Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 84 đến tiết 96

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 84 đến tiết 96

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức: Giúp HS

- Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết.

- Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận

2- Về kĩ năng

- Rèn kỹ năng sửa lỗi, phân tích, bình giảng, cảm nhận một bài thơ, một nguồn cảm hứng thơ của Phan Bội Châu.

3- Về tư tưởng

- Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.

II- Phương pháp

- Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi.

- Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết.

III- Đồ dùng dạy học

 

doc 34 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 84 đến tiết 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 84 	- TRẢ BÀI SỐ 5
	- RA ĐỀ SỐ 6 (Làm ở nhà)
- Ngày soạn bài: 03.02.2010
- Giảng ở các lớp: 11A2.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
- Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết.
- Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận
2- Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng sửa lỗi, phân tích, bình giảng, cảm nhận một bài thơ, một nguồn cảm hứng thơ của Phan Bội Châu.
3- Về tư tưởng
- Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.
II- Phương pháp
- Phương pháp thuyết giảng, phân tích kết hợp trao đổi.
- Trả bài cho HS xem kết quả. Khắc phục lỗi viết.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG 
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
15’
10’
Hoạt động 1
- GV nhận xét bài làm của HS, trả bài.
- GV nhận xét ưu khuyết điểm về bài làm của HS để HS nhận thấy lỗi sai trong bài viết của mình.
- GV trả bài cho HS để HS nhận thấy được ưu khuyết điểm của mình và sửa lỗi. 
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý.
- Gv yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
+ HS nhắc lại đề.
- GV yêu cầu HS làm câu 1, sau đó nhận xét.
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài câu 2.
+ HS lập dàn ý theo hướng dẫn.
- GV đưa ra đáp án và biểu điểm.
- GV ra đề số 6 cho HS về nhà làm.
I- NHẬN XÉT, TRẢ BÀI
1- Nhận xét chung
* Ưu điểm:
- Nhìn chung đa số các em nhận biết và nắm được nội dung đề bài. 
- Phần tiếng Việt hầu hết làm được.
- Phần làm văn viết tương đối đúng yêu cầu của đề, không lạc đề.
* Nhược điểm:
- Đa số các em còn trình bày chung chung.
- Một số em diễn đạt chưa chuẩn xác và lô gich. Bài viết chưa mở rộng, chưa nêu được cảm nhận cụ thể của bản thân, chỉ nêu chung chung, còn mờ nhạt.
- Chưa biết triển khai ý. Có bài viết hầu như chỉ phân tích được 1 vài câu thơ.
- Một số em vẫn còn sai nhiều chính tả (viết sai dấu, không viết hoa)
2- Trả bài
- HS trả bài.
II- TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN Ý
1- Đề bài
 Câu 1: Thế nào là khởi ngữ? chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ:
Anh ấy làm bài thi rất cẩn thận
Câu 2: Nội dung chí làm trai trong Xuất dương lưu biệt là gì? Được thể hiện ntn? Em hãy liên hệ với thực tế Xh hiện nay và bản thân về vấn đề này.
2- Lập dàn ý
a- mở bài:
- Khái quát được nội dung bài thơ. Phan Bội Châu là nhà tiên phong trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. 
b- Thân bài: (Xem lại nội dung cần đạt ở tiết ra đề).
c- Kết bài: Khái quát lại vấn đề, đưa ra được cảm nghĩ của bản thân trước vấn đề đã phân tích.
3- Đáp án (xem phần ra đề số 5)
III- RA ĐỀ SỐ 6 (Về nhà làm)
- Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.
a- Yêu cầu kiến thức.
- Thành tích là gì ?
+ Kết quả, thành tích xuất sắc đạt được đối với một công vịêc cụ thể sau một thời gian nhất định.
- Bệnh thành tích là gì? 
+ Việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, làm được ít hoặc không làm được nhưng báo cáo bịa đặt là nhiều “làm thì láo báo cáo thì hay”.
- Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên mà còn lừa dối xã hội, lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu là chủ quan, tự mãn một cách vô lối
à Cách khắc phục là tôn trọng sự thật, nghiêm khắc với bản thân mình, có lương tâm và trách nhiệm khi làm việc.
b- Thang điểm.
- Điểm 10: Đảm bảo đầy đủ các ý trên. bài viết rõ ràng bố cục, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, có vốn sống phong phú. Không sai lỗi câu, chính tả.
- Điểm 8: Diễn đạt tốt, đảm bảo tương đối đầy đủ các ý trên, các ý chưa thực sự
 lôgíc, còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 6: Đảm bảo được một nửa ý trên. Diễn đạt tương đối lưu loát, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 4 : bài viết có ý nhưng diễn đạt lộn xộn. Chưa rõ bố cục, sai lỗi chính tả nhiều.
- Điểm 2 : Chưa biết cách trình bày một bài văn, các ý lộn xộn, thiếu lôgíc, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Không trình bày được ý nào, bài viết linh tinh, hoặc bỏ giấy trắng. 
Bước 4- Củng cố: (3’) HS cần nắm được nội dung bài giảng.
Bước 5- Dặn dò: (1’) Soạn bài: Chiều tối – Hồ Chí Minh.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn	
Tiết 85 	CHIỀU TỐI
 	 (Mộ)
HỒ CHÍ MINH
- Ngày soạn bài: 03.02.2010
- Giảng ở các lớp: 11A2.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
	- Giúp HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về ánh sáng và sự sống.
	- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.
* Kiến thức trọng tâm:
	- Vẻ đẹp sinh động của bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống con người.
	- Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
2- Về kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc - hiểu, đọc diễn cảm, phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
3- Về tư tưởng
- Hiểu và cảm nhận được con người HCM qua bài thơ, từ đó hình thành tư tưởng, ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu-đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: không.
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
10’
5’
10’
15’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS đọc – hiểu chung về bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn.
+ HS đọc bài.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tập thơ Nhật kí trong tù?
+ HS trả lời dựa vào SGK.
- Gv nhấn mạnh.
? Nêu xuất xứ của bài thơ “Chiều tối”?
- GV gọi HS đọc cả 3 phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ của bài thơ.
- Đọc đúng nhịp thơ, giọng chậm rãi, bình tĩnh, thoáng chút vui, ấm ở câu cuối. Từ " hồng" đọc hơi to và kéo dài hơn.
+ HS đọc bài.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? So sánh phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ của Nam Trân, em thấy chỗ nào chưa dịch đạt?
+ HS so sánh theo cách hiểu của bản thân.
- GV nhấn mạnh.
- GV gọi HS đọc 2 câu thơ đầu (phần phiên âm và dịch nghĩa), GV đọc lại.
? Em hãy phân tích bức tranh thiên nhiên ở 2 câu thơ đầu?
- Gợi mở: Hình ảnh cánh chim và chòm mây trong bức tranh thiên nhiên buổi tối được tác giả quan sát ở điểm nhìn nào? Điểm nhìn đó cho ta thấy điều gì về tâm hồn và phong thái của thi nhân?
- GV liên hệ: trong thơ cổ
+ Chim hôm thoi thóp về rừng.
(Nguyễn Du)
+ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
(Bà Huyện Thanh Quan)
+ Ngàn năm mây trắng bây giờ còn đây.
(Thôi Hiệu)
+ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
(Nguyễn Khuyến)
? So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thiên nhiên và con người?
+ HS so sánh.
- GV nhấn mạnh.
- GV chuyển ý: Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây, trời, chim muông trở thành bức tranh con người lao động...
? Bức tranh được miêu tả trong câu 3,4 là gì?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Tại sao chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ?
+ HS nêu cách hiểu của bản thân.
- Khuyến khích những cách hiểu riêng. GV nhấn mạnh ý.
? Những chữ ma bao túc – bao túc ma ở cuối câu thứ 3 được lặp lại ở đầu câu 4 nhằm diễn tả điều gì?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
- Gv gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo câu hỏi trong SGK.
+ HS thảo luận làm bài tập theo gợi ý.
- GV nhận xét, bổ sung nếu thiếu, sửa nếu sai.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Hoàn cảnh ra đời của tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
- Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.
2- Bài thơ “Chiều tối” 
* Xuất xứ bài thơ “Chiều tối”
- Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
* Đọc và cảm nhận: (SGK – Tr.41)
* Thể loại và bố cục:
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
- Bố cục: 2 phần.
+ P1 (2 câu đầu): Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên.
+ P2 (2 câu cuối): Cảm nhận về bức tranh đời sống con người.
II- ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1- So sánh văn bản dịch với nguyên tác.
- Câu 2: Chưa dịch được chữ: 
+ “cô”: cô đơn lẻ loi
+ “mạn mạn”: dịch là trôi nhẹ, chưa sát ý. Không diễn tả được sự đơn lẻ và nhịp trôi chầm chậm của chòm mây.
- Câu 3: dịch thừa từ “tối”, làm mất đi ý vị “ý tại ngôn ngoại”, hàm súc của thơ cổ. (ở đây không nói đến chữ tối mà gội được trời tối).
+ “thiếu nữ” dịch là cô em chưa phù hợp.
2- Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ.
- Bức tranh thiên nhiên với hình ảnh:
 + Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim “mỏi” (cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).
 + “Chòm mây”: Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.
- So sánh thiên nhiên và con người:
 + Tương đồng về hình thức: đều cô đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm.
 + Khác biệt về bản chất: thiên nhiên tự do còn con người mất tự do, đang bị áp giải.
à Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.
2- Hai câu thơ cuối: Cảm nhận của tác giả về bức tranh đời sống sinh hoạt của người Trung Hoa
- Hình ảnh con người lao động trẻ trung thiếu nữ (hình ảnh trung tâm của bức tranh), nhịp điệu của cuộc sống lao động (xay ngô), đã đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui và hạnh phúc trong lao động của con người, con người ấy tuy vất vả mà tự do.
- Bài thơ quy tụ trong một điểm sáng rực rỡ “rực hồng” - "nhãn tự". Ý nghĩa:
 + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.
 + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng.
 + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.
 + Niềm tin, niềm lạc quan.
à Thông qua bức tranh  ... ....................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 97 + 98 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
 V. HUY-GÔ
- Ngày soạn bài:17. 03. 2010	
- Giảng ở các lớp: 11A2
Lớp
Ngày dạy
Tiết
HS vắng mặt
Ghi chú
11A2
97
11A2
98
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp HS
* Kiến thức chung:
	- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp lãng mạn qua hư cấu, diễn biến và nghệ thuật văn bản.
	- Cảm nhận được sức mạnh của tình thương yêu mà Huygô muốn gửi gắm.
	- Hiểu và biết cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
* Kiến thức trọng tâm:
	- Hình tượng n/vật Gia-ve – biểu tượng cho cái ác và cường quyền.
	- Hình tượng n/vật Giăng Van-giăng – người a/hùng lãng mạn.
	- Nghệ thuật XD n/vật
2- Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tp’ tự sự.
3- Về tư tưởng
- Giáo dục lòng kính trọng và thương yêu con người.
II- Phương pháp
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Phương pháp phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề qua hình thức trao đổi
III- Đồ dùng dạy học
 SGK , SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: (10’) 
? Truyện ngắn Người trong bao và hình tượng Bê-li-cốp để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc gì?
? Vì sao nói truyện ngắn Người trong bao có ý nghĩa thời sự rất rộng rãi và sâu sắc?
Bước 3- Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
15’
25’
5’
10’
10’
10’
10’
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- GV yêu cầu HS:
? Hãy nêu những ấn tượng của em về tg’ V.Huy-gô?
+ HS suy nghĩ, trả lời dựa vào SGK.
- Gợi mở: Các tp’ của Huy-gô có nội dung gì?
? Nêu kết cấu, và nội dung của tp’ Những người khốn khổ?
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về đoạn trích.
? Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong toàn bộ tác phẩm?
+ HS trả lời.
- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung đoạn trích.
- GV yêu cầu giọng đọc: thể hiện được ko khí căng thẳng, ngạo mạn, thỏa mãn, tàn nhãn và có phần e dè, sợ hãi của Gia-ve.
+ Thái độ bình thản, cương quyết, cam chịu của GVG.
+ Thái độ sợ hãi đến khủng khiếp của Phăng-tin.
Hoạt động 2
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết trích đoạn.
? Cảm nhận của em về tên thanh tra mật thám Gia-ve là gì? (Gia- ve là ai? Đại diện cho thế lực nào trong XH?)
+ HS nhận xét.
- GV nhấn mạnh.
? Hãy tìm những chi tiết, h/ảnh m/tả chân dung n/vật này?
? Hãy tìm những chi tiết m/tả ngôn ngữ và h/ộng của Gia-ve? Qua đó em có n/xét gì về h/động của n/vật này?
- Gợi mở: Đ/với GVG, n/vật này có hành động gì?
+ HS tìm chi tiết, nhận xét.
- GV nhấn mạnh.
- Gợi mở: dựa vào các chi tiết trong SGK, hãy cho biết ngôn ngư và h/động của Gia-ve đối với Phăng-tin ntn?
+ HS tìm chi tiết, nhận xét.
- GV nhấn mạnh.
? Qua những lời nói và hành động của Gia-ve đối với P.tin cho thấy hắn là 1 người ntn?
+ HS nhận xét.
? Qua n/vật Gia-ve, nhà văn muôn bày tỏ thái độ gì với g/cấp thống trị đương thời?
- GV nhấn mạnh.
? Trong đoạn trích GVG đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng ntn?
+ HS phát hiện, trả lời.
- GV nhấn mạnh, bổ sung.
? Để xây dựng hình tượng n/vật GVG, tg’ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-> Đối lập.
? Hãy tìm những chi tiết m/tả sự tương phản giữa GVG và Gia-ve?
+ HS phát hiện, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? H/động của GVG trước khi Phăng-tin chết có sự chuyển biến đột ngột, hãy chỉ ra sự chuyển biến ấy?
- Gợi mở: Trước lúc PT chết, thái độ và cử chỉ của GVG đối với GV ntn?
? Sau khi PT chết, thái độ và h/động của GVG đối với GV ntn? Mục đích của thái độ và hành động đó?
? Tại sao Gia-ve lại sợ?
? HS phát hiện, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Tình thương người, đặc biệt là với những con người nhỏ bé, khốn khổ đã được tg’ xây dựng qua những hành động nào của GVG trước người đã khuất?
- Gợi mở: Thái độ và tình cảm của GVG đới với Phăng tin ntn?
+ HS tìm chi tiết, trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Phăng-tin đã cầu cứu GVG khi nào? Điều đó cho thấy GVG có ý nghĩa đối với PT ntn?
+ HS suy nghĩ, trả lòi.
? Bà xơ đã chứng kiến cảnh gì? Đó có phải là sự thật ko? Vì sao?
- Gợi mở: Em thử đoán xem GVG đã thì thầm bên tai PT điều gì mà PT đi vào cõi chết mà vẫn nở nụ cười ko sao tả được, để gương mặt PT sáng rỡ 1 cách lạ thường?
=> Cầu chúc cho PT, hứa sẽ tìm con gái Cô-dét cho nàng.
? Đoạn “ông nói gì với chị...cao cả” là lời của ai? Thuật ngữ VH dùng để chỉ loại ngôn ngữ này là gì? Trong VB’ nó có t/dụng ntn?
- Bình luận ngoại đề.
? Qua hình tượng n/vật GVG, Huy-gô muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
+ HS nêu ý kiến.
- GV nhấn mạnh.
- GV yêu cầu HS đọc và nhớ ngay tại lớp phần ghi nhớ.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS tổng kết.
? Qua phân tích, em hiểu nhan đề của đoạn trích ntn? Ai là người cầm quyền khôi phục uy quyền?
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- Tác giả
- Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp và thế giới.
- Toàn bộ sự nghiệp s/tác gắn với TK XIX – 1 TK đầy bão tố cách mạng.
- Là nhà văn lãng mạn có tư tưởng dân chủ, đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền phong kiến phản động.
- Nội dung tp’: Thể hiện lòng yêu thương bao la của ông đối với những người lao động nghèo khổ => được mệnh danh là “nhà văn của những người khốn khổ”
- TP chính: (SGK-T75)
=> Là danh nhân VH” của nhân loại.
2- Tác phẩm Những người khốn khổ
- Kết cấu: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
- Tóm tắt tp’: (SGK-Tr.76)
- Giá trị: Tình cảnh khốn khổ của những người chịu cảnh đè nén của những thế lực cường quyền trong XH.
+ Ca ngợi sự cao quý giữa tình thương giữa những người cùng cảnh ngộ trong XH đó.
3- Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
a- Vị trí: Ở quyển 8, chương IV, cuối phần 1 của tiểu thuyết “NNKK”.
b- Đọc – kể.
c- Kết cấu:
- Hình tượng nhân vật Gia-ve.
- Hình tượng nhân vật Giăng Van- Giăng.
II- ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
1- Hình tượng nhân vật Gia-ve (người cầm quyền khôi phục uy quyền)
a- Bộ dạng:
- Nghề nghiệp: Chánh thanh tra cảnh sát, người cầm quyền khôi phục uy quyền, con ác thú giữ nhà cho chính quyền tư sản. 
- Chân dung: Bộ mặt gớm ghiếc.
+ Điệu nói: Hai tiếng mau lên -> cộc lốc, ngắn man rợ và điên cuồng như tiếng thú gầm.
+ Giọng nói hách dịch: ai nói với ta thì phải nói to.
+ Tiếng cười ghê tởm phô ra tất cả 2 hàm răng.
+ Ánh mắt: nhìn trừng trừng, phóng vào tội nhân như cái móc sắt quen kéo giật vào bao kẻ khốn khổ.
=> Bằng nghệ thuật so sánh, phóng đại, tg’ đã ẩn dụ Gia-ve như 1 con ác thú.
b- Ngôn ngữ và hành động
* Đối với Giăng Van-Giăng:
- Cách xưng hô: mày – ta – tao.
- Hành động: túm lấy cổ áo GVG.
- Ngôn ngữ đối thoại: Mày có đi ko?
+ Gọi ta là ông thanh tra.
+ Nói to lên! Ai nói với ta thì phải nói to!
+ Ta ko thèm nghe...
→ Trịnh thượng, hống hách. Gia-ve đã khôi phục uy quyền.
* Đối với Phăng-tin:
- Tuyên bố thẳng GVG là kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai => vùi dập tia hy vọng cuối cùng của Phăng-tin => Kẻ trực tiếp gây ra cái chết của P-tin “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”.
- Xưng hô: gọi P-tin là con đĩ, con này, đồ khỉ..
- Ngôn ngữ đối thoại: mày có câm họng ko?...
- Không hề động lòng thương trước sự hấp hối của Phăng-tin.
=> Gia- ve là 1 con ác thú đội lốt người. Qua n/vật nhà văn đã phê phán tầng lớp thống trị đương thời.
2- Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng
a- Hoàn cảnh, tâm trạng
- Hoàn cảnh: ngặt nghèo
+ Có quyền lực – kô muốn bị bắt >< lương tâm cắn rứt – kô muốn sống giả dối.
+ Cứu người bị oan >< ko cứu được P-tin
- Tâm trạng: mâu thuẫn
+ Lo lắng cho P-tin, sẵn sàng bị bắt >< cố gắng kéo dài.
b- Giăng Van-giăng – con người của tình thương yêu
* Giăng Van-giăng – hình tượng đối lập với Gia-ve:
Giăng Van-giăng
Gia-ve
- Ngôn ngữ: xưng hô Tôi – ông, giữ phép lịch sự, xã giao, lời lẽ tế nhị, nhã nhặn, thuyết phục. Khiêm tốn nhún nhường, biết phải trái.
- Hành động: 
+ Trước khi Phăng-tin chết: ghé gần...hạ giọng; cúi đầu, kô cố gỡ bàn tay khi bị G.Ve nắm cổ áo ra.
+ Sau khi PT chết: Cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con. Bẻ gãy thanh giường sắt; nhìn GV trừng trừng => Giành cho mình chút tự do để từ biệt Phăng-tin.
- Hét lên, hách dịch, thô lỗ.
- Gia-ve hùng hổ.
- Run sợ, đứng tựa vào khung cửa.
→ Tg’ tô đậm sức mạnh của tình thương, lòng nhân ái của GVG đối với Phăng-tin.
=> Cái thiện đã giành lại uy quyền, sức mạnh tình thương đã đẩy lùi cái ác.
* Giăng Van-giăng trong giây phút từ biệt Phăng-tin:
- Thái độ: đồng cảm, yêu thương.
- Hành động: ngồi yên lặng, nâng đầu đặt ngay ngắn, thắt lại đay nút cổ áo, vén gọn mớ tóc vào chiếc mũ, vuốt mắt quỳ xuống trước bàn tay Ptin – đặt lên đấy 1 nụ hôn..
- Nói với Gia-ve “Giờ thì tôi thuộc về anh”:
+ Tự nguyện, chủ động.
+ Sẵn sàng xả thân vì người khác.
=> Đó là thái độ yêu thương, trân trọng của con người đối với con người, nhất là đ/với những người nghèo khổ => Quan điểm tư tưởng của tg’.
* Hình ảnh GVG qua miêu tả gián tiếp:
- Đối với hành động cầu cứu của Phăng-tin: GVG là h/ảnh của vị cứu tinh.
- Qua cảnh bà xơ Xem-pli-xơ chúng kiến: khi GVG thì thầm; Phăng-tin mỉm cười - 
=> Đại diện cho lòng nhân cái.
* Giăng Van-giăng qua lời bình luận ngoại đề của tg’:
- Các câu hỏi liên tiếp: lời khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện.
+ Như 1 niềm trân trọng an ủi của tg’.
+ Thể hiện quan điểm, tư tưởng của n/văn: trong hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương, lòng nhân ái vô bờ sẽ đuổi được cường quyền – cái ác – bóng tối và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
* Tóm lại: Nghệ thuật kể chuyện và cách phát triển của đoạn trích thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, luôn vươn lên hiện thực, vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện, thanh khiết để xây dựng con người lí tưởng.
* Ghi nhớ: (SGK-Tr.80)
III- TỔNG KẾT
* Nhan đề
* Nội dung: gửi gắm thông điệp tình thương, hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền bằng ánh sáng của tình thương đảy lùi cường quyền và thắp lên hy vọng cho con người vào tương lai, đặc biệt là những người khốn khổ.
* Nghệ thuật: là 1 câu chuyện hoàn chỉnh và hấp dẫn, thể hiện đặc trưng bút pháp của Huy-gô: NT phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, tương phản, đan xen lời bình luận ngoại đề.
Bước 4- Củng cố: (2’) HS cần nắm được nội dung bài học:
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Đọc lại văn bản.
- Soạn bài: Thao tác lập luận bình luận.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 11 thang 3 VA.doc