Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 2

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 2

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 - Chữa nội dung: Giúp HS hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận.

 - Chữa lỗi câu và diễn đạt: Giúp HS khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 - Giáo án.

 - Bài làm của HS.

C.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

 - Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận.

 - Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết. GV thu bài lưu văn phòng.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC.

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 3. Bài mới.

 

doc 19 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2023Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Trả bài viết số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 10 / 2009 
Tiết 31. 	
	Trả Bài viết số 2.
A. Mục tiêu bài học.
	- Chữa nội dung: Giúp HS hiểu đề và cách trình bày một bài văn nghị luận.
	- Chữa lỗi câu và diễn đạt: Giúp HS khắc phục được một số lỗi cơ bản, từ đó biết sửa chữa và viết văn tốt hơn.
B. Phương tiện thực hiện.
	- Giáo án.
	- Bài làm của HS.
C.Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi, thảo luận.
	- Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết. GV thu bài lưu văn phòng.
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Không.
	3. Bài mới. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
*Hoạt động 1.
GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả.
* Hoạt động 2.
GV đọc và chép đề lên bảng.
HS xác định nội dung cần làm.
Đề bài.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Tự tình( Bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
Hãy xác định:
- Nội dung yêu cầu?
- Định hướng bài làm:
+ ý cần triển khai.
+ Phạm vi kiến thức.
- Điểm giống và khác nhau ở hai người phụ nữ trong 2 bài thơ này là gì?
*Hoạt động 3.
- GV cho HS đọc 1 số bài văn mẫu( KQ cao)
1. Nhận xét chung.
* Ưu điểm.
- Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài.
- Phân tích được dẫn chứng để minh họa cho luận điểm của mình.
- Hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của 2 văn bản. Biết so sánh và rút ra điểm giống và khác nhau giữa thân phận hai người phụ nữ được biểu hiện trong 2 bài thơ đó.
* Nhược điểm.
- Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
- Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.
- Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở phân tích cụ thể nội dung 2 bài thơ.
- Chưa làm nổi bật trong tâm yêu cầu đề.
2. Chữa đề.
* Yêu cầu về kỹ năng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng viết văn nghị luận để làm bài.
- Văn rõ ràng, ngắn gọn, trong sáng. Diễn đạt lưu loát, các ý lôgíc.
- Đánh giá và phân tích được một cách rõ ràng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua 2 bài thơ.
- Văn viết sáng tạo, có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Nắm vững nội dung của hai bài thơ, từ đó thấy được sự giống và khác nhau giữa tính cách của hai người phụ nữ:
+ Khác:Một người muốn bứt phá, thoát ra khỏi cuộc sống ngột ngạt; Một người lại cam chịu, nhẫn nại làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia, động viên, khuyến khích. Một người cô đơn một mình, đau tức trước duyên phận hẩm hiu.
+ Giống: Cùng cảm nhận được thân phận, số phận của mình một cách rõ ràng. Cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình.
Họ đều là những người phụ nữ tần tảo, nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì được để thoát khỏi cuộc sống tù túng ngột ngạt, đến bế tắt ấy. Mất tự do, không được sống cho chính mình.
- Có thể phân tích từng bài thơ để thấy được hình ảnh người phụ nữ VN - nhưng phải biết chọn ý phân tích. 
- Có thể phân tích song song hai bài thơ để so sánh luôn sự giống và khác nhau trong cách biểu hiện và bộc lộ tâm trạng của hai người phụ nữ ấy. Từ đó đánh giá nét cá tính đều đáng được trân trọng, đáng quí ở người phụ nữ Việt Nam: Mạnh mẽ, biết hi sinh, ý thức được về bản thân, nhận thức được về cuộc sống.
4. Hướng dẫn về nhà.
	- Khắc phục lỗi bài làm. Viết lại bài văn ( nếu có điều kiện).
	- Rèn kỹ năng để viết bài văn số 3( nghị luận văn học) tốt hơn.
	- Soạn bài theo phân phối chương trình.
*************************
Ngày soạn: 11/ 10 / 2009.
 Tiết 32. 	
	 Thao tác lập luận so sánh.
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Nắm được vai trò, mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp hàng ngày nói chung.
	- Rèn kỹ năng vận dụng so sánh vào việc viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK - SGV Ngữ văn 11.
	- Giáo án.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
	- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
	- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Không.
	3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS.
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
 Nhắc lại kiến thức cũ.
- Thế nào là so sánh? Trong cuộc sống chúng ta hay dùng so sánh không? So sánh để làm gì? 
* Hoạt động 2.
Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK bằng trao đổi thảo luận nhóm.
 Nhóm 1. Đọc đoạn trích và trả lời: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là gì?
Nhóm 2. Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Nhóm 3. Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
Nhóm 4. Mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh? 
* Hoạt động 3.
HS đọc mục II trong SGK và trả lời câu hỏi theo cặp.
- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
- Căn cứ để so sánh là gì? 
- Mục đích của so sánh là gì?
* Hoạt động 4.
HS đọc ghi nhớ SGK.
1. Khái niệm so sánh.
- So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng ( chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
2.1. Khảo sát bài tập.
Câu1. Đối tượng được so sánh: Bài văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
Câu 2. Điểm giống và khác nhau.
+ Giống: Đều bàn về con người.
+ Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống, văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.
- Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình. Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.
2.2 . Kết luận.
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
3. Cách so sánh.
- Câu 1. Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau: 
+ Quan niệm của những người chủ trương" cải lương hương ẩm" cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằngchỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
- Câu 2. Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong "Tắt đèn", với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy- nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
- Câu 3. Mục đích của so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
4. Ghi nhớ.
- SGK
	4. Luyện tập.
	- Bài tập SGK.
	5. Hướng dẫn về nhà.
	- Nắm nội dung bài học.
	- Triển khai phần bài tập còn lại.
	- Soạn bài theo phân phối chương trình.
*************************
Ngày soạn: 13/10/2009
	Tiết 33+34.	
	Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX 
	đến cách mạng tháng tám 1945.
A. Mục tiêu bài học.
 	Giúp học sinh: 
	- Nắm bắt được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa VN nửa đầu XX.
	- Hiểu những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX - cách mạng tháng Tám 1945.
	- Biết vận dụng kiến thức vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.
B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK, SGV ngữ văn 11.
	- Giáo án.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu, nêu vấn đề, phân tích và minh họa.
	- Kết hợp trao đổi, thảo luận nhóm..
	- Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài.
	3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc thầm từ trang 82-87, nêu đặc điểm cơ bản của VHVN từ XX- CM8/45.
- Em hiểu thế nào là hiện đại hóa?- GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Quá trình hiện đại hoá của VHVN thời kì này diễn ra qua mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Những thành tựu đạt được? Các tác giả tiêu biểu?
- Vì sao GĐ 3 VHVN mới thực sự trở thành hiện đại?
- VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945 phân hoá ra sao? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc các bộ phận, các xu hướng văn học?
- VH VN thời kì này phát triển với tốc độ như thế nào?
- Kể tên những tên tuổi đáng tự hào?
- Vì sao có tốc độ phát triển ấy?
Hoạt động 2.Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử VH VN là gì? VH thời kì này có đóng góp gì mới về tư tưởng?
 - Truyền thống yêu nước mang nội dung dân chủ: Đất nước phải gắn với nhân dân
 - Truyền thống nhân đạo mang nội dung mới: Đối tượng của VH là những con người bình thường trong xã hội; nhân đạo còn gắn với ý thức cá nhân của tác giả
 - Chủ nghĩa anh hùng với quan niệm nhân dân là anh hùng gắn với lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế XHCN
 - GV hướng dẫn HS tìm và phân tích một số dẫn chứng trong các tác phẩm đã học.
*Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
 + Nhóm lớn: 3 nhóm
 + Thời gian: 5phút
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 : Các thể loại VH mới xuất hiện ở thời kì này là gì? 
 + Nhóm 2: Tiểu thuyết hiện đại khác truyện thơ Nôm thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể
+ Nhóm 3: Thơ hiện đại khác thơ thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể
- GV hướng dẫn các nhóm thống nhất ý kiến.
* Hoạt động 4.
GV hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
 - Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.
 - Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện:
+ Thay đổi quan niệm về văn học; văn chương chở đạo -> văn chương là một hoạt động nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám cuộc sống.
+ Chủ thể sáng tạo: Từ nhà nho -> nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp
+ Công chúng văn học:Tầng lớp nho sĩ->tầng lớp thị dân.
+ Xây dựng nền văn xuôi TiếngViệt: Hiện đại hóa thể loại văn học; Xuất hiện nhiều thể loại mới; Phóng sự, Kịch, phê bình.
à Vì vậy hiện đại hóa VH là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của VH dân tộc trong thời đại mới.
 - Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.
a/ Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ X đến khoảng năm 1920.
b/ Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930.
c/ Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
 2.1. Bộ phận VH công khai ... tham khảo.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp trao đổi thảo luận nhóm.
	- Phương pháp phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, liên tưởng.
	- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn
D. Tiến trình giờ học.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:	3. Bài mới.
Hoạt động của GV v à HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
Trao đổi thảo luận nhóm.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: Có bao nhiêu từ mang nghĩa tối xuất hiện trong tác phẩm? Dẫn chứng? Biểu tượng bóng tối gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc đời của con người nơi phố huyện?
- Nhóm 2: Bóng tối có liên quan gì tới cuộc sống mưu sinh hàng ngày của con người nơi phố huyện này không? Dẫn chứng? 
- Nhóm 3: Ngọn đèn dầu được lặp bao nhiêu lần? Dẫn chứng? 
- Nhóm 4: ý nghĩa biểu tượng của ngọn đèn dầu trong tác phẩm?
* Hoạt động 2.
GV định hướng cho HS tổng hợp kiến thức. Đánh giá tâm trạng của nhân vật thông qua các thao tác phân tích trên. 
-Tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và đời sống nơi phố huyện?
Hoạt động 3.
Trao đổi thảo luận nhóm.
- Nhóm 1: Biểu tượng chuyến tàu lặp bao nhiêu lần trong tác phẩm? Có ý nghĩa gì?
- Nhóm 2: Tại sao đêm nào chị em Liên cũng chờ tàu qua rồi mới đi ngủ? Có phải hai chị em chờ tàu qua để bán hàng không? Tại sao? 
- Nhóm 3: Theo em, Liên là người như thế nào?
- Nhóm 4: Qua truyện ngắn Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì? 
* Hoạt động 4.
Trao đổi cặp: 3 phút.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
- Chân dung nhà văn Thạch Lam qua truyện ngắn?
*Hoạt động 3.
HS đọc ghi nhớ SGK.
 3.2. Biểu tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện.
* Biểu tượng bóng tối.
- Lặp hơn 20 lần trong tác phẩm.
à bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm, tạo nên một bức tranh u tối.
- Cái màn đêm ấy tưởng chừng như có thể sắt ra từng miếng, đè nặng lên cả tác phẩm tạo một không gian tù đọng, gợi cảm giác ngột ngạt.
- Bóng tối được miêu tả nhiều trạng thái khác nhau, có mặt suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
à gợi cho người đọc thấy một kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của người dân phố huyện nói riêng và nhân dân trước cách mạng tháng Tám nói chung.
à Đó là biểu tượng của những tâm trạng vô vọng, nỗi u hoài trong tâm thức của một kiếp người.
- Bóng tối ấy có liên quan đến từng con người có một cuộc đời vất vả, lam lũ:
+ Tối đến mẹ con chị Tý dọn hàng nước.
+ Đêm về bác phở Siêu xuất hiện.
+ Trong bóng tối gia đình bác hát Sẩm kiếm ăn.
+ Khi bóng tối tràn ngập là lúc bà cụ Thi điên đến mua rượu uống. 
+ Đêm nào Liên cũng ngồi lặng ngắm phố huyện và chờ tàu.
à Bóng tối trở thành biểu tượng nghệ thuật gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.
* Biểu tượng ngọn đèn dầu nơi phố huyện.
- Ngọn đèn dầu được nhắc hơn 10 lần trong tác phẩm.
à Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng ngợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến nao lòng.
- Ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét mỏi mòn trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố huyện.
- Cả một bức tranh đen tối. Những hột sáng của ngọn đèn dầu hắt ra giống như những lỗ thủng trên một bức tranh toàn màu đen.
 à Chị em Liên cảm nhận chiều quê: Cảnh vật tuy buồn nhưng thân thuộc, gần gũi. Liên và An lặng lẽ ngắm các vì sao, lặng lẽ quan sát những gì diễn ra ở phố huyện và xót xa cảm thông, chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối của cơ cực đói nghèo.
àNỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên, nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự đợi chờ trong đêm.
3.3. Biểu tượng chuyến tàu đêm qua phố huyện.
- Hình ảnh con tàu lặp 10 lần trong tác phẩm.
à Đó là biểu tượng cho một cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại. Dù chỉ trong giây lát nó cũng đưa cả phố huyện thoát ra khỏi cuộc sống tù đọng, u ẩn, bế tắc.
- Chuyến tàu đêm qua phố huyện là niềm vui duy nhất trong ngày của chị em Liên. 
+ Mang đến một thế giới khác: ánh sáng xa lạ, âm thanh nao nức, tiếng ồn ào của khách...khác và đối lập với nhịp điệu buồn tẻ nơi phố huyện.
+ Chuyến tàu ở Hà Nội về: trở đầy ký ức tuổi thơ của hai chị em Liên, mang theo một thứ ánh sáng duy nhất, như con thoi xuyên thủng màn đêm, dù chỉ trong chốc lát cũng đủ xua tan cái ánh sáng mờ ảo nơi phố huyện.
- Việc chờ tàu trở thành một nhu cầu như cơm ăn nước uống hàng ngày của chị em Liên. Liên chờ tàu không phải vì mục đích tầm thường là đợi khách mua hàng mà vì mục đích khác:
+ Được nhìn thấy những gì khác với cuộc đời mà hai chị em Liên đang sống.
+ Con tàu mang đến một kỷ niệm, đánh thức hồi ức về kỷ nịêm mà chị em cô đã từng được sống.
+ Giúp Liên nhìn thầy rõ hơn sự ngưng đọng tù túng của cuộc sống phủ đầy bóng tối hèn mọn, nghèo nàn của cuộc đời mình 
à Liên là người giàu lòng thương yêu, hiếu thảo và đảm đang. Cô là người duy nhất trong phố huyện biết ước mơ có ý thức về cuộc sống. Cô mỏi mòn trong chờ đợi. 
à Đây chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm. 
4. Tư tưởng tác phẩm.
- Tiếng nói xót thương đối với những kiếp người nghèo đói cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc, không ánh sáng, không tương lai, cuộc sống như cát bụi ở phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
Qua những cuộc đời đó Thạch Lam làm sống dậy những số phận của một thời, họ không hẳn là những kiếp người bị áp bức bóc lột, nhưng từ cuộc đời họ Thạch Lam gợi cho người đọc sự thương cảm, sự trân trọng ước mong vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn của họ.Vì vậy tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
4. Đặc sắc nghệ thuật. 
- Truyện trữ tình, truyện không có truyện .
- Thông qua các biểu tượng thể hiện một tâm trạng, đằng sau tâm trạng gửi gắm một tư tưởng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể.
- Ngôn ngữ sát thực, súc tích và giàu tính biểu cảm.
- Hình ảnh cái tôi tác giả thấp thoáng đằng sau các hình tượng- một cái tôi nhân hậu, giàu tình thương, nhỏ nhẹ và dịu dàng, tâm hồn nhậy cảm với cái buồn nỗi khổ của những người dân nghèo trong xã hội cũ.
III. Ghi nhớ (Sgk).
	4. Củng cố:
- So sánh Hai đứa trẻ với Tắt đèn, Lão hạc, Gió lạnh đầu mùa ( đã học ở chương trình THCS) để thấy con người và xã hội trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945?
 HD:
	+Điểm chung: Cái nhìn hiện thực và nhân đạo đối với xã hội VN đang chìm đắm trong cảnh nô lệ, lầm than.
 +Nét riêng: Phong cách và bút pháp nghệ thuật của các nhà văn: Hiện thực-L.mạn
	5. Hướng dẫn về nhà.
	- Nắm nội dung bài học. Hiểu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
	- Cảm nhận bản thân khi học xong tác phẩm.
	- Soạn bài theo phân phối chương trình.
*************************
Ngày soạn: 18 / 10/ 2009
	Tiết 40. 	Ngữ cảnh.
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.
	- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
	B. Phương tiện thực hiện.
	- SGK - SGV Ngữ văn 11.
	- Giáo án.
C. Cách thức tiến hành.
	- Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm.
	- Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập.
	- Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
D. Tiến trình giờ học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS.
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.
- So sánh câu nói ở mục I,1 và câu nói ở mục II,2? Câu nói ở mục nào xác định được? tại sao? 
- Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?
* Hoạt động 2.
HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi.
- Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào?
- Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?
* Hoạt động 3.
HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi.
- Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản? 
* Hoạt động 4.
HS đọc ghi nhớ SGk .
* Hoạt động 5.
Trao đổi, thảo luận nhóm: 5 phút.
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhóm 1: bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2.
- Nhóm 3: Bài tập 4.
- Nhóm 4: Bài tập 5.
I. Khái niệm ngữ cảnh.
 1. Khảo sát ví dụ.
 2. Kết luận. 
- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh.
 1. Nhân vật giao tiếp.
- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).
+ Một người nói - một người nghe: Song thoại.
+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại
+ Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...-> chi phối việc lĩnh hội lời nói.
 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
- Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
 3. Văn cảnh.
- Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
III. Vai trò của ngữ cảnh.
- Đối với người nói ( viết ): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ...
- Đối với người nghe( đọc ): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa. mục đích...của lời nói.
IV. Ghi nhớ.
V. Củng cố, luyện tập.
- Bài tập 1. Hai câu văn trong " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.
- Bài tập 2. Hai câu thơ trong bài "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương: "Đêm khuya văng vẳng......trơ cái hồng nhan...." Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.
- Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.
- Bài tập 5. Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 11tiet 3140.doc