Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 13

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 13

I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu

II- Chuẩn bị:

Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

-

 1- Tổ chức:

 Sĩ số

 2- Kiểm tra:

-

 3- Bài mới:

 

doc 48 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
- 
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
4- Củng cố:
- 
5- Hướng dẫn về nhà::
-
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 73
 Lưu biệt khi xuất dương 
 (Phan Bội Châu)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Cảm nhận được vể đẹp lãng mạn, hào hùng của nahf chí sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, nhất là giọng thơ tâm huyết, sôi sục của Phan Bộ Châu.
- Kĩ năng đọc- hiểu thơ cách mạng chữ Hán.
- Bồi dưỡng chí khí, tinh thần yêu nước.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Em hiểu gì về phong trào Đông Du?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
T: Dẫn vào bài, cho xem ảnh PBC.
Dựa vào tiểu dẫn, cho biết những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Phan Bội Châu?
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
T: Hướng dẫn H/S đọc, 2-> 3 h/s đọc.
Bố cục? Dựa trên cơ sở nào để chia như vậy?
Đọc diễn cảm 2 câu đề và bản dịch nghĩa thơ.
 Tư duy mới mẻ, khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ trong 2 câu thơ đầu như thế nào?
Cách nói ấy gợi liên hệ đễn bài thơ nào? của ai? hãy đọc những câu thơ ấy?
Quan niệm của cụ Phan về chí làm trai có gì mới mẻ, táo bạo so với tiền nhân?
 Giải thích các từ càn khôn, hi kì. Chuyện lạ ở đây là chuyện gì?
 Tại sao không để mặc thiên nhiên, vũ trụ nó chuyển rời, vận động?
Em hiểu khoảng trăm năm (ư bách niên) là gì?
 Cái tôi xuất hiện như thế nào?
Đây có phải là cái tôi hoàn toàn mang tính chất cá nhân không? Vì sao?
Sự chuyển đổi giọng thơ từ khẳng định (câu 3) sang giọng nghi vấn (câu 4)( há không ai?- cánh vô thuỳ?) có ý nghĩa gì?
H: Đọc diễn cảm hai câu luận.
 Tác giả đặt ra những vấn đề mới ở câu 5-6?
 Tại sao nói quan niệm và tư duy của Phan Bội Châu hết sức mới mẻ và dũng cảm?
Có phải tác giả hoàn toàn phủ nhận sách thánh hiền trong khi bản thân là bậc đại nho? Đọc những câu thơ tương tự trong “Bài ca chúc tết thanh niên”?
H: Đọc lại “Sống làm chi theo quân tà đạo”.
T: Nêu nhiệm vụ : so sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ở câu 6 và rút ra nhận xét?
H: Đọc diễn cảm hai câu kết.
 So sánh giữa câu cuối cùng trong bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để rút ra nhận xét?
 Hình ảnh và tư thế nhân vật trữ tình trước lúc chia tay đồng chí ra đi tìm đường cứu nước hiện lên cùng với muôn trùng sóng bạc cùng bay lên gợi liên tưởng và cảm hứng như thế nào?
 (H: Trao đổi nhóm, đại diện nhóm trả lời).
Dẫn vào bài:
 Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng
 Bạn cùng ai đất khách dãi dầu?
 ( Tố Hữu- Theo chân Bác)
 Đó là những đánh giá rất cao về con người và thơ văn của nhà cách mạng Việt nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Trong buổi từ biệt an hem đồng chí trước khi bí mật lên đường sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905- 1908), Phan Bộ Châu đã cảm hứng viết bài thơ này.
I- Đọc –hiểu khái quát:
1- Vài nét về tác giả:
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng:
+ 1900 đỗ giải nguyên.
+ 1905 xuất dương sang Nhật.
+ 1925 bị Pháp bắt.
+ 1940 qua đời ở Huế.
- Sự nghiệp văn học phong phú, đồ sộ, chủ yếu viết bằng chữ Hán theo các thể loại truyền thống của văn học trung đại.
- Tư duy nhậy bén, không ngừng đổi mới, cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng Việt Nam mấy choc năm đầu thế kỉ XX.
- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên truyền yêu nước và cách mạng; khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình chính trị, một trong những mũi tiến công kẻ thù và vận động cách mạng.
2- Về tác phẩm:
- Về hoàn cảnh sáng tác: Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp độc chiếm hoàn toàn Đông Dương. Tình hình chính trị đất nước vô cùng đen tối. Đầu thế kỉ XX, một chân trời mới bắt đầu ló rạng.
- Đọc trong buổi chia tay đồng chí, an hem bạn bè trước khi bí mật vượt biển (xuất dương)sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo phong trào Đông Du (1905- 1908), khai mở con đường cứu nước mới nhờ ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản truyền bá từ Pháp, Từ trung Hoa theo con đường Tân Thư.
3- Đọc diễn cảm:
- Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. Trọng tâm là bản dịch thơ. Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
4- Từ khó : chú thích chân trang.
5- Bố cục:
Chia theo kết cấu chung của bài thơ Đường luật (đè, thực, luận, kết).
1- Hai câu đề:
- Hai câu đầu nói đến chí làm trai nói chung. Một đề tài không mới, không hiếm trong văn thơ trung đại từ Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát
- Liên hệ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn (Nguyễn Công Trứ):
 Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
 Nợ anh hùng vay trả trả vay
 Chí làm train am bắc đông tây
 Cho phỉ chí anh hùng tung bốn bể
 Làm trai đứng ở trong trời đất
 Phải có danh gì với núi sông?
- Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi
 Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
 (Chơi xuân)
- Với Phan Bội Châu ở đầu thế kỉ XX, khi đã tiếp thu ảnh hưởng của Tân thư, luồng gió mạnh của thời đại mới, trong quan niệm chí làm trai có những điểm kế thừa truyền thống cha anh, nhưng cũng có những điểm mới mẻ, táo bạo.
- Hai câu thơ khẳng định một lẽ sống đẹp, cao cả Phải lạ (hi kì) nghĩa là biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển trời đất, vũ trụ (càn khôn), chứ không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để mặc con tạo vần xoay. 
+Đó là khát vọng sống của chàng trai đầy nhiệt huyết.
+ Cảm hứng gần gũi với lí tưởng nhân sinh của các nhà nho truyền thống nhưng táo bạo và quyết liệt.
- Con người dám đối mặt với cả vũ trụ, đất trời để tự khẳng định mình, vượt lên cái mộng công danh thường gắn liền với hai chữ trung, hiếu với vua, cha, gia đình để vươn tới những lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn, cao cả.
- Xưa nay con tạo xoay vần vốn là lẽ thường tình, nhưng Phan Bội Châu lại ôm ấp khát vọng, có thể xoay chuyển trời đất, không để nó tự chuyển vần, không chịu khuất phục trước thực tại, trước số phận, trước hoàn cảnh.
- Lí tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với càn khôn.
2- Hai câu thực:
- Triển khái ý tưởng chí làm trai đã mở ra ở trên đời.
- Ư bách niên (khoảng trăm năm) là nói đến khoảng thời gian một đời người, một thế hệ.
- Duy hữu ngã (cần có tớ (tôi)). Cái tôi xuất hiện nhưng ở đây không phải là cái tôi riêng tư nhỏ bé mà là cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc đời cần có ta không phải để hưởng thụ mà là để cống hiến cho đời, đáng mặt nam nhi đại trượng phu tung hoành thiên hạ, lưu danh thiên cổ. Đó là một lời khẳng định dứt khoát, chắc nịch, dựa trên một niềm tin sắt đá của tài chí bản thân.
- Nhưng đến câu khác, tác giả lại chuyển giọng nghi vấn (cánh vô thuỳ, há không ai?). Đó chỉ là cách nói nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng, trí tuệ dâng hiến cho đời. ý thơ tăng cấp, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã con người. Với lẽ sống như thế tất sẽ làm nên sự nghiệp, và tên tuổi có lẽ nào lại không được lưu truyền mãi đến ngàn năm? Thân nam nhi bảy thước há lại chịu nát với cỏ cây, để mai một tài năng, chí khí cá chậu chim lồng?
- Đặt trong hoàn cảnh mấy choc năm đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần Vương chống Pháp, một tâm lí thất vọng, bi quan đang đè nặng những người Việt Nam yêu nước- Tâm lí buông xuôi, chán nản, cam phận, cam chịu cảnh cá chậu chim lồng có nguy cơ phát triển, đó là cái vạ chết lòng- thì hai câu thơ như hồi chuông thức tỉnh có sức rung vang rất mạnh.
3- Hai câu luận:
- Từ khái quát càn khôn (không gian), khoảng trăm năm (thời gian), tác giả đã đặt chủ đề chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của nước nhà. Lẽ nhục- vinh được đặt ra gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc: Non sông đã chết sống thêm nhục.
- Cội nguồn cảm hứng yêu nước của Phan Bội Châu là: Bôi mặt thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ: Sao bằng ngẩng đầu lên làm một người lỗi lạc của Tổ Quốc?
Gợi cho ta nhớ đến quan niệm sống chết của Nguyễn Đình Chiểu trong VTNSCG.
- Đến câu 6, tư tưởng của PBC đã vượt qua Nguyễn Đình Chiểu, mang sắc thái mới của thời đại mới:
+ Nếu trước đó vài choc năm, Nguyễn Đình Chiểu còn: sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, nhưng sống thờ vua, thác cũng thờ vua. Lời dụ dạy đã dành dành một chữ ấm, đủ đền công đó.
+ Thì Phan Bội Châu không còn chút vương vấn quân thần hai vai, đạo sơ chung, nghĩa vua tôi như trước nữa. Ông đã dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để nhận thức chân lí: sách vở Nho gia, thánh hiền từng là rường cột tư tưởng, đạo lí, văn hoá cho nhà nước phong kiến Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử thì giờ đây chẳng giúp ích gì trong buổi nước mất nhà tan. Nếu cứ khư khư nệ cổ, trung quân mù quáng chỉ là ngu mà thôi. 
 Tất nhiên PBC chưa đến nỗi phủ nhận hoàn toàn nền học vấn Nho giáo mà chính bản thân Phan là một đại biểu xuất sắc; nhưng có tư tưởng như thế quả là hết sức táo bạo, mới mẻ và dũng cảm.
 Có được dũng khí và nhận thức sáng suốt đó, trước hết phải kể đến tấm lòng yêu nước cháy bang của ông quyết đổi mới tư duy để tìm con đường đưa nước nahf thoát khỏi vòng nô lệ tối tăm.
 Cũng không thể không nói tới ảnh hưởng của những luồng tư tưởng mới mẻ dội vào các Tân thư. Nhân vật trữ tình đã thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của nhà cách mạng tiên phong cho thời đaị mới.
- Tuy nhiên so với nguyên tác (tụng diệc phi) thì lời thơ dịch (học cũng hoài) chỉ thể hiện ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát cảu tác giả: học cũng chỉ ngu dốt, càng học càng làm cho đầu óc người ta ngu muội mà thôi!
 Mới mẻ và táo bạo là ở đó.
Phá bỏ, phản đối cách học cũ, cách học từ chương Nho giáo cũ, hơn 20 năm sau, PBC còn nhắc lại trong lời chúc tết thanh niên:
 Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn!
 Đúc gan sắt để dời non lấp biển
 Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
 Trời đã mới, người càng thêm đổi mới
 Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
 Xúm vai vào xốc vác lại giang sơn
4- Hai câu kết:
- Các hình ảnh khoa trương, lớn lao, kì vĩ: trường phong, Đông hải, thiên trùng, bạch lãng (Cánh gió, bể đông, muôn trùng, sóng bạc) Tất cả đều cùng như hoà nhập với con người trong tư thế cùng bay lên. Hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng. Con người được chắp cánh thiên thần, bay bổng trên thực tại tăm tối, khác nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la.
 Trong thực tế đây là cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước mặt chỉ lẻ loi mơ ước, khát vọng. Vậy mà người ra đi vẫn hăm hở, tự tin, đầy khí thế. Hình tượng thật đẹp và giàu chất sử thi.
 Hai câu thơ tạo thành một tứ thơ đẹp. Con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn nghìn con sóng bạc bay lê ... t quả làm việc, buộc tội dối trá.
2- Tào Tháo uống rượu luận anh hùng:
- Bắt đầu từ Huyền Đức nói: - Viên Thuật ở Hoài Nam => đến Tháo vỗ tay cười to: - Lũ tiểu nhân nhung nhúc ấy thì nói làm gì? => Mỗi lời thoại của Tháo là một thao tác lập luận bác bỏ sâu sắc và thú vị.
4- Củng
- Cách làm bài nghị luận về thao tác lập luận bác bỏ.
5- Hướng dẫn về nhà::
- Tìm hiểu các văn bản có các thao tác lập luậ bác bỏ, dựa vào dàn ý bài tập 3 (sgk)viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Tiết 82: Đây thôn Vĩ Dạ (T1)
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 82
 Đây thôn Vĩ Dạ (T1)
 (Hàn Mặc Tử)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ, tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước và đồng cảm với tấm lòng thi nhân.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
1- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng Giang” của Huy cận và phân tích câu đề từ và khổ 1,2?
2- Đọc thuộc lòng bài thơ và phân tích khổ 3, 4?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2: Dẫn vào bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
ấn tượng chung về khổ thơ là gì?Câu đầu là lời của ai hướng đến ai?Tác dụng nghệ thuật của câu thơ này? Sự khác nhau giữa từ “chơi” và từ “thăm”?
Phân tích vẻ đẹp câu 2-3, trong hồi tưởng và tưởng tượng của “anh”có những từ nào, hình ảnh nào gợi vẻ đẹp nhà vườn xứ Huế?
“Mặt chữ điền” là khuôn mặt như thế nào? Mặt của ai? Vì sao? Hình ảnh khuôn mặt chữ điền thấp thoáng qua màn lá trúc gợi lên cảm xúc gì?
* Dẫn vào bài:
 Trong phong trào thơ mới có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ, đặc biệt về cuộc đời bất hạnh, ngắn ngủi, về cái chết đau đớn và cả những mối tình đơn phương, vô vọng. Nhưng chính đó lại là những nguồn cảm hứng để thi nhân viết được những tuyệt tác. Hnf Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ là một trường hợp như thế.
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả Hàn Mặc Tử (1912- 1940):
- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng trí.
- Quê:Làng Lệ Mĩ, Tổng Vô Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình), trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, cha mất sớm, 2 năm học trung học ở Huế, sau đó làm viên chức ở sở Đạc điền Bình Định -> rồi vào Sài Gòn làm báo.
- Đến 1936: mắc bệnh phong, về Quy Nhơn chữa bênh và mất tại trại phong Quy Hoay.
- Là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất là trong phong trào thơ mới, làm thơ rất sớm từ 14, 15 tuổi. Bắt đầu từ thơ cổ điển Đường luật => sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn.
2- Tác phẩm chính và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
* Những tác phẩm chính:
“Gái quê” (1936), “Thơ điên” (1938), “Xuân như ý”, “Thượng thanh khí”, “Cẩm châu duyên”, “Duyên kì ngộ” (Kịch thơ 1939), “Quần tiên hội” (kịch thơ), “Chơi giữa mùa trăng” (thơ văn xuôi – 1940).
* Bài thơ:
Lúc đầu có tên ở đây thôn Vĩ Dạ sáng tác 1938 in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương)
II- Đọc- hiểu:
A- Đọc- hiểu khái quát:
1- Đọc diễn cảm:Giọng đọc tình cảm, lúc hân hoan, lúc bồi hồi, lúc sâu lắng, trầm ngâm, lúc trách móc, nghi ngờ
 Tùy từng câu, từng đoạn, chú ý đại từ ai và câu hỏi tu từ.
2- Giải thích từ khó:
- Theo chú thích chân trang.
- Bổ sung: 
+“Vĩ Dạ” (Giạ), dã: Cánh đồng lau, một thôn nhỏ ở bờ nam sông Hương, ngoại vi thành phố Huế, có nhiều nhà, vườn nhỏ xinh, xanh tươi, nnơi gia đình Hoàng Cúc ở.
+ “Khách”: nhân vật trữ tình, có thể là tác giả, có thể là một người khác trong tưởng tượng của nhà thơ.
3- Thể thơ và bố cục:
- Thất ngôn trường thiên (3 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu)
- Bố cục: chia làm 3 khổ
+ Khổ 1: Thôn Vĩ buổi bình minh trong hồi tưởng và tưởng tượng.
+ Khổ 2: Thôn Vĩ buổi bình minh trong hồi tưởng và tưởng tượng
+ Khổ 3: Nghi ngờ, trách móc, mộng mơ khi ngắm hình trong bưu ảnh
.B- Đọc- hiểu chi tiết:
1- Khổ 1:
* Mở đầu là một câu hỏi tu từ để gợi lên ấn tượng chung của bài thơ: đó là nỗi nhớ, nỗi hồi tưởng về cảnh và người thôn Vĩ Dạ. ở khổ thơ này, cảnh và người thôn Vĩ Dạ trong buổi bình minh sáng đẹp.
- Câu thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ rất có dụng ý, có những cách hiểu khác nhau:
+ Tác giả mượn lời cô gái (Hoàng Cúc) trách người bạn xa lâu không về chơi: từ “anh” là lời cô gái nói về chàng trai ấy (Ngôi thứ 2)
+ Chính là lời tác giả tự hỏi mình, trách mình: là ao ước thầm kín về thăm thôn Vĩ. Từ “anh” chính là để chỉ mình (toi- ngôi thứ nhất)
- “Về chơi” thân mật hơn, gần gũi hơn “về thăm”có vẻ khách sáo, xa cách.
* Bức tranh thôn Vĩ trong sáng bình minh được vẽ qua vài nét bút gợi tả, qua cái nhìn trong hồi tưởng và tưởng tượng từ những quan sát tinh tế.
- Hình ảnh những hàng cau thẳng tắp vươn lên trong nắng mới.
+ Điệp từ “nắng” đi liền với “hàng cau” và “mới lên” cho thấy vẻ riêng của nắng miền trung, nắng Huế. Nắng chiếu trên thân những hàng cau trong vườn, nắng rực rỡ, mới lên, trong trẻo, tinh khiết.
- Hình ảnh lá “xanh mướt” trong vườn ai:
+Đại từ “ai” nói trống và hỏi bâng quơ một cách duyên dáng, còn thêm nghĩa :ở đây, thành phố- vườn, làng- vườn (thì vườn ai mà chẳng thế, đều đẹp thế).
+ “Mướt” chữ không phải là “mượt”: là màu xanh mỡ màng, non tơ như loáng nước, mềm mại, phản ánh sức sống của vườn. + Vườn ai được so sánh với “xanh như ngọc” làm hiện rõ vẻ quí phái, sang trọng của lá hoa trong vườn (“Đổ trời như ngọc qua muôn lá”- Xuân Diệu).
* Hình ảnh khuôn mặt chữ điền đã gây lên nhiều cách hiểu khác nhau:
- Đó là khuôn mặt của cô gái thôn Vĩ, khuôn mặt ngay thẳng đầy phúc hậu theo quan niệm truyền thống.
- Đó là khuôn mặt chàng trai thôn Vĩ.
- Khuôn mặt của chính anh- chủ thể của nhân vật trữ tình.
- Khuôn cửa sổ hình vuông.
=> Dù hiểu theo cách nào thì ảnh ảnh ấy cũng là hình ảnh của con người và cuộc sống làm cho cảnh vật, hoa lá trong vườn cây càng thêm sức sống sinh động. Và do đó cũng chỉ là hình ảnh tưởng tượng của nhà thơ gợi lên thần thái của thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
* TL: Khổ thơ : Cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo.
4- Củng cố:
- Thôn Vĩ buổi bình minh trong hồi tưởng và tưởng tượng.
5- Hướng dẫn về nhà::
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích khổ 1.
- Chuẩn bị tiết 2 tiếp bài (khổ 3,4)
Người soạn : Nguyễn Thị Hồng Lương
Soạn ngày
 Tiết 83
 Đây thôn Vĩ Dạ (T2)
 (Hàn Mặc Tử)
Giảng: 
I- Mục tiêu: Giúp h/s hiểu
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ, tấm lòng tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước và đồng cảm với tấm lòng thi nhân.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
-
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 
 2- Kiểm tra:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử và phân tích khổ thơ đầu?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tiếp đọc- hiểu chi tiết bài thơ.
Có gì đột ngột trong sự chuyển ý từ khổ 1 sang khổ 2?
Hình ảnh thiên nhiên ấy có gì giống và khác khổ 1?
Dòng sông Hương, gió mây, hoa bắp, trăng được tả trong tâm trạng như thế nào?
Tại sao lại trở trăng về kịp tối nay?
Khách đường xa là ai? Câu thơ dùng điệp ngữ khách đường xa dể làm gì?
B- Đọc- hiểu chi tiết:
2- Khổ 2:
- Nét độc đáo của nghệ thuật ở(tư duy thơ) Hàn Mặc Tử là sự đứt đoạn bên ngoài của bố cục, cấu tứ nhưng vẫn chìm ẩn mạch cảm xúc thống nhất.
+ Đang từ cảnh bình minh thôn Vĩ, không hề báo trước, chuẩn bị => đã bắt ngay cảnh đêm trăng trên sông Hương.
+ Tâm trạng đang từ bồi hồi vui, mong đợi, ao ước => bống chuyển sang buồn thiu - như dòng nước buồn thiu.
- ở 2 câu đầu thiên nhiên có gì trái ngược, khác thường, rời rạc, không liên hệ hài hòa “Gió theo lối gió, mây đường mây”, chứ không phải gió thổi mây bay cùng hướng, thuận chiều.
 Trong cảm nhận của nhà thơ, dòng sông Hương dòng sông Hương êm ả trôi xuôi bỗng trở nên buồn thiu vì ít mây, ít gió. Cả những bông hoa bắp (hoa ngô) tím nhạt bên bờ cũng chỉ đu đưa, lay động khe khẽ.
- Nhưng vụt cái, dòng nước vô hồn, buồn thiu ấy lại trở thành dòng sông trăng lóng lánh với con thuyền chở đầy trăng.
Tác giả đặt câu hỏi: Thuyền aisông trăng?Có. tối nay?
=> Thế là dòng sông hiện thực đã thành dòng sông mơ mộng, huyền ảo, đẹp lung linh, lãng mạn với tràn trề ánh trăng, với khao khát hưởng thụ cho kịp thời với hiện tại, cái bây giờ.
+ Nhưng tại sao lại “kịp tối nay?” có gì ảnh hưởng gây cản trở chậm trễ với con thuyền trăng ấy?
+ Chẳng có gì? Cũng chỉ vì nhà thơ tưởng tượng phóng túng, lãng mạn mà thôi.
+ Đến đây Hàn Mặc Tử lại gặp lại truyền thống trong thi tứ con thuyền- vầng trăng- dòng sông. Đóng góp của tác giả là sự biến đổi xuất kỉ bất ý trong mỗi về kịp, sợ muộn thuyền trăng.
3- Khổ 3:
- Câu thơ dùng điệp ngữ “khách đường xa” với nhiều dụng ý. Nó làm tăng nhịp độ cảm xúc đang từ chậm, buồn, phiêu diêu ở khổ 2 => chuyển thành nhanh, gấp gáp, phiêu bồng hơ nữa, mờ ảo hơn nữa (mơ, trong mơ, giấc mơ, hoàn toàn ảo).
- “khách đường xa” là chủ thể trữ tình đang bồi hồi đắm mình từ chiếc bưu ảnh từ xứ Huế gửi vào; là hình ảnh trong mơ của người trong mộng (cô gái- người yêu).
- Một chữ “em” cụ thể hóa hình ảnh cô gái (trong bưu ảnh là cô gái áo trắng chèo thuyền trên sông Hương), nhưng lập tức lại mờ nhòa thành ảo ảnh trong màu trắng của áo lẫn với màu trắng của sương khói mịt mờ. 
 Màu trắng hư ảo rất được Hàn Mặc Tử ưa thích (dọc bờ sông trắng nắng chang chang).
- Nếu ở 2 khổ thơ trên, tác giả hòa với cảnh thì đến khổ thơ này, tâm tình với người xứ Huế, nhà thơ lại lùi xa xa:
+ Giữa người trong cảnh và người ngắm cảnh, ngắm người lại có màn sương khói che ngăn, khiến cho người chỉ còn là bóng ảnh nhạt nhòa.
- Câu hỏi chất chứa hoài nghi, băn khoăn: Ai biết tình ai có đậm đà? Mang hai ý nghĩa trái ngược:
+ Làm sao mà biết được tình cảm của người xứ Huế phương xa có đậm đà hay không, hay cũng chỉ như làn sương khói mù mịt rồi tan đi?
+ Và cô gái xứ Huế thương yêu và thương nhớ ấy làm sao mà biết được tình cảm nhớ thương tha thiết, đậm đà của khách đường xa là anh đây?
+ Câu thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khắc khoải, thiết tha yêu cuộc sống và con người trong hoàn cảnh đã nhuốm bi thương, bất hạnh.
4- Củng cố:
- Thôn Vĩ buổi bình minh trong hồi tưởng và tưởng tượng
- Nghi ngờ, trách móc, mộng mơ khi ngắm hình trong bưu ảnh5- Hướng dẫn về nhà::
- Học thuộc lòng và phân tích bài thơ.
- Chuẩn bị tiết: Trả bài số 5, ra đề số 6 (làm ở nhà).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan113.doc