Giáo án Ngữ văn khối 11, kì II

Giáo án Ngữ văn khối 11, kì II

A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

- Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyết, sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.

- Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

SGK + SGV + Bài soạn

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận

D. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

Trước khi có văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đó là tiếng nói của một trái tim chan chứa nhiệt huyết, có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng. Người đó là Phan Bội Châu. Để thấy rõ nội dung thơ văn của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương.

 

doc 167 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11, kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
 (Xuất dương lưu biệt)
 Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
- Cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn hào hùng và giọng thơ đầy tâm huyết, sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.
- Rút ra bài học lẽ sống của thanh niên.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK + SGV + Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận
D. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Trước khi có văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, lịch sử văn chương Việt Nam đã ghi nhận dấu ấn của thơ văn một con người. Đó là tiếng nói của một trái tim chan chứa nhiệt huyết, có sức lay động quần chúng đứng lên đấu tranh cách mạng. Người đó là Phan Bội Châu. Để thấy rõ nội dung thơ văn của tác giả, chúng ta tìm hiểu bài Lưu biệt khi xuất dương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Đọc – tìm hiểu
- Phần tiểu dẫn trình bày hai nội dung. Một là giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu với cuộc đời, quá trình hoạt động và sự nghiệp văn chương của ông. Hai là bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.
1. Tiểu dẫn
- Tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Hãy nêu tóm tắt
a. Phan Bội Châu (1867- 1940): Thuở nhỏ có tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.
- Quê ở Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho.
- Đỗ Giải nguyên (1900), Phan Bội Châu là nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng tìm đường cứu nước. Ông vào Nam, ra Bắc tìm bạn đồng chí lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản. Đó là Hội Duy tân (1904).
- Theo chủ trường của Hội Duy tân, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản 1905.
- Suốt hai mươi năm (1905- 1925), ông có mặt ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan để mưu sự nghiệp cứu nước. Ông thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912). Cũng năm này, ông bị Nam triều (đứng sau là thực dân Pháp) kết án tử hình vắng mặt. Năm 1925, thực dân Pháp rình mò lừa bắt được ông ở Trung Quốc định đem về nước thủ tiêu bí mật. Việc bại lộ, chúng phải đưa ông ra xét xử công khai. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, thực dân Pháp phải xoá án khổ sai chung thân và bắt ông về quản thúc (giam lỏng) ở Bến Ngự (Huế). Ông mất tại đây năm 1940.
- Em có nhận xét gì về cuộc đời và quá trình hoạt động của Phan Bội Châu?
- Ông là người khởi xướng, là ngọn cờ đầu của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong khoảng hai mươi năm đầu thế kỉ XX. Ông là lãnh tụ ưu tú nhất, gây được lòng tin yêu của nhân dân.
- Ông nổi tiếng thần đồng (13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ, 33 tuổi đỗ Giải nguyên trường Nghệ An).
- Lòng yêu nước, căm thù giặc đã nung nấu ý chí giải phóng dân tộc. Năm 17 tuổi đã viết Bình Tây thu Bắc (Dẹp giặc Pháp khối phục đất Bắc) đem dán ở các cổng trong làng để kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào Cần vương.
- Sự nghiệp cứu nước của ông tuy không thành nhưng đã lay động mạnh mẽ trong tầng lớp nhân dân. Nó chứng tỏ ý chí của cong người Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục kẻ thù.
- Về sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu đã để lại cho nền văn học nước ta những tác phẩn nào?
- Trong quá trình hoạt động, Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm chính bao gồm:
+ Bái thạch vi huynh phú (1897)
+ Việt Nam vong quốc sử (1905)
+ Hải ngoại huyết thư (1906)
+ Ngục trung thư (1914)
+ Trùng Quang tâm sử (1920- 1925)
+ Văn tế Phan Châu Trinh (1926)
+ Phan Bội Châu niên biểu (1929)
+ Phan Bội Châu văn tập và Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập (Hai tập văn, thơ này làm trong thời gian bị giam lỏng ở Huế).
- Trình bày khái quát nội dung thơ văn Phan Bội Châu.
- Nội dung thơ văn của ông sôi sục, nóng bỏng tinh thần yêu nước. Nó thôi thúc, cổ vũ lòng người. Phan Bội Châu đã thành công trong việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần, ý chí dân tộc và hành động cứu nước. Thơ văn ông giàu nhiệt huyết, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Ông được coi là cây bút xuất sắc nhất trong những năm đầu thế kỉ XX.
- Nội dung thứ hai trong phần tiểu dẫn là gì?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Duy tân hội được thành lập 1905. Lúc này phong trào Cần vương đã cho thấy sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Sào Nam lúc này còpn rất trẻ đã biểu hiện quyết tâm vươn mình, vượt qua giáo lí đã lỗi thời của đạo Nho để đón nhận luồng tư tưởng mới, tìm hướng mới khôi phục giang sơn. Phong trào Đông du được nhóm lên, đặt cơ sở, tạo cốt cán cho phong trào cách mạng trong nước và chủ trương cầu Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Lưu biệt khi xuất dương được viết trong bữa cơm ngày Tết mà Phan Bội Châu tổ chức ở nhà mình để chia tay với bạn đồng chí trước lúc lên đường.
2. Văn bản
(HS đọc SGK)
GV cùng HS tìm hiểu chú thích SGK
- Thơ Nôm Đường luật cũng như thơ Đường luật thường có bố cục 4 cặp câu (đề, thực, luật, kết) và 4 cầu trên, 4 câu dưới, 2- 4- 2.
- Bài thơ này nên chia theo 4 cầu trên và 4 câu dưới.
a. Bố cục
- Xác định bố cục và ý của mỗi đoạn
+ Bốn câu trên: Nội dung thể hiện quan niệm mới về chí làm trai cũng ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.
+ Bốn câu còn lại: Ý thức được nỗi nhục mất nước, với nền học vấn cũ, đồng thời thể hiện khát vọng hăm hở, dấn thân trên hành trình cứu nước.
b. Diễn nôm ý của mỗi câu thơ
- Trên cơ sở phiên âm chữ Hán, hãy tìm ý của mỗi câu thơ.
1.Sinh vi nam tử yếu hi kì
(Đã sinh là trái phải làm được những việc lớn lao kì lạ, trọng đại).
2. Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
(Chẳng lẽ (lẽ nào) để trời, đất tự xoay vần)
3. Ư bách niên trung tu hữu ngã
(Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc có nghĩa)
4. Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ
(Ngàn năm sau lẽ nào không có người nối tiếp)
5. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
(Non sông đã chết, sống làm chi cho nhơ nhuốc) (đồ nhuế là nhơ nhuốc)
6. Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si (si là ngu) (Thánh hiền đã vắng, đọc cũng ngu)
7. Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
(Nguyện theo cơn gió lớn qua biển Đông)
8. Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi
(Muôn con sóng bạc cùng một lúc bay lên)
- Từ ý của mỗi câu thơ. Hãy nhận xét bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt?
- Nhìn chung bản dịch thơ sát với nguyên tác. Song ở các câu thơ 3, 6, 8 bản dịch chưa làm rõ ý của nguyên tác.
+ Câu 3, nghĩa: Trong khoảng trăm năm ta phải làm được việc gì đó thật có nghĩa cho đời chứ.
Bản dịch thơ “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”, ý nghĩa của câu thơ nghiêng nhiều về khẳng định mình, coi trọng cá nhân trong sự phát triển chung của đất nước, đề cao cái tôi của mình.
+ Câu 6, nghĩa của nó: Thánh hiền đã vắng, đọc (học) cũng ngu thôi.
Bản dịch thơ “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”. Chữ “hoài” ý nhẹ chỉ mang vẻ nuối tiếc, nghi ngờ về sự học hành theo kiểu từ chương trích cú. Mấy tiếng “tụng diệc si” (đọc cũng ngu thôi) mang nghĩa phủ định mạnh mẽ.
+ Câu 8, nghĩa của nó: Muôn lớp sóng bạc cùng một lúc bay lên.
Bản dịch: “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Chữ “tiễn” trang trọng nhưng không mạnh mẽ, phù hợp với tư tưởng hành động của người viết. Đó là tư thế mạnh mẽ hăm hở khi sát ý nguyên tác, đã chuyển một khát vọng, một dự cảm, một liên tưởng thành tường thuật miêu tả.
c. Chủ đề.
- Xác định chủ đề của bài thơ
- Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao, mới mẻ. đầy trách nhiệm của Phan Bội Châu. Đồng thời miêu tả tư thế quyết tâm, niềm hăm hở của ông trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
II. Đọc - hiểu
1. Bài thơ thể hiện ý tưởng lớn lao mới mẻ và ý thức trách nhiệm của Phan Bội Châu
(HS đọc 4 câu đầu SGK)
- Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng như thế nào của chí làm trai.
- Cũng như nhiều bạc tiền nhân khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu thể hiện ý tưởng của kẻ làm trai:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Nghĩa là sinh ra làm thân nam nhi phải làm được những việc lớn lao, trọng đại cho đời. Vì thế câu thơ thứ hai:
Há để càn khôn tự chuyển dời
Câu thơ như một lời nhắc nhở: làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, không nên trông chờ. Nó còn là lời phản vấn: lẽ nào cuộc sống muốn đến đâu thì đến, mình là kẻ đứng ngoài, vô can.
- Em có nhận xét gì về hai câu thơ này?
- Hai câu thơ thể hiện lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến của trang nam nhi,
+ Nguyễn Trãi:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí, có anh hùng
(Bảo kính cảnh giới số 5)
+ Phạm Ngũ Lão:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vu Hầu.
(Tỏ lòng)
+ Nguyễn Công Trứ:
Sống làm trai ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Chí làm trai)
Chí làm trai mà các bậc tiền nhân tôn thờ thường gắn liền với nhân nghĩa, chí khí, với công danh, sự nghiệp.
- Chí làm trai ở Phan Bội Châu là một quan niệm đầy mới mẻ. Làm trai phải xoay trời, chuyển đất, phải chủ động, phải làm những việc phi thường, phải gắn liền với sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Ý tưởng lớn lao mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
- Em có suy nghĩa gì về câu thơ tiếp theo?
Trong khoảng trăm năm của đời người, ta phải làm được việc gì có ích cho đời, thấy việc không thể không làm, không ỷ lại cho ai. Phan Bội Châu khẳng định dành trọn cuộc đời của mình cho sự nghiệp cứu nước.
- Ông đã tự nhận gánh vác việc giang sơn trên đôi vai của mình một cách dũng cảm xung phong đi trước mở đường, làm tấm gương sáng cho nhiều người nhất là thế hệ trẻ noi theo.
- Bài thơ viết ra bằng cả tâm huyết, nó phá vỡ quy luật của chủ nghĩa phi ngã trong văn chương mấy thế kỉ trước. Nó mở đường cho cái gì mới hơn của nghệ thuật tuyên truyền. Nghệ thuật tuyên truyền chỉ đạt được hiệu quả khi nó xuất phát từ niềm tin chân thật.
- Em hiểu câu thơ “Sau này muôn thuở, há không ai” như thế nào?
- Trước hết phải thừa nhận: Phan Bội Châu không khẳng định mình và phủ định mai sau. Nghĩa là không vỗ ngực tuyên bố rằng hiện nay vai trò cá nhân của mình vô cùng quan trọng và sau này cũng không thể có ai được như mình. Điều Phan Tiên sinh muốn nói là: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, có sự góp mặt và tham gia gánh vác công việc của nhiều thế hệ. Phải có niềm tin như thế nào với mai sau mới có câu thơ ấy.
Ý thức trách nhiệm còn thể hiện ở thái độ trước tình cảnh đất nước trong hiện tại. Điều ấy được thể hiện như thế nào?
(HS đọc 2 câu)
“Non sông cũng hoài”
- Ông không nghi ngờ như Nguyễn Khuyến trước đây:
“Sách vở ích gì cho buổi ấy/ Áo xiêm luống những thẹn than già”. Ông đã thấy được bản chất của việc “sôi kinh nấu sử” của các nhà nho xưa. Việc học hành thi cử của nền hoạc vấn cũ không còn phù hợp với tình hình đất nước hiện tại “non sông đã chết”.
Cần phải nói thêm: Phan Bội Châu không phải là người phủ nhận Nho giáo. Ông hiểu được vai trò vô cùng to lớn của đạo Nho trong việc đào luyện nhân cách con người phù hợp với tổ chức, quản lí của xã hội phong kiến trong suất mấy ngàn năm lịch sử. Vấn đề ông đặt ra trong bài thơ là thái độ của mỗi người đối với đất nước. Điều mà ông kêu gọi chính là sự thức thời, là tinh thần hành động vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tình thế đất nước lúc này đã khác nhiều đối với trước. Hơ ...  chăn nuôi và trồng trọt.
+ Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước.
+ Tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước ngọt chống ô nhiễm.
Tìm các luận điểm trong văn bản
1. Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước.
2. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này có hạn.
3. Trên trái đất không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng.
4. Liên hiệp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt.
Tóm tắt văn bản bằng 3 câu
Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt. Nước ngọt trên trái đất có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi. Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học
- Có kĩ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề đã học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK- SGV- Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Trả lời câu hỏi, gợi ý, thảo luận, bàn đề cương.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Câu 1. SGK
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
+ Trong thành phàn ngôn ngữ có yếu tố chung cho tất cả cá nhân trong cộng đồng.
Các âm và các thanh
Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định.
Các từ và ngữ cố định.
+ Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
Quy tắc cấu tạo câu.
Phương thức chuyển nghĩa từ
Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
- Lời nói là sản phẩm của cá nhân vì:
+ Giọng nói cá nhân
Tuy dùng các âm, các thanh chung nhưng mỗi người có chất giọng khác nhau.
+ Vốn từ ngữ cá nhân
Cá nhân ưa và quen dùng từ nhất định
Từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào tâm lý lứa tuổi
Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo
Việc tạo từ mới của cá nhân
Việc vận dụng sáng tạo các qui tắc, phương thức chung.
Câu 2. SGK
- Bài thơ gồm tám câu, mỗi câu 7 tiếng. toàn bài 56 tiếng. Tất cả đều là ngôn ngữ chung. Song, có sự vận động sáng tạo của cá nhân ông Tú để tạo nên hình tượng là bà Tú. Cụ thể là:
+ Lặn lội thân cò à lấy từ ngôn ngữ chung nhưng đã sáng tạo trong việc đảo trật tự từ.
+ Eo sèo mặt nước
+ Một duyên hai nợ à quan niệm của đạo Phật. Nhưng vào thơ ta thấy duyên có một, nợ có hai.
+ Năm nắng mười mưa à thành ngữ của ông Tú đưa vào thơ.
Tất cả góp phần làm rõ sự đảm đang chiu thương chịu khó của bà Tú.
Câu 3. SGK
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói. Đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
Câu 4. SGK
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác trong bối cảnh như thế nào?
+ Bối cảnh rộng, đó là hoàn cảnh đất nước đau thương, tủi nhục nhưng vô cùng anh dũng.
+ Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc yêu nước, tự vũ trang tập kích ở đồn Cần Giuộc. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, nghĩa quân đốt nhà dạy đạo và tiêu diệt một quan hai. Song 21 nghĩa sĩ đã bỏ mình. Bài văn tế ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.
- Ngữ cảnh đã chi phối nội dung hình thức của câu văn. Xin đọc hai câu tứ tự mở đầu:
- “Súng giặc đất rền
Lòng dân trời tỏ”
Khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng thì chỉ có những người dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh đã chi phối cách sử dụng từ ngữ.
Lòng dân>< súng giặc
Ghi nội dung cần thiết của hai thành phần nghĩa của câu
Câu 5. SGK
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu:
- Biểu hiện:
+ Câu biểu hiện hành động.
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất.
+ Câu biểu hiện quá trình
+ Câu biểu hiện tư thế
+ Câu biểu hiện sự tồn tại
+ Câu biểu hiện quan hệ
Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc 
- Biểu hiện:
+ Khẳng định tính chân thực
+ Phỏng đoán sự việc
+ Đánh giá về mức độ hay số lượng
+ Đánh giá sự việc có thực hay không có thực.
+ Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa
+ Khẳng định khả năng sự việc
- Là tình cảm của người nói với người nghe
+ Tình cảm thân mật gần gũi
+ Thái độ bực tức, hách dịch
+ Thái độ kính cẩn.
Câu 6. SGK
“Dễ họ không phải đi gọi đâu”
Nghĩa sự việc là: câu biểu hiện hành động
Nghĩa tình thái là: phỏng đoán sự việc
Câu 7. SGK
Đặc điểm loại hình tiếng Việt
Ví dụ minh hoạ
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
2. Từ không biến đổi hình thái.
3. Ý nghĩa ngữ pháp là ở sắp đặt từ và dùng hư từ.
1. Đưa người ta không đưa qua sông
2. Con ngựa đá con ngựa đá
3. Tôi ăn cơm. Ăn cơm cùng tôi. Tôi đang ăn cơm.
Lập bảng so sánh phong cáh ngôn ngữ báo chí và phong cáh ngôn ngữ chính luận.
Câu 8. SGK
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Các phương tiện diễn đạt:
- Từ vựng cho từng loại
- Ngữ pháp 
- Tu từ
2. Đặc trưng cơ bản
- Tính thông tin thời sự
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động hấp dẫn
1. Các phương tiện diễn đạt:
- Từ ngữ
- Ngữ pháp
- Biện pháp tu từ
2. Đặc trưng cơ bản
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt, suy luận.
- Tính truyền cảm thuyết phục.
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm vững cách tóm tắt văn bản
- Tóm tắt được văn bản nghị luận có độ dài 1000 chữ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK- SGV- Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Trả lời câu hỏi, gợi ý, thảo luận, bàn đề cương.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Đọc- hiểu
1. Đọc văn bản
- Dự định tóm tắt như một bạn đã làm trong SGK vừa thiếu lại vừa thừa.
Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn hôm nay
- Nên bẻ ý: “Thơ mới là phong trào văn học phong phú: có nhiều yếu tố tích cực”
- Thêm vào: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.
- Chủ đề: Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi- ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch. Đồng thời khẳng định bi kịch ấy đã dồn vào tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước mình.
- Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại và tâm lý của lớp người trẻ.
Trình bày ý định của tác giả qua văn bản
- Tóm tắt văn bản
- Tác giả khai triển bài viết:
+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới
+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ
+ Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể.
+ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi
Cái khác nhau giữa thơ mói và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta.
Chữ tôi nếu trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.
Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả cái bi kịch và tâm hồn lớp trẻ.
Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua.
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm đựơc nội dung chủ yếu của chương trình làm văn lớp 11.
- Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận.
- Biết cánh tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK- SGV- Bài soạn
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Trả lời câu hỏi, gợi ý, thảo luận, bàn đề cương.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Nội dung ôn tập
Câu 1. SGK
1. Phân tích lập dàn ý bài văn nghị luận.
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7. Bản tin
8. Luyện tập viết bản tin
9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10. Thao tác lập luận bác bỏ
11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12. Tiểu sử tóm tắt
13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
14. Thao tác lập luận bình luận
15. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận.
Thống kê các thao tác làm văn
Nội dung
Thao tác
Quan niệm
Yêu cầu và cách làm
So sánh
So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
Phải đặt đối tượng so sánh trong cùng một bình diện
Đánh giá trên cùng một tiêu chí
Nêu rõ quan điểm của người nói, viết
Phân tích
Chia tách tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất của chúng
Phân tích để thấy được bản chất sự vật sự việc.
Phân tích phải đi liền với tổng hợp
Bác bỏ
Dùng lí lẽ dẫn chứng để phê phán gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch từ đó nêu ý kiến đúng thuyết phục người đọc người nghe.
Bác bỏ luận điểm hay luận cứ
Phân tích chỉ ra cái sai
Cần phải diễn đạt rành mạch, sáng sủa.
Bình luận
Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Trình bày rõ ràng trung thực hiện tượng bàn luận
Có những lời bàn sâu rộng
Đề xuất được ý kiến đúng
Nêu được ý nghĩa tác dụng vấn đề
Tóm tắt văn bản nghị luận
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích
Đọc kĩ văn bản gốc.
Lựa chọn ý chi tiết cho phù hợp với mục đích tóm tắt.
Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.
Viết tiểu sử tóm tắt
Là văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu.
Nguồn gốc
Quá trình sống
Sự nghiệp
Những đóng góp
II. Luyện tập
Câu 1. SGK
Phan Châu Trinh sử dụng:
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận phân tích
+ Thao tác lập luận bình luận
Câu 2. SGK
Phân tích:
- Cơ sở nào đề xuất hiện câu “Thất bị là mẹ thành công”
+ Trải qua thất bại.
+ Biết rút ra bài học kinh nghiệm thực tế.
Bác bỏ:
+ Sợ thất bại nên không dám làm gì
+ Bi quan chán nản khi gặp thất bại
+ Không biết rút ra bài học
Chứng minh 
Câu 3. SGK
- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm thực ra không có.
- Tác giả làm xuất hiện loại người thứ hai “Loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ  đồi bại nhất”. Tác giả đã bác bỏ.
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm trên cơ sở kiến thức và kĩ năng đã học trong chương trình.
- Viết được bài văn nghị luận có luận điểm luận cứ xác thực. Vận dụng hợp lú nhiều thao tác. Giọng điệu chân thành, thể hiện được những ý kiến riêng của bản thaâ về một hiện tượng gần gũi quen thuộc trong đời sống hoặc văn học.
I. Đáp án phần thi trắc nghiệm.
II. Tự luận
Đề 1: Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý:
- Hoàn cảnh, mục đích sáng tác của bài thơ hoặc truyện ngắn
- Nêu cảm xúc chủ đạo, chủ đề
- Cảm nhận từng khía cạnh của bài thơ, của chủ đề truyện ngắn. Phân tích để thấy bản chất của vấn đề. Từ đó nêu cảm nhận của bản thân. Cảm nhận phải chân thành không giả tạo.
Đề 2: Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
- Chọn nghề nào trong 3 nghề?
- Nêu quan điểm của mình
+ Vì sao chọn nghề này?
+ Chọn nghề theo hướng ấy thì bản thân phải xác định như thế nào?
+ Làm thế nào để phát huy tốt trong nghề mình đã chọn
- Phê phán bác bỏ quan niệm chọn nghề
+ Không đúng với khả năng.
+ Chạy đua với thời thượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan1Ky2 Vao thu xem.doc