Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Xuân Huy

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Xuân Huy

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về tác giả và xuất xứ của bài thơ. Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ.

3. Thái độ: Ý thức trận trọng di sản văn hoá dân tộc và rèn lòng yêu nước đối với học sinh

II. Chuẩn bị của GV & HS:

- GV: Bài soạn, SGK,SGV

- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK, SBT.

III. Tiến trình tiết dạy:

1. Kiển tra bài cũ: 5 ´Đọc thuộc lòng phiên âm, dich thơ bài Cảm xúc mùa thu và nêu ý nghĩa văn bản?

 

doc 44 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Xuân Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 48
Đọc thêm:
LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu)
 NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ ( Vương Xương Linh)
KHE CHIM KÊU ( Vương Duy)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về tác giả và xuất xứ của bài thơ. Hiểu được nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ.
3. Thái độ: Ý thức trận trọng di sản văn hoá dân tộc và rèn lòng yêu nước đối với học sinh
II. Chuẩn bị của GV & HS:
- GV: Bài soạn, SGK,SGV
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK, SBT.
III. Tiến trình tiết dạy:
Kiển tra bài cũ: 5 ´Đọc thuộc lòng phiên âm, dich thơ bài Cảm xúc mùa thu và nêu ý nghĩa văn bản?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I:15´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
 Yêu cầu học sinh tự tóm tắt tiểu dẫn?
Gọi học sinh đọc tác phẩm ( Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
Bài thơ: Lầu Hoàng Hạc
I. Tiểu dẫn: SGK
II. Đọc tác phẩm
III. Tìm hiểu tác phẩm
Gọi học sinh trả lời câu hỏi 1 SGK (160)
 Câu hỏi 1: Dụng ý của tác giả:
- Thể hiện qua thủ pháp nghệ thuật:
+ Đối : Quá khứ và hiện tại, tiên và tục, mất và còn có dụng ý:
Thời gian một đi không trở lại, đời người hữu hạn, vũ trụ vô cùng. 
Nghĩ về quá khứ xong tâm tư tác giả lại hướng về hiện tại: Tạo mối tương quan giữa cái nhìn thấy ( Hán Dương, Anh vũ) và cái không nhìn thấy ( Quê hương nhà thơ).
Gọi học sinh trả lời câu hỏi 2 SGK (160)
Câu hỏi 2:
- 4 câu đầu phá luật miêu tả vẻ đẹp huyền thoại của lầu vàng. 4 câu sau miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên hiện tại nhưng người buồn vì:
+ Nhận thấy đời người hữu hạn 
- Cái hồn của bài thơ là gợi nỗi buồn và nỗi buồn khi phải sống xa quê. Trước cái đẹp con người luôn cảm thấy thiếu vắng.
* Hoạt động II:15´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nỗi oán của người phòng khuê
Gọi học sinh đọc tiểu dẫn và tự tổng hợp kiến thức cần nhớ về tác giả tác phẩm?
Bài Nỗi oán của người phòng khuê
I. Tiểu dẫn: SGK
II. Đọc 
III. Tìm hiểu tác phẩm
Diễn biến tẩm trạng của người thiếu phụ?
Nhân tô nào tác đọng đến sự thay đổi tâm trạng?
Câu hỏi 1: Tâm trạng của người thiếu phụ
- Hai câu đầu người thiếu phụ chìm đắm trong cảm giác sưng sướng, sảng khoái không biết buồn : Trang điểm lộng lẫy, lên lầu thưởng ngoạn cảnh xuân.
- Hai câu sau tâm trạng có sự thay đổi: Nhìn thấy màu dương liễu:
+ Oán trách chiến tranh phi nghĩa, gây sinh li tử biệt
+Tuổi xuân qua đi cùng năm tháng sống trong cô đơn mỏi mòn mà bóng chồng vẫn biệt tăm “ Trông cá ,cá lặn, trông sao , sao mờ”
®Hối hận vì đã khuyên chồng đi kiếm tước hầu
Þ lên án chiến tranh phi nghĩa
* Hoạt động III:10´ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài Khe chim kêu
Gọi học sinh đọc tiểu dẫn và tự tổng hợp kiến thức
Bài Khe chim kêu
I. Tiểu dẫn: SGK
II. Đọc
III. Tìm hiểu tác phẩm
Tâm hồn thi sĩ qua tiếng hoa quế rơi?
 - Cảm nhận được âm thanh hoa quế rơi: Đêm rất tĩnh và tâm hồn nhà thơ cũng rất tĩnh, tinh tế giao cảm chan hoà với thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Người nhàn/ đêm tĩnh hoa quế rụng; Trăng thanh / tiếng chim kêu
® bức tranh có cảnh có sắc, có âm thanh
Củng cố, luyện tập:3´ Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài thơ
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2´ Giờ sau Bài viết số 4
________________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 49-50
BÀI VIẾT SỐ 04
I. Mục tiêu bài kiểm tra:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Biết cách tổng hợp kiến thức để viết một bài văn nghị luận văn học
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
3. Thái độ: Ý thức học bài và làm bài
II. Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Bài soạn, SGK, SGV, đề kiểm tra
HS: Giấy , bút
II. Tiến trình tiết học:
Kiến tra bài cũ: Không
Bài mới:
Đề bài: 
Câu 1: Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Phân tích biểu hiệncủa ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích sau?
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
Đáp án và thang điểm:
Câu 1:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Điểm
Nội dung
1
 Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ tình cảm... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
1
Mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, nhưng nó khác với lời thoại hằng ngày ở việc sử dụng phép điệp và phép đối, dùng nhiều hình ảnh và những câu cầu khiến.
Câu 2:
* Yêu cầu kiến thức: Nắm được vấn đề cần nghị luận 
* Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách trình bày một bài văn phát biểu cảm nghĩ
Điểm
Nội dung
0,5
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
3
Hình ảnh tráng sĩ hiên ngang bất khuất lòng trong hình ảnh dân tộc , thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt
1,5
Trí nam nhi vì dân vì nước
1,5
Nỗi thẹn nâng cao nhân cách người quân tử
0,5
Kết lại bài thơ
3. Củng cố, luyện tập: Thu bài
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Giờ sau học Trình bày một vấn đề
_______________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 51
TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được tầm qua trong, yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. Mạnh dạn tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể. Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề
2. Kĩ năng: Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể. Lập đề cương và trình bày trước tập thể.Rèn kĩ năng nói trước tập thể
3. Thái độ: Ý thức chuẩn bị những vấn đề có liên quan khi trình bày mọt vấn đề trước tập thể.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Bài soạn, SGK,SGV,Tài liệu tham khảo
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
III. Tiến trình tiết học:
1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học
2. Bài mới: Lời vào bài:
Trong cuộc sống chúng ta luôn phải trình bày một ý kiến, một nguyện vọng, một suy nghĩ nào đó trước người khác hoặc trước một tập thể.Vậy làm thế nào để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình một cách chủ động , mạch lạc ( có nghĩa là chúng ta phải trả lời câu hỏi: Nói cái gì? Nói cho ai nghe? Nói trong bao lâu? Nói như nào? Hiệu quả?). Hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài Trình bày một vấn đề để giải đáp câu hỏi trên.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I: (3¢ )Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
 Theo em trong cuộc sống, học tập trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như nào?
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề
-Trình bày một vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống giúp bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức đồng thời thuyết phục người nghe đồng tình , ủng hộ hoặc cảm thông với vấn đề người nói trình bày.
* Hoạt động II: (10¢) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục II.
Khi chọn vấn đề cần trình bày , người chọn vấn đề cần trình bày phải quan tâm đến những yếu tố nào?
Học sinh suy nghĩ có thể trình bày theo nhiều cách .GV chốt lại vấn đề:
II. Công việc chuẩn bị
 1. Chọn vấn đề trình bày
- Tìm hiểu người nghe: Họ là ai? Đang quan tâm đến vấn đề gì của đề tài ?
- Xem bản thân hiểu biết lĩnh vực nào của đề tài? Nguồn tư liệu sẽ lấy ở đâu?
- Xác định vấn đề cần trình bày gồm những ý nào?
- Thời gian sẽ trình bày?
 Đê lập được dàn ý hoàn chỉnh ta cần đảm bảo điều gì?
 2. Lập dàn ý
- Xác định ý cần trình bày
- Xác định các ý nhỏ 
- Trình tự sắp xếp các ý?
- Xác định ý trọng tâm
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi kết thúc
* Hoạt động III: 5¢: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục III.
Quy trình của trình bày một vấn đề?
III. Trình bày
 1. Bắt đầu trình bày
- Chào , giới thiệu bản thân, giới thiệu chủ đề của bài nói
 2. Trình bày nội dung chính
- Trình bày theo dàn ý
- Trích dẫn số liệu ,hình ảnh khi cần thiết
- Chú ý đến phản hồi của người nghe để kịp thời điều chỉnh: Giọng nói, tốc độ nói, và giải quyết các tình huống xẩy ra, trả lời các câu hỏi của người nghe.
* Chú ý: Có nhiều cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp....
 3. Kết thúc 
- Nhấm mạnh trong tâm hoặc kết luận
- Cảm ơn
*Hoạt động IV: 20¢: Học sinh chọn vấn đề cần trình bày của đề tài: Nghề cho tương lai sau đó lập dàn ý và trình bày trước lớp
5¢ chuẩn bị
3¢ cho mỗi tổ trình bày
GV nhận xét cho điểm nếu trình bày tốt.
IV. Luyện tập
Đề tài: Nghề cho tương lai
3. Củng cố, luyện tập:
Những yêu cầu cần đảm bảo khi phải trình bày một vấn đề? ( Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK (150)
Gợi ý: Trứơc khi trình bày một vấn đề cần tìm hiểu kĩ về đối tượng, lựa chọn nội dung và lập đề cương cho bài trình bày. Các bước trình bày cần theo thứ tự: Chào hỏi, tự giới thiệu, trình bày các nội dung, kết thúc và cảm ơn. Khi trình bày cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ để bài trình bày có sức thuyết phục
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Về học bài và làm bài tập trong SGK. Soạn bài Lập kế hoạch cá nhân.
Lập kế hoạch ôn tập các môn chuẩn bị cho thi học kì
_______________________
 Ngày dạy: 10A3..... Sĩ số: .... Vắng:...................................................
 10A6..... Sĩ số: ......Vắng:...................................................
Tiết soạn: 52
LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được Khái niệm, yêu cầu của bản kế hoạch cá nhân. Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch và viết thành bản kế hoạch cá nhân. Thấy được sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập kế hoạch cá nhân
3. Thái độ: Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.
II. Chuẩn bị của GV & HS:
GV: Bài soạn, SGK,SGV
HS: Vở ghi, vở soạn,SGK,SBT.
III. Tiến trình tiết học:
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học
Bài mới: Lời vào bài:
Để giúp cho các em có thói quen, ý thức , khả năng sống và làm việc có kế hoạch, theo kế hoạch và lịch trình hợp lí khoa học khắc phục thói quen làm việc theo hứng, tự do, hôm nay chúng ta học bài Lập kế hoạch cá nhân.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
* Hoạt động I: 5-7¢: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
GV:Kế hoạch cá nhân là gì? Thời khoá biểu có phải là kế hoạch cá nhân không? Vì sao?
HS làm việc độc lập trả lời. Gv chốt lại vấn đề.
Theo em lập kế hoach cá nhân có những thuận lợi gì?
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân
- Kế hoạch cá nhân: Là bản dự kiến nội dung, cách thức và phân phối thời gian hành động để hoàn thành một công việc nhất định của mỗi người.
- Thuận lợi của việc lập kế hoạch cá nhân: 
+ Giúp hình dung trước được công việc cần làm để phân phối thời gian hợp lí.
+ Tạo sự chủ động, tự tin
+ Thể hiện phong cách làm việc khoa học.
* Hoạt động II: 10-15¢: Hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch cá nhân.
Chia lớp thành 4 nhóm : thời gian thực hiện 5-7¢:
 GV yêu cầu các nhóm lập kế hoạch ôn tập môn ngữ văn kì I cho bản thân dựa theo câu hướng dẫn trong SGK?
Sau đó cá tổ lên trình bày giáo viên nhận xét chốt lại kiến thức, và đưa ra bản k ... ết phục.
3. Thái độ: Thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bài soạn, SGK,SGV, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT.
III. Tiến trình tiết học:
KIểm tra bài cũ:5¢ : Đọc thuộc lòng bài Đại cáo bình Ngô? Phân tích ý nghĩa của đoạn cuối “ Lời tuyên ngôn”?
Bài mới: Lời vào bài: Văn hoá, văn học là di sản tinh thân của dân tộc cần phải bảo tồn và lưu giữ. Vậy ngày trước cha ông ta đã thực hiện công việc này như nào? Tiết này chúng ta đi tìm hiểu : Tựa “Trích diếm thi tập” để trả lời cho câu hỏi trên.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I:5¢: Hướng dân xhọc sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn
Gọi học sinh trình bày những hiểu biết của mình về phần tiểu dẫn
Giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Hoàng Đức Lương (?-?) quê ở huyện Văn Giang Hưng Yên, trú quán tại Gia Lâm (Hà Nội) thi đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478).
2. Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay):
- Không rõ năm soạn nhưng tựa của tập thơ được ông viết vào năm 1497- thế kỉ XV- thế kỉ của tinh thần và ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ, công việc sưu tầm văn thơ rất có ý nghĩa
- Tập thơ bào gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thời Lê thế kỉ XV và cuối tập là thơ của Hoàng Đức Lương.
3. Thể : Tựa:
- Bài viết đặt ở đầu sách nêu lên quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách.
* Hoạt động II:7-10¢: Hướng dẫn học sinh đọc.
Gọi học sinh đọc tác phẩm.
Em có hiểu biết gì về thể tựa?
II. Đọc tác phẩm
1. Đọc
2. Thể loại:
* Hoạt đôngIII: 20¢: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:
“Thơ văn không lưu truyền hết ở đời vì nhiều lí do” câu mở đầu bài tựa , Hoàng Đức Lương cho chúng ta biết điều gì?
Theo tác giả HoàngĐức Lương có bao nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
Từ nguyên nhân trân tác giả lí giải vấn đề như nào?
Nội dung của nguyên nhân thứ ba mà tác giả nhắc đến là gì?
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Nguyền nhân thơ văn VN không được lưu truyền đầy đủ:
- “Đối với thơ văn.... ấy thôi”
+ Cổ nhân ví thơ văn như khoái chá, gấm vóc® Rất đẹp , rất quý ( Gấm vóc và khoái chá thì kẻ tầm thường cũng có thể thưởng thức và nhận ra cái đẹp vị ngon).
+ Thơ văn là sắc đẹp ngoài sắc đẹp, vị ngon ngoài vị ngon vì vậy chỉ có thi nhân mới hiểu hết vẻ đẹp của thơ văn.
® Thơ hay kén người thưởng thức
- “ Nước ta..... ý đến”
+ Tác giả chỉ ra rằng : Không phải không có người tài, không có ý thức giữ gìn văn hoá văn học mà là do, người có tài thì lại bận viêc quóc gia, việc nước, kẻ nhàn rỗi thì lại không để ý đến
® Người có tài thi không có thời gian, kẻ có thời gian thì không để ý đến .
- “Thỉnh thoảng.....bỏ dở”
+ Người thích thơ, lại ngại công việc nặng nhọc, sự tài lực kém cỏi nên không làm đến nơi đến chốn thường bỏ dở.
® Ngại việc.
- Sách vở ....lưu hành
+ Sách phật học vẫn được khắc in lưu truyền vì nhà chùa không cấm còn văn chương thì không có lệnh vua không dám khắc ván lưu hành
® Triều đình chưa quan tâm tới việc bảo tồn văn thơ.
Ngoài bốn nguyên nhân cụ thể trên thì theo em trong bài tựa còn có nguyên nhân nào khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
Trước những nguyên nhân đấy người làm thơ như ĐL chỉ trông chờ vào đâu?
- “ Vì bốn.....trôi chìm”
® Thời gian tàn phá
-” Huống chi....ta tành”
® Binh lửa chiến tranh
Þ Đây là hai nguyên nhân khách quan , nhưng hai nguyên nhân này cũng xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ quan .
- “Đức Lương.... đâu được”
® Người hoạc làm thơ không có sách để khảo cứu chỉ trông vào sách Bách gia của nhà Đường.
3. Củng cố:5¢
Theo em trong sáu nguyên nhân trên thì nguyên nhân nào mang tính chất thời đại, nguyên nhân nào là chuyện của muôn đời?
- Nguyên nhân mang tính chất thơi đại: Sự tàn phá của binh lửa chiến tranh: .
- Nguyên nhân là chuyện muôn đời:
+ Thơ hay kén người thưởng thức: 
4.Dặn dò: Giờ sau học tiếp bài Tựa...
_______________________
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi:Những nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời:
(Điền chi tiết cho câu trả lời sau?)
Nguyên nhân
Chi tiết
Ý nghĩa
1
Thơ hay kén người thưởng thức
2
Người tài không có thời gian, kẻ có thời gian thì không để ý
3
Ngại việc
4
Triều đình chưa quan tâm đến việc bảo tồn thơ văn
 Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng:..
 10A6: Sĩ số: Vắng:..
Tiết soạn: 63
TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP”
( Hoàng Đức Lương)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiên thức: Hiểu được niềm tự hào sâu sắc va ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ
3. Thái độ: Thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc.
II. Chuẩn bị của GV & HS
GV: Bài soạn, SGK,SGV, Tài liệu tham khảo.
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SBT.
III. Tiến trình tiết học:
KIểm tra bài cũ:5¢ : Đọc thuộc lòng bài Đại cáo bình Ngô? Phân tích ý nghĩa của đoạn cuối “ Lời tuyên ngôn”?
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động I: 30¢: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Theo em trong những nguyên nhân nêu ra ở tiết trước thì động cơ nào thôi thúc tác giả biên soạn sách nhất?
Thái độ tâm trạng của tác giả HĐL trước thực trạng trên?
III. Tìm hiểu văn bản:
2. Quá trình biên soạn thơ văn 
- Động cơ: ( Lí do biên soạn Trích dẫn thi tập)
+Thực trạng thơ ca lưu truyền quá ít ỏi, không tương xứng với bề dầy văn hiến của dân tộc “ Như nước....văn hiến đã lâu”. Một nước có bề dày văn hiến như vậy nay người làm thơ văn, sưu tầm thơ văn chỉ có thể “ Nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát được một vài câu” 
+ Người học làm thơ chỉ có thể trông vào bách gia đời Đường ( sách của nước khác)
- Thái độ tâm trạng: Đau xót , lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.
® Ý thức tự chủ về văn hoá của cha ông ta.
Hoàng Đức Lương làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?
- Quá trình sưu tầm: 
+ Nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát, tìm quanh hỏi khắp, thu lượm thêm thơ của các vị đang làm quan, chọn bài hay , chia xếp từng loại...
® Công việc sưu tầm khó khăn vất vả
Tác phẩm gồm mấy quyển chia làm mấy phần?
- Kết cấu của tác phẩm:
+ Tên sách : Trích diễm thi tập
+ Gồm 6 quyển, chia làm hai phần
* Hoạt động II:2¢ Gọi học sinh đọc ghi nhớ
III. Ghi nhớ:SGK
* Hoạt động III:5¢ : Hướng dẫn học sinh đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
 Theo em hiền tài có vai trò quan trọng như nào?
Vai trò tác dụng của việc khắc bia lưu danh?
IV. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
1. Vai trò của hiển tài:
+ Quyết định sự hưng vong của quốc gia dân tộc
+ Các đấng quân vương hền minh đều lấy nhân tài làm gốc
+ Trọng đãi nhân tài: 
2. Vai trò tác dụng của việc khắc bia lưu danh:
+ Khuyến khích nhân tài
+ Ngăn ngừa điều ác, noi gương hiền tài
+ Làm đất nước hưng thịcnh bền vững
3. Củng cố, luyện tập:3¢
Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của bài học .
4. Hướng dẫnhọc sinh tự học ở nhà:
Giờ sau học tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
_____________________
 Ngày dạy: 10A3: Sĩ số: Vắng:..
 10A6: Sĩ số: Vắng:..
 Tiết soạn:64
TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu và bước đầu nắm đực văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn
2. Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học để viết được những bài văn thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
3. Thái độ: Rèn ý thức thuyết minh văn bản chuẩn xác hấp dẫn
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, SGK,SGV, Tài liệu tham khảo
HS: Vở ghi, vở soạn, SGK,SGV.
III. Tiến trình tiết học:
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài học
Bài mới: Lời vào bài:
Thuyết minh là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học nên tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất là phải đảm bảo tính chuẩn xác và khách quan, có chuanả xác và khách quan mới tạo ra được tính hấp dẫn. Vậy để làm như nào viết được một bài văn thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn hôm nay chung ta tìm hiểu Tình....
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động I:¢: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.
Em hiểu thế nào là tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:
1. Tính chuẩn xác:
- Cốt lõi của văn bản thuyết minh là tri thức về sự vật hiện tương. Để nhưng tri thức về sự vật hiện tượng đến với người đọc, người nghe như vốn có của nó thì người thuyết minh phải thuyết minh chính xác.
® Tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
Theo em có những biện pháp nào để đảm bảo tính chuẩn xác của vănbản thuết minh?
2. Biện pháp:
- Tìm hiểu thấu đáo, kĩ càng đối tượng cần thuyết minh
- Thu thập đầy đủ, phong phú và cập nhật thông tin mới nhất về đối tượng mình cần thuyết minh
- Chú ý thời điểm xuất bản của các thông tin
- Trách hư cấu, phóng đại
Tính hấp dẫn là gì?
Vì sao cần đảm bảo tính hấp dẫn?
II. Tính hấp dẫn:
1. Tính hấp dẫn:
- Là sự lôi cuốn gây chú ý, hứng thú ở người đọc
( nghe).
- Khi văn bản không có tính hấp dẫn thì ngừơi đọc không đón nhận và văn bản đó sẽ không có tác dụng XH
Có những biệnpháp nào tạo nên tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
2. Biện pháp:
-Với những vấn đề trừu tượng cần đưa sự việc, con số cụ thể chi tiết
- Cần sự dụng biện pháp so sánh đối chiếu để làm nối bật điển giống và khác ( Chú ý nhấn mạnh ở điểm khác)
- Sử dụng kiểu câu phải linh hoạt tránh khô cứng
- Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi dọi từ nhiều phía.
* Hoạt động II:¢ : Hướng dẫn học sinh luyện tập:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập trang 24.
Gọi học sinh đọc và trả lời theo câu hỏi trong SGK
Em có thể rút ra được bài học gì về tính chuẩn xác?
III. Luyện tập:
Bài tập 1: Tính chuẩn xác:
a.
- Không chuẩn xác vì VHlớp 10 không chỉ có VHDG mà còn có văn học TĐ
- VHDG không chỉ học ca dao , tục ngữ, câu đố mà còn học truyện cổ tích, truyền thuyết , truyện cười
b.
- Không chuẩn xác vì 
+ Áng thiên cổ hùng văn không phải là áng văn được viết ra từ nghìn đời trước mà nghĩa của cụm từ này là áng văn của nghìn đời
 c.
- Không sử dụng được vì:
+ Vì đoạn văn không thuyết minh NBK với tư cách nhà văn như đề bài yêu cầu.
Þ Văn bản thuyết minh cần đảm bảo tình chuẩn xác về:
+ Nội dung thông tin
+ Dùng từ chính xác 
+ Phù hợp với yêu cầu của đề bài
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trang 25
Gọi học sinh đọc và trả lời theo câu hỏi trong SGK
Em rút ra được bài học gì?
Bài tập 2: Tính hấp dẫn:
(1): 
+ Đưa hai ví dụ có địa chỉ cụ thể
+ Sử dụng số liệu với những con số cụ thể
® Để CM và lôi cuốn người đọc
(1):
+ Tạo ấn tượng bằng việc kể tốm tắt truyền thuyết hoang đường gây sự chý ý của người đọc người nghe
+ Đây khhông coi là bịa vì người thuyết minh đã nói rõ đây là truyền thuyết theo cách lí giải của người xưa về tự nhiên
Þ Tuỳ đối tượng và mục đích, yêu cầu thuyết minh người viết có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để tạo sự lôi cuốn hấp dẫn.
* Hoạt động III: 2¢ Gọi học sinh đọc ghi nhớ
III. Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố:
Nắm được các biện pháp tạo nên tính chuẩn xác và hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
4.Dặn dò:
 Về làm bài tập trang 27
Giờ sau viết bài số 5
_________________

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 4864.doc