Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87: Từ ấy

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87: Từ ấy

I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS:

 1. Kiến thức.

- Thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,

- Ngệ thuật diễn tả tâm trạng.

 2. Kĩ năng. Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.

 3. Thái độ.

 Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân về một cuộc sống có lí tưởng đúng đắn, gắn bó, hoà nhập với mọi người.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, (nếu có).

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà

 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài: Từ ấy - Tố Hữu

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4096Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 86, 87: Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn. TỪ ẤY
Tiết 86, 87. Tố Hữu
Tuần 24 Ngày soạn: 17. 02. 2011
I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS:
 1. Kiến thức.
- Thấy được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,
- Ngệ thuật diễn tả tâm trạng.
 2. Kĩ năng. Rèn kỹ năng phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
 3. Thái độ.
 Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân về một cuộc sống có lí tưởng đúng đắn, gắn bó, hoà nhập với mọi người.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
 1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, SGV, sách TL tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, (nếu có)...
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
 2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài: Từ ấy - Tố Hữu
 + Tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
(Nhóm 1 – Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, thuyết trình giới thiệu về nhà thơ)
 + Đọc tác phẩm
 + Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
III. Phương tiện thực hiện - Cách thức tiến hành.
 1. Phương tiện thực hiện 
- Sách giáo khoa văn 11
- Thiết kế bài học.
- Bảng phụ, tranh ảnh tư liệu (nếu có)
 2. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc - hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
 IV. Tiến trình giờ học.
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thuộc lòng bài thơ Chiều tối (Phiên âm, dịch thơ)
 - So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người trong hai câu thơ đầu?
 - Ý nghĩa của hình ảnh lò than rực hồng ở hai câu cuối?
 3. Bài mới:
	Trong khi rất nhiều nhà thơ vào thời kì đang băn khoăn đi tìm lẽ sống, ý nghĩa của cuộc đời thì Tố Hữu, 18 tuổi đã giác ngộ lí tưởng Cách mạng, trở thành người chiến sĩ Cộng sản. Lí tưởng ấy đã soi sáng đường đời và đường thơ ông.
	Năm 20 của thế kỉ 20
	Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
	Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ
	Ôi những ngày xưa mưa xứ Huế
	Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
	Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
	Đất lai láng những là nước mắt.
	(Một nhành xuân)
	Đó là những dòng hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu khi ông đã vào độ tuổi 60.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
TT1: HS đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt nội dung chính.
- Quê quán?
- Cuộc đời?
- Sự nghiệp? Tập thơ?
 Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu VHDG. Tiếng hát ngọt ngào, êm dịu của người mẹ đã nâng giấc cho nhà thơ trong quãng đời tuổi thơ ngắn ngủi (mồ côi mẹ - 12 tuổi). Trách nhiệm làm thư kí phải dậy từ 4 giờ sang ghi chép ca dao tục ngữ cho cha là một kỉ niệm đáng sợ thời thơ ấu nhưng đã để lại bao âm điệu, câu chữ ngân nga mãi trong lòng và hoá thân vào giọng điệu ngọt ngào, tâm tình thương mến trong thơ TH.
 Huế quê mẹ của ta ơi cũng là mảnh đất nuôi dưỡng hồn thơ TH từ những điệu hò, tiếng ca bâng khuâng, da diết.
- Vị trí và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Thể thơ và bố cục?
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc - hiểu
TT2: GV hướng dẫn HS đọc : Giọng điệu phấn khởi, vui tươi, hồ hởi. Chú ý nhịp thơ thay đổi
- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng, cách mạng.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm.
TT3: GV dẫn dắt và đặt vấn đề - GV chuẩn xác kiến thức.
- Nhà văn đặt tên cho tác phẩm cũng giống như khai sinh cho đứa con tinh thần của mình. Vậy nhan đề cũng là một yếu tố thẫm mĩ trong chính thể bài thơ. Từ ấy đã nói lên điều gì?Thời điểm nào, có ý nghĩa gì trong cuộc đời nhà thơ?
 Từ ấy - gợi lên một thời điểm trong cuộc đời con người. Dưới tác phẩm cho biết mốc cụ thể là tháng 7-1938. Đây là thời điểm nhà thơ vinh dự đứng trong hàng ngũ của ĐCS Đông Dương tranh đấu cho lí tưởng CM – giác ngộ lí tưởng CM.
 Từ ấy - trở thành một dấu mốc quan trọng, có tính chất bước ngoặt trong con đường đời, đường thơ của thi sĩ. Nó gắn bó chặt chẽ và chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ.
- Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và hiểu quả? 
 Những hình ảnh ẩn dụ xuất hiện trong thơ TH gắn liền với lí tưởng cách mạng: nắng hạ, mặt trời chân lí. Lí tưởng Đảng đến với nhà thơ như một nguồn sáng chói loà xoá tan màn đêm tăm tối, chấm dứt những ngày tháng buồn tẻ và bế tắt.
 Phút giây bắt gặp lí tưởng trở thành bừng nắng hạ, chói qua tim. Những động từ mạnh cho thấy ảnh hưởng lớn lao của nguồn ánh sáng chân lí mới đến nhà thơ.
- Ở 2 câu sau, nhà thơ dùng những hình ảnh nào để biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng.?
 Mặt trời, ánh nắng đã đem lại sự sống. Tâm hồn nhà thơ hoá thành một khu vườn tưng bừng sức sống khi so sánh:
 Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Niềm vui hoá thành âm thanh rộn rã như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, rực rỡ, thành hương thơm lan toả ngọt ngào. Câu thơ như một tiếng reo phấn khởi, hân hoan, phơi trải, bày tỏ niềm vui sướng của mình nhưng cũng chan chứa lòng biết ơn.
 Đặt bài thơ vào thời điểm từ ấy, lúc người thanh niên trẻ kiếm tìm lẽ sống, lẽ yêu đời. Phút chốc được khai sáng, để bay bổng trong trí tưởng tượng:
 Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
 Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
 Say đồng hương nắng vui ca hát
 Trên chín tầng cao bát ngát trời.
 (Nhớ đồng)
TT4: GV phát vấn HS:
- Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
 Lí tưởng cộng sản giúp cho người thanh niên nhận ra lẽ sống mới. 
 Tôi buộc lòng tôi với mọi người
 Để tình trang trải với muôn nơi
Cái tôi ấy chủ động tự nguyện, tự giác và khao khát mở rộng tấm lòng mình, sẻ chia với quần chúng rộng lớn. Trước tiên là những kiếp người cùng khổ, những nạn nhân đáng thương của xã hội.
 Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với mọi người, với cái ta chung để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao trong khổ thơ 3? 
- Nhận xét cách xưng hô và cách dung từ?
 Không chỉ đem đến lẽ sống mới mà lí tưởng cộng sản còn giúp cho người thanh niên TH vượt qua những suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi để có được tình cảm giai cấp sâu sắc với quần chúng.
 Giác ngộ lí tưởng thực sự hoá thành tình cảm và dường như thành hành động cụ thể. Tình cảm giai cấp sâu sắc đã thành tình cảm gia đình thắm thiết. Nhà thơ hiểu mình đã là thành viên trong một gia đình lớn – gia đình cách mạng, gia đình của những kiếp người khổ đau, bất hạnh đang giành quyền sống.
- Từ việc xác định mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, nhà thơ đã thể hiện điều gì khi nhắc đến những vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ?
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết.
TT5: GV yêu cầu HS đánh giá, nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TT6: HS đọc ghi nhớ SGK.
HS dựa vào Tiểu dẫn trả lời.
HS trình bày cá nhân.
1 HS đọc.
HS suy nghĩ, thảo luận – trình bày.
HS suy nghĩ, phát hiện – trình bày cá nhân.
HS suy nghĩ, phát hiện – trình bày cá nhân.
HS đọc khổ 3 – phát hiện, phân tích.
HS trình bày cá nhân.
HS đánh giá, nhận xét 
HS đọc ghi nhớ 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
 1. Tác giả.
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành.
- Quê làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
- Sự nghiệp thơ ca của ông gắn với sự nghiệp cách mạng, phán ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang.
- 7 tập thơ
 + Từ ấy (1937 – 1946)
 + Việt Bắc (1955 – 1961)
 + Gió lộng (1955 – 1961)
 + Ra trận (1962 – 1971)
 + Máu và hoa (1972 – 1977)
 + Một tiếng đờn (1992)
 + Ta với ta (1999)
- Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996.
 2. Bài thơ : Từ ấy.
 a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời.
- Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ “Từ ấy” – 3.1938
- Tập “Từ ấy” gồm 71 bài chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Ngày đầu khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, làm bài thơ để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy.
 b. Thể thơ và bố cục.
- Thất ngôn trường thiên (7 chữ/câu; 4 câu/khổ; 3 khổ/bài.)
II. ĐỌC - HIỂU.
 1. Khổ 1: Niềm vui sướng giác ngộ lí tưởng Cách mạng.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
- Từ ấy: nhà thơ được giác ngộ lí tưởng Cách mạng, lí tưởng Cộng sản, kết nạp vào Đảng.
-> dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu.
- Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí.
-> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới chói loà xoá tan màn đêm tăm tối làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Mở ra một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
- Động từ:
 + Bừng: ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
 + Chói: ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
-> Những động từ mạnh cho thấy ảnh hưởng lớn lao của nguồn ánh sáng chân lí mới đến nhà thơ.
- Hình ảnh ẩn dụ và so sánh: Hồn tôi - vườn hoa lá - đậm hương – rộn tiếng chim.
 + Niềm vui hoá thành âm thanh, màu sắc, hương thơm.
 + Tưng bừng và tràn đầy sức sống.
-> Niềm vui sướng, say mê nồng nhiệt của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng mới, như cỏ cây đón nhận ánh sáng Mặt trời. 
=> Lí tưởng CM tiếp thêm sức sống cho con người thêm yêu đời, yêu cuộc sống, sống có ý nghĩa hơn.
-> Vẻ đẹp và sức sống của lí tưởng CM cũng là vẻ đẹp của tâm hồn thơ TH.
 2. Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
- Động từ: 
 + Buộc: ý thức tự nguyện, quyết tâm cao độ.
 + Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo sự đồng cảm sâu sắc.
-> Hành động có tính tự nguyện.
- Trăm nơi (Hoán dụ) – chỉ mọi người sống ở khắp nơi.
- Khối đời (ẩn dụ) – Khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.
-> Sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái riêng và cái ta chung, giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động.
- Hồn tôi – bao hồn khổ:
-> Khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
=> Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ và ở đó Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu của trái tim nhân ái.
 3. Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc về tình cảm.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
- Điệp từ: là, của, vạn
-> Lời khẳng định dứt khoát, một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt. 
- Đại từ nhân xưng: Con, em, anh
-> Tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó máu thịt. Cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
- Số từ ước lệ: vạn. - vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ:
-> Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương gió: Quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đau thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.
=> Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ. Qua đó còn thể hiện lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tinh thần hăng say cách mạng.
 4. Nghệ thuật.
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng
- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở.
- Sự đa dạng của bút pháp: tự sự, trữ tình.
III. TỔNG KẾT.
- Bài thơ là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của Tố Hữu.
- Giọng điệu chân thành, cảm xúc hồ hởi, náo nức bài thơ nêu bật một quan niệm mới mẻ và nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao. 
 4. Củng cố - Hướng dẫn HS tự học.
- Thuộc lòng bài thơ
- Bình những câu thơ tâm đắc nhất.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài Đọc thêm: LAI TÂN (Hồ Chí Minh), NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu), TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính), CHIỀU CUÂN(Anh Thơ)
	+ Tác giả.
	+ Tác phẩm.
V. Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTu ay(1).doc