Tiết 73 - đọc văn : LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu
A. Mục tiêu bài học:
I> Mức độ cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận được hùng tâm tráng chí và tinh thần yêu nước sôi nổi của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hào hung, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, sôi sực, đầy sức lôi cuốn.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.
B. Cách thức tiến hành:
- GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: đọc sáng tạo, nêu vấn đề, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng.
TiÕt 73 - ®äc v¨n : LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu A. Mục tiêu bài học: I> Mức độ cần đạt: Giúp HS: Cảm nhận được hùng tâm tráng chí và tinh thần yêu nước sôi nổi của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp hào hung, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. - Giọng thơ tâm huyết, sôi sực, đầy sức lôi cuốn. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại. B. Cách thức tiến hành: - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: đọc sáng tạo, nêu vấn đề, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hđ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: - GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3. - GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC? - GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC? Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản - GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? - GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay? - GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc - GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý. C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trũ như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ. - GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát. C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt? C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác. C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8 - Gợi ý cho HS tổng kết về giá trị của bài thơ. GV tích hợp I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: - Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn,Nghệ An, đậu giải nguyên năm 1990. - Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1952 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. - PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén. - Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử... 2/ Bài thơ: a) Hoàn cảnh sáng tác: - Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản tìm đường cứu nước, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. b) Chủ đề: Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC. c) Bố cục: (như phần đọc hiểu) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai: “Làm trai phải lạ ở trên đời ® điều kỳ lạ, việc lạ ® sự nghiệp phi thường Há để càn khôn tự chuyển dời.” - Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến: + Đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ. + Chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương ® tư tưởng tiến bộ của PBC. - Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ : + Sống không tầm thường, không thụ động ® sống tích cực. + Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao. Þ Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 ® ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đấng nam nhi 2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?” - Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao? - Nguyên tắc: “hữu ngã” ® “có ta”, bản dịch: “tớ” ® sự trẻ trung, hóm hỉnh ® thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước. - Câu hỏi tu từ ® niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình. - Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải” ® sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử ® khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó. Þ Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước. 3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc: “Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!” - Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” ® giang sơn như một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ ® PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. - Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ ® Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC. Þ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn ® thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ 4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” - Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình. - Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” ® trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mơ mà bay cao, bay xa. - Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC. Þ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn. III. TỔNG KẾT: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC. - Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết. - Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .2/ Nội dung: - Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC. - “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ . 3/ Dặn dò: - Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sĩ CM PBC trong bài thơ - Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12. --------------------------------------------------------------------------------------------- TiÕt 74 - ®äc v¨n : HẦU TRỜI Tản Đà A. Mục tiêu bài học: I> Mức độ cần đạt: Giúp HS: Hiểu được ý nghĩa cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. Thấy được quan niệm mới về nghề văn của tác giả qua những cách tân nghệ thuật trong bài thơ. II> Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: - Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. - Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Bình giảng những câu thơ hay. B. Cách thức tiến hành: - GV tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. C. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài dạy. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc phần KQCĐ HS đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về cuộc đời sáng tác của Tản Đà? HS đọc từ câu 25®98 nêu xuất xứ, chủ đề, bố cục của đoạn thơ? HS đọc từ câu 25®52, thái độ của Tản Đà khi đọc thơ? Nhận xét về cái “tôi” của Tản Đà? Tìm các câu thơ tả thái độ của người nghe thơ như thế nào? Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì? HS thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng tên của Tản Đà? Tản Đà khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đà cho thấy ông là người như thế nào? Hoàn cảnh thực tế Tản Đà phải sống như thế nào? HS thảo luận để tìm và cắt nghĩa các câu thơ nói lên quan niệm về nghề văn của Tản Đà? Tản Đà đã chớm nhận ra điều gì? Chỉ ra nét “ngông” được Tản Đà thể hiện trong bài thơ? Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và GTNT? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: a) Cuộc đời: - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939). - Bút danh được ghép từ tên sông Đà & tên núi Tản Viên. - Quê ở Hà Tây. - Xuất thân : dòng dõi khoa bảng - Ông chủ trương cải cách XH theo con đường hợp pháp, dùng báo chí làm phương tiện. - Tản Đà là 1 trong những người VN đầu tiên sinh sống bằng nghề viết văn và xuất bản, ông nếm đủ vinh nhục, lận đận trong đời. Nhưng vẫn giữ được cốt cách nhà nho và phẩm chất trong sạch. b) Sáng tác: - Tản Đà là người đi tiên phong ở nhiều thể loại văn hóa. Ông “dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đương sắp sửa”(Hoài Thanh). Ông đã đặt dấu gạch nối giữa VH truyền thống & VH hiện đại. - TPTB: + Thơ: Khối tình con I, II, III Còn chơi + Văn xuôi: Giấc mộng lớn Giấc mộng con I, II + Tuồng : Tây Thi, Thiên thai ... + TP dịch : “Kinh thi”, thơ Đường, Liêu trai chí dị... ® Tản Đà là cây bút tiêu biểu của văn học VN giai đoạn giao thời, có thành tựu trên nhiều thể loại nhưng thực sự xuất chúng với thơ. 2/ Bài thơ “Hầu trời”: a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921) b) Tóm tắt câu chuyện “Hầu trời”: - Lí do và thời điểm được gọi lên “hầu Trời” - Cuộc đọc thơ đầy “đắc ý” cho Trời & chư tiên nghe giữa chốn “thiên môn đế khuyết” - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành “thiên lương” ở hạ giới. - Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên. c) Chủ đề: ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “hầu trời” d) Chia đoạn : SGK yêu cầu chỉ học từ câu 25 ® 98 (SGK/tr.8) - Câu 25 ® câu 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe - Câu 53 ® câu 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời & thể hiện quan niệm mới về nghề văn. II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN: 1/ Câu 25 ® 52: Tản Đà đọc thơ a) ... Hiểu được vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt, như 1 đặc điểm của loại hình NN đơn lập - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu VB và LV B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN *HĐ1:HDHS tìm hiểu bài - GV lấy Ví dụ và cho HS nhận xét từ đó rút ra kết luận - GV lần lượt lấy các VD về cụm DT, ĐT, TT và thay đổi vị trí của các từ trong từng cụm từ đó và cho HS nhận xét . GV kết luận - GV HDHS lần lượt tìm hiểu vai trò của hư từ trong câu - GV lấy ví dụ phân tích và kết luận - Cho HS lấy thêm các VD khác - GV tóm lại vấn đề chốt lại ý cơ bản *HĐ2:HDHS luyện tập *HĐ3:GV củng cố bài học III.Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt : 1.Trật tự từ: a,Vai trò của trật tự từ trong câu -VD: Mình nhớ ta như cà nhớ muối Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng - Nhận xét: Phần in đậm đồng nhất về thành phần từ vựng ( cùng có 3 từ: mình, ta, nhớ) nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa do các từ có chức năng NP khác nhau . -> Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện NP chủ yếu để biểu thị quan hệ NP giữa các từ trong câu b. Vai trò của trật tự từ trong cụm từ - Trong cụm DT, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa VD: nước giếng / giếng nước, - Trong cụm ĐT, TT, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa rất đa dạng VD: được bơi/ bơi được ..; giàu lòng thương người/ lòng thương người giàu 2.Hư từ a.Biểu thi quan hệ NP giữa các từ trong câu - Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ: VD: của ( SGK) - Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập VD: và, với ...( SGK) - Hư từ đánh dấu quan hệ chủ vị VD: SGK ( thì, là ) b. Biểu thị một số ý nghĩa NP trong câu: - Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu qua các từ tình thái ( à, ư, nhỉ nhé,,,) VD: SGK - Hư từ biểu thị ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu ( ~, các, mọi , mỗi, từng..) VD: SGK =>Tóm lại: Hư từ cùng với trật tự từ là hai p.tiện NP chính để tổ chức câu TV . *Luyện tập : Bài 1: Đứng trước - là chủ ngữ Đứng sau: là bổ ngữ -> sự khác biệt về chức năng NP và về nghĩa đó là do sự thay đổi trật tự từ Bài 2: - Câu thơ gốc: giữa giường thất bảo ngồi trên một bà - Cách nói thông thường: trên giường thất bảo có một bà ngồi ( hoặc: một bà đang ngồi tgrên giường thất bảo) -> Hình ảnh Hoạn Thư hiện lên là người đầy quyền uy . Bài 3: Sự khác biệt giữa hai câu là có hay ko có giới từ " của" . Đây là hư từ chỉ sở hữu: ở a) những người nô lệ là đối tượng của cuộc săn ở b) họ là người tiến hành cuộc săn Bài 4: - Thằng bé chạy lại chỗ ông nội: "lại" chỉ một sự di chuyển trong phạm vi rất gần - Thằng bé đọc lại bài thơ : "lại" chỉ sự tái diễn của hành động . - Thằng bé lại đọc..: có hai khả năng : + chỉ sự tái diến của hành động + Chỉ sự ngược chiều ( trong khi chị nó học bài thằng bé lại..) => Trong 3 câu trên chỉ có một từ " lại" đa nghĩa. *Củng cố: - Vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt E.Hướng dẫn học ở nhà - Hiểu được vai trò quan trọng của trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt, như 1 đặc điểm của loại hình NN đơn lập - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu VB và LV G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sung Tiết 136 (LV) Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt theo các đối tượmg và yêu cầu khác nhau B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN *HĐ1:GV HDHS lựa chọn đối tượng để viết TSTT theo yêu cầu đã được HS chuẩn bị trước *HĐ2:HDHS viết TSTT về NV mình đã lựa chọn ( giới hạn độ dài VB không quá 1 trang giấy ) *HĐ3:Lựa chọn một số bản TSTT để HS trình bày trước lớp - HDHS cùng thảo luận, nhận xét, rút kinh nghiệm cho mỗi bản TT. Qua đó GV giúp HS biết đnáh giá và tự đánh giá việc thực hành của mình và của các bạn trong tiết học *HĐ4:GV củng cố bài học - HDHS nắm vững những ND trong tiết thực hành I.Chuẩn bị: 1.Viết tiểu sử tóm tắt: - HS chọn đối tượng : SGK VD: Một anh hùng lao động trong thời kì đổi mới ( Người đứng đầu con thuyền VTC ( Đài truyền hình KTS VTC) - Tổng giám đốc- anh hùng lao động TS Thái Minh Tần - người luôn đi trước thời đại ) 2. Các nội dung cần chuẩn bị: - Chọn nhân vật để viết TSTT - Tìm hiểu, thu thập, ghi chép các thông tin về NV: những điểm cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp , những đóng góp chính - Xây dựng đề cương tóm tắt II.Thực hành trên lớp: - Viết TSTT về đối tượng đã lựa chọn - Trình bày VB TSTT trước lớp - Chú ý theo dõi để nhận xét và rút kinh nghiệm cho bản thân *Củng cố: - Tính ứng dụng của TSTT - Những yêu cầu chính cần đạt khi viế TSTT E.Hướng dẫn học ở nhà - Luyện tập viế TSTT G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sung Tiết 137,138 (ĐV) Tổng kết phần văn học Việt Nam Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I, 11K A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Củng cố và hệ thống hóa kiến thức cơ bản về VHVN trong SGK trên hai bình diện - LSVH, - TLVH:sự khủng hoảng của thi pháp TLVH cuối thời TĐ và quá trình hiện đại hóa các TL VH thời kì đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945 B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài dạy D.Hướng dẫn bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN *HĐ1:HDHS tổng kết - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK sau đó GV bổ sung và nhấn mạnh những điểm quan trọng cần lưu ý - GV đặt câu hỏi: ? DT hóa là gì? Dân chủ hóa là gì? Quan hệ giữa DT hóa và DC hóa? Cơ sở XH LS của VH TĐ TK XVIII, XIX. ? Thế nào là sự khủng hoảng của ý thức hệ PK, của tư tưởng mĩ học và thi pháp học của VHTĐ? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4 SGK sau đó GV bổ sung và nhấn mạnh những điểm quan trọng cần lưu ý *HĐ2:HDHS làm bài tập nâng cao *HĐ4:GV củng cố bài học A.Về lịch sử văn học I.Thời kì văn học trung đại 1. Đây là thời kì VH vận động mạnh mẽ theo hướng dân tộc hóa, dân chủ hóa trên cơ sở tình trạng khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ PK, của mĩ học và thi pháp học VD: HXH, CBQ, NCT 2.Đây cũng là giai đoạn lên ngôi của tiếng Việt văn hóa, của thơ Nôm với những kiệt tác : VD: thơ HXH, NK, Tú Xương 3. ý thức cá nhân thức tỉnh khá mạnh mẽ VD: SGK 4. Do điều kiện XH, LS ...nên nhu cầu hiện đại hóa VH tuy đã có một số dấu hiệu khởi đầu vẫn chưa được đặt ra II. Thời kì VH từ đầu TK XX đến CM t.Tám 1945 1. Về cơ sở Xh và văn hóa của thời kì VH từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945 a.Về mặt XH : - Thực dân Pháp xâm lược và sự thay đổi của tình hình XH : SGK b.Về mặt văn hóa : - Có sự giao lưu rộng lớn hớn : SGK - Chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướngvăn hóa tiếng bộ của TG 2. Về những đặc điểm của thời kì VH từ đầu TKXX đến CM tháng Tám 1945 * Đặc điểm cơ bản của thời kì này: a. Về diện mạo: nền văn học được hiện đại hóa - Thoát ra khỏi tư tưởng mĩ học và hệ thống thi pháp của VHTĐ - Sự thức tỉnh sâu sắc của ý thức cá nhân trong giới cầm bút là cơ sở tư tưởng của mĩ học và thi pháp VH hiện đại b. Về tốc độ phát triển: nền VH p.triển hết sức mau lẹ - Nguyên nhân: DT ta có một sức sống quật cường... Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây hiện đại c. Về cấu trúc: Nền VH có sự phan hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng, trường phái khác nhau - Về tư tưởng: Tất cả các bộ phận VH, xu hướng VH .... đều phát huy truyền thống yêu nước và nhân đạo của VH trên lập trường dân chủ b. Về hình thức: phải đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa B.Về thể loại VH 1. Có hai loại: Văn hình tượng và văn nghị luận - Văn hình tượng: là sản phẩm của tư duy NT - Văn NL: là sản phẩm của tư duy lô gíc -> Thời TĐ ranh giới giữa chúng ko thật rạch ròi và loại văn học thuật thường được coi trọng hơn 2. Các TL VHTĐ thời kì này đều ra đời trong sự khủng hoảng của thi pháp VHTĐ 3. Về các thể loại VH hiện đại a. Thơ mới: SGK b. Sự nở rộ của cá tính, phong cách nhà văn c. Một số TL mới ra đời: kịch nói, phóng sự và phê bình VH : SGK *Bài tập nâng cao 1. Cơ sở tư tưởng của sự hình thành ca tính và PC NT của các nhà văn là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân - Vào cuối thời TĐ tình trạng khủng hoảng sau sắc của XH và ý thức hệ PK là cơ sở XH , cơ sở tư tưởng của sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong những người cầm bút. - Đến TK XX hoàn cảnh XH mới lại càng tạo điều kiện đầy đủ hơn nữa cho sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong đời sống VH 2 So sánh các nhà thơ cùng thời : - HXH, NK, TX đều là những nhà thơ Nôm kiệt xuất cuối thời TĐ , nhưng mỗi nhà thơ có PC khác nhau: + HXH là tiếng nói táo bạo, đấu tranh quyết liệt của lễ giáo PK + NK là nhà thơ trữ tình tài hoa của dân tình làng cảnh VN, đồng thời là một cây bút trào phúng rất thâm thúy + TX là một cá tính đầy góc cạnh, một tiếng cười châm biếm mạnh mẽ ném vào tầng lớp thị dân hãnh tiến, lố bịch, vô đạo .... Ông cũng có tiếng cười tự trào thể hiện ý thức trách nhiệm đối với giá đình và với quê hương đất nước * Củng cố; - Kiến thức cơ bản về VHVN trong SGK trên hai bình diện : LSVH, TLVH E.Hướng dẫn học ở nhà - Nắm những nội dung cơ bản của bài học G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sun Tiết 139 (LV) Tổng kết về làm văn Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản của văn NL và những điểm cần lưu ý về các nội dung LV khác - Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu và viết văn NL B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN *HĐ1: *HĐ2: *HĐ3: *HĐ4: I.Một số vấn đề cần chú ý về văn NL 1. Đặc điểm của văn NL - MĐ của văn NL: nhằm thuyết phục về một tư tưởng, quan điểm... - Yêu cầu của văn NL: về lí lẽ, lập luận, dẫn chứng. - Cách sử dụng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng : SGK - Vẫn đề cần chú ý: tính hai mặt của vấn đề 2.Đề tài của văn NL - Đề tài: vấn đề người viết muốn bàn luận - Ccáh xác định đề tài: đặt câu hỏi 3. Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong bài văn NL - Các thao tác lập luận: Giải thích, chứng ming.. - Cách lập luận : diễn dịch... II.Các nội dung làm văn khác - Bản tin, Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, TSTT - Cần chú ý 4 phương diện: MĐGT, PT biểu đạt, Yêu cầu chất lượng, ND; cách viết VB *Luyện tập E.Hướng dẫn học ở nhà G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sung Tiết 140 (ĐV) Bài: Trả bài viết số 8 Ngày soạn: Ngày dạy: Lớp: 11I A.Mục tiêu bài học Giúp HS: B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV C.Kiểm tra bài cũ D.Hướng dẫn bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KIẾN THỨC CƠ BẢN *HĐ1: *HĐ2: *HĐ3: *HĐ4: E.Hướng dẫn học ở nhà G.Tài liệu tham khảo - Thiết kế bài soạn NV 11 - SGV 11 Nâng cao H.Kiến thức bổ sung
Tài liệu đính kèm: