Giáo án Ngữ văn khối 11 - Truyện Kiều đối chiếu

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Truyện Kiều đối chiếu

Giới thiệu Truyện Kiều với bạn đọc Việt Nam là điều không ai dám làm, tôi lại càng không dám. Trong quyển “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” (NXB khoa học xã hội, 1983) tôi chỉ dám giới thiệu một cách đọc trong nhiều cách đọc khác nhau. Đó là cách đọc Truyện Kiều với Kim Vân Kiều để tìm sự khác nhau. Trong hoàn cảnh của tôi, sự đối lập chỉ có thể tiến hành sơ bộ, không thể đi vào chi tiết cụ thể.

 Tôi rất sung sướng được giới thiệu công trình này ở đấy sự đối chiếu được thực hiện chi tiết và công phu. Ở đây bạn đọc có thể tự mình xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm nhằm quy định xem phần nào của Nguyễn Du, phần nào của Thanh Tâm Tài Tử để thanh toán quan điểm cho rằng Truyện Kiều chẳng qua là sách dịch.

 Tháng 11 năm 1988, tôi được may mắn gặp thầy Hoàng Xuân Hãn, chuyên gia số một về chữ Nôm ở Paris. Thầy cho biết thầy có chuẩn bị mộ bản Kiều với hi vọng là nó gần nguyên tác nhất. Bản Kiều ông Phạm Đan Quế ghi lại ở đây tạm thời xem như dùng được. Đó là bản cụ Đào Duy Anh phiên, với một số chỗ chỉnh lí do ông Nguyễn Quảng Tuân làm mà tôi thấy là ổn. Quyển từ điển Truyện Kiều in khi tôi không ở trong nước để chữa bản in nên đầy những lỗi đến mức không thể chấp nhận được. Ngay ở văn bản Truyện Kiều cũng vô số lỗi. Đây là dịp may cho phép tôi tạ lỗi với bạn đọc.

 

doc 200 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Truyện Kiều đối chiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM ĐAN QUẾ
Bản dịch: KIM VÂN KIỀU – THANH TÂM TÀI NHÂN
Của TÔ NAM – NGUYỄN ĐÌNH DIỆM
Bản phiên TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU của ĐÀO DUY ANH
LỜI GIỚI THIỆU
(PHAN NGỌC)
	Giới thiệu Truyện Kiều với bạn đọc Việt Nam là điều không ai dám làm, tôi lại càng không dám. Trong quyển “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” (NXB khoa học xã hội, 1983) tôi chỉ dám giới thiệu một cách đọc trong nhiều cách đọc khác nhau. Đó là cách đọc Truyện Kiều với Kim Vân Kiều để tìm sự khác nhau. Trong hoàn cảnh của tôi, sự đối lập chỉ có thể tiến hành sơ bộ, không thể đi vào chi tiết cụ thể.
	Tôi rất sung sướng được giới thiệu công trình này ở đấy sự đối chiếu được thực hiện chi tiết và công phu. Ở đây bạn đọc có thể tự mình xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm nhằm quy định xem phần nào của Nguyễn Du, phần nào của Thanh Tâm Tài Tử để thanh toán quan điểm cho rằng Truyện Kiều chẳng qua là sách dịch.
	Tháng 11 năm 1988, tôi được may mắn gặp thầy Hoàng Xuân Hãn, chuyên gia số một về chữ Nôm ở Paris. Thầy cho biết thầy có chuẩn bị mộ bản Kiều với hi vọng là nó gần nguyên tác nhất. Bản Kiều ông Phạm Đan Quế ghi lại ở đây tạm thời xem như dùng được. Đó là bản cụ Đào Duy Anh phiên, với một số chỗ chỉnh lí do ông Nguyễn Quảng Tuân làm mà tôi thấy là ổn. Quyển từ điển Truyện Kiều in khi tôi không ở trong nước để chữa bản in nên đầy những lỗi đến mức không thể chấp nhận được. Ngay ở văn bản Truyện Kiều cũng vô số lỗi. Đây là dịp may cho phép tôi tạ lỗi với bạn đọc.
	Ở nhà thầy Hãn, tôi có đọc một quyển chép tay. Tên là Kim Kiều truyện diễn tự dịch Truyện Kiều ra thơ chữ Hán bằng lục bát. Đây là bốn câu mở đầu:
Nhân sinh bách tuế vi kì
Nhất tài nhất mệnh tương vi hỷ trù
Tang điền thương hải quan vu
Nhãn tiền đế cục, nhân thù thương tâm
(Trăm năm trăm cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng).
	Thầy Hãn cho tôi một quyển Kim Vân Kiều truyện , tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân do NXB Xuân Phong văn nghệ xuất bản, in năm 1983 do Tân Hoa thư cục của Liêu Ninh phát hành. Theo lời thuyết minh của NXB thì nó là tiểu thuyết tương đối có ảnh hưởng vào cuối Minh đầu Thanh nhưng số bản lưu truyền hết sức ít, chỉ có bản giữ ỏ Đại Liên Đồ thư quán là bản tốt nhất.
	Sau phần về truyện Kim Vân Kiều có bài viết của Lý Trí Trung về tác phẩm này. Bài này có những nhận xét đáng chú ý. Tôi lược dịch những điều cần thiết với bạn đọc Việt Nam.
	Từ Hải tự là Minh Sơn, người An Huy, sau làm hòa thượng ở Hàng Châu nên có hiệu là Minh Sơn hòa thượng, người khôn ngoan, giảo hoạt, dùng lối bói oán thu hút dân chúng, tự xưng là Thiên Sai Bình Hải Đại tướng quân. Năm 34 niên hiệu Gia Tĩnh, đời Minh (1555), Từ chỉ huy bọn nụy khẩu đánh cướp Sạ Thổ, Bình Hồ, Gia Hưng, Tô Châu, Hàng Châu, thế ngày càng mạnh. Hồ Tôn Hiến lợi dụng mâu thuẫn, li gián tả hữu, dụ Từ Hải hàng, lại ngầm hối lộ người sủng thiếp Thúy Kiều khuyên bảo Từ hàng. Từ thấy thế cô lại quá tin lời khuyên của Thúy Kiều, bèn quyết ý đầu hàng. Quan quân nhân lúc Từ đến hàng bố trí phục binh bốn bên đánh, Từ mang Thúy Kiều vừa đánh vừa chạy, cuối cùng bị vây nhẩy xuống nước mà chết.
	Thúy kiều lại được Mao Khôn đời Minh nói đến lần đầu tiên trong quyển “Chép lại đầu đuôi chuyện dẹp trừ Từ Hải” (Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt):Vương Thúy Kiều là kĩ nữ Lâm Tri, đầu tên là Kiều Nhi, giỏi hát lối mới, thạo hồ cầm. Sau tìm cách trốn khỏi nhà xướng ca, đổi tên ở bên bờ biển. Nụy khẩu đánh Giang Nam, bắt Thúy Kiều đem đi, rồi trở thành áp trại phu nhân của Từ Hải. Từ Hải rất yêu quý nàng, mọi kế hoạch đều nghe theo nàng. Quan quân phái người chiêu hàng, Kiều đem nhiều việc khuyên Hải, Hải mới quyết tâm hàng. Quan quân bố trí kế hoạch, Từ Hải thu chết, Thúy Kiều cũng bị quan quân cướp. Sau khi bị Đốc phủ làm ô nhục, Kiều bị gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận làm thiếp. Trên đường qua sông Tiền Đường, Thúy Kiều than: Minh Sơn hậu đãi ta, ta vì việc nước dụ hàng mà bị hại. Giết một người chồng rồi lại lấy một người chồng, còn mặt mũi nào sống nữa! Bèn nhảy xuống sông mà chết!
	Qua chuyện này được đưa vào tiểu thuyết. Đầu tiên là Chu Tịch đời Minh trong “Tây Hồ nhị tập” có nói đến chiến công quan Hồ thiếu bảo bình định nụy khâu. Sau đó Dư Hoài đời Minh viết “Vương Thúy Kiều truyện” trong “Ngu Sơ tâm chí” (quyển 8). Ở đây Thúy Kiều được miêu tả thành một người đẹp đa tài, trang nhã, đáng kính, đáng yêu nhưng bạc mệnh. Và Từ Hải thành một người có chí lớn, hào sảng, một đại trượng phu có phong vận. Trình độ tiểu thuyết hóa càng tăng lên trong “Vương Thúy Kiều truyện” của Hồ Khoảng. Từ Hải thành một anh hùng tuy bị lừa vẫn chiến đấu quyết liệt. Sau đó mới đến tác phẩm “Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Tử.
	Hiện nay chưa ai xác định được Thanh Tâm Tài Tử là ai?Có người dẫn tài liệu chép tay của Lý Nhân Phủ, người Việt Nam nói ông đã đọc “Từ Văn Trường tập” và “Thanh đằng lộ sử phân thích” ở sau hai tập này có phần phụ lục “Kim Vân Kiều” nên nói nó là của Từ Văn Trường tức là Từ Vị. Có người củng cố thuyết này bằng cách dẫn một đoạn trong “Tiêu hạ nhàn đàm” nói:
	“Từ Văn Trường, người Sơn Âm, làm khách dưới trướng Hồ Tôn Hiến. Hồ Tôn Hiến trong việc bình định nụy khẩu Từ Hải, sai đưa nhiều của cải cho người kĩ nữ Từ Hải yêu quý là Thúy Kiều khiến nàng thuyết phục Từ Hải đầu hàng. Hải chết, Hồ nhận Thúy Kiều làm thiếp. Lúc bấy giờ Thúy Kiều ở nhà chùa, Văn Trường muốn xem, mặc áo, đội mũ nhà sư, ở ngoài tường đùa bỡn với Thúy Kiều. Hồ Tôn Hiến biết giận lắm, tập hợp các nhà sư lại, sai Thúy Kiều nhận mặt. Kiều chỉ lầm một người giống Từ, liền bị Hồ Tôn Hiến giết”. Từ Văn Trường có viết “Mộc Lan nữ” tưởng nhớ Thúy Kiều.
	Nhưng Lý Trí Trung đã tìm ở các thư quán Trung Quốc và Mĩ thì không thấy truyện “Kim Vân Kiều” ở sau “Từ Vân Trường” và “Thanh đằng lộ sử phân thích”. Hơn nữa trong các tác phẩm khác Từ Vị rất mực ca ngợi Hồ Tôn Hiến thì trong truyện “Kim Vân Kiều”lại ca ngợi Từ Hải, còn Hồ Tôn Hiến trở thành một con người bất tín, bất nghĩa, hiếu sắc. Từ Vị là nhà văn rất lớn đời Minh, phong cách khác xa trong truyện “Kim Vân Kiều”. Do đó khó lòng xác định Từ Vị chính là Thanh Tâm Tài Tử.
	Bản dịch của Đại Liên Đồ thư quán mà tôi có về cơ bản là một với bản của Viễn Đông Bác Cổ.
	Ông Phạm Đan Quế đã có công giới thiệu một cách nhìn đối chiếu hai tác phẩm khá chi tiết. Tôi hoan nghênh công việc nghiên cứu dựa trên bằng chứng, tiến hành đối lập để tìm ra quan hệ. Đó là cách làm hiện đại, bổ ích cho việc nghiên cứu khách quan. Còn việc đánh giá là tùy từng người, nhất là tùy thuộc vào vốn kiến thức của người nghiên cứu nên kho lòng đòi hỏi sự nhất trí.
	Xin giới thiệu công trình với bạn đọc và hy vọng nó được tiếp đónm xứng đáng với công sức người có sáng kiến này.
	(Hà Nội, thàng 01 năm 1991)
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU GIỮA HAI TÁC PHẨM
	I. SO SÁNH HAI TÁC PHẨM THEO TỪNG HỒI
	Nhìn chung, về cốt truyện, hệ thống nhân vật, thứ tự trình bày các sự kiện, những vấn đề luân lí, triết lí, và đôi khi cả các chi tiết, Nguyễn Du đã dựa rất nhiều vào bản gốc của Thanh Tâm Tài Tử. Tuy nhiên, ông đã chọn những sự việc chính, lược bỏ nhiều đoạn rườm rà và có khi chỉ tóm tắt trong một số ít câu cả một đoạn dài trong truyện. Và sự khác nhau cơ bản là ở chỗ: các sự kiện trong Kim Vân Kiều là sự kiện chắp nối còn trong Truyện Kiều là sự kiện hữu cơ. Nguyễn Du đã đổi mới Kim Vân Kiều bằng cách thay đổi các quan hệ số lượng giữa các bộ phận như bạn đọc có thể thấy trong bản so sánh, từng hồi tiếp theo đây và nhất là khi đi vào từng chi tiết, từng đoạn văn cụ thể.
	Ta biết trong các cuốn tiểu thuyết chương hồi, sau khi trình bày hết các sự kiện trong một hồi thường có đoạn mở ra sự việc mới để “muốn biết thế nào, xem hồi sau sẽ rõ”. Để làm việc đó, Nguyễn Du thường thêm những câu chuyển đoạn rất tài tình như tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật hoặc một vài câu dẫn chuyện.
	Sau đây là bảng so sánh giữa hai cuốn theo từng hồi:
TT
Số trang chữ Hán
Số câu thơ của Nguyễn Du
Từ câu.đến
Nội dung
1
18
170
1-170
Kim – Kiều gặp gỡ
2
19
198
171- 368
Kim - Kiều giao ước
3
21
160
369-528
Kim – Kiều thề nguyền
4
17
230
529-758
Kiều quyết định bán mình
5
17
20
665-684
Hoàn thành giá thú
6
13
0
7
25
148
759-906
Trao duyên
Từ biệt gia đình
8
23
156
907-1062
Vào lầu xanh lần 1
9
18
86
1063-1148
Mắc lừa Sở Khanh
10
22
70
1149-1218
Tú Bà dạy nghề
11
18
152
1219-1370
Gặp Thúc Sinh
12
19
94
1371-1464
Lấy Thúc Sinh
13
29
158
1465-1622
Thúc Sinh về quê
Hoạn Thư
14
22
200
1623-1822
Bị Hoạn Thư bắt
15
21
94
1823-1916
Bị Hoạn Thư hành hạ
16
26
144
1917-2060
Hai lần đi tu
17
20
170
2061-2230
Vào lầu xanh lần 2
Gặp Từ Hải
18
38
230
2231-2460
Báo ân, báo oán
19
31
278
2461-2738
Từ Hải đầu hàng
Kiều tự tử được vớt
20
35
516
2739-3254
Tái hồi Kim Trọng
	Qua bảng so sánh trên, ta thấy Nguyễn Du gần như giữ nguyên trình tự các sự kiện. Tuy nhiên ông đã bỏ hẳn hồi 5 và hồi 6 chỉ thu lại trong 20 câu xen vào giữa hồi trước; riêng hồi 20 – Tái hồi Kim Trọng – ông đã diễn tả bằng 526 câu tức là gần 1/6 tác phẩm. Và nếu tính cả hai hồi trước đó thì ba hồi cuối chiếm tới 1024/3254 câu gần bằng 1/3 tác phẩm.
	II. NỘI DUNG CUỐN TRUYỆN KIỀU ĐỐI CHIẾU
	1. Về nội dung cuốn sách, sắp xếp như sau:
	- Giữ nguyên thứ tự của 20 hồi trong cuốn Kim Vân Kiều & đặt sau mỗi hồi là một nội dung tương ứng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Riêng hồi 5 và 6 không có trong phần tương ứng trong Truyện Kiều.
	2. Kí hiệu ghi chú trong cuốn sách
	* Trong phần Kim Vân Kiều:
	+ Gạch dọc bằng nét kép bên phải các đoạn mà Nguyễn Du đã sử dụng nhiều tình tiết.
	+ ... ời
Gặp nàng khi ở Châu Thai
Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên
Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên
Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng
2925-đại quân đồn đóng cõi Đông
Và sau chẳng biết vân mồng làm sao
Nghe tường ngành ngọn tiêu hao
Lòng riêng chàng luống lao đao thẫn thờ
Xót thay chiếc lá bơ vơ
2930-kiếp trần biết giữ bao giờ cho xong
Hoa trôi nước chảy xuôi dòng
Xót thân chìm nổi đau lòng hợp tan
Lời xưa đã lỗi muôn vàn
Mảnh hương còn đó phím đàn còn đây
2935-đàn cầm khéo ngẩn ngơ dây
Lửa hương biết có kiếp này nữa thôi?
Bình bồng còn chút xa xôi
Đỉnh chung sao lỡ ăn ngồi cho an!
Rắp mong treo ấn từ quan
2940-mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng pha
Dấn mình trong án can qua
Vào sinh ra tử họa là thấy nhau
Nghĩ điều trời thẳm vực sâu
Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn!
2945-những là nấn ná đợi tin
Nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời
Năm mây bỗng thất chiếu trời
Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành
Kim thì cải nhậm Nam Bình
2950-chàng Vương cũng cải nhậm thành Châu Dương
Sắm xanh xe ngựa vội vàng
Hai nhà cũng thuận một đường phó quan
Xẩy nghe thế giặc đã tan
Sóng êm Phúc Kiến,lửa thàn Chiết Giang
2955-được tin Kim mới rủ Vương
Tiện đường cùng lại tìm nàng sau xưa
Hàng Châu đến đó bấy giờ
Thật tình hỏi được tóc tơ rành rành
Rằng: ngày hôm nọ giao binh
2960-thất cơ Từ đã thu linh trận tiền
Nàng Kiều công cả chẳng đền
Lệnh quan lại bắt ép duyên thổ tù
Nàng đà gieo ngọc chìm châu
Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan
2965-thương ôi, không hợp mà tan
Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng
Chiêu hồn thiết vị lễ thường
Giải oan lập một đàn tràng bên sông
Ngọn triều non bạc trùng trùng
2970-vời trông còn tưởng cánh hồng lúc gieo
Tình thâm bể thảm lạ điều
Nào hồn tinh vệ biết theo chốn nào?
Cơ duyên đâu bỗng lạ sao 
Giác Duyên đâu bỗng tìm vào đến nơi
2975-trông lên linh vị chữ bài
Thất kinh mới hỏi: những người đâu ta?
Với nàng thân thích gần xa
Người còn sao bỗng làm ma khóc người
Nghe tin ngơ ngác rụng rời
2980-xúm quanh kể họ rộn lời hỏi tra
Này chồng này mẹ này cha
Này là em ruột này là em dâu
Thật tin nghe đã bấy lâu
Pháp sư dạy thế sự đâu lạ thường
2985-sư rằng: nhân quả với nàng
Lâm Tri buổi trước, Tiền Đường buổi sau
Khi nàng gieo ngọc chìm châu
Đón nhau tôi đã gặp nhau rước về
Cùng nhau nương cửa bồ đề
2990-thảo am đó cũng gần kề chẳng xa
Phật tiền ngày bạc lân la
Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây
Nghe tin nở mặt nở mày
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
2995-từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi
Minh dương đôi mắt chắc rồi
3000-cõi trần mà lại thấy người Cửu nguyên
Cùng nhau lạy tạ Giác Duyên
Bộ hành một lũ theo liền một khi
Bẻ lau vạch cỏ tìm đi
Tình thâm luống hãy hổ nghi nửa phần
3005-quanh co theo dải giang tân
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường
Giác Duyên lên tiếng gọi nàng
Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra
Trông xem đủ mặt một nhà:
3010-xuân già còn khỏe, huyên nhà còn tươi
Hai em phương trưởng hòa hai
Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa
Tưởng bây giờ là bao giờ
Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao
3015-giọt châu thánh thót quen bào
Mừng mừng,tủi tủi, xiết bao là tình
Huyên nhà dưới gối gieo mình
Khóc than mình kể sự mình đầu đuôi:
Từ con lưu lạc quê người
3020-Bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm
Tính rằng sông nước cát lầm
Kiếp này ai lại còn cầm gặp đây
Ông già trông mặt cầm tay
Dung quanh chẳng khác chi ngày bước ra
3025-bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần
Nỗi mừng biết lấy chi cân?
Lời tan hợp, chuyện xa gần thiếu đâu
Hai em hỏi trước han sau
3030-đứng trông chàng cũng trở sầu làm tươi
Quây nhau lạy trức Phật đài
Tái sinh trần tạ lòng người từ bi
Kiệu hoa giục giã tức thì
Vương ông dạy rước cùng về một nơi
3035-nàng rằng chút phận hoa rơi
Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay
Tính rằng mặt nước chân mây
Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?
Được rày tái thế tương phùng
3040-khát khao được thỏa tấm lòng lâu nay
Đã đem mình bỏ am mây
Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa
Mùi thiền đã bén muối dưa
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
3045-sự đời đã tắt lửa lòng
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi
Dở dang nào có hay gì
Đã tu tu trót qua thì thì thôi
Trùng sinh ơn nặng bể trời
3050-lòng nào nỡ dứt nghĩa người ra đi
Ông rằng: bỉ thử nhất thì
Tu hành thì cũng phải khi tòng quyền
Phải điều cầu phật cầu tiên
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây
3055-độ sinh nhờ đức cao dày
Lập am rồi sẽ rước thầy về chung
Nghe lời nàng phải chiều lòng
Giã sư giã cảnh đều cùng bước đi
Một nhà về đến quan nha
3060-đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy
Tàng tàng chén cúc dở say
Đứng lên Vân mới giãy bày một hai
Rằng; trong tác hợp cơ trời
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao
3065-gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em
Cũng là phận cải duyên kim
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao?
Những là rày ước mai ao
3070-Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
Còn duyên may lại còn người
Còn vầng trăng bạc,còn lời nguyền xưa
3075-Quả mai ba bảy đương vừa
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thời
Dứt lời nàng vội gạt đi
Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ
Một lời tuy có ước xưa
3080-xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều
Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi
Chàng rằng: nói cũng lạ đời
Dẫu lòng kia vậy, còn lời ấy sao?
3085-một lời đã trót thâm giao
Dưới dày có đất trên cao có trời
Dẫu rằng vật đổi sao dời
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
Duyên kia có phụ chi tình
3090-mà toan chia gánh chung tình làm hai?
 Nàng rằng: gia thất duyên hai
Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng
Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng
Hoa thơm phong nhụy, trăm vòng tròn gương
3095-chữ trinh đáng giá nghìn vàng
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa
Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa xa
3100-mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Đã xong thân thể còn toan nỗi nào
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao?
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh
3105-đã hay chàng nặng vì tình
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru
Từ rày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là
Chàng rằng nghĩ đến tình xa
3110-đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ
Nói chi kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời
Chàng rằng: khéo nói nên lời
Mà trong lẽ phải có người có ta
3115-xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
Nếu nàng lấy hiếu làm trinh
3120-bụi nào cho đục được mình ấy vay
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa
3125-có điều chi nữa mà ngờ
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu
Nghe chàng nói đã đủ điều
Hai thân thì cũng quyết theo một bài
Hết lời khôn lẽ chối lời
3130-cúi đầu nàng cũng ngắn dài thở than
Nhà vừa mở tiệc đoàn viên
Hoa soi ngọn đuốc, hồng chen bức là
Cùng nhau giao bái một nhà
Lễ đà đủ lễ,đôi đà đủ đôi
3135-động phòng dìu dặt chén mồi
Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa
Những từ sen ngó đào tơ
Mười lăm năm mới bây giờ là đây
Tình duyên ấy, hợp tan này
3140-bi hoan mấy nỗi,đêm chày trăng cao
Canh khuya bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân
Tình nhân gặp lại tình nhân
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình
3145-nàng rằng: phận thiếp đã đành
Còn làm chi nữa cái mình bỏ đi
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi
Chiều lòng gọi có xướng tùy mảy may
Riêng lòng đã thẹn lắm thay
3150-cũng đà mặt dạn mày dày khó coi
Những như âu yếm vành ngoài
Còn toan mở mặt với người cho qua
Lại như những thói người ta
Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa
3155-cũng là giở đuốc bày trò
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi
Người yêu ta xấu với người
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau
Cửa nhà dù tính về sau
3160-thì còn em đó,lọ cầu chị đây
Chữ trinh còn một chút này
Chàng cầm cho vững, lại giày cho tan
Còn nhiều ân ái chan chan
Hay vì vầy cánh hoa tàn mà chơi
3165-chàng rằng: gắn bó một lời
Bỗng không cá nước, chim trời lỡ nhau
Xót người lưu lạc bấy lâu
Tưởng thề thốt nặng, cũng đau đớn nhiều
Thương nhau sinh tử đã liều
3170-gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình
Chừng xuân tơ liễu còn xanh
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân
Gương trong chẳng chút bụi trần
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm
3175-bấy lâu đáy bể mò kim
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm
Nghe lời sửa áo cài châm
3180-Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng:
Thân tàn gạn đục khơi trong
Là nhờ quân tử khác lòng người ta
Mấy lời tâm phúc ruột rà
Tương tri đường ấy mới là tương tri
3185-chở che đùm bọc thiếu gì?
Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay
Thoắt thôi tay lại cầm tay
Càng yêu vì nết càng say vì tình
Thêm nến giá,nối hương bình
3190-cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan
Tình xưa lai láng khôn hàn
Thong dong lại hỏi ngón đàn ngày xưa
Nàng rằng: vì mấy đường tơ
Lầm người cho đến bây giờ mới thôi
3195-ăn năn vì sự đã rồi
Nể lòng người cũ vàng lời một phen
Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
3200-Ấy là hồ điệp ấy là Trang sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên?
Trong sao châu rỏ dành quyên
ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông
3205-lọt tai nghe suốt năm cung
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao
Chàng rằng: phổ ấy tay nào?
Xưa sao sầu thảm,nay sao vui vầy?
Tẻ vui bởi tạ lòng này
3210-hay là khổ tận đến ngày cam lai
Nàng rằng: vì chút nghề chơi
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau xin chừa
3215-chuyện trò chưa cạn tóc tơ
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông
Tình riêng nàng lại nói sòng
Một nhà ai cũng lạ lùng khen lao
Cho hay thục nữ chí cao
3220-phải người sớm mận tối đào như ai
Hai tình vẹn vẻ hòa hai
Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ
Khi chén rượu khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
3225-ba sinh đã phỉ mười nguyền
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy
Nhớ lời lập một am mây
Khiến người thân tín rước thầy Giác Duyên
Đến nơi đóng cửa cài then
3230-rêu trùm kẽ gạch cỏ len mái nhà
Sư đà hái thuốc phương xa
Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu?
Nặng vì chút nghĩa bấy lâu
Trên am cứ giữ hương đầu hôm mai
3235-một nhà phúc lộc gồm hai
Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần
Thừa gia chẳng hết nàng Vân
Một cây cù mộc,một sân quế hòe
Phong lưu phú quý ai bì;
3240-vườn xuân một cửa để bia muôn đời
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
3245-có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
3250-cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
---------------------HẾT----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctruyện Kiều đối chiếu.doc