Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trao duyên

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trao duyên

A. Mục tiêu bài học: Giúp học viên:

 - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.

B. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Về tác giả Nguyễn Du

3. Vào bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1459Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày dạy 15/3/2010
Tiết dạy: 76 – PPCT
Trao Duyên
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Mục tiêu bài học: Giúp học viên: 
 - Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.
Tiến trình lên lớp: 
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Về tác giả Nguyễn Du
 Vào bài mới.
Hoạt động GV – HV
Hoạt động 1:
 - GV: Gọi 1 HV đọc phần tiểu dẫn trong SGK?
- GV: yêu cầu HV tìm vị trí đoạn trích?
Hoạt động 2:
- GV: Gọi 1 HV đọc văn bản.
- GV: Cho HV thảo luận tìm bố cục
- GV: Cho HV đọc lại 12 câu đầu.
- GV: tại sao Nguyễn Du dùng từ cậy, chịu?
- GV: HV giải thích tại sao Kiều lạy Thúy Vân?
- GV: câu 3,4 thể hiện điều gi?
- GV: Nêu lên vấn đề gì? Giữa tình và hiếu Kiều chọn gì?
- GV: Kiều đã trao duyên hay chưa trong câu 9,10?
- GV: Tâm trạng Kiều ntn?
- GV: Yêu cầu HV đọc 6 câu thơ của phần 2.
- GV: Kiều đã trao nhũng vật gì cho Thúy Vân?
- GV: “Người mệnh bạc” là người ntn?
- GV: Kiều đang nói với ai?
- GV: 8 câu tiếp diễn tả tâm trạng gì của Kiều?
- GV: yêu cầu HV đọc lại 8 câu thơ cuối cùng của đoạn trích.
- GV: Bây giờ là lúc nào?
- GV: Tại sao Kiều nhận mình là người phụ bạc?
- GV: Cái lạy ở đây có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3
- GV: Cho HV đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Nội dung bài học
I/ Giới thiệu chung:
GV giới thiệu phần tiểu dẫn trong SGK
Vị trí của đoạn trích: từ câu 723 756
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc
2.Bố cục của văn bản: gồm 3 phần
- Phần 1: 12 câu thơ đầu Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
- Phần 2: 14 câu thơ tiếp theo Kiều trao kỷ vật và dặn dò Thúy Vân.
- Phần 3: 8 câu thơ còn lại Nỗi đau của Kiều sau khi trao duyên.
3. Phân tích văn bản: 
a. Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân:
- Đang đắn đo suy nghĩ Kiều đột ngột yêu cầu Thúy Vân ngồi lên cho mình “ lạy” rồi mới nói tiếp. Cử chỉ thật bất ngờ, bất bình thường bởi việc sắp nói vô cùng quan trọng thiêng liêng. 
* 4 câu thơ đầu: 
+ “ cậy” tin cậy mà nhờ 
+ “ chịu” nài ép, nể mà nhận
+ “ lạy” bất ngờ, vô lý nhưng hợp lý. Đây là cái lạy của người chịu ơn, lạy bởi đức hy sinh cao cả của em. 
Câu 3,4: là lới trao duyên chưa chính thức nhưng đã tỏ ý ràng buộc em, tùy em định liệu. 
* 4 câu thơ tiếp theo:
- Kể lại vắn tắt mối tình của Kiều – Kim Trọng.
Kiều chọn cách hy sinh tình cho hiếu. 
* 4 câu thơ cuối: 
- Kiều trao duyên chính thức: Là người phụ nữ thông minh, Kiều đã dùng lý lẽ cao cả và duy nhất ở đây là: “ tình chị em máu mủ ruột già”, điều này khiến Vân không thể nào từ chối.
- Tâm trạng Kiều lúc này: thanh thản, thoải mái nhưng chỉ là tạm thời, mà mâu thuẩn trong lòng Kiều đang dâng cao.
b. Kiều trao kỷ vật và dặn dò Thúy Vân:
* Nuốt nước mắt Kiều trao kỷ vật lại cho Vân.
- 6 câu thơ đầu: 
+ “ Chiếc vành”: vật kỷ niệm ban đầu
+ “ tờ mây” : tờ giấy ghi lời thề ước ( là thư)
+ “ của tin” : vật làm tin
+ “ của chung” : của chàng, của chị, nay là của em.
Đến đây Kiều nhận mình là người “ mệnh bạc” la người có số phận bạc bẽo, bất hạnh không may. Tay Kiều run run trao kỷ vật mà lòng nàng thổn thức , đau đớn, tiếc nuối.
+ Vẫn đang nói với Vân nhưng hình như càng nói Kiều càng quên đi sự có mặt của em, nàng chỉ nói một mình, với mình và thầm thì về tương lai mù mịt của mình.
* 8 cậu thơ tiếp: 
 - Kiều tưởng tượng ra mình chết oan hồn tả tơi bay vât vờ trong gió, không sao siêu thoát được bởi còn mang nặng lời thề. Vừa giờ lại kỷ vật để trí tưởng tượng tung bay, không kìm giữ là Kiều lại trở về với nỗi dằn vặt, lâm li hơn trước. Phút bình yên tạm thời bay biến, Kiều nữa tỉnh nữa mê, lời nói của kiều phảng phất như từ cõi âm vọng lại. Giọng thơ cũng đuổi theo, hình ảnh, âm điệu chập chờn, thần linh, ma vị: hương khói, ngon cỏ mâu thuẩn không hề dược giải mà thắt chặt thêm.
c.Nỗi đau của Kiều sau khi trao duyên: ( 8 câu cuối )
* “ Bây giờ”: từ tương lai mịt mù, từ cõi chết quay về hiện tại tàn khốc, Kiều vẫn quẫn quanh với nỗi đau mất mát không thể hàn gắn: Trâm gãy, bình tan. Thân phận nàng bạc như vôi, hoa trôi nước chảy. Tất cả giang dở lỡ làng.
* Người “ phụ” bạc: tới đây Kiều nhận mình là người phụ bạc, người có lỗi với chàng Kim. Kiều muốn tạ lỗi với chàng, dù chàng không ở đó. Vì thế đang nói một mình, Kiều quay sang như nói với người thương yêu xa cách: 
“ Trăm nghìn gửi lạy tình quân”.
- “ lạy”: ở đầu đoạn là biết ơn, còn ở cuối này là vĩnh biệt nghẹn ngào.
* Kiều nhận tất că mọi lỗi về mình mà nàng có lỗi gì đâu, đức khiêm nhường, hy sinh của nàng thật cao quý. Nỗi đau càng lên tới cao trào. Hai lần Kiều gọi tên Kim Trọng thảng thốt: “Ôi! Kim lang” 
- Tình cảm lâm li đến cực độ Kiều quên hẳn người đối diện, nói một mình, rồi nói với người tình vắng mặt những lời thống thiết, những tiếng kêu thét tuyệt vọng.
4/ Tổng kết: 
- Nội dung: Đoạn thơ trao duyên mà không trao được tình, là một cơn khủng hoảng, bảo tố trong lòng Kiều, đức hy sinh cao cả của Kiều.
- Nghệ thuật: Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật, đậm chất trử tình, bi kịch, đi sâu vào chân lý nhân vật, ngôn ngữ biến hóa linh hoạt. 
5. Dặn dò HV:
 - Học viên soạn bài “ Nỗi thương mình” cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10-binh.doc