Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày

I.MỤC TIÊU:

 *Bài “Tam đại con gà”:

 Giúp học sinh:

 -Hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện.

 -Thấy được cái hay của nghệ thuật nhân vật tự bộc lộ.

 -Giáo dục tinh thần chăm học và thái độ khiêm tốn trong cuộc sống.

 *Bài “Nhưng nó phải bằng hai mày”

 Giúp học sinh:

-Hiểu được cái cười và thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương. Tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào tình trạng kiện tụng.

-Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện.

-Giáo dục lối sống đạo đức và tư tưởng cho HS.

II.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

 SGK, SGV, học tốt ngữ văn 10, thiết kế bài giảng ngữ văn 10.

 2.Học sinh:

 -Đọc SGK, soạn bài, sách bài tập, đồ dùng học tập.

 3.Phương pháp:

 -Diễn giảng, gợi tìm, trao đổi nhóm, vấn đáp.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9, tiết 25
Ngày soạn: 09/10/09
I.MỤC TIÊU:
 	*Bài “Tam đại con gà”:
	Giúp học sinh:
	-Hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện.
	-Thấy được cái hay của nghệ thuật nhân vật tự bộc lộ.
	-Giáo dục tinh thần chăm học và thái độ khiêm tốn trong cuộc sống.
	*Bài “Nhưng nó phải bằng hai mày”
	Giúp học sinh:
-Hiểu được cái cười và thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương. Tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào tình trạng kiện tụng.
-Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện.
-Giáo dục lối sống đạo đức và tư tưởng cho HS. 
II.CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên:
	SGK, SGV, học tốt ngữ văn 10, thiết kế bài giảng ngữ văn 10.
	2.Học sinh: 
	-Đọc SGK, soạn bài, sách bài tập, đồ dùng học tập. 
	3.Phương pháp:
	-Diễn giảng, gợi tìm, trao đổi nhóm, vấn đáp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố như thế nào trong văn bản tự sự? Vì sao?
	-Muốn miêu tả và biểu cảm thành công trong bài văn tự sự, người viết cần phải làm gì?
	3.Bài mới: 
	Ở đời, nếu dốt thì phải chấp nhận. Nếu không chấp nhận mà lại giấu dốt, khoe khoang, liều lĩnh thì thật đáng phê phán. Mặt khác sự công bằng, lẽ phải trái không có nghĩa lí gì ở chốn công đường trong xã hội phong kiến bóc lột ngày xưa. Hai truyện cười “Tam đại con gà” và “ Nhưng nó phải bằng hai mày” minh chứng cho những vấn đề đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Gọi một HS đọc tiểu dẫn, rồi xác định các loại truyện cười và nội dung của các truyện cười đó. 
-Xác định thể loại và nội dung của hai truyện cười “ Tam đại con gà “ và “ Nhưng nó phải bằng hai mày”.
-Thầy đồ là loại người như thế nào?
Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
-Từ tính cách trên thầy đồ đã rơi vào những tình huống khó xử nào?
-Thầy đã giải quyết các tình huống đó ra sao?
-Qua truyện Tam đại con gà, em hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
-Gọi một HS đọc ghi nhớ SGK.
-Gọi một HS đọc văn bản.
-Thầy Lí là loại người nào?
-Trước khi xử kiện Cải và Ngô đã làm những gì?
-Khi xử kiện thì những sự việc xãy ra như thế nào?
-Cử chỉ “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt “ của thầy lí có ý nghĩa gì?
-Lời nó của thầy lí có ý nghĩa gì?
-Em hãy bình luận về nhân vật Cải và Ngô.
-Gọi một HS đọc ghi nhớ SGK
-Một HS đọc, một HS khác xác định các loại truyện cười và nội dungà nhận xét , bổ sung.
-HS dựa vào tiểu dẫn SGK để xác định.
-Cá nhân dựa vào phần mở đầu câu chuyện để xác định.
-Nhóm 1,3 thảo luận tình huống 1 trong thời gian 5 phút.
-Nhóm 2,4 thảo luận tình huống 2 trong thời gian 5 phút.
-Cá nhân tự rút ra ý nghĩa của truyện và phát biểu.
(HS khác bổ sung, nếu chưa đủ ý)
-Cá nhân đọc.
-Cá nhân đọc.
-Dựa vào câu đầu của văn bản để xác định loại người của thầy lí.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS tự suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận theo đơn vị bàn và phát biểu.
-HS tự suy nghĩ trả lời.
-HS thảo luận theo đơn vị bàn và phát biểu.
-Một HS đọc.
I./TIỂU DẪN:
-Truyện cười có hai loại:
+Truyện khôi hài: giải trí và giáo dục.
+Truyện trào phúng: phê phán.
-“Tam đại con ga”ø và “Nhưng nó phải bằng hai mày” là những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.
II./ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
A./ TAM ĐẠI CON GÀ:
1./Giới thiệu thầy đồ: dốt nhưng thích khoe chữ giỏi.
2./Tình huống khó xử của thầy đồ:
a./Tình huống 1:
-Gặp chữ “kê” thầy đồ không đọc được và không hiểu nghĩa à quá dốt.
-Học trò hỏi gấp, thầy cuống, nói liều “Dủ dỉ là con dù dì” à giải thích bừa, chẳng có ý nghĩa gì. Tiếng cười bật ra từ sự giấu dốt và sĩ diện của thầy.
-Cách xử lí của thầy đồ:
+Học trò đọc khẻ à xấu hổ vì sợ người khác biết mình dốt.
+Khấn thổ công xin đài âm dương được sự đồng ý nên bảo học trò đọc tồ Thầy đắc chí tin mình dạy đúng à tiếng cười càng thú vị vì thầy dốt lại mê tín và quá liều.
b./Tình huống 2:
 Chủ nhà chỉ ra cái sai của thầy à tiếng cười bật ra, mâu thuẫn được giải quyêt bất ngờ, tự nhiênThầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát lại càng bị lộ tẩy.
3./Ý nghĩa phê phán:
-Phê phán thói xấu: dốt hay khoe khoang, dốt nhưng lại giấu dốt.
-Khuyên răn: chớ giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi.
*Ghi nhớ (SGK)
B./NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY:
1./Giới thiệu lí trưởng: nổi tiếng xử kiện giỏi.
2./Cách xử kiện:
a./Trước khi xử kiện:
Cải và Ngô đánh nhau rồi đi kiện à đút lót tiền cho quan.
b./Khi xử kiện: 
-Thầy lí phạt Cải mười roi à mâu thuẫn đột ngột xuất hiện, Cải bị kết án.
-Cải ngạt nhiên và van xin thầy lí xét lại.
-Cải “ xòe năm ngón tay” bằng năm đồng mà quan đã nhận.
-Thầy lí “ xòe năm ngón tay trái, úp lên trên năm ngón tay mặt” à cách giải thích nhanh nhẹn, bất ngờ, thông minh, vì quan nhận của Ngô gấp đôi mười đồng.
-Lẽ phải của thầy lí được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẻ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít lẽ phải ít.
=>Lời nói của lí trưởng vừa vô lí vừa có lí trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật, thể hiện trắng trợn bản chất tham nhũng.
3./Bình luận về Cải và Ngô
Cải và Ngô vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Hành vi tiêu cực đã làm cho họ trở nên thảm hại vì chúng đã tạo điều kiện cho quan lại tham nhũng à cả hai đáng thương nhưng cũng đáng trách.
*Ghi nhớ: (SGK)
 	4./Củng cố: 
	-Thầy đồ trong truyện “ Tam đại con gà” là loại người như thế nào? Ý nghĩa của truyện?
	-Em nghĩ gì về nhân vật lí trưởng cũng như Cải và Ngô?
	5./Dặn dò:
	Học bài và đọc lại văn bản để nắm vững cốt truyện.
	-Đọc và soạn bài “ Ca dao than thân, yêu thương và tình nghĩa”
Tuần 9, tiết 26,27
Ngày soạn: 10/10/09
I.MỤC TIÊU:
 	Giúp học sinh:
-Cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao.
-Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
-Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.
II.CHUẨN BỊ:
	1.Giáo viên:
	SGK, SGV, học tốt ngữ văn 10, thiết kế bài giảng ngữ văn 10, sách bài tập, bảng phụ.
	2.Học sinh: 
	-Đọc SGK, soạn bài, đồ dùng học tập. 
	3.Phương pháp:
	-Đọc diễn giảng, phân tích, diễn giảng, trao đổi nhóm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Thầy đồ trong truyện “ Tam đại con gà” là loại người như thế nào? Ý nghĩa của truyện?
	-Em nghĩ gì về nhân vật lí trưởng cũng như Cải và Ngô?
3.Bài mới: 
	Cùng với các thể loại tự sự dân gian ca dao cũng diễn tả đời sống tâm hồ, tư tưởng, tình cảm của người bình dân trong quan hệ gia đình, xã hội, nỗi đau thân phận. Riêng ca dao lại thiên về trữ tình. Đó là những lời ca, tiếng hát về tình cảm trong cuộc sống đời thường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Em hãy xác định nội dung và nghệ thuật của ca dao?
-Chốt ý chính.
-Nội dung của bài ca dao 1,2
-Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài ca dao 1,2 và cho biết ý nghĩa chung của nó.
-Em hãy chỉ ra nét riêng của bài cao dao 1,2
-Liên hệ: bài “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, 
-Em thử nêu nội dung bài ca dao 3.
-Cách mở đầu bài ca dao số 3 có gì khác với bài ca dao 1,2.
-Em hiểu từ “Ai” trong dòng thơ thứ hai như thế nào?
-Hai câu tiếp theo sử dụng nghệ thuật gì? Và tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?
-Theo em hai từ “ mình” và “ta” trong hai câu cuối đã sử dụng cách gì quen thuộc trong ca dao? Ý nghĩa?
-Nội dung bài ca dao 4?
-Từ “khăn” đã được nhân hóa để chỉ người con trai hay người con gái? Sự giãi bày của người đó?
-Từ “đèn “ đã được nhân hóa để chỉ người con gái thố lộ lòng mình. Em hãy tìm những chi tiết biểu hiện?
-Hai câu cuối thể hiện điều gì trong tình yêu? 
GV giảng thêm: qua bốn bài ca dao ta thấy tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng khao khát tình yêu, đầy lo lắng nhưng lạc quan, chan chứa lòng người- nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam xưa.
-Em thử nêu bài ca dao số 5.
-Hỉnh ảnh “ dải yếm” biểu tượng về người con trai hay người con gái?
-Theo em “ cầ dải yếm” có ý nghĩa gì?
-“Sông rộng một gang- cầu dải yesm” có thực không? Vì sao?
-Nội dung bài ca dao 6 nói về điều gì?
-Biểu tượng “ muối, gừng” có ý nghĩa gì?
-Ý nghĩa của “ gừng cay, muối mặn”?
-Em hiểu như thế nào về cách nói “ ba vạn sáu nghìn ngày”? Cách nói đó có ý nghĩa gì?
-Qua 6 bài ca dao trên em có nhận xét gì về những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 6 bài ca dao đó.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
-Đọc tiểu dẫn SGK trang 82 và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Một HS xác định, một HS bổ sung
-HS đọc diễn cảm với giọng ngậm ngùi xót xa và trả lời theo gợi ý của GV.
-Dựa vào bài soạn, HS trả lời những nét riêng của bài ca dao1,2
-Một HS nêu nội dung.
-HS chỉ ra sự khác biệt đó.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời.
-Trình bày theo cảm nhận của mình.
TIẾT 27
-Cá nhân trả lời.
-Thảo luận nhóm theo bàn trong thời gian 5’. 
-Đại diện nhóm trả lời.
-Thảo luận nhóm trong thời gian 5’. 
-Đại diện nhóm trả lời.
-Cá nhân trình bày theo hiểu biết của mình.
-Cá nhân trả lời.
-Cá nhân trả lời.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời.
-Thảo luận nhóm theo bàn trong thời gian 2’. 
-Đại diện nhóm trả lời.
-Một HS trả lời
-Cá nhân suy nghĩ trả lời.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời.
-Cá nhân suy nghĩ trả lời.
-Thảo luận nhóm theo bàn trong thời gian 5’. 
-Đại diện nhóm trả lời.
-Môth HS đọc.
I./TIỂU DẪN: (5’)
-Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương đất nước
-Nghệ thuật: lời ngắn, thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và lối diễn đạt bằng một số công thức riêng.
II./ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1./-BÀI1,2:TIẾNG HÁT THAN THÂN: (20’)
a./Nét chung:
-Mô thức mở đầu bài ca dao: “Thân em”.
-So sánh.
=>Lời than thân của người phụ nữ ngậm ngùi, xót xa và đau khổ nhất.
b./Sắc thái tình cảm riêng: Nỗi đau khổ của mỗi người khác nhau.
-Bài 1: 
+Tấm lụa đào: so sánhà người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình.
+”Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?” à Nỗi lo về thân phận không biết về đâu, phụ thuộc vào người khác.
-Bài 2: 
Khẳng định giá trị thực của cô gáià niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
2./ Bài 3: duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững sắc son(15’)
-Dùng lối đưa đẩyà nỗi chua xót vì đã lỡ duyên của chàng trai.
-Đại từ “ai” à xã hội phong kiếnà lờ i than da diết, thấm thiết.
-So sánh, ẩn dụà Dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung như sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
-Lời đối đáp quen thuộc trong ca dao”mình”, “ta”à tình cảm sắc son => vẻ đẹp tình người trong ca dao.
3./Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn(15’)
-Khăn: nhân hóa, chỉ người con gái. Hỏi khăn chính hỏi lòng mình- giãi bày.
+Sáu câu đầu: hỏi theo lối vắt dòng láy 6 lần từ khăn ở đầu câu và ba lần “khăn thương nhớ ai” như điệp khúcà Nỗi nhớ triền miên, da diết.
+Các động từ: xuống, lên, rơi, vắtà hình ảnh vận động của khănà nỗi nhớ trãi rộng không thể đứng yên và rơi nước mắt.
+ 24 chữ, 16 thanh bằng à nỗi nhớ thương da diết đầy nữ tính.
-Đèn: nhân hóa chỉ người con gáià thố lộ lòng mình.
+”Đèn không tắt”: ẩn dụà nỗi nhớ đo theo thời gian, ngọn lữa tình cháy sáng trong lòng người con gái.
+”Mắt ngủ không yên”: trực tiếp hỏi mìnhà nỗi nhớ cồn cào.
-Hai câu cuối: Tình yêu tha thiết trong xã hội cũ không dẫn đến hôn nhân.
4./Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu: (6’)
-“Dải yếm”: người con gái.
-“Bắc cầu- dải yếm” nó tạo bởi máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương
=>Nét đẹp tâm hồn trong tình yêu.
-“Sông rộng một gang- cầu dải yếm” vừa phi lý vừa ảo à vẻ đẹp dân gian rất đồng quê, rất cụ thể.
5./Bài 6: nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng: (9’)
-Biểu tượng “ muối, gừng” :
+Gia vị trong bữa ăn. =>hương vị 
+Vị thuốc lúc ốm đau tình người.
-“Gừng cay, muối mặn”:
+Cay đắng, mặn nồng
+Gia trị tình người chung thủy.
=>Nghĩa nặng tình dày.
-“Ba vạn sáu ngàn ngày” là một trăm năm, cách nói đặc sắcàmột đời người không xa cách àsắc son của lòng chung thủy.
6./Nghệ thuật: (5’)
-Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca dao” thân em”.
-Các hình ảnh đã trở thành biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay, muối mặn
-Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: Tấm lụa đào.
-Thể lục bát, bốn chữ, song thất lục bát biến thể.
III/-TỔNG KẾT ( GHI NHỚ- SGK)
IV/-LUYỆN TẬP (5’)
4./Củng cố: Nắm vững nội dung và nghệ thuật sáu bài ca dao.
	5./Dặn dò:-Học thuộc lòng sáu bài ca dao và bài học.
	 -Đọc và soạn” Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc