Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 100

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 100

I- Mục tiêu:

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ.

 Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ.

- Kĩ năng đọc- hiểu bài thơ trữ tình.

- Giáo dục lí tưởng, lẽ sống đối với học sinh, thanh niên.

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện: sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không

 

doc 62 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1571Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng
Soạn ngày
 Tiết 86:
 Đọc văn
 Từ ấy
 (Tố Hữu)
Giảng
I- Mục tiêu:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản đối với cuộc đời nhà thơ.
 Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh ngôn ngữ, nhịp điệu làm nổi bật tâm trạng của cái “tôi” nhà thơ.
Kĩ năng đọc- hiểu bài thơ trữ tình.
Giáo dục lí tưởng, lẽ sống đối với học sinh, thanh niên.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện: sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 12C:..
 12D:...
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
1- Đọc thuộc lòng bài thơ “Chiều tối” phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ của Hồ Chí Minh và phân tích để thấy sự vận động tư tưởng của bài thơ?
 3- Bài mới:
 Hoạt động của T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2:Dẫn vào bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát bài thơ.
CH: Trình bày những nét chính trong phần tiểu dẫn sgk T43?
T: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
T-H đọc 2- 3 lượt.
Từ khó chân trang.
Thể thơ và bố cục?
ý chung của khổ thơ là gì? Từ ấy là khi nào?
Vì sao tác giả không dùng các từ từ đó đó, từ khi ấy?
Các hình ảnh trong khổ thơ có phải là hình ảnh thật không? Vì sao?
Biện pháp ẩn dụ và so sánh trực tiếp ở đây có tác dụng gì? Phân tích ý nghĩa thẩm mĩ các từ bừng, chói, các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí?
Niềm hạnh phúc lai láng, tràn trề của tâm hồn nhà thơ khi được tiếp nhận ánh sáng chói lọi của mặt trời chân lí được thể hiện như thế nào? 
 Nhận xét ưu điểm của cách thể hiện ấy?
Lẽ sống mới mà người đảng viên mới Tố Hữu nhận thức được là gì?
Lẽ sống mới mẻ như thế nào?
 Từ buộc ở đây có nghĩa bắt buộc, miễn cưỡng không? Vì sao?
Giải thích từ khối đời (có thể so sánh với cụm từ tương tự nào trong bài Nhớ rừng- Ngữ văn 8)?
Khổ thơ cuối được cụ thể hóa ý thơ ở khổ 2 như thế nào? 
 Kết cấu: tôi đã làcủa, làcủa, là của có tác dụng gì?
 Giải thích các cụm từ : kiếp phôi pha, cù bất cù bơ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết- luyện tập.
T: Tổng kết những ý khái quát về nội dung và nghệ thuật.
1H đọc ghi nhớ sgk T44.
T: Hướng dẫn bài tập để H làm ở nhà.
* Dẫn vào bài:
 Trong cuộc đời mỗi người có những dấu ấn không thể phai mờ. Đối với Tố Hữu, thời điểm tiếp nhận lí tưởng Cộng sản, tự nguyện dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa, nó đã tạo thành cái mốc “Từ ấy”.
 Bài thơ “Từ ấy” được sáng tác 7-1938 có ý nghĩa đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. “Từ ấy”, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Kim Thành trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. đánh dấu sự hội ngộ giữa lí tưởng đảng, tuổi trẻ và thơ. Cuộc hội ngộ ấy tạo nên chất men say, tạo nên niềm vui trong trẻo, tin yêu, nhân hậu được thể hiện trong bài thơ.
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả (1920- 2002):
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.
- Quê: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thuở nhỏ học trường Quốc học Huế, 1938 kết nạp Đảng Cộng sản.
- Sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
2- Bài thơ “Từ ấy”:
 Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy) (Tập thơ gồm 3 phần: ‘Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”
II- Đọc- hiểu:
A- Dọc- hiểu khái quát:
1- Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu: 
+Giọng đọc phấn khởi, vui tươi, hồ hởi chú ý các từ: bừng, chói, đậm hương, rộn, buộc, trang trải, để, với, đã là,là,
+ Nhịp: thay đổi theo cảm xúc từng câu, từng khổ:
 2/2/3; 4/3; 2/3/2; 3/4; 4/3; 4/3; 3/4; 3/4;..
2- Giải thích từ khó:
Chân trang.
3- Thể thơ và bố cục:
* Thể thơ:
- Thể 7 chữ/ câu, 4 câu/ khổ
- 3 khổ cuối bài (Tương tự như các bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Tràng Giang”(4 khổ/bài)
* Bố cục:
- Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng đảng, cách mạng.
Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống.
Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
B- Đọc- hiểu chi tiết:
1- Khổ 1:
Từ ấy: thời điểm đăc biệt và quan trọng của cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu. Đó là thời điểm nhà thơ trẻ, người thanh niên Quốc học Huế được giác ngộ cách mạng, giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhấ trong đời người thanh niên trẻ.
- Không dùng từ đó, từ khi ấy vì các cụm từ trên hoặc dài hoặc nôm na hơn, dùng từ ấy vừa ngắn gọn, vừa giản dị mà tao nhã.
- ý chung của khổ thơ: diễn tả niềm say mê, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn của tác giả trong thời điểm từ ấy.
- Cách thể hiện: dùng hình ảnh ẩn dụ và so sánh trực tiếp : nắng hạ và mặt trời chân lí.
+ Nắng hạ: mạnh mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng 3 mùa còn lại trong năm.
+ Mặt trời chân lí: Hình ảnh ẩn dụ mới lạ, hấp dẫn. Chân lí của đảng, của cách mạng, của CN Mác-Lênin sáng rực, chói lọi, ấm áp và vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
+ Chói: chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng nổi.
- Hai câu trên tả niềm vui sướng say mê nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới. Hai câu dưới tiếp tục tả tâm trạng, tâm hồn sau khi đã tiếp nhận lí tưởng ấy.
- Nghệ thuật tả: tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: hồn tôi- vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim.
- Cần lưu ý: Tất cả hình ảnh trong khổ thơ rất sống, mới, tươi trẻ, nhưng đều là hình ảnh ẩn dụ- so sánh, nghĩa là hình ảnh tưởng tượng, khái quát.
- Những câu thơ như thế diễn tả tâm trạng, tâm hồn trong hoàn cảnh như thế là hoàn toàn mới lạ, độc đáo so với thơ ca đương thời, so với thơ ca yêu nước và cách mạng trước đó. Nhưng cái hấp dẫn nhất ở đây đó là tình cảm chân thành, trong trio và hết sức nồng nhiệt đã tìm đúng cách nói phù hợp.
2- Khổ 2:
- Lẽ sống ở đây là nhận thức giữa mối quan hệ giữa cá nhân
bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân,quần chúng, đặc biệt đối với người lao đọng nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết, gắn bó sâu sắc chặt chẽ để làm nên sức mạnh đấu tranh cách mạng.
- Từ “buộc”: không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó tự giác.
- Từ ấy, cái “tôi” cá nhân của nahf thơ hòa với cái ta chung của đời sống nhân dân, xã hội, với mọi người, với những tâm hồn nghèo khổ, khốn khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do.
- Từ “khối đời” hình ảnh ẩn dụ trìu tượng hóa sức mạnh tập thể nhân dân đoàn kết chặt chẽ ( gợi nhớ hình ảnh “khối căm hờn” trong bài thơ lãng mạn “Nhớ rừng” của Thế Lữ, gần giống biện pháp nghệ thuật nhưng khác hắn nhau về ý nghĩa tư tưởng)
3- Khổ 3:
- Tiếp tục tự ghi nhận những chuyển biến về nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động.
+ Đó là vạn nhà: tập thể lớn, rộng rãi
+ Vạn kiếp phôi pha: nghèo khổ, sa sút, cơ cực, phai tàn.
+Vạn em nhỏ cù bất cù bơ: thành ngữ lang thang, không chốn nương thân, bụi đời: em Phước (Đi đi em), Em bé mồ côi (Mồ côi), (Tiếng hát sông Hương)
- Cách nói trực tiếp, trần trụi, xác định rõ vị thế trong gia đình lớn: đã là con, là em, là anh => Tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
cách mạng.
III- Tổng kết- luyện tập:
A- Tổng kết:
1- Nội dung:
“ Từ ấy” là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả.
- Tuyên bố trang trong, chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai
2- Nghệ thuật
- Giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, đầy rẫy, tràn trề.
- Các hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp, cách nói trực tiếp, khẳng định.
- Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ: niếm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới mẻ về lẽ sống- biến chuyển tình cảm.
 * Ghi nhớ sgk T44.
B- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk T44):
Gợi ý viết bất cứ khổ thơ nào mình cho là hay nhất.
2- Bài tập 2:
Gợi ý: 
Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. 
 Đó là hai yếu tố làm ra anh: thi pháp, tuyên ngôn:
+ Thi pháp: phương thức biểu hiện (dùng thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu)
+ Tuyên ngôn: quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước.
- Dựa vào phần phân tích của bài thơ để làm sáng tỏ ý đã giải thích trên.
4- Củng cố:
- Mạch vận động của tâm trạng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ: niếm vui giác ngộ lí tưởng- nhận thức mới mẻ về lẽ sống- biến chuyển tình cảm
5- Hương dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích, làm bài tập 1,2 theo phân đã gợi ý.
- Chuẩn bị T87: Đọc thêm: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương Tư, Chiều xuân.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng
Soạn ngày
 Tiết 87:
 Đọc thêm
 Lai Tân, Nhớ đồng, Tương Tư, Chiều xuân.
Giảng
I- Mục tiêu:
- Tự học có phương pháp, có kết quả qua những gợi ý về kiến thức và kĩ năng để thấy rõ giá trị tư tưởng, nghệ thuật chủ yếu của 4 tác phẩm trữ tình. Từ đó hiểu rộng- sâu hơn về tác giả, tác phẩm trong chương trình khóa, bổ sung kiến thức cho phần nghị luận văn học của phân môn làm văn.
- Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tự đọc- hiểu để tìm hiểu giá trị các tác phẩm trên.
- Rèn luyện ý thức tự tìm hiểu và khám phá để làm kiến thức văn học phong phú. 
II- Chuẩn bị:
Phơng tiện: sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 12C:..
 12D:...
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “Từ ấy”?
 3- Bài mới:
 Hoạt động của T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Lai Tân” của Hồ Chí minh.
 Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ?
Trong 3 câu đầu, bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức nawmg đại diện cho pháp luật không?
Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối (chú ý 3 chữ “vẫn thái bình” có ý nghĩa gì?
Nhanaj xét kết cấu và bút pháp bài thơ?
Cảm hứng của bài thơ được gợ từ tiếng hò vọng vào nhà tù?
Hãy chỉ ra những câu thơ được lặp đi lặp lại trong bài (có chỗ biến đổi chút ít) và cho biết hiệu quả nghệ thuật của chúng trong việc thể hiện nỗi nhớ của tác giả?
Niềm yêu quí thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào, đồng chí?
Cảm nghĩ về niềm say mê lí tưởng của nhà thơ?
Mạch vận động trong bài thơ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính.
T: Giới thiệu những nét chính về tác giả và chủ đề bài thơ.
T: Gợi ý trả lời câu hỏi sgk T50
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.
Trình bày những nét chính trong phần tiểu dẫn về tác giả Anh Thơ?
Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra những nét riêng của bức tranh ấy?
CaauCamr nhận của anh (chị) về không khí và nhịp sống trong bài thơ?
Hãy thống kê các từ lấy trong bài thơ và phân tích?
(H: tự phân tích)
I- Lai Tân:
 (Hồ CHí Minh)
1- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Bài thơ số 97 trong tập “NKTT”.
- Lai Tân là một huyện nhỏ trên đường đi từ Nam Ninh, Thiên Giáng => Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, TQ.
2- Chủ đề bài thơ:
Ghi lại những cảm nhận suy nghĩ của người tù HCM về hiện tạng xã hội ... bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 11:..
 11:...
 2- Kiểm tra:
-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
CH: Sự đối lập, tương phản thiện-ác thể hiện như thế nào qua các nhân vật Gia –ve- Giăng – van- giăng và Phăng –tin trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
 3- Bài mới:
 Hoạt động của T-H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2: dẫn vào bài.
T: Dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát.
H: Đọc 3 đoạn đầu phần tiểu dẫn sgk T84
T: Nhấn mạnh những điểm cơ bản.
H: Đọc các tác phẩm.
H: Nói lại theo đoạn tiểu dẫn sgk T 84.
T: Hướng dẫn H đọc diễn cảm.
T: Hướng dẫn giải thích từ khó chân trang.
Thể loại và bố cục?
Chủ đề tư tưởng?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
 Luân lí xã hội là gì?Nhận xét các nêu và phân tích luận điểm của tác giả. Em hiểu câu : một tiếng bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội được như thế nào?
Tác giả quan niệm luân lí xã hội ở nước ta là gì? Ông so sánh, phân tích hai nền luân lí xã hội Đông (nước ta) và Tây (châu Âu- Pháp) như thế nào? Nhằm mục đích gì? Tác giả nêu những dẫn chứng gì? Tác dụng của những dẫn chứng ấy?
Theo tác giả, nguyên nhân vì sao dân không biết đoàn thể, không trọng công ích?
Bọn học trò trong nước mấy trăm năm gần đây có những biểu hiện sa đọa, suy thoái về đạo đức luận lí như thế nào?
Đoạn văn : Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý! Nói lên điều gì, tình cảm gì của tác gkeeto
Nhân xét giải pháp của Phan Châu Trinh?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
Những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật?
H: Đọc ghi nhớ sgk T88.
Hoàn cảnh sáng tác khi tác giả viết đoạn trích?
Tấm lòng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
Chủ trương gây dựng nền luân lyis xã hội ở Việt Nam của Phan Châu trinh đến nay còn ý nghĩa thời sự không? Tại sao?
* Dẫn vào bài:
 Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về nước. Vừa đặt chân đến Sài Gòn, chỉ nghỉ ngơi vài tuần để gặp gia đình thân quyến, sau đó nhà chí sĩ yêu nước đã mở ngay một trận địa tuyên truyền. 
 Hai lần diễn thuyết với hai đề tài: Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa; Đạo đức và luân lí Đông Tây vào tháng 11/1925 đã thu hút hàng nghìn người nghe.
 Hai lần diễn thuyết khá dài . Nền quân chủ là cái đích để diễn giả bắn vào tất cả những mũi tên. Bây giờ đọc lại không thấy hết được giá trị những lời lẽ và ý nghĩa quan trọng, nhất là thái độ can đảm của cụ Phan. Nhưng vào thời ấy, khi nền quân chủ còn được đa số nhân dân trong nước tôn sùng, và được nhana dân hết lòng bảo vệ, mà cụ Phan vẫn liên tục tấn công vào thành trì ấy, thì thật là sự dấn thân chính trị rất đáng kể.
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả (1872- 1926)
- Trong giai đoạn 30 năm đầu của thế kỉ XX, ở Việt Nam, Phan Bội Châu và Phan Châu trinh là hai nhà nhà nho, nhà chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng tiêu biểu nhất. Nhưng mỗi cụ có quan điểm riêng.
+ Nếu Phan Bội Châu suốt đời đánh Pháp dựa vào Nhật đánh đổ phong kiến, xây dựng nước Việt Nam dân chủ, tự do.
+ Thì Phân Châu trinh chủ chương bất bạo động (bạo động tắc tử!) mà dựa vapf Pháp để đánh đổ phong kiến nhà Nguyễn, chana hưng dân chủ, canh tân đất nước, làm cho nước giàu dân mạnh. Khi đó, thực dân Pháp phải trả lại đất nước cho ta.
 * Quan niệm đó có phần nhiệt huyết, ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của cả hai cụ đều hết sức nồng nàn, rất đáng khâm phục.
- Bị bắt tù đầy ở Côn Đảo 3 năm, măm 1911, của tù, cụ sang Pháp để tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng không thành.
- Năm 1925, cụ về Sài Gòn diễn thuyết hai lần, rồi ốm nặng và qua đời.
- Đám tang Phan Châu trinh trở thành phong trào vận động ái quốc rộng kahwps cả nước.
- Thơ văn của cụ là thơ văn tỏ chí và tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu dân, cứu nước.
 Một số tác phẩm: (sgk T94 đoạn 3).
2- Tác phẩm (19-11-1925).
Tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn.
Tên bài cúng như các số thứ tự trong đoạn trích do người soạn sách đặt.
II- Đọc- hiểu
A- Đọc- hiểu khái quát:
1- Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu giọng đọc: rõ ràng, mạch lạc, khi đau xót, lúc hùng hồn, khi tha thiết. Chú ý các câu câu cảm thán, câu hỏi tu từ, các điệp từ (dẫu).
2- Từ khó:
Chân trang
- Chú ý đọc chú thích (1) (T85): Tóm tắt quan điểm của Phân Châu Trinh về luân lí các nước phương Tây và luân lí Việt Nam; lí giải nguyên nhân nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp.
- Chú thích (4): Về tư tưởng bình thiên hạ và tư tưởng cách mạng thế giới ở phương Tây.
3- Thể loại và bố cục:
a- Thể loại:
- Văn chính luận (Nghị luận về một vấn đề chính trị, xã hội: Vấn đề luân lí xã hội hiện thời (1925) ở nước ta).
b- Bố cục đoạn trích (lược bớt phần mở đầu và kết luận).
Đoạn trích được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: ở nước ta chưa có luân lí xã hội. Mọi người chưa có ý thức gì về luân lí xã hội.
+ Đoạn 2: ở các nước châu Âu luân lí xã hội phát triển. Tác động của luân lí xã hội đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đát nước. So sánh với thực trạng đất nước và dân tình Việt nam. Đó là nguyên nhân khiến cho đất nước lạc hậu, dân tình nô lệ, khốn khổ.
+ Đoạn 3: Con đường dẫn đến tự do, độc lập cho đất nước ta: Tuyên truyền XHCN, có đoàn thể lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi nhau, quyền lợi chung.
- Lô gích lập luận: Hiện trạng chung- hiện trạng cụ thể- giải pháp.
4- Chủ đề tư tưởng: 
Cần phải tuyên truyền XHCN ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể, hướng tới mục đích giành tự do, độc lập cho đất nước.
B- Đọc- hiểu chi tiết:
1- Luận điểm 1: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.
- Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định tuyệt nhiên không ai biết đến.
- Làm rõ vấn đề bằng cách sửa lại quan niệm phiến diện, hẹp hạn: quan hệ bạn bè không thể thay thay thế cho luân lí xã hội mà chỉ là một bộ phận nhỏ, rất nhỏ của luân lí xã hội mà thôi!
- Quan niệm Nho gia (Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ) đã hiểu sai, hiểu lệch lệch đi:
+ Bình thiên hạ là cai trị xã hội, là đè nén mọi người đem lại quyền lợi cho cá nhân mình.
 Thực ra bình thiên hạ (xã hội) là góp phần làm cho xã hội (mọi người) an cư, lạc nghiệp, no đủ, giàu có, hạnh phúc vạn nhà.
=> Quan niệm tư tưởng của một nhà nho uyên bác, sắc sảo và thức thời.
2- Luận điểm 2: So sánh luận lí xã hội bên châu Auu (Pháp) và ở nước ta:
- Luân lí xã hội theo quan niệm của Phan Châu Trinh là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội, giữa người với người, nước này với nước khác (tầm thế giới) và ở trong một nước.
 Luân lí xã hội nước ta
 Luân lí xã hội châu Âu (Pháp)
- Không hiểu, chưa hiểu: điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt)
- Dẫn chứng:phải ai tai nấy, ai chết mặc ai (thành ngữ), cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, mặc kệ tai nạn của người khác, bất công cúng cho qua
- Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kén. 
- Rất thịnh hành và phát triển (phóng đại).
- Dẫn chứng:Khi người có quyền thế hoặc chính phủ, cậy quyền, cậy thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể (hội) thì người ta tìm mọi cách để giành lại sự công bằng xã hội.
- Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung (công đức), có ăn học (văn hóa), biết nhìn xa trông rộng, có tinh thần dân chủ.
3-Luận điểm 3: Đả kích bọn vua cháu, quan lại Nam triều, bọn trí thức Tây học háo danh, háo quyền, háo danh, vinh thân phì gia chà đạp lên dân tìnhchính là nguyên nhân chính, theo tác giả dẫn đến dân không biết đoàn thể, không trọng công ích, không hiểu luân lí xã hội.
- Theo Phan Châu trinh, nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ xa xưa, lại dẫn tục ngữ, thành ngữ : Không ai bẻ đũa cả nắm, nhiều tay vỗ nên bộp.
- Nhưng bấy lâu nay, tình hình đất nước đã thay đổi, truyền thống ấy đã bị mai một đi là bới bọn vua quan phong kiến, bọn học trò mặt trắng sa đọa, trụy lạc, tham lam, ích kỉ, vinh thân phì gia, hám danh hám lợi mà quên tất cả đạo lí của cha ông, mất hết nhân cách, hèn hạ, luồn cúi, miễn sao giữ được địa vị giàu sang.
 Dẫn chứng: Một người làm quan một nhà có phước, quan lại là lũ cướp có giấy phép.
 Những hiện tượng vô đạo đức, luân lí, tham nhũng, nịnh hót, chạy chức, chạy quyền, mua quan bán tước được xem là bình thường, thậm chí thức thời thượng lưu
- Đoạn văn: Dânmà chi! Vừa đau xót, vừa mỉa mai, vừa cảm thông nỗi khổ của dân, vừa châm biếm quan lại phong kiến và chính quyền thực dân chỉ là bọn sâu mọt hại dân, hại nước. Tình hình các làng xã chia rẽ, phân biệt đối xử giữa chính cư và ngụ cư.
*TL: Tác giả kết luận bằng hai câu cảm thán: với thực trạng ấy thì sân làm sao có tư tưởng cách mạng, và tiinh thần dân chủ, xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn thể, ý thức cộng đồng của nước ta làm sao có được.
- > Tinh thần phản phong kiến của tác giả rất mạnh mẽ, rất triệt để.
4- Luận điểm 4: Gải pháp của Phân Châu Trinh.
- Nêu giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn: mục đích tương lai tối thượng:
+ Nước Việt nam tự do, độc lập.
+ Con đường giải pháp trước mắt và lâu dài: Nhân dân phải xây dựng đoàn thể; đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa (dân chủ trong nhân dân).
 Chú ý: Cách biểu hiện CNXH của Phan Châu trinh không giống với chúng ta ngày nay. Cụ hiểu CNXH cơ bản là xã hội dân chủ, dân được tự do, làm chủ đất nước và cuộc đời mình.
III- Tổng kết và luyện tập:
A- Tổng kết:
1- Nội dung:
Đoạn trích thể hiện tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh: Phê phán chế độ phong kiến triệt để, mạnh mẽ, đề cao tư tưởng đoàn thể, XHCN.
2- Nghệ thuật:
 - Sự kết hợp giữa lập luận và tình cảm, cảm xúc:
 Những dẫn chứng, những câu cảm thán, những điệp từ. 
=> Phan Châu Trinh trình bày nhiệt huyết sôi sục và dũng khí đấu tranh vì dân, vì nước qua từng câu, từng chữ.
* Ghi nhớ sgk T88
B- Bài tập:
1- Bài tập 1 (sgk t 88)
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ (1925), sau khi về nước ít lâu, trong buổi diễn thuyết ở Sài Gòn, nhà Hội Thanh niên.
+ Khi phong trào thanh niên, học sinh tiến bộ lên cao.
+ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập ở Quảng Châu có ảnh hưởng về Việt Nam.
+ Các trí thức tiến bộ ở Sài Gòn công khai hoạt động viết thư trên báo cho Phan Bội Châu.
+ Nhân dân trong nước bắt đầu giác ngộ.
2- Bài tập 2: Tấm lòng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh.
- Đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán và thức tỉnh.
- Tầm nhìn tiến bộ và xa rộng: Kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể (ý thức đoàn kết cộng đồng) với sự nghiệp đấu tranh giành tự do, độc lập cho đất nước, dân tộc.
3- Bài tập 3: ý nghĩa thời sự trong chủ trương của Phan Châu trinh.
- Vẫn có ý nghĩa thời sự trong công cuộc đổi mới và và xây dựng nước Việt nam ở thế kỉ XXI.
- Liên hệ vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng- quốc nạn, tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết và tự phê bình nghiêm khắc, chân thành của mỗi người trong xã hội.
4- Củng cố:
- Tư tưởng của Phan Châu trinh trong đoạn trích?
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung đoạn trích, các luận điểm.
- Chuẩn bị T101: Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan1 5.doc