Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 98: Từ ấy

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 98: Từ ấy

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn bó với nhân dân lao khổ tạo cho mình một sức mạnh tinh thần to lớn.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.

2. Về kỹ năng

Rèn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng phát biểu cảm nghĩ

3. Về thái độ

Nâng cao thái độ trân trọng, ngợi ca lý tưởng sống của người thanh niên thời đại bấy giờ, từ đó có thái độ sống tích cực, vun đắp cho ước mơ, lý tưởng của bản thân

 

doc 14 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1319Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 98: Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN: TIẾT 97 - 98
Người soạn: Nguyễn Ngọc Anh
Ngày soạn: 14/3/2010
TỪ ẤY
Tố Hữu
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn bó với nhân dân lao khổ tạo cho mình một sức mạnh tinh thần to lớn.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.
2. Về kỹ năng
Rèn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng phát biểu cảm nghĩ
3. Về thái độ
Nâng cao thái độ trân trọng, ngợi ca lý tưởng sống của người thanh niên thời đại bấy giờ, từ đó có thái độ sống tích cực, vun đắp cho ước mơ, lý tưởng của bản thân
B. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy đọc - hiểu, phương pháp thảo luận, phương pháp thuyết trình.
2. Phương tiện dạy học
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên 
C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa
Đọc các phần Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm, chú giải.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình dạy bài mới kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
3. Giới thiệu bài mới
Trong cuộc đời mỗi người có những giây phút đổi thay kì diệu, đánh dấu một sự phát triển của tư tưởng, tình cảm Phút giây ấy sẽ là vĩnh viễn, bởi dấu ấn của nó không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của chúng ta. Riêng các nhà thơ thì họ chọn cho mình một cách lưu giữ riêng – đó là những vần thơ. Nhờ thơ, cảm xúc dường như vẫn còn tươi nguyên, mới mẻ. Nhà thơ Xuân Diệu đã ghi lại giây phút tình yêu chợt đến: “Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi/ Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.” Còn Tố Hữu thì khắc sâu thời điểm giác ngộ lý tưởng cách mạng trong bài thơ “Từ ấy”.
.4. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy rút ra những đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu
- HS trả lời
- GV nhấn mạnh phong cách trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu
+ Thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu là loại thơ có nội dung chính trị: lý tưởng cách mạng, tình yêu nước, những sự kiện lớn của cách mạng, những chiến sĩ cách mạng nhưng những nội dung này được cá thể hóa bằng những cảm nhận của chủ thể trữ tình trẻ trung, giàu nhiệt huyết và thể hiện trong một hình thức mới mẻ, lãng mạn, giọng thơ tâm tình đằm thắm.
VD: Bài thơ “Lượm” – học ở C2, là một bài thơ ngợi ca sự hy sinh anh dũng của chú liên lạc nhỏ tuổi, được thể hiện bằng một giọng thơ chan chứa tình cảm:
“Bỗng lòe chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 
Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 
Lượm ơi, còn không ?”
- GV hỏi: Em hãy nêu xuất xứ bài thơ Từ ấy
- HS trả lời
- GV bổ sung một số thông tin
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1.Tác giả:
- Tố Hữu (1920- 2002) 
- Ông là một hiện tượng đặc biệt của thơ ca CM. Ông đã được rất nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương sao vàng (1994), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996, Giải thưởng văn học ASEAN (1999).
- Phong cách thơ:
+ Thơ theo sát những chặng đường lớn của cách mạng.
+ Thuộc loại thơ trữ tình chính trị
+ Mang đậm cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.
+ Nghiêng về tính dân tộc truyền thống: thể thơ cổ điển và dân gian, ngôn ngữ giàu tính quần chúng.
2. Bài thơ “Từ ấy”
- Xuất xứ: rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”
- Bài thơ được sáng tác năm 7/1938 khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. 
+ Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Từ đây, Tố Hữu trở thành người chiến sĩ cộng sản chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Và cũng từ thời điểm này Tố Hữu trở thành nhà thơ cách mạng, mỗi chặng đường thơ của ông đều gắn liền với một chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- GV nêu vấn đề: Nhan đề của bài thơ này là một nhan đề hết sức đặc biệt. Nó không chỉ là nhan đề của bài thơ mà còn là nhan đề của cả tập thơ. Vậy chắc chắn nó phải mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
- GV hỏi: Trước hết, theo nghĩa thông thường, em hiểu “từ ấy” có nghĩa là gì? Đặt trong bài thơ này, nếu căn cứ vào xuất xứ của bài thơ em có thể hiểu từ ấy là chỉ thời gian nào?
- GV hỏi: Tại sao lại là bước ngoặt? (bước ngoặt giữa khoảng thời gian nào với thời gian nào?) Vậy “từ ấy” còn gợi lên điều gì nữa trong liên tưởng của người đọc?
- GV giảng:
Trước “Từ ấy” chính là khi Tố Hữu vẫn đang Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, là khi ông nhắc tới những tháng ngày “hoang mang không định hướng tương lai/ Buồn thiu như dưới chiều quê lặng” – Đó là sự tù đọng khủng khiếp trong tâm hồn của những người trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ.
Chỉ từ sau “từ ấy”, tâm hồn Tố Hữu đã có một sự thay đổi mãnh liệt, mới cất lên được tiếng reo vui. Lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối để rồi từ đây hồn thơ Tố Hữu mới thực sự hoà nhập với cuộc đời
- GV liên hệ với giây phút Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin:“Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
- GV chuyển ý: Nếu như Chế Lan Viên diễn tả tâm trạng xúc động dạt dào của HCM khi bắt gặp CNCS bằng những giọt nước mắt, thì Tố Hữu ghi lại giây phút quan trọng ấy của cuộc đời mình với niềm vui say phơi phới thông qua những hình ảnh đặc sắc. Em hãy chỉ ra những hình ảnh đó
- HS trả lời
- GV sử dụng các câu hỏi gợi ý để HS cảm thụ hình ảnh và ý nghĩa của hình ảnh thơ
+ “Nắng hạ” là nắng như thế nào? Từ ngữ đi kèm nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa cho hình ảnh như thế nào? Thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì? Từ đó em hiểu tác giả muốn gửi gắm điều gì qua câu thơ? 
+ Hình ảnh “mặt trời chân lý” là tín hiệu của thủ pháp nghệ thuật gì? Nó gợi đến điều gì? 
+ Phân tích cái hay của từ “chói”
Từ những điều trên, em hiểu hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lý chói qua tim” muốn nói lên điều gì?
GV chuyển ý: Không dừng lại ở “từ ấy”, nhà thơ tiếp tục giãi bày niềm hạnh phúc lai láng, tràn trề của tâm hồn mình sau đó. 
- GV hỏi: Niềm hạnh phúc ấy được thể hiện bằng hình ảnh nào, qua thủ pháp nghệ thuật nào?
- GV bình giảng: Tâm hồn nhà thơ lúc này tựa như một khu vườn tràn đầy thanh sắc, rộn rã tiếng chim ca và ngọt ngào hương thơm. Nếu như ta đã từng gặp hồn thơ Xuân Diệu với “mảnh vườn tình ái” tràn đầy thanh sắc cuộc đời, tràn đầy khát khao, tuổi trẻ và tình yêu thì đến đây ta lại cảm nhận một tâm hồn hân hoan trong niềm hạnh phúc, như nắng hạ gặp mưa. Lý tưởng Cách mạng giống như chiêc đũa thần gõ vào tâm hồn khô héo, để nó sống dậy trong niềm vui hồi sinh.
-GV:Yêu cầu học sinh thảo luận với nội dung:
Theo em, lý tưởng cộng sản thực chất là gì? Tại sao nó lại trở thành “mặt trời chân lý” đối với nhà thơ cũng như những thanh niên yêu nước khác lúc bấy giờ? Theo em, con người sống có cần có lý tưởng không?
- HS trả lời
- GV giảng thêm:
+ Lý tưởng cộng sản: mục đích sống cao nhất mà con người theo đuổi trong cả cuộc đời (hy sinh bản thân, đặt nhân loại lên tất cả, đấu tranh vì hạnh phúc của con người.) nhưng xét trong thời điểm lúc bấy giờ, khi Việt Nam là 1 đất nước lầm than, nô lệ thì với thanh niên Việt Nam, lý tưởng cộng sản là độc lập tự do cho dân tộc, hy sinh vì hạnh phúc nhân dân. Chân lý của cách mạng, của CN Mác – Lênin không chỉ chỉ ra lý tưởng đó mà còn hướng con người đến con đường để thực hiện lý tưởng. Tố Hữu đã theo đuổi lý tưởng đó suốt cuộc đời mình vì thế với Tố Hữu, CM và thơ ca luôn là một. CM luôn khơi nguồn và mang tới cảm hứng sáng tạo cho thơ ông.
- Con người sống cần phải có lý tưởng để theo đuổi và như vậy cuộc đời mới có hướng để phấn đấu, để khao khát. Cuộc đời vì thế cũng ý nghĩa hơn
- Nếu đăt tiêu đề khái quát cho khổ 1, em sẽ đặt là gì?
- GV chuyển ý: Sau giây phút bừng sáng của sự giác ngộ lý tưởng, người thanh niên trí thức tiểu tư sản đã nhận thức được những biến chuyển trong tư tưởng, tình cảm của mình
- GV hỏi: Tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ chỉ sự kết nối, gắn bó, em hãy cho biết đó là những từ nào?
+ Từ “buộc” thông thường gợi lên điều gì? Từ “buộc” trong câu thơ này diễn tả điều gì? 
- Sauk hi HS phát biểu ý kiến, GV giảng:
 + Theo nghĩa đen, “buộc” chỉ sự thắt nút, kết nối một cách bền chặt. → “tôi buộc hồn tôi với mọi người” nghĩa là tôi đã gắn bó cuộc đời, lý tưởng, tình cảm của tôi với tất cả mọi người. Cái Tôi của Tố Hữu đã hoà vào cái Ta chung, hơn nữa sự hoà hợp, gắn bó ấy lại hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. 
+ Cũng vậy, từ “trang trải” thể hiện sự mở long, sự tự nguyện chia sẻ, tự nguyện gắn bó, tự nguyện đón nhận tất cả những thanh âm của cuộc sống cần lao. Nhà thơ ý thức được sự gắn bó của mình với tập thể, đó cũng là sự giác ngộ sâu sa. 
- GV hỏi chốt ý: Như vậy, việc sử dụng hệ thống từ trên đã nói lên điều gì về sự nhận thức của nhân vật trữ tình?
- HS trả lời
- GV hỏi tiếp: Khổ thơ xuất hiện sự đối ứng. Em hãy chỉ ra và nhận xét dụng ý của sự đối ứng đó? Lưu ý các từ ngữ đứng giữa các chủ thể đối ứng đó
- HS căn cứ vào VB để tìm ra sự đối ứng và nhận xét
- GV giảng thêm, kết hợp vẽ sơ đồ ở bảng phụ
+ Rõ ràng sự đối ứng ở đây là đối ứng giữa một bên là cá thể, là cái Tôi với một bên là tập thể, là cái Ta.
Giữa “lòng tôi” và “mọi người” là “buộc” – nghĩa là kết nối với nhau; giữa “tình” tôi và “trăm nơi” là sự “trang trải”, giữa “hồn tôi” và “bao hồn khổ” là “sự gần gũi”, thể hiện tình cảm chân tình, gắn bó một cách tự nhiên và tự nguyện, không hề gượng ép. 
Một lần nữa, ý thơ nhấn mạnh sự gắn bó, khả năng đồng cảm sâu xa với quần chúng lao khổ của nhà thơ
- GV hỏi: Qua những gì vừa phân tích, em hãy tổng kết lại nội dung và ý nghĩa toàn khổ thơ
- GV: em hãy đặt tiêu đề cho khổ 2
- GV Chuyển ý: Từ sự chuyển biến trong nhận thức, nhà thơ tiếp tục tự ghi nhận những chuyển biến trong tình cảm. Từ đó viết lên những vần thơ chắc nịch, như một lời khẳng định.
- Trong khổ thơ cuối có một kết cấu ngữ pháp được lặp lại nhiều lần, đó là kết cấu nào? tác dụng? 
- Đồng thời với nhận thức về tình cảm mới, ta thấy có sự thay đổi trong cách xưng hô của Tố Hữu? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Sự sử dụng số từ cường điệu “vạn” và những từ “nhà”, “kiếp phôi pha”, “đầu em nhỏ” ở đây có ý nghĩa gì? Tại sao nhà thơ lại tự nhận mình với vai trò như vậy trong từng mối quan hệ khác nhau? Qua đây em nhận thấy con người của nhà thơ là con người như thế nào?
- HS trả lời
Qua khổ thơ thứ 2 và 3, Tố Hữu còn thể hiện một quan điểm sáng tác mới mẻ về đối tượng văn học. Đó là quan điểm gì?
- GV giảng thêm:
+ Nhiều nhà thơ lãng mạn đương thời quay lưng lại với cuộc đời và thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân: “Tôi là một, là riêng, là thứ nhất/ Không có ai bầu bạn nổi cùng tôi” (Xuân Diệu), “Với tôi, tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” (Chế Lan Viên)
+ Nhưng Tố Hữu thì ngược lại, qua những vần thơ đầy nhiệt huyết đã thể hiện quan điểm: văn học nghệ thuật gắn liền với đời sống của nhân quần, phản ánh tình cảm, nguyện vọng, hạnh phúc, tương lai của họ 
- GV: Hãy đặt tiêu đề cho khổ 3
- HS trả lời
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhan đề bài thơ
- “Từ ấy”: + từ chỉ thời gian phiếm định
 +2 cách hiểu
 * Đặt trong bài thơ nó lại được hiểu như một mốc thời gian xác định. Đó là thời điểm nhà thơ trẻ, người thanh niên Quốc học Huế được giác ngộ lí tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong đời mình.
* “Từ ấy” hiểu theo nghĩa không xác định đúng theo nghĩa vốn có của nó: một giây phút, một khoảnh khắc nào đó khi Tố Hữu bắt gặp lý tưởng cộng sản
- Ý nghĩa:
 + Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cuộc đời nhà thơ, từ đây Tố Hữu đã có sự thay đổi cả về nhận thức, tâm hồn và tình cảm.
+ Gợi cho người đọc cảm nhận về sự phân định thời gian: trước “từ ấy” và sau “từ ấy”
2. Khổ 1: 
* 2 câu đầu: Phút giây “từ ấy”
- Hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm xúc nhân vật trữ tình:
+ “Nắng hạ”: mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng ba mùa còn lại,
+ động từ “bừng”: rực sáng lên một cách bất ngờ
→ hình ảnh ẩn dụ diễn tả chính xác trạng thái bừng sáng trí tuệ, bừng thức tâm hồn, giác ngộ lý tưởng từ bên trong
+ “mặt trời chân lý”: hình ảnh ẩn dụ mới lạ, ấn tượng: ẩn dụ chỉ lý tưởng cộng sản, chân lý của Đảng, của cách mạng, của CN Mác – Lênin. 
+ “chói” (nguồn ánh sáng soi thấu, chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng được)
→ Lý tưởng CM chính là nguồn ánh sáng rực rỡ chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời. Đây chính là nguồn cội cho sự thức ngộ được nói đến bên trên. 
=> 2 câu đầu đã ghi lại khoảnh khắc diệu kỳ, khoảnh khắc “từ ấy”, khi bắt gặp lý tưởng cộng sản cũng với trạng thái đón nhận đầy say mê, choáng ngợp của nhân vật trữ tình
* 2 câu sau: sau phút giây “từ ấy”
- Hình ảnh so sánh:
+ hồn tôi - vườn hoa lá , đậm hương, rộn tiếng chim 
→ Sự hồi sinh, sức sống mới, tươi trẻ, rộn rã của tâm hồn
Tiểu kết: Bằng những hình ảnh ẩn dụ - so sánh, mang tính khái quát cao, bốn câu đầu như một tiếng reo vui trong tâm hồn trẻ trung phơi phới, mê say của người thanh niên đã tìm được chân lý, lẽ phải cuộc đời, có được lý tưởng sống cao đẹp.
=> Khổ 1: Niềm vui giác ngộ lý tưởng Cộng sản
b, Khổ 2
- Những từ ngữ cùng trường nghĩa chỉ sự kết nối, gắn bó
+ “buộc”
+ “trang trải”
+ “gẫn gũi”
→ nhằm biểu đạt một quyết tâm mới, một sự tự nguyện vượt lên chính mình để gắn kết mình với tất cả mọi người. 
+Sự đối ứng: “lòng tôi” –mọi người, tình tôi- trăm nơi, hồn tôi – bao hồn khổ => thể hiện khả năng đồng cảm sâu sa, sự gắn bó với quần chúng lao khổ của nhà thơ
Tiểu kết: Bằng những từ ngữ chỉ sự gắn bó, bằng thủ pháp đối ứng, khổ thơ đã cho thấy sự tự nhận thức lớn của nhà thơ về mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cá nhân, giữa cái tôi của nhà thơ với cái ta chung của dân tộc, với nhân dân, quần chúng, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ trong công cuộc xây dựng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
=> Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống
c, Khổ 3
- Điệp cấu trúc: Tôi đã làcủa, làcủa, làcủa. → Đây là cách nói trực tiếp, xác định rõ vị thế của nhà thơ trong gia đình lớn. 
+ Nó có tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ tình cảm mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
+ Góp phần tạo nhịp thơ khỏe khoắn, mạnh mẽ, da diết, sâu lắng.
- Cách xưng hô ruột thịt: Tôi => “con”, “em”, “anh”: 
→ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn kết tự nhiên bằng trái tim thương giai cấp. Đó là sự gắn bó tự nguyện.
- “vạn”: Tình cảm của người cộng sản hướng đến đối tượng rộng rãi, đông đảo
+ “vạn nhà” – tập thể lớn, 
+“vạn kiếp phôi pha” – những số phận vất vả, cơ cực, lầm than, 
+ “vạn đầu em nhỏ”cù bất cù bơ – những con người không có chốn nương thân 
→ Nhà thơ là một con người rất giàu tình nhân ái và thật sự sống có trách nhiệm trước cuộc đời. Hơn ai hết, nhà thơ ý thức được về cuộc sống của nhân dân và chia sẻ, hòa mình vào để hiểu để thấy được trách nhiệm to lớn của mình khi đứng trong hàng ngũ CM- đem đến cuộc sống mới cho nhân dân.
=> tình cảm nhân đạo cách mạng sâu sắc.
=> Quan điểm sáng tác Tố Hữu: Đối
 tượng của văn học là quần chúng nhân dân
=> Khổ 3: Nhận thức về tình cảm lớn
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
GV yêu cầu HS nêu kết luận
GV tổng kết
III. Tổng kết
Nội dung
“Từ ấy” là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi bắt gặp lý tưởng cộng sản. “Từ ấy” cũng là lời mở đầu cho hồn thơ Cách Mạng vô sản, một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ: nghệ thuật gắn với CM, gắn với cuộc đời
2. Nghệ thuật: là mô hình định vị cho thế giới nghệ thuật thơ của Tố Hữu sau này: chất trữ tình – chính trị, cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu hình ảnh, lối thơ giản dị dễ đi vào lòng người.
5. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài luyện tập về thao tác lập luận bình luận

Tài liệu đính kèm:

  • docTu ay tu soan(1).doc