Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 61, 62: Vợ nhặt

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 61, 62: Vợ nhặt

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm khát khao hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

2. Kĩ năng:

- Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.

- Tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng đến.

- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây dựng nhân vật trong TP.

3. Thái độ:Đồng cảm với con người trong h/cảnh éo le, trân trọng khát vọng HP của con người .

B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, TL chuẩn KT, KN, TL GD kĩ năng sống, TK DH

C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, động não, trình bày 1 phút

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 10548Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 61, 62: Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/12/2010
ND: 04/01/2011
Tiết:61, 62
Tuần: 23
Tiết 25,26 – Tuần 9
Vôï nhaët
 - Kim Lân- 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm khát khao hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
	- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
2. Kĩ năng: 
- Củng cố, nâng cao các kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng đến.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cách kể chuyện tự nhiên, về cách xây dựng nhân vật trong TP.
3. Thái độ:Đồng cảm với con người trong h/cảnh éo le, trân trọng khát vọng HP của con người.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, TL chuẩn KT, KN, TL GD kĩ năng sống, TK DH
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, động não, trình bày 1 phút
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định – Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Nhà văn Kim Lân trả lời câu hỏi về bối cảnh truyện trong “Vợ nhặt” đã nói: “Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp[] Chết đói là một thực tế khốc liệt [...] Bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự.” Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu truyện để vừa thấy cái cay đắng, đớn đau vừa thấy những tia sáng về đạo đức và danh dự của người nông dân ở nông thôn thời ấy.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung:
HD HS tìm hiểu tiểu dẫn
?. Kết luận vài nét về tác giả?
?. Tìm hiểu chung về tác phẩm? 
Dựa vào SGK kết luận những nét chính về TG.
Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
1. Tác giả: 
 Kim Lân (1920-2007): thành công về đề tài nông thôn và nông dân; có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.
2. Tác phẩm:
 Vợ nhặt (in trong tập Con chó xấu xí, 1962) được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
Hoạt động 2: I. Đọc - hiểu:
Yêu cầu HS tóm tắt VB.
Yêu cầu HS trình bày trực cảm bằng PP đặt câu hỏi:
?. Cảm nhận ban đầu về nội dung tư tưởng của VB?
- Viết về ai? Cuộc đời, số phận, phẩm chất như thế nào?
- Qua đó nhà văn nói lên điều gì? 
Yêu cầu HS đề xuất hướng khai thác VB bằng PP đặt câu hỏi:
?. Khai thác VB theo hướng nào để thấy hết những phát hiện như những cảm nhận ban đầu?
Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật Tràng: 
?. KL đã đặt nhân vật T vào tình huống nào để khai thác chiều sâu tâm lí của nh/ vật?
?. Ban đầu, T có chú tâm tìm vợ không? Vì sao?
?. Cuộc gặp gỡ giữa T và thị lần thứ nhất diễn ra ntn? 
?. Lần thứ 2, T và thị gặp nhau ra sao?
?. Giữa chi tiết m. tả người đàn bà rách rưới, gầy sọp, mặt xám xịt với chi tiết T mời thị ăn có gì liên quan với nhau? Từ đó nói lên điều gì về nhân vật T?
K0 chỉ là con người tốt bụng mà còn giàu lòng khát khao hạnh phúc gia đình.
?. KL đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật T. Phân tích những tình huống sau để thấy những phát hiện tinh tế ấy?
* Quyết định lấy vợ
?. Phân tích diễn biến tâm lí của T lúc quyết định lấy vợ qua 2 chi tiết:
+ Câu nói đùa của T.
+ Cái tặc lưỡi “chậc, kệ!”.
?. Câu nói đùa và cái chặc lưỡi ấy đã nói lên điều gì về Tràng?
( Bình :T và người đàn bà kia như hai cành củi khô nhưng họ đã chụm vào nhau để nhen lên ngọn lửa. Tội nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc còn người kia thì lại cần chỗ dựa. Một người vì TY, người kia vì miếng ăn. Họ LIỀU, nhưng cái Liều làm người ta bật khóc. Bây giờ thì họ là người dũng cảm bởi đã dám nắm tay nhau để bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và kính trọng, phải chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của KL về một giống nòi sẽ tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân tộc đang đứng trước sự diệt vong của nạn đói ?)
* Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: 
?. Phát hiện và phân tích những chi tiết thể hiện tâm lí của T?
?. Lúc này T đang sống trong tâm trạng gì? Vì sao?
?. Trong buổi sáng đầu tiên có vợ, tâm lí, tình cảm của T thật sự chuyển biến. Hãy tìm và phân tích các chi tiết thể hiện sự phát hiện và suy nghĩ, tâm tư của T trước sự đổi thay trong cuộc đời mình?
Vận dụng KT hỏi – trả lời để kết luận khái quát về nhân vật:
?. T là 1 con người ntn qua khắc họa của KL?
?. Khắc họa nhân vật như thế nhà văn nhằm bày tỏ thái độ, tình cảm gì?
Vận dụng KT đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật người VN:
?. Nhân vật xuất hiện thật ấn tượng. Hãy tìm hiểu lai lịch, tên tuổi ?
?. Chi tiết miêu tả chân dung nhân vật gợi cho ta suy nghĩ gì?
?. Phân tích những hành vi của thị khi mới gặp T?
?. Trước câu nói đùa của T “có vềthì cùng về” thị ứng xử ra sao? Vì sao?
?. Khi trở thành vợ T, nhân vật có sự thay đổi. Phân tích sự thay đổi đó của thị qua hành động, tâm lí ở các tình huống:
- Trên đường trở về nhà T.
- Sáng hôm sau, khi trở thành vợ T.
Vận dụng KT hỏi – trả lời để kết luận khái quát về nhân vật:
?. Qua nhân vật nhà văn bày tỏ thái độ gì trước thực trạng XH đương thời?
?. KL thể hiện tình cảm gì với nhân vật?
Vận dụng KT đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ:
?. Cho lời nhận xét khái quát về nhân vật bà cụ Tứ qua TP?
- Phát hiện và phân tích những chi tiết truyện để thấy bà cụ Tứ là người mẹ rất mực thương con?
- Thái độ và tình cảm của bà ntn với nàng dâu mới? Từ đó thấy ở nhân vật vẻ đẹp gì?
- Dẫu sống trong hoàn cảnh đói khổ, cận kề cái chết nhưng nhân vật có nghĩ nhiều đến cái chết không. Qua đó, ta thấy nhân vật có phẩm chất gì đáng quý?
Vận dụng KT hỏi – trả lời để kết luận khái quát về nhân vật:
?. Nhân vật bà cụ Tứ điển hình cho vẻ đẹp nào của người phụ nữ VN
Tóm tắt VB truyện.
Kĩ năng tư duy, động não:
- Người dân lao động trong nạn đói 1945.
- Cuộc sống khổ nghèo nhưng khát khao hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống, tình yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
- Phê phán hiện thực, gửi gắm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Tư duy, động não:
Khai thác 3 hình tượng Tràng, bà cụ Tứ, và người vợ nhặt.
Rèn kĩ năng động não, trả lời câu hỏi 
- Tình huống nhặt vợ.
- K chú tâm tìm vợ. Vì T thừa hiểu mình k0 thể lấy nổi vợ.
- Tìm c/ tiết khắc họa
- Có chứng kiến người đàn bà thảm hại như thế mới động lòng thương, là cơ sở để thể hiện lòng tốt của T.
Tư duy, động não:
Tìm và phân tích những tình huống theo gợi ý của GV để thấy những diễn biến tâm lí tinh tế của T.
- Thấy được mối quan hệ giữa câu nói đùa và cái tặc lưỡi để hiểu niềm khát khao tổ âm của T?
Nghe GV bình để khắc sâu.
- Tìm và phân tích những chi tiết biểu hiện tâm lí. Từ đó thấy T đang sống trong niềm vui, hạnh phúc.
- Tập trung những chi tiết miêu tả sự quan sát cùng với những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.
Tư duy đưa ra nhận định khái quát bằng cách trả lời các câu hỏi của GV.
Động não, tư duy trả lời câu hỏi theo tinh thần à
Tập trung những chi tiết miêu tả hành động của nhân vật qua phát hiện của T.
Tư duy đưa ra nhận định khái quát bằng cách trả lời các câu hỏi của GV.
 Động não, tư duy trả lời câu hỏi theo tinh thần à
Tư duy đưa ra nhận định khái quát bằng cách trả lời các câu hỏi của GV.
1. Nhân vật Tràng: 
* Ban đầu: không chú tâm tìm vợ -> hò cho đỡ nhọc -> người đàn bà xa lạ chạy lại đẩy xe cho T, cười tình tứ với T => T cảm thấy hạnh phúc (T thích lắm. Từ cha sinh mẹ để đến giờ chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế.)
* Lần thứ 2 gặp lại: 
- k0 nhận ra thị: rách rưới, gầy sọp, mặt xám xịt.
- Mời thị ăn (4 bát bánh đúc)
=> là người nông dân nghèo khổ mà tốt bụng, giàu lòng thương người và cởi mở (giữa lúc đói sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ)
* Quyết định lấy vợ:
- Nói đùa “”, rồi chợn, nghĩ đến cái đói nên k0 dám đềo bòng. (nỗi sợ hãi có thật tại thời điểm đói kém)
- Cái tặc lưỡi “chậc, kệ!” (T bỏ lại sau lưng tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để di đến quyết dịnh lấy vợ)
=> Ẩn chứa niềm khao khát tổ ấm gia đình nên đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
* Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: 
Có nhiều vẻ khác thường: 
- Mặt phớn phở..
- Tủm tỉm cười nụ 1 mình và 2 mắt sáng lên lấp lánh.
-> Niềm vui, hạnh phúc tràn ngập bởi khát khao tổ ấm gia đình đã thành hiện thực. (HP làm thay đổi con người)
* Buổi sáng đầu tiên khi có vợ:
- Thấy cuộc đời thay đổi, sống trong tâm trạng hạnh phúc (Trong người êm ái).
- Nhận ra xung quanh đổi thay, mới mẻ, khác lạ (nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng)
- Thấm thía cảm động, 1 nguồn vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng.
- Cảm thấy yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
=> đã thật sự trưởng thành.
*SK: Giàu tình thương niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai và thấy được tình cảm nhân đạo cuả nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.
2. Nhân vật người “vợ nhặt”:
- Không rõ lai lịch, thậm chí không có tên (khi xuất hiện lúc được gọi là thị, là cô ả, lúc là người đàn bà.) 
- Xuất hiện với một chân dung thảm thương. -> Là nạn nhân của nạn đói. Trong nạn đói ấy, thân phận con người thật rẻ rúng.
- Khi mới gặp Tràng:
Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã kiến thị chao chát (đanh đá), táo bạo tới mức trở nên thô tục, trơ trẽn. (đòi ăn và ăn 4 bát bánh đúc)
- Chấp nhận theo k0 T về làm vợ. (tìm nơi nương tựa cho qua ngày đói)
- Khi trở thành vợ T, thị thay đổi hẳn:
+ Trên đuờng trở về nhà của Tràng , rón rén, e thẹn -> ý thức về thân phận là người vợ theo không. 
+ Sáng hôm sau, trở thành người vợ đảm đang: dậy sớm, dọn dẹp nhà cửa, quét tước sạch sẽ; Tràng nhận ra sự thay đổi kỳ lạ ở thị:  rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không có vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần gặp ngoài tỉnh. -> Sâu thẳm trong thị là niềm khát khao 1 mái ấm gia đình
*Sơ kết: Qua nhân vật, nhà văn gián tiếp tố cáo XH đẩy con người đến sự rẻ rúng, tha hoá về nhân phẩm vì sự đói khát. Nhưng, trong cảnh ngộ bi đát, con người vẫn vươn tới sự sống, hướng tới tương lai và phẩm giá con người đã sống dậy.
3. Nhân vật bà cụ Tứ:
- Một người mẹ nghèo khổ rất mực thương con:
+ Ai oán, xót thương cho số kiếp con mình.
+ Nghĩ đến trách nhiệm làm mẹ mà tủi thân và khóc.
+ Lo lắng cho con và dâu có sống qua được cơn đói này k0.
- Một người phụ nữ nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha:
+ Chấp nhận người đàn bà xa lạ làm dâu với niềm cảm thông sâu sắc.
+ Bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niềm hi vọng cho con và dâu:
* An ủi, động viên các con hướng đến tương lai tốt đẹp.
* Bà cố gắng tạo niềm vui bằng nồi chè khoán (cháo cám)
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng:
+ Trong bữa cơm ngày đói, nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
+ Ngày đầu tiên có con dâu, "nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Cùng với nàng đâu, bà xăm xắn thu dọn; quét tước nhà cửa.
* Sơ kết: Hình ảnh điển hình về một người mẹ nông dân VN nghèo khổ mà phẩm chất cao đẹp: thương con và giàu đức hy sinh, hiểu biết , lạc quan. 
Hoạt động 3: III. Tổng kết:
Vận dụng KT hỏi – trả lời để tổng kết VB
?. Nhận xét đánh giá về sự thành công về mặt nghệ thuật của TP?
- Nhà văn xây dựng tình huống truyện ntn? Có hiểu quả nghệ thuật gì?
- Nhận xét về:
+ cách kể chuyện?
+ cách dựng cảnh?
+ cách xây dựng nhân vật?
+ cách sử dụng ngôn ngữ?
?. Nêu ý nghĩa VB? 
Tư duy đưa ra nhận định khái quát bằng cách trả lời các câu hỏi của GV về 2 mặt nghệ thuật và ý nghĩa VB.
1. Nghệ thuật: 
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- N/ vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắc lọc, giàu sức gợi.
2. Ý nghĩa VB:
Tố cáo tội ác của bọn TD, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bơg vwvs của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
Hoạt động 4: IV. Hướng dẫn tự học:
1. Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề vợ nhặt. 
a. Tóm tắt truyện:
Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê. Nhiều tuổi, thô kệch, có tính dở hơi. Trận đói diễn ra, người chết như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, T hò một câu cho đỡ nhọc. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do T đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, T dẫn thị về nhà ra mắt cụ Tứ (mẹ Tràng). Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện VM phá kho thóc Nhật. T nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào
b. Ý nghĩa nhan đề: “Vợ nhặt”, một nhan đề có nhiều nghĩa:
- “Vợ nhặt” (không phải cưới xin theo phong tục truyền thống của người VN)-> gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt.
- Nói lên khá nhiều cảnh ngộ, số phận của con người thảm thương, rẻ rúng trong XH cũ, nhất là vào năm đói 1945 : vợ mà có thể “nhặt” được như rơm, như rác bên đường.
=> Nhan đề độc đáo phù hợp với nội dung và chủ đề tác phẩm.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ: 
* Lúc đầu bà ngạc nhiên
* Khi hiểu ra con mình có vợ, 1 người vợ theo không:
- "Bà lão cúi đầu nín lặng". Một sự im lặng chất chứa biết bao suy nghĩ
- Lời độc thoại bỏ lửng -> thấy được nỗi cay đắng dâng lên tột đỉnh và người mẹ nghèo khổ ấy đã khóc - Một nỗi tủi hờn, xót thương trào lên trong lòng cụ. 
* Bà lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không". Suy nghĩ này chứng tỏ bà đang rất lo lắng cho tương lai của hai con. Và sự ám ảnh về nạn đói ấy thật khủng khiếp.
*Từ tủi phận và lo lắng bà lão chuyển sang tâm trạng vừa vui mừng vừa thương xót anh con trai và người vợ nhặt. 
* Bà lão chợt nhớ ra cái bổn phận làm mẹ, bà dặn dò các con "Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn". Bà an ủi và ấp ủ, hướng hai con vào niềm tin tưởng ở tương lai phía trước với triết lí DG gần gũi "...Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Điều này chứng tỏ bà là người mẹ chu toàn. Đây chính là niềm lạc quan hy vọng đổi đời.
* Sáng hôm sau: Cụ Tứ thật khác với ngày hôm qua. Xăm xắn thu dọn; quét tước nhà cửa; bằng mọi cách nhen nhóm một niềm vui, niềm hi vọng cho dâu con, nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Bà dặn Tràng nuôi gà để "Chẳng mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem"; gắng tạo niềm vui bằng nồi chè cám, nồi chè bà đã dành dụm chắt chiu để hôm nay mới có dịp đãi con. Tuy không ai nuốt nổi nhưng chắc chắn rằng không ít người đọc đã chảy nước mắt trước tấm lòng cao thượng ấy của người mẹ nông dân nghèo khổ.
=> KL về nhân vât (Phần đọc –hiểu
3. Phân tích giá trị HT và nhân đạo của TP:
a. Giá trị HT:
- Bối cảnh truyện: TG, KG: 
+ Buổi chiều -> mỗi lúc 1 tối, tối om, tối sầm.
+ Cái đói tràn về gây hậu quả thê thảm:
* Lũ lượt, bồng bế, dắt díu kiếm ăn
* Người chết như ngã ra, người sống đi lại dật dờ như bóng ma.
* 1 người đàn bà gầy sọp, mặt xám xịt, 1 gia đình ăn cám để trừ bữa, cảnh nên vợ nên chồng thảm thương,...
-> KK tối tâ, ảm đạm, thê lương trùm lên cuộc sống.
- Cuộc sống của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng: thân phận rẻ rúng; Thông qua tình huống lấy vợ của Tràng, KL không chỉ nói lên được thân phận đói nghèo của người nd mà còn thể hiện được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng.
- Ở phần cuối TP, những nhân vật nghèo khó này cũng khao khát sự đổi thay về số phận. Chúng ta cũng thấy thoáng hiện lên niềm dự cảm của tác giả về tương lai, về cách mạng( qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người đi phá kho thóc của Nhật).
b. Giá trị nhân đạo:
- Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật (hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét.)
- Viết về cuộc sống của người nông dân VN trước cách mạng với một niềm đồng cảm, xót xa, day dứt.
- Phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của người lao động; thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia dình của người nông dân.
- Dự báo và hướng người Nd đến con đường tất yếu phải đi là đấu tranh CM.

Tài liệu đính kèm:

  • docVo nhat Giao an chuan KT KN.doc