Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Về kiến thức

- Nêu được những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính

- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ với âm điệu trữ tình, mượt mà, da diết của thế lục bát.

- Cảm nhận và phân tích được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.

- Phân tích được vẻ đẹp đậm đà phong vị ca dao kết hợp với những yếu tố cách tân trong nghệ thuật của bài thơ

2. Về kỹ năng

- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng Nâng cao kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, kỹ năng phân tích, tổng hợp, bình luận, đánh giá, cảm thụ văn học.

 

doc 18 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 15319Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: TIẾT 89
Người soạn: Nguyễn Ngọc Anh
Ngày soạn: 26/2/2010
TƯƠNG TƯ
 NGUYỄN BÍNH
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bính
- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ với âm điệu trữ tình, mượt mà, da diết của thế lục bát. 
- Cảm nhận và phân tích được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.
- Phân tích được vẻ đẹp đậm đà phong vị ca dao kết hợp với những yếu tố cách tân trong nghệ thuật của bài thơ
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện và nâng cao kỹ năng Nâng cao kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, kỹ năng phân tích, tổng hợp, bình luận, đánh giá, cảm thụ văn học.
3. Về thái độ
- Hiểu và trân trọng đời sống tình cảm hồn nhiên, thuần hậu của người thôn quê
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là yêu cuộc sống nơi miền quê dân dã, thanh bình
- Qua bài thơ cũng phần nào giúp các em hiểu được tình yêu lứa đôi thẹn thùng của những chàng trai, cô gái ở thôn quê xưa. 
B. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, phát vấn, thuyết trình
2. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên 
- Tài liệu tham khảo:
+ Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, H, 1997
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nguyễn Văn Đường (CB), NXB Hà Nội, 2009
+ Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Lê Bá Hán (CB), NXB Giáo dục, 2003
C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
- Tìm hiểu thêm về phong cách thơ Nguyễn Bính, sưu tầm một số bài thơ viết về đề tài tình yêu của Nguyễn Bính
- Sưu tầm một số bài thơ, bài ca dao khác cũng khai thác tâm trạng tương tư, nhớ mong trong tình yêu 
- Tìm hiểu đặc trưng thể thơ lục bát 
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp họp
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình dạy bài mới kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
3. Giới thiệu bài mới
Nhắc đến Thơ Mới, thoạt tiên người ta tưởng rằng nó là những gì hoàn toàn mới lạ, hoàn toàn đối lập với cái cũ. Nhưng không, ở đó vẫn có những tiếng thơ vô cùng quen thuộc, quen đến nỗi cứ tự nó cất lên dễ dàng trên môi độc giả, hệt như những bài ca dao đi vào kí ức từ thuở nằm lòng. 
 	Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn
Hay :
	Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy cô mình với chúng mình chân quê
	Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Hẳn các em đã nhận ra ai là tác giả của những câu thơ được mệnh danh là “ca dao thời đại” này. Đó chính là Nguyễn Bính. Nhà phê bình Hoài Thanh đã gọi Nguyễn Bính là người nhà quê, người đã đánh thức bản chất nhà quê ẩn náu trong lòng mỗi người chúng ta. Hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu một bài thơ đậm chất “quê”, hơn thế nữa lại là là bài thơ thể hiện rõ đặc trưng phong cách thơ tình của Nguyễn Bính: Bài thơ có nhan đề Tương tư. 
4. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Kiến thức ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- GV hỏi: Em hãy cho biết phần tiểu dẫn đã cho ta biết những điểm gì về tác giả Nguyễn Bính
- HS chỉ nêu ngắn gọn những điểm chính về tác giả được nói tới trong phần tiểu dẫn
- GV nhấn mạnh: Các em cần đặc biệt chú ý phong cách thơ Nguyễn Bính
- GV hỏi: Nêu vị trí của bài thơ “Tương tư” trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Bính
- HS trả lời
- GV yêu cầu 1 hoặc 2 em HS đọc diễn cảm bài thơ. Hướng dẫn các em đọc với giọng chậm rãi, dịu dàng, hơi chút trách móc, nhưng vẫn dạt dào tình cảm nhớ thương, có đoạn thầm thì như lời độc thoại, có đoạn như lời nhắn nhủ tâm tình
- HS đọc, HS khác nhận xét phần đọc của bạn
- GV hỏi: Toàn bài thơ diễn tả mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.Vậy, căn cứ vào mạch cảm xúc đó, bài thơ này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? 
- HS trả lời 
- GV nhận xét, chỉnh lý các câu trả lời và chốt ý
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Bính (1918-1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính
 - Ông quê ở làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Hoàn cảnh gia đình: Mẹ mất sớm, cha lấy vợ kế, ông được người cậu ruột đem về nuôi dạy. Sau này ông theo anh trai vào Hà Nội sinh sống. Để sinh sống trên đất thành phố ông đã làm nhiều nghề để sinh sống, ông vừa dạy học vừa làm thơ.
 Từ năm 1945-1954 ông làm tuyên huấn và văn nghệ ở Nam Bộ. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc vẫn hoạt động văn nghệ ở Hà Nội và Nam Định.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông đoạt giải thưởng của Tự lự văn đoàn với tập “Tâm hồn tôi”
+ Tác phẩm tiêu biểu: Tập “Lỡ bước sang ngang” (1940), “Mười hai bến nước” (1942), “Gửi người vợ miền Nam” (1955); truyện thơ “Cây đàn tì bà” (1944), “Tiếng trống đêm xuân” (1958); chèo “Cô Son” (1961)
+ Phong cách thơ Nguyễn Bính:
* Thơ mang đậm hồn quê dù là nhà thơ mới
* Đề tài phổ biến trong thơ là cảnh và tình quê
* Hình tượng thơ bình dị, gần gũi với thôn quê
* Ngôn ngữ đời thường, vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao
* Thể thơ lục bát dân gian được Nguyễn Bính sử dụng với phong cách riêng và đem lại sự thành công xuất sắc: vừa nhuần nhị, vừa duyên dáng như ca dao lại rất hiện đại
 2. Tác phẩm
a. Vị trí bài thơ 
- Bài “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940) được Nguyễn Bính viết khi ông ngoài 20 tuổi, rất tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của ông
Bố cục bài thơ: 3 đoạn
 + Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu - Khơi nguồn tương tư
 + Đoạn 2: 12 câu tiếp theo - Diễn biến của tâm trạng tương tư
 + Đoạn 3: Bốn câu thơ cuối - khát vọng trong tình yêu. 
Đây cũng chính là mạch cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Cuộc đời
+ Tên, năm sinh, năm mất, quê quán
+ Hoàn cảnh gia đình
- Sự nghiệp sáng tác
+ Tác phẩm tiêu biểu
+ Phong cách thơ Nguyễn Bính (đọc)
Thơ mang đậm hồn quê
Ngôn ngữ đời thường, vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Thể thơ lục bát sử dụng nhuần nhị, duyên dáng mà vẫn hiện đại
2. Tác phẩm
a. Vị trí của bài thơ
- Rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940)
- Tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Bính
b. Bố cục bài thơ: 3 đoạn
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS phân tích bài thơ
- GV dẫn dắt: Nhan đề của bài thơ là một nhan đề vừa quen thuộc lại vừa ấn tượng: “Tương tư”. Quen thuộc ở chỗ nó nói tới một trạng thái cảm xúc phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể đã từng một lần trải nghiệm. 
- GV hỏi: Theo em, trạng thái tương tư là trạng thái như thế nào? 
- Em có thể đọc một số câu thơ, câu ca dao nói về tương tư? 
- HS trả lời
(GV có thể bổ sung một số dẫn chứng:
+ Tương tư có nghĩa là non ải (Vũ Hoàng Chương)
+ Bát ngát thương dồn với nhớ dư
Hóa thành muôn đợt sóng tương tư
Tương tư có nghĩa đôi bờ ngóng
Anh một mình thôi cứ đợi chờ (Xuân Diệu)
+ Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu
- GV hỏi: Việc sử dụng nhan đề đó có ý nghĩa gì? 
- HS trả lời
- GV dẫn dắt, vẫn là thi đề quen thuộc, nhưng tương tư trong thơ Nguyễn Bính mang một nét rất riêng, râấ đặc trưng cho hồn thơ của ông. Chúng ta sẽ cùng phân tích bài thơ để thấy rõ điều đó
- GV hỏi: 
+ Hai câu đầu, Nguyễn Bính đã nói đến biểu hiện tâm trạng đầu tiên của tương tư. Em hãy cho biết đó là tâm trạng gì? 
+ Tâm trạng đó được biểu đạt như thế nào? Cách biểu đạt đó em đã từng gặp ở đâu? Nó khác gì với cách biểu đạt của các nhà thơ Mới khác. Hãy lấy ví dụ chứng minh điều đó
- Sau câu trả lời của HS, GV thuyết trình mở rộng: So sánh với nỗi nhớ trong thơ Xuân Diệu, ta thấy được sự khác nhau giữa hai phong cách của hai nhà thơ, :
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi
+ Cách biểu đạt đó đã chứng tỏ phong cách nghệ thuật nào của thơ Nguyễn Bính
- GV hỏi: Từ xưa đến nay, khi diễn tả quy luật tâm lý của con người, các nhà thơ thường nói tới mối quan hệ giữa người và cảnh. Cảnh vật thường chịu sự chi phối của tình cảm, cảm xúc con người. Như Nguyễn Du đã từng viết : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đặt trong trường hợp này, em còn nhận thấy ý nghĩa gì của cách nói “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”? 
- HS trả lời
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về 2 vị trí xuất hiện cụm từ “một người”? Điều đó có dụng ý gì trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- HS trả lời
- GV hỏi: Em đã gặp cách nói “Chín nhớ mười mong” này ở đâu? Hãy lấy thêm 1 số dẫn chứng khác sử dụng cách nói này? Sử dụng cách nói ấy, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? 
- GV chuyển ý và hỏi: Nếu như ở 2 câu thơ đầu, hình ảnh về một chàng trai với nỗi lòng thầm thương trộm nhớ mới chỉ mơ hồ hé lộ thì đến 2 câu thơ sau tâm trạng tương tư, tình yêu của tôi dành cho nàng đã được khẳng định rõ ràng 
- GV hỏi: Hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 sử dụng cách so sánh vô cùng đặc biệt bộc lộ tâm trạng “tương tư” trong lòng chủ thể trữ tình. Hãy chỉ đó và phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó? 
- GV chuyển ý: Đoạn thơ thứ 2 chính là đoạn thơ diễn tả những phức hợp sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong nỗi tương tư.
- GV yêu cầu HS tìm ra những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh thể hiện những sắc thái cảm xúc khác nhau của nhân vật trữ tình, từ đó rút ra đó là những cảm xúc gì. 
- HS căn cứ vào văn bản để tìm chi tiết, sau đó rút ra nhận xét
- GV yêu cầu HS lần lượt phân tích những yếu tố nghệ thuật và hiệu quả biểu đạt của nó trong các câu thơ tiêu biểu của đoạn 
+ Cách nói ở hai câu 5,6 có gì đặc biệt? Chữ “chung” kết hợp với chữ “lại” cùng với sự dịch chuyển số từ: “hai” thành “một” đã diễn tả điều gì?
+ Câu 7 có mấy cách ngắt nhịp câu thơ? Tác dụng của các cách ngắt nhịp đó
+ Câu 8: Phân tích ý nghĩa biểu đạt của chữ “nhuộm” và sự biến đổi màu sắc diễn tả trong câu thơ
+ Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng điệp từ “xa xôi” trong câu 12. 
+ Trong bài thơ, chàng trai có ý trách móc cô gái, điều này có lý hay vô lý? Nó giúp ta hiểu được điều gì trong quy luật của tình yêu?
+ Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật ở câu 13, 14
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- Gv chốt ý
- GV hỏi: Gắn kết đoạn cuối với toàn bộ bài thơ chúng ta sẽ nhận ra một hệ thống các hình ảnh cặp đôi được sử dụng xuyên suốt bài thơ đầy dụng ý. Em hãy chỉ ra các hình ảnh cặp đôi đó, nhận xét và nêu ý nghĩa của chúng
Đối chiếu đầu và cuối văn bản bài thơ, em nhận ra có điều gì đặc biệt? Điều đó có ý nghĩa gì?
II. Phân tích bài thơ
1. Nhan đề bài thơ
- Nói tới một trạng thái cảm xúc quen thuộc, thường thấy trong cuộc sống. Tương tư là nỗi nhớ thương trong tình yêu đôi lứa. Thông thường tương tư thường xuất hiện trong tình yêu đơn phương, bởi nó diễn tả tâm trạng nhớ nhung một phía, thầm lặng, ủ kín trong lòng.
- Đó cũng là một đề tài quen thuộc của thi ca
- Với nhan đề “Tương tư” rất tự nhiên Nguyễn Bính đã khơi khơi gợi mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Người đọc ngay từ đầu đã chạm được vào góc tâm hồn của nhân vật
2. Khơi nguồn tâm trạng tương tư
* 2 câu đầu:
- Mở đầu bài thơ là lời khái quát giới thiệu tâm trạng nhớ nhung - biểu hiện đầu tiên của của tương tư: 
 ... hỉ nhấn mạnh sự da diết, cồn cào của nỗi nhớ mà ta còn thấy rõ nét dấu hiệu của thời gian tâm lý trong câu thơ này. Thời gian cứ ngày ngày trôi qua trong khắc khoải và chàng trai vẫn cứ mỏi mòn trong nỗi nhớ “nàng”
→ Trong câu này nỗi nhớ được khắc sâu hơn với cả hai chiều: không gian và thời gian.
→ 2 câu đầu mọi biểu hiện tình cảm đều rất kín đáo, bóng gió xa xôi nhưng đằng sau đó là một nỗi nhớ da diết, cồn cào, cháy bỏng
* 2 câu sau:
- Nhà thơ sử dụng biện pháp so sánh, kết cấu câu có động từ “là” tạo 2 vế ở 2 câu tương ứng nhau: lý giải căn nguyên của “bệnh tương tư” là do “tôi yêu nàng”, cũng giống như “bệnh của giời” đó là “gió mưa”. 
- Gió mưa là 1 quy luật của vũ trụ, nó tồn tại một cách vĩnh cửu, tạo hoá sinh ra thế, không thể thay đổi được. So sánh quy luật ấy, căn bệnh ấy với căn bệnh của tình yêu: “tương tư”, tác giả muốn khẳng định rằng tình yêu của “tôi” với “nàng” là tất yếu, không gì thay đổi được, không gì cưỡng lại được và tình cảm ấy là hoàn toàn tự nguyện. Nhà thơ đã bộc lộ ra điều khó nói nhất trong tình yêu bằng một cách lý giải mộc mạc, dễ dàng, tự nhiên nhất. Đây là cách nói đậm chất Nguyễn Bính, một Nguyễn Bính rất chân quê mà cũng rất “thơ Mới”
- NX:
Nếu như 2 câu đầu tình cảm con e ấp, ý nhị, kín đáo thì đến đây nỗi tương tư đã được bày tỏ một cách trực tiếp, chủ thể trữ tình đã xuất hiện với cảm xúc thực nhất, chân thành nhất của mình. 
=> Với cách nói từ xa đến gần đầy tế nhị, 4 câu thơ đầu đã giới thiệu và khẳng định một tình yêu rất giản dị mà đằm thắm, thiết tha. Đồng thời nó hé mở bức tranh tâm trạng với những sắc thái cảm xúc phức tạp của chủ thể trữ tình.
b, Diễn biến của tâm trạng tương tư
- Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình: 
+ Cớ saochẳng sang..? → Băn khoăn, hờn dỗi
+ Ngày qua ngàylá vàng → Than thở
+ Bảo rằngđã đành
Nhưng
có xa xôi mấy mà tình xa xôi → Hờn trách mát mẻ
+ Bao giờgặp nhau → nôn nao mơ tưởng
Nếu như 4 cầu đầu mở ra bối cảnh tương tư thì những câu thơ ở đoạn 2 lại cụ thể hoá bức tranh tâm trạng của nhân vật tương tư. Những sắc thái đó diễn biến theo lối xen lồng và chuyển hoá sang nhau rất tự nhiên, mộc mạc.
- Hai câu 5, 6:
Đây là cách nói rất thôn quê, chữ “chung” kết hợp với “lại” tự nó đã gợi cảm giác gắn bó, diễn tả mơ ước lứa đôi, mong được gắn bó sâu sắc mặn nồng. Nhưng cùng với đó là sự băn khoăn, hờn dỗi
- Câu 7: Diễn tả thời gian bằng điệp từ, điệp ngữ, kết hợp với giọng kể lể: ngày qua ngày lại qua ngày. 
Có 2 cách ngắt nhịp câu thơ:
+ 2/2/2: Diễn tả nhịp thời gian: một vòng quay tuần tự, chầm chậm đều đều tẻ ngắt.
+ 3/3: nhịp thơ nặng nề hơn, ý và lời vế sau lặp lại vế trước. Cách ngắt nhịp này khiến chữ “lại” ở đầu nhịp sau trở thành điểm nhấn của ngữ điệu. Nó gợi dòng thời gian trôi một cách chậm chạp, uể oải, theo đó là tâm trạng ngán ngầm, chán chường của con người. 
Với cách ngắt nhịp nào thì câu thơ cũng đem tới một cảm thức về thời gian tâm trạng, Thời gian như kéo dài ra bất tận. Ẩn đằng sau đó là sự chờ đợi khắc khoải, mỏi mòn của kẻ đang yêu. 
- Câu 8: Diễn tả bước đi và sự biến đổi của thời gian. 
Từ “nhuộm” trong câu thơ rất đắt, có vẻ như được kế thừa từ ý tứ của “Truyện Kiều” (Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san). Nhưng nếu như chữ “nhuốm” mang trạng thái động thì chữ “nhuộm” có phần tĩnh hơn. Nó diễn tả sự hoàn tất một quá trình. Dấu ấn của thời gian đậm nét trong câu thơ. Đó có thể là thời gian thực – thời gian đằng đẵng trong sự chờ đợi, nhớ mong; nhưng có lẽ đó là thời gian tâm lý thì đúng hơn: nỗi nhớ, sự chờ đợi đã khiến thời gian như dài thêm, đã khiến màu “xanh” của hi vọng trở nên héo úa. 
Mở rộng: Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính thường bộc bạch tâm trạng cùng với một cái cây nào đó. Trong trường hợp này không rõ là cây gì, rất có thể hiểu đây chính là “cây tương tư”. Cái cây chính là nhân chứng, một cuốn lịch thiên niên, một tri kỉ thầm lặng, một kẻ đồng nạn mà người gây ra sự tàn héo chính là “nàng”, là người hờ hững với lòng “tôi”
-Sự trách cứ ngày một nặng hơn 
“Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”
+ “xa xôi1”: nghĩa đen, khoảng cách thực tế
+ “xa xôi2”: sự xa cách về tình cảm → ẩn đằng sau là một nỗi buồn, chút xót xa vì người ta hờ hững, vô tình. Nó cũng là sự lý giải cho câu trên, vì sao lại gọi “tương tư” là một căn bệnh.
Nếu xét trên thực tế thì sự trách cứ này là vô lý, bởi có bao giờ chàng trai lại ngồi thụ động chờ cô gái tìm đến mình. Nhưng ở đây lại là sự lý giải hợp lý, hợp với logic tâm trạng của nhân vật. Lời trách cứ mát mẻ ấy cũng là chỉ để vơi đi nỗi buồn, nỗi nhớ trong lòng. Hơn thế, ẩn sau câu thơ vẫn là một hi vọng mong manh, hi vọng “bên ấy” sẽ “sang bên này”.
Câu 13, 14 là lời độc thoại:
Tương tư biết mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho
Câu hỏi tu từ kết hợp đại từ phiếm chỉ “ai” thể hiện tâm trạng não nề, nỗi đau xót, thất vọng không thể giãi bày cùng ai. 
- Nhưng mạch cảm xúc đột ngột thay đổi theo chiều hướng tích cực, niềm hi vọng, ước ao mơ tưởng được nhen lên:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau
Ở đây bắt gặp sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật ca dao của Nguyễn Bính: Mượn thi liệu ước lệ quen thuộc của ca dao : “bến”, “đò” nhưng lại kèm theo những tính từ hiện đại “khuê các”, “giang hồ”. Nguyễn Bính đã thổi chút tình lãng mạn của thời đại vào tình quê dân dã giản dị làm cho cuộc tình ấy vừa duyên dáng, dễ thương vừa hiện đại, mới mẻ. 
(Bình thêm: Có một số người cho rằng trong “tương tư” đâu phải là anh trai cày “tát nước đầu đình” mà có thể là một chàng trai đang học trường tổng, trường huyện và đã từng đọc “Hồn bướm mơ tiên”thích mơ mộng. Nguyễn Bính không chỉ làm cho vần thơ mang vẻ đẹp mộc mạc như ca dao mà lại 
khác ca dao la ở chỗ ấy)
Qua toàn bộ đoạn 2 ta thấy được một tình yêu tha thiết nhưng cũng vô cùng xót xa, buồn tủi của nhân vật trữ tình. Tương tư không có tiếng nói của người con gái, nó hoàn toàn là những tâm tư xuất phát từ một phía. Qua đó người đọc cảm nhận được cái “tôi” khát khao đón hận hạnh phúc trong cuộc sống.
c, Khát khao nhân duyên
- Hàng loạt các hình ảnh cặp đôi:
+ thôn Đoài – thôn Đông
+ một người - một người
+ tôi – nàng
+ bên ấy – bên này
+ hoa khuê các - bướm giang hồ
+ nhà anh – nhà em
+ giàn giầu – hàng cau
+ cau thôn Đoài - giầu thôn Đông
Trong số các hình ảnh này có cả hình ảnh của con người, của lứa đôi trai gái lại có cả hình ảnh của quê hương làng cảnh
→ Mối duyên quê của lứa đôi đã hoà quyện trong cảnh quê
Các cặp đôi có trình tự xuất hiện từ xa đến gần, cuối cùng dừng ở cặp đôi giầu – cau. Điều ấy cho thấy rõ đằng sau nỗi tương tư là niềm khát khao gần kề, khát khao chung tình, khát khao nhân duyên. Nó cũng thể hiện quan niệm tình yêu trong thơ Nguyễn Bính: Tình yêu gắn với hôn nhân. Điều này một lần nữa khẳng định chất truyền thống, chất “chân quê” trong hồn thơ Nguyễn Bính.
- So sánh đầu và cuối bài thơ nhận ra kết cấu đầu cuối tương ứng, vòng tròn. Bài ca dao kết thúc bằng nốt ngân trong toàn bộ giai điệu của khúc tương tư
II. Phân tích bài thơ:
1. Nhan đề bài thơ
- Cảm xúc quen thuộc, thường thấy:
+ Trong cuộc sống
+ Trong thi ca viết về tình yêu
- Khơi gợi mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
2. Khơi nguồn tâm trạng tương tư
* 2 câu đầu:
- Khái quát tâm trạng nhớ nhung
- Nhân hoá: “thôn” nhớ “thôn”
→ Cách nói ý nhị, kín đáo, gần với ca dao
- Tâm trạng chi phối cảnh vật 
→ Không gian tâm lý: không gian của nỗi nhớ
- Từ nỗi nhớ một người trở thành nỗi nhớ của một miền quê
→ Tiếng nói cá nhân trở thành tiếng nói chung
- “Một người” “một người”→ Sự xa cách
 → Không gian tâm lý: không gian của nỗi nhớ
- “Chín nhớ mười mong”: cách nói của ca dao
→ cường điệu mà chân thành 
→ Thời gian tâm lý: sự khắc khoải, mỏi mòn
câu thơ khắc sâu nỗi nhớ với cả 2 chiều không gian và thời gian
* 2 câu sau:
- so sánh 
+ Gió mưa – tương tư
+ Bệnh của giời – Bệnh tôi yêu nàng
→ Khái quát quy luật tình yêu: (đọc) tất yếu, không gì thay đổi được, không gì cưỡng lại được 
→ Bộc lộ điều khó nói bằng cách nói tự nhiên, chân thành, mộc mạc
Nhận xét: (đọc) Nếu như 2 câu đầu tình cảm con e ấp, ý nhị, kín đáo thì đến đây nỗi tương tư đã được bày tỏ một cách trực tiếp, chủ thể trữ tình đã xuất hiện với cảm xúc thực nhất, chân thành nhất của mình
Tiểu kết: (đọc) Với cách nói từ xa đến gần đầy tế nhị, 4 câu thơ đầu đã giới thiệu và khẳng định một tình yêu rất giản dị mà đằm thắm, thiết tha. Đồng thời nó hé mở bức tranh tâm trạng với những sắc thái cảm xúc phức tạp của chủ thể trữ tình
b. Diễn biến của tâm trạng tương tư
* Những sắc thái cảm xúc:
- Băn khoăn, hờn dỗi
- Than thở
- Hờn trách mát mẻ
- Nôn nao mơ tưởng
→ xen lồng, chuyển hoá
* Câu 5,6:
“Chung”, “lại” → mơ ước gắn bó lứa đôi
* Câu 7:
- 2 cách ngắt nhịp
+ 2/2/2
+ 3/3
→ (đọc): Với cách ngắt nhịp nào thì câu thơ cũng đem tới một cảm thức về thời gian tâm trạng, Thời gian như kéo dài ra bất tận. Ẩn đằng sau đó là sự chờ đợi khắc khoải, mỏi mòn của kẻ đang yêu. 
* Câu 8: Bước đi thời gian
- “nhuộm”
+ Thời gian thực
+ Thời gian tâm lý: nỗi nhớ, sự chờ đợi
* Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
- Xa xôi:
+ Khoảng cách thực tế
+ Sự xa cách tình cảm, tâm hồn
* Câu 13, 14
- Câu hỏi tu từ
- Đại từ phiếm chỉ
* Câu 15, 16:
- Hình ảnh quen thuộc + tinh thần lãng mạn thời đại
Tiểu kết (đọc): Qua toàn bộ đoạn 2 ta thấy được một tình yêu tha thiết nhưng cũng vô cùng xót xa, buồn tủi của nhân vật trữ tình. Tương tư không có tiếng nói của người con gái, nó hoàn toàn là những tâm tư xuất phát từ một phía. Qua đó người đọc cảm nhận được cái “tôi” khát khao đón hận hạnh phúc trong cuộc sống
c. Khát khao nhân duyên
- Hình ảnh cặp đôi
+ thôn Đoài – thôn Đông
+ một người - một người
+ tôi – nàng
+ bên ấy – bên này
+ hoa khuê các - bướm giang hồ
+ nhà anh – nhà em
+ giàn giầu – hàng cau
+ cau thôn Đoài - giầu thôn Đông
→ Mối duyên quê của lứa đôi đã hoà quyện trong cảnh quê
- “Giầu” – “Cau” → khát vọng nhân duyên
- Kết cấu đầu cuối tương ứng
- GV yêu cầu HS nêu lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- HS trả lời
- GV khẳng định lại : Ai đó nói rằng trong mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Sau bấy nhiêu năm, tưởng như có thể nói, trong mỗi chúng ta đều có một Nguyễn Bính (Chu Văn Sơn). Bài thơ này chính là một minh chứng khẳng định điều đó
III. Tổng kết
1.Nghệ thuật:
 -Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên,dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn thơ mộng.
 - Sử dụng hệ thống ẩn dụ-hoán dụ-ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo
 -Sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ 
 -Sử dụng nhiều cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lưa đôi.
 -Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn
2.Nội dung:
 Bài thơ thể hiện diễn biến có tính quy luật của tâm trạng tương tư hết sức ý nhị, kín đáo mà sâu sắc. Điều đáng trân trọng là sự hoà quyện nhuần nhị đến tuyệt vời của mối duyên quê và cảnh quê dân dã.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
5. Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS về nhà:
 + Làm bài tập nâng cao trong SGK với gợi ý: so sánh theo các tiêu chí: Thể thơ, mạch cảm xúc nhớ thương, cách thể hiện tâm trạng, hình tượng
+ Học thuộc lòng bài thơ
+ Soạn bài đọc thêm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuong tu NB.doc