Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS :

 - Nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng.

 - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của những nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.

 - Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Tài liệu tham khảo

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Vận dụng tổng hợp các phương pháp : Đọc SGK, trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, tổng hợp

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Dẫn vào bài mới

3. Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Văn 11
Tiết : 3
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS :
 - Nắm được những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 
 - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của những nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. 
 - Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội vừa có sáng tạo,góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - SGK, SGV
 - Tài liệu tham khảo
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Vận dụng tổng hợp các phương pháp : Đọc SGK, trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, tổng hợp
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Dẫn vào bài mới
Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ1: Tìm hiểu chung về lí thuyết.
Yêu cầu H/s đọc Sgk
 - Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội ?
 Hs suy nghĩ trả lời theo Sgk. Gv nhận xét bổ sung
 - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào ?
 - Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện quá những qui tắc nào? Do đâu mà có những qui tắc đó? 
 Hs suy nghĩ, dựa theo Sgk trình bày. Gv nhận xét khái quát, kết luận 
 - Anh, chị hiểu thế nào là lời nói của cá nhân? Cái riêng trong lời nói của ngôn ngữ cá nhân được biểu hiện qua những phương diện nào ?
 Hs suy nghĩ trả lời. Gv hướng dẫn hs phân tích các ví dụ minh hoạ.
 - Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế nào? Hãy phân tích mối quan hệ đó dựa trên hướng dẫn của sgk và thực tế sử dụng ngôn ngữ?
 Hs trao đổi thảo luận theo nhóm. Gv tổng hợp.
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 - Gv tổ chức lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Hs làm việc theo nhóm, bàn bạc trao đổi, thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. 
 - Gv nhận xét tổng hợp, sử dụng các câu hỏi gợi mở. 
 Gv chốt ghi nhớ SGK tr 13 và 35
I. Ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội
 - Muốn giao tiếp, muốn hiểu biết nhau, mỗi dân tộc, quốc gia, cộng đồng phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó chính là ngôn ngữ .
 - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung.Các yếu tố, và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội thì mới tạo được sự thống nhất. Vì vậy, ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội.
 - Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ:
 + Các yếu tố chung (đơn vị có sẵn): âm, thanh, tiếng, từ ngữ cố định.
 + Các qui tắc và phương thức chung: qui tắc cấu tạo từ (cụm từ), cấu tạo câu, văn bản, phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại của từ, phương thức sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của các câu.
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
 - Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói, đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Như vậy, lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ,vừa mang sắc thái riêng và đóng góp của cá nhân.
 - Cái riêng trong ngôn ngữ cá nhân được biểu lộ ở những phương diện sau:
 + Giọng nói cá nhân (khi nói mỗi người có một giọng riêng). 
 + Vốn tữ ngữ cá nhân (do thói quen sử dụng từ ngữ nhất định).
 + Sự sáng tạo chuyển đổi khi sử dụng ngôn ngữ chung (sáng tạo nghĩa từ, trong kết hợp từ, tách từ,chuyển loại từ, hoặc sắc thái phong cách ...).
 + Tạo ra các từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phươg thức chung. 
 + Vận dụng linh hoạt, sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung (Lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu).
 - Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong phong cách ngôn ngữ cá nhân là phong cách ngôn ngữ của các nhà văn (gọi tắt là phong cách ngôn ngữ cá nhân).
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
 Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ biện chứng thống nhất. đây là mối quan hệ 2 chiều:
 - Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của mình , đồng thời để lĩnh hội lời nói của người khác. 
 + Mỗi cá nhân không hình thành và chiếm lĩnh ngôn ngữ chung thì không thể tạo ra được lời nói riêng, không thể tham gia vào giao tiếp chung trong xã hội.
 + Ngôn ngữ chung được hiện thực hóa trong lời nói cá nhân hơn nữa còn được biến đổi phát triển trong chính quá trình mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp.
 - Sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra trong lời nói cá nhân dần dần góp phần hình thành và xác lập những cái mới trong ngôn ngữ, nghĩa là làm cho ngôn ngữ chung phát triển. 
IV. Luyện tập
 * Tr. 13
 1. Trong 2 câu thơ Nguyễn Khuyến không có các từ mới, các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng từ “thôi” được nhà thơ dùng với nghĩa mới.
 - Nghĩa chung: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi ăn, thôi học ).
 - Nghĩa cá nhân: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống (nói giảm).
 2. Trật từ tự khác thường, thể hiện cái riêng của Hồ Xuân Hương:
 - Sắp xếp theo lối đối lập, kết hợp với hình thức đảo ngữ:
 + Xiên ngang – đâm toạt
 + Mặt đất – chân mây
 + Từng đám – đá mấy hòn
=> thể hiện tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng là của tác giả.
 - Sự sắp xếp đó tạo âm hưởng mạnh cho câu thơ và tô đậm hình tượng thơ.
 * Tr. 35
 1. Nguyễn Du đã có sự sáng tạo khi sử dụng từ “nách”: Chuyển nghĩa từ “nách” chỉ vị trí trên cơ thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa 2 bức tường tạo thành góc. Như vậy, từ “nách” được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. 
 2. Từ “xuân”trong ngôn ngữ chung được các tác giả dùng với nghĩa riêng:
 - Trong thơ Hồ Xuân Hương: xuân = mùa xuân = sức sống, nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
 - Trong thơ Nguyễn Du: “ xuân” trong “cành xuân” chỉ vẻ đẹp người con gái tuổi trẻ.
 - Trong thơ Nguyễn Khuyến: “xuân” trong “bầu xuân” chỉ men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, của tình cảm thắm thiết bạn bè.
 - Trong thơ Hồ Chí Minh: Từ “ xuân” thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong năm, từ “xuân” thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
 3. Sự sáng tạo nghĩa từ “mặt trời”:
 - Thơ Huy Cận: “mặt trời” dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ nhưng dùng theo phép nhân hóa nên có thể “xuống biển” - hành động giống con người.
 - Thơ Tố Hữu : “mặt trời” chỉ lí tưởng cách mạng, ánh sáng của chân lí.
 - Thơ Nguyễn Khoa Điềm: “mặt trời” đầu dùng với nghĩa gốc, “mặt trời” hai dùng với nghĩa ẩn dụ - chỉ đứa con. Đối với mẹ, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ.
 4. Trong các ví dụ a, b, c có 3 từ do các cá nhân tạo ra, trước đó chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội. Chúng được tạo ra trên cơ sở một tiếng có sẵn với các nguyên tắc chung:
 - Từ “mọn mằn” được cá nhân hóa, tạo ra khi dựa vào:
 + Tiếng “mọn” với nghĩa gốc nhỏ không đáng kể (nhỏ mọn). Dựa vào những quy tắc cấu tạo chung như sau: Quy tắc tạo từ láy đôi lặp lại phụ âm đầu “m”; tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy đặt sau; tếng láy lặp lại âm đầu nhưng đổi vần thành “ăn”.
 + Từ “giỏi giắn” được tạo trên cơ sở tiếng “giỏi” theo quy tắc như các từ trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ 2 mang vần “ăn”, “giỏi giắn” có nghĩa là rất giỏi.
 + Từ “nội soi” được tạo ra từ 2 tiếng có sẵn, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hành động đi sau và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa đi trước. 
IV. Ghi nhớ
Củng cố : Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần Ghi nhớ và giải các bài Luyện tập.
Dặn dò : chuẩn bị Bài ca ngất ngưởng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu ngon ngu chung den loi noi ca nhan.doc