - 1888), tự: Mạnh trạch, hiệu: Trọng Phủ, Hối Trai
- Sinh: Bình Dương - Gia Định (quê mẹ)
- Xuất thân trong gia đình nhà nho
- 1843: đỗ tú tài tại trường thi Gia Định
- 1846: ra Huế học chuẩn bị thi tiếp tại quê cha
- 1849: bỏ thi -> về quê chịu tang mẹ -> mù -> mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và làm thơ.
- 1859: thực dân Pháp chiếm đóng quê hương Gia Định, ông cùng nhân dân và các sĩ phu chiến đấu bảo vệ quê hương.
2. Con người
- Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, là tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức cách mạng, suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho nhân dân.
- Là con người yêu nước: thuỷ chung son sắt với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu
-> Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược
Chạy giặc, Văn tế Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,
-> Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp
2. Nội dung thơ văn
a. Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa
- Đặc điểm: mang tính nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc
- Nhân vật: tấm gương sáng ngời đạo đức nhân nghĩa, lí tưởng: hiền thảo, trung thực, thuỷ chung, sẵn sàng làm việc cứu dân giúp đời.
b. Lòng yêu nước thương dân.
- Ghi lại chân thực 1 thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
- Nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc.
- Tố cáo tội ác giặc xâm lăng
- Ngợi ca những sĩ phu yêu nước.
3. Nghệ thuật thơ văn NĐC.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan te nghia si can giuoc.doc